Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.87 KB, 2 trang )
Vì sao bạn khó được thăng tiến?
Bạn là người có năng lực, bạn có chuyên môn tốt nhưng công việc không trôi chảy. Đã có
nhiều cơ hội đến với bạn nhưng lần lượt trôi qua? Bạn hãy cùng thử tìm hiểu những lý do khiến
bạn đã làm vụt mất chúng nhé.
Đôi khi chính những thái độ, hành vi cư xử của bạn đã làm hỏng việc. Hãy tự đánh giá bạn một
cách chân thật nhất và “rèn luyện” lại mình nhé!
1. Bạn không có đủ sự táo bạo cần thiết:
Tất cả các nhà lãnh đạo đều háo hức có được những sáng kiến mới, những bước đột phá,
những việc làm táo bạo có ích Nếu như bạn luôn là một nhân viên chỉ cần cù làm hết việc, theo
sát những nguyên tắc bảo thủ, vô lý, không dám đảm nhận những trọng trách, thử thách, bạn sẽ
bị lu mờ trước những ngôi sao lớn hơn. Chỉ có những nhân viên tập sư, mới vào nghề mới
không “dám nghĩ dám làm”.
Khắc phục: lần sau, khi có một cơ hội lớn đến với bạn hay một dự án mới, bạn hãy chứng tỏ và
thuyết phục sếp bạn rằng bạn sẽ háo hức và tự tin vào năng lực của mình, muốn đảm nhận một
nhiệm vụ mới. Bạn hãy cho mọi người thấy được đam mê và nhiệt huyết của bạn.
2. Tôi là người biết mọi thứ, mọi việc của từng thành viên trong công ty:
Một nhân viên hay trêu chọc kẻ khác, hay ngồi lê đôi mách chuyện của thiên hạ - sẽ luôn bị đánh
giá thấp và những chuyện mách lẻo cũng ảnh hưởng đến văn hóa của công ty, cơ quan.
Khắc phục: Bạn nên tránh việc chia bè phái, nói xấu lẫn nhau hay nhiều chuyện. Những người
lãnh đạo luôn ghét thói xấu này và bạn sẽ “mất điểm”. Nếu như bạn có năng khiếu nói, dễ thu hút
đối phương hãy khéo léo biến nó thành một điểm mạnh, tạo thành khả năng trình bày, truyền đạt
trước đám đông
3. Tôi cứ nghĩ rằng sếp tôi mới chính là người chịu trách nhiệm:
Bạn nên nhớ rằng các sếp ngày nay có muôn ngàn việc lớn để lo và lãnh đạo và sẽ không đủ
thời gian xem xét đến những vấn đề nhỏ. Điều này có nghĩa rằng không ai ngoài bạn chính là
người chịu trách nhiệm cho những việc bạn làm. Bạn phải tự định hướng nghề nghiệp của mình,
phát triển những điểm mạnh của mình và theo đuổi chúng.
Khắc phục: Bạn hãy chia sẻ những tham vọng, mục tiêu của mình với sếp và tìm sự ủng hộ,
giúp đỡ. Những nhân viên nào biết bày tỏ những nhiệt huyết, hướng đi của mình rõ ràng, khởi
xướng những phương pháp tích cực chính là những nhân tài sau này của công ty.
4. Tôi không muốn làm việc tập thể, công cộng: