CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.1 Tổng quan về NHTM
1.1.1 Khái niệm NHTM
Hiện nay, tuy khái niệm về NHTM ở mỗi nước có đặc điểm khác nhau nhưng đều
thống nhất coi NHTM là DN chuyên kinh doanh tiền tệ và cung ứng những dịch vụ tài
chính cho nền kinh tế, là một trong những tổ chức tài chính trung gian, gọi chung là
các định chế tài chính có chức năng giống nhau là dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi
thiếu vốn.
Ở Việt Nam, Luật các TCTD theo điều 20, có ghi: “NHTM là loại hình TCTD
được thực hiện toàn bộ hoạt động NH và các hoạt động khác có liên quan”.Trong đó
“Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ NH với nội dung thường
xuyên là nhận gửi, sử dụng tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
toán”.
1.1.2 Hoạt động chủ yếu của NHTM
NHTM thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách trao đổi ngoại tệ: Mua, bán một loại
tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.
Các NHTM thường có két tốt để cất giữ đảm bảo an toàn, vì vậy họ thực hiện cất
trữ hộ tiền cho mọi người để làm tăng thu nhập từ việc thu phí, tăng khả năng đa dạng
các loại tiền, tăng qui mô tài sản kinh doanh tiền tệ.
Từ thực tiễn, các NH nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người
lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền không rút tiền cùng một lúc, đã tạo số dư thường
xuyên ở két. Do tính chất vô danh của đồng tiền, NH có thể sử dụng tạm thời một phần
tiền gửi của KH để cho vay. Do vậy các NH tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho
vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Từ việc giữ hộ tiền để thu phí, NH chuyển
sang huy động vốn và trả lãi cho việc huy động số tiền nhàn rỗi, tiềm tàng trong xã
hội. Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau mà NH huy động được ngày càng
nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng các hoạt động của NH.
1
Bước chuyển mình lớn nhất của hệ thống NH bắt đầu từ thế kỉ 20 khi mà các NH
áp dụng các tiến bộ KH-KT vào hoạt động của mình. Hàng loạt sản phẩm mới ra đời
đáp ứng mọi nhu cầu của KH như: bảo lãnh, cho thuê tài chính, uỷ thác tư vấn, môi
giới chứng khoán,…
1.1.3 Nguồn vốn của NHTM
Vốn của NHTM gồm 2 loại cơ bản nếu phân chia theo hình thức sở hữu là vốn chủ
sở hữu và vốn nợ (vốn huy động từ bên ngoài).
1.1.3.1 Vốn chủ sở hữu
a. Khái niệm
Vốn chủ sở hữu là điều kiện đầu tiên để NH được pháp luật cho phép hoạt động và
đây là loại vốn NH có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa.
Nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu gồm nguồn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ
sung trong quá trình hoạt động, nguồn vay nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phần
và các quĩ.
b. Các thành phần vốn của chủ sở hữu và đặc điểm của chúng
- Vốn ban đầu
Hình thành khi NH bắt đầu hoạt động với tính chất sở hữu và nguồn hình thành
khác nhau.
Vốn thường không phải hoàn trả. Các cổ đông có thể bán cổ phiếu trên thị trường
vốn (thị trường chứng khoán). Các cổ phần thường được hưởng cổ tức cao hay thấp
tuỳ thuộc vào KQKD và chính sách phân chia lợi nhuận của NH.
- Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động
Bao gồm cổ phần phát hành thêm (hoặc ngân sách cấp thêm) trong quá trình hoạt
động, lợi nhuận tích luỹ, thặng dư vốn, các quĩ,…
Cổ phần phát hành thêm, ngân sách cấp thêm: NH có thể phát hành thêm cổ phần
hoặc xin cấp thêm vốn từ ngân sách để mở rộng qui mô hoạt động, hoặc để chống đỡ
rủi ro trong trường hợp cần phải duy trì thị giá của cổ phiếu…
Huy động từ các quĩ dự phòng tài chính, quĩ trợ cấp, quĩ khen thưởng, quĩ khác:
Nếu lợi nhuận để lại của NH đủ để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của mình thì thông
thường đây chính là nguồn bổ sung quan trọng nhất. Nguồn bổ sung này có thể lấy
trực tiếp từ: Qũi dự phòng tài chính, quĩ trợ cấp, …
2
Vốn bổ sung bằng phát hành giấy nợ có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu: Một
số NH coi cổ phần ưu đãi có thời hạn, các trái phiếu dài hạn cũng thuộc VCC mặc dù
chúng mang nhiều tính chất của một khoản nợ.
c. Vai trò
Bảo vệ người gửi tiền: Kinh doanh NH thường xuyên đối đầu với rủi ro. Các khoản
tổn thất của NH sẽ được bù đắp bằng vốn chủ sở hữu. Như vậy, nếu qui mô vốn chủ sở
hữu lớn, người gửi tiền và người cho vay sẽ cảm thấy an tâm hơn về NH.
Tạo lập tư cách pháp nhân và duy trì hoạt động cho NH: Như đã phân tích ở trên,
để hoạt động điều kiện đầu tiên là NH phải có được số vốn tối thiểu ban đầu. Số vốn
này được sử dụng để mua sắm trang thiết bị, nhập công nghệ, xây thêm chi nhánh, mở
văn phòng đại diện…
Điều chỉnh các hoạt động của NH: Rất nhiều qui định về hoạt động của NH có liên
quan chặt chẽ với Vốn chủ sở hữu như qui mô nguồn tiền gửi được tính theo tỉ lệ với
Vốn chủ sở hữu… Vì vậy qui mô và cấu trúc hoạt động của NH được điều chỉnh theo
vốn chủ sở hữu.
1.1.3.2 Vốn nợ
a. Khái niệm
Vốn nợ của NHTM chiếm tỉ trọng lớn hơn nhiều so với vốn của chủ và đây là loại
vốn cơ bản để tài trợ cho các danh mục tài sản của NHTM. Vốn nợ được huy động từ
các nguồn tiền gửi, vay và một số vốn khác.
b. Các thành phần vốn nợ và đặc điểm của chúng
- Tiền gửi
Đặc điểm chung của tiền gửi là chúng phải thanh toán khi KH yêu cầu ngay cả khi
đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn.
Qui mô tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường nguồn chiếm hơn
50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của NH.
Tiền gửi, nhất là tiền gửi ngắn hạn thường nhạy cảm với các biến động về lãi suất,
tỉ giá, thu nhập và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao là yếu tố kích thích các DN, dân cư
gửi và cho vay. Thu nhập gia tăng là điều kiện để gia tăng qui mô và thay đổi kì hạn
nguồn tiền gửi.
3
Các yếu tố khác như địa điểm NH, các loại hình huy động… đều ảnh hưởng tới qui
mô và cấu trúc của nguồn tiền.
- Tiền vay
Tỉ trọng nguồn này thấp hơn so với nguồn tiền gửi. Khác với nhận tiền gửi, NH
không nhất thiết phải đi vay thường xuyên, chỉ vay lúc cần thiết và hoàn toàn chủ động
quyết định khối lượng vay phù hợp với nhu cầu sử dụng. Các khoản vay thường có
thời hạn cực ngắn, chỉ nhằm đảm bảo thanh toán tức thời khi nhu cầu thanh toán của
KH tăng cao.
- Nguồn khác
Phần lớn các nguồn này NH không phải trả lãi. Tuy nhiên, chi phí để có và duy trì
chúng là rất đáng kể. Nhìn chung, các nguồn khác trong NH thường không lớn.
c. Vai trò
Trên cơ sở vốn nợ tạo lập, NH sử dụng để cho vay, đầu tư chứng khoán, mua sắm
TSCĐ, tiền gửi tại NH khác và phải được thực hiện dự trữ theo qui định để đảm bảo
khả năng thanh toán.
Qui mô và kết cấu của vốn nợ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự an nguy hoạt động
của NHTM. Sự không phù hợp giữa việc huy động vốn từ bên ngoài và việc sử dụng
vốn về thời hạn, độ nhạy cảm với lãi suất, qui mô các loại tiền có thể dẫn tới các rủi ro
về thanh toán, lãi suất, tỉ giá mà NH phải gánh chịu.
Tóm lại, qua những vấn đề được đề cập ở trên thì rõ ràng vốn có vai trò quan
trọng, quyết định sự sống còn của một NH, đặc biệt là vốn nợ. Để có được vốn nợ thì
hoạt động huy động vốn từ bên ngoài lại càng có vai trò hết sức quan trọng.
1.2 Những vấn đề cơ bản về huy động vốn từ bên ngoài của NHTM
1.2.1 Các hình thức huy động vốn từ bên ngoài
1.2.1.1 Huy động vốn tiền gửi, vay
a. Huy động vốn tiền gửi
- Tiền gửi hoạt kì (Tiền gửi không kì hạn)
+ Là loại tiền gửi mà người gửi tiền (chủ tài khoản) được sử dụng một cách chủ
động và linh hoạt, không bị ràng buộc về mặt thời gian.
+ Chủ tài khoản gửi tiền vào tài khoản ở NH vì nhu cầu giao dịch, thanh toán, vì
vậy lãi suất không phải là công cụ để thu hút nguồn vốn này, mà công cụ chính là
4
dịch vụ mà NH cung cấp kèm theo phải là dịch vụ có nhiều tiện ích, an toàn, nhanh
chóng và chính xác.
+ Có phí sử dụng vốn (chi phí trả lãi) rất thấp. Vì vậy, các NH nên tập trung huy
động nguồn vốn này.
+ Có lãi suất thấp nhất trong các loại tiền gửi NH.
- Tiền gửi định kì (Tiền gửi có kì hạn)
+ Là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong
trường hợp bình thường các NH vẫn cho KH rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được
hưởng lãi theo lãi suất không kì hạn. Tiền gửi định kì có đặc điểm:
Tiền gửi định kì tương đối ổn định, do đó các NHTM thường sử dụng để cho
vay trung, dài hạn.
Tiền gửi định kì có chi phí sử dụng vốn khá cao. Người gửi tiền có kì hạn nhằm
mục đích hưởng lãi, do đó lãi suất hấp dẫn. Lãi suất cao là công cụ để thu hút nguồn
vốn này.
Tiền gửi định kì vừa phong phú về kì hạn (3, 6, 9, 12, 13, 15, 24 tháng…) lại
vừa áp dụng nhiều phương thức trả lãi để KH tuỳ ý lựa chọn: trả lãi cuối kì, trả lãi
hàng tháng, lãi tính hàng tháng nhập vốn, lãi suất bậc thang.
Ở nước ta, các khoản tiền gửi có kì hạn thường nằm trong khoảng 1 tháng đến 6
tháng. Nguyên nhân là vì các DN nước ta đa số thuộc loại DN vừa và nhỏ với số vốn
không lớn và tốc độ quay vòng vốn khá nhanh. Do vậy, họ khó có thể gửi với kì hạn
dài. Vả lại, nếu gửi tiền có kì hạn càng dài mặc dù được hưởng lãi suất cao hơn nhưng
khi có nhu cầu rút tiền đột xuất thì khoản lãi suất mà NH trả sẽ rất thấp, do phải chịu
lãi suất phạt vì đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch của NH.
+ Nếu đến hạn mà KH chưa rút tiền sẽ được nhập lãi vào vốn, đồng thời tái lập kì
hạn tự động cho KH theo lãi suất tại thời điểm tái đáo hạn. Nếu KH rút tiền trước thời
gian tái đáo hạn thì chỉ được hưởng lãi không kì hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Người dân có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời
đối với các khoản tiền tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày
càng nhiều tiền tiết kiệm, các NH đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói
quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các
hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
5
- Tiền gửi của các TCTD khác:
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các TCTD có thể
gửi tiền tại NH. Tuy nhiên, qui mô nguồn này thường không lớn.
b. Huy động vốn vay
Là loại vay và cho vay lẫn nhau giữa các NH theo phương thức tự vay tự trả.
Phương thức này rất linh hoạt để giúp các NHTM cân đối vốn một cách kịp thời.
Các NHTM sẽ đi vay vốn để bổ sung vào vốn huy động của mình khi NH đã sử
dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động.
Phát hành GTCG
- Các NHTM được phép phát hành GTCG sau đây:
+ Phát hành kì phiếu (Time bill), trái phiếu (Bonds).
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi có kì hạn (Certificate of Fixed Deposit).
+ Phát hành chứng chỉ tiết kiệm ( Time Saving certificate).
- Kì phiếu, trái phiếu là giấy nhận nợ có kì hạn của NH đối với người mua kì phiếu,
trái phiếu. Phát hành GTCG là phương pháp hữu hiệu để các NH huy động vốn có kì
hạn. Đây là loại nguồn vốn ổn định nhất của NHTM.
- Đặc điểm của loại vốn này là:
+ Tính ổn định chắc chắn: Những người mua kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi tiết
kiệm, trái phiếu NH chỉ được hoàn vốn khi đáo hạn.
+ Lãi suất (chi phí sử dụng vốn) thường cao hơn lãi suất tiền gửi định kì, do đó
hấp dẫn hơn đối với KH.
+ Loại vốn này không được tái lập thời hạn như tiền gửi định kì, nhưng bù lại
người sở hữu có thể thế chấp, cầm cố để vay vốn tại NH.
Vay NHNN (còn gọi là vốn đi vay trên thị trường tiền tệ 1)
NHNN có thể cho vay đối với các NHTM với các loại hình sau đây:
Tái cấp vốn:
- Tái cấp vốn được thực hiện bằng hình thức sau:
+ Chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá.
+ Cho vay cầm cố chứng từ có giá.
+ Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
+ Cho vay theo đối tượng chỉ định.
6
- Tái cấp vốn nhằm giúp các NHTM bổ sung nguồn vốn ngắn hạn để họ có thể
tiếp tục cho vay đối với các DN, các tổ chức, cá nhân, nhờ đó làm gia tăng khối
lượng tín dụng cung ứng cho nền kinh tế.
Cho vay thanh toán:
- Khi các NHTM tham gia hệ thống thanh toán bù trừ, nếu NH nào thiếu vốn để
thanh toán, sẽ được NHNN cho vay để đảm bảo các khoản giao dịch thanh toán bù
trừ được thực hiện.
- Đối với những NHTM nào bị mất khả năng chi trả, thì NHNN còn cho vay khôi
phục năng lực chi trả để vừa giúp NHTM đó khắc phục sự cố, vừa tạo ổn định chung
cho toàn hệ thống NH.
- Trên góc độ NHTM, vay tại NHNN là một dịch vụ hết sức tiện lợi vào những khi
NHNN hạ lãi suất chiết khấu trong chính sách cung ứng tiền tệ nới lỏng để kích thích
đầu tư.
Huy động vốn qua hình thức vay các TCTD khác (còn được gọi là vay trên thị
trường tiền tệ 2).
- Là loại vay và cho vay lẫn nhau giữa các NH theo phương thức tự vay tự trả.
Phương thức này rất linh hoạt để giúp các NHTM cân đối vốn một cách kịp thời.
1.2.1.2 Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ
a. Huy động vốn nội tệ:
Tiền gửi bằng nội tệ của các tầng lớp dân cư: Đây chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm,
nguồn này có qui mô, cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động bằng nội tệ nhưng tăng
trưởng không ổn định. Nhược ở chỗ huy động tiền gửi tiết kiệm có lãi suất huy động
bình quân cao, kì hạn tiền gửi danh nghĩa của người dân thường ngắn.
Tiền gửi bằng nội tệ của các TCKT - xã hội: Nguồn tiền này cũng có qui mô, cơ
cấu lớn trong tổng nguồn huy động. Tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc có
kì hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp.
Tiền gửi bằng nội tệ của các TCTD khác: Nguồn này có qui mô, cơ cấu nhỏ trong
tổng nguồn tiền gửi bằng nội tệ. Nguồn tiền gửi của các TCTD khác thường có mức
độ tăng trưởng khá cao nhưng chủ yếu là nguồn trong thanh toán, NH cũng không sử
dụng nhiều nguồn vốn này để cho vay đầu tư.
7
Đi vay bằng nội tệ: Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của NHTM. Khi cần, NH
thường vay mượn thêm. Việc đi vay bằng đồng nội tệ chủ yếu là để đáp ứng sự thiếu
hụt dự trữ.
b. Huy động vốn bằng ngoại tệ
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các tầng lớp dân cư: Chiếm tỉ trọng nhỏ. Việc huy
động vốn bằng ngoại tệ luôn bị tác động mạnh bởi lãi suất ngoại tệ trên thị trường
quốc tế và tình trạng khan hiếm tiền đồng VND.
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCKT-XH khác: Đây chủ yếu là các khoản tiền gửi
trong thanh toán, tiền gửi có kì hạn ngắn thường từ 1-3 tháng.
Tiền gửi bằng ngoại tệ của các TCTD khác: Nguồn tiền này chiếm tỉ trọng cao
nhất trong tổng số vốn huy động bằng ngoại tệ. Tại Việt Nam, đối tượng cho vay chủ
yếu là các NHTM nhà nước.
Tiền vay bằng ngoại tệ: lượng vay này thường nhỏ.
1.2.1.3 Huy động vốn trong và ngoài nước
a. Huy động vốn trong nước
Được coi là nguồn đặc biệt quan trọng đối với các NHTM. Nguồn vốn có tỉ trọng
lớn nhất trong tổng nguồn vốn trong nước mà NHTM có thể huy động được là tiền gửi
không kì hạn. Đây chủ yếu là tiền gửi không kì hạn của các DN để phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của mình.
Vốn trong nước có qui mô lớn thứ 2 mà NHTM có thể huy động được là tiền gửi
tiết kiệm của dân chúng và các DN với mục đích hưởng lợi nhuận qua lãi suất.
Phát hành kì phiếu, trái phiếu cũng mang lại nguồn vốn trong nước cho NH.
Vốn đi vay: vay giữa các NHTM Nhà nước, vay từ công ty mẹ, vốn uỷ thác của các
tổ chức trong nước…
b. Huy động vốn nước ngoài
Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam được phép huy động vốn của các tổ chức nước
ngoài qua các hình thức sau:
+ Vay bằng tiền (vay tài chính)
+ Nhập khẩu hàng hoá dịch vụ trả chậm theo phương thức mở thư tín dụng.
+ Thuê tài chính nước ngoài.
+ Phát hành trái phiếu ra nước ngoài.
8
+ Các loại hình vay nước ngoài khác.
1.2.1.4 Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ thị trường
Đây là nguồn huy động cơ bản của NHTM, bao gồm:
- Tiền gửi ngắn hạn từ thị trường: là nguồn cơ bản quan trọng nhất, luôn chiếm tỉ
trọng cao trong tổng nguồn vốn. Nó không những đáp ứng được nhu cầu kinh doanh
ngắn hạn của NHTM mà còn có sự chuyển hoán kì hạn để đầu tư, cho vay dài hạn giúp
NHTM giảm bớt gánh nặng thiếu vốn trung và dài hạn.
- Vay NHTW và các TCTD khác: các khoản mà NHTW và các TCTD khác cho vay
hầu hết đều ngắn hạn chỉ để khắc phục hiện tượng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay để đáp
ứng nhu cầu chi trả cấp bách trong thời gian ngắn. Việc vay vốn này lãi suất thường
cao nên các NHTM chỉ khi thực sự cần thiết mới huy động thông qua hình thức này.
- Các khoản huy động USD ngoài nước: Các NHTM phát hành phiếu nợ để huy động
tiền ở nước ngoài. Vì loại tiền thông dụng nhất trong thanh toán quốc tế hiện nay là
USD, cho nên vay tiền ở nước ngoài thường là vay bằng USD.
b. Huy động trung và dài hạn
Các NH phát hành các giấy nợ (kì phiếu, trái phiếu, tín phiếu) trên thị trường vốn.
Hình thức tiền gửi trung và dài hạn tại các NHTM hầu như rất ít, việc huy động trung
và dài hạn chỉ chủ yếu là vay trên thị trường vốn. Những NH có uy tín hoặc trả lãi suất
cao sẽ huy động được nhiều hơn.
Các NH nhỏ thường khó vay mượn trực tiếp bằng cách này; họ thường phải huy
động thông qua các NH đại lí hoặc được NH Đầu tư. Khả năng huy động còn phụ
thuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi cho các
công cụ nợ dài hạn của NH.
1.2.1.5 Huy động vốn từ các cá nhân, hộ gia đình và TCKT:
Các NHTM nhận tiền gửi từ KH có tiền nhàn rỗi hoặc đi vay bằng cách phát hành
các công cụ tài chính như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu,… để thu hút vốn.
Đối với đối tượng KH là các TCKT: hình thức mà NH có thể huy động được nhiều
nhất là tiền gửi giao dịch.
Trong khi thực hiện là trung gian thanh toán, các NHTM còn nhận được tiền gửi
của các TCTD. Đây cũng là một loại tiền gửi giao dịch.
9
Đối với KH là cá nhân, hộ gia đình: hình thức huy động chính là thu hút được tiền
gửi phi giao dịch. NH sử dụng các tài khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kì hạn hoặc
đi vay các cá nhân, hộ gia đình và cả TCKT.
NH phát hành thẻ tiết kiệm không kì hạn để thu hút những món tiền nhỏ lẻ hoặc
những khoản tiền có thời gian nhàn rỗi ngắn, KH được nhận cuốn sổ tiết kiệm không
kì hạn.
Hình thức đi vay này chính là phát hành GTCG ra thị trường vốn để phục vụ cho các cá
nhân, hộ gia đình hay các TCKT có vốn nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tư vào những nơi an toàn
cao và thu lợi nhuận nhiều.
1.2.1.6 Huy động vốn từ các nguồn bên ngoài khác
a. Vốn trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong
thanh toán. Những NH là NH đầu mối trong đồng tài trợ có thể kết số dư từ tiền của
các NH thành viên chuyển về để thực hiện cho vay.
b. Vốn vay từ công ty mẹ
Thay vì NH phát hành trái phiếu hoặc giấy nợ để vay, có thể chịu nhiều sự quản lí
và ràng buộc của NHTW về dự trữ, lãi suất, thủ tục, các công ty mẹ của NH có thể
thay thế nó làm việc đó dưới hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu công ty hoặc các
loại thương phiếu, rồi chuyển vốn đã huy động được về cho NH hoạt động.
c. Vốn khác
Các khoản nợ như thuế chưa nộp, lương chưa trả…
Tóm lại, thông qua các hình thức huy động vốn trên có thể thấy rằng: Các NHTM
huy động vốn chủ yếu qua hình thức nhận tiền để khai thác lượng tiền tạm thời nhàn
rỗi của KH, trường hợp mất cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn có thể vay vốn
các TCTD hoặc dưới hình thức chiết khấu của NHTW để tài trợ cho danh mục tài sản.
Trong số các phương thức này, huy động thông qua nguồn tiền gửi giữ vai trò quan
trọng nhất. Do đó, cho phép khai thác phát huy nội lực để phát triển kinh tế, đồng thời
nguồn này thường có chi phí thấp hơn so với nguồn khác vì vốn này nhận được trực
tiếp từ người gửi tiền.
10
1.2.2 Công tác huy động vốn từ bên ngoài của NHTM
1.2.2.1 Mục tiêu
Nhằm thực hiện 4 hoạt động cơ bản của NHTM:
- Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc.
- Huy động vốn để cho vay.
- Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
- Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn từ bên ngoài
a. Qui mô và cơ cấu nguồn vốn từ bên ngoài
Gồm: nguồn tiền gửi, nguồn tiền vay, các nguồn khác. Mỗi thành phần này có đặc
tính khác nhau về qui mô, cơ cấu, tính ổn định, thời gian tồn tại, chi phí phải trả, khả
năng thanh toán và rủi ro lãi suất. Trong đó:
+ Qui mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của NH. Qui mô nguồn huy
động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện
để NH mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.
+ Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NH.
Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng.
Trong điều kiện cụ thể, các nguồn có tốc độ và qui mô thay đổi khác nhau. Các
NH lớn có qui mô nguồn lớn thì tốc độ tăng trưởng nguồn có thể không cao như các
NH nhỏ. Những NH ở trung tâm tiền tệ có cơ cấu nguồn khác các NH ở xa.
Cơ cấu nguồn vốn của NH có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm của KH,
chiến lược kinh doanh và hoạt động Marketing của NH.
b. Chi phí vốn
Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các NH thể hiện ở khoản chi phí
trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi
suất (chi phí phi lãi) mà NH phải bỏ ra để huy động vốn.
Công tác huy động vốn của NH được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về
phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:
+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư
trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các
phương diện qui mô, thời hạn, tính ổn định.
11
+ Tăng được lợi nhuận cho NH mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao
do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của NH về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi
chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập sẽ mạo hiểm hơn là
cách quản lí hiệu quả chi phí vốn.
Lãi suất NH qui định trả cho từng nguồn (nhóm nguồn) chỉ phần lớn chi phí của
nó, chi phí thực hiện cho vốn và các chi phí khác như kiểm ngân, phí dịch vụ, phí bảo
hiểm tiền gửi tính trên số được sử dụng để đầu tư vào tài sản sinh lời. Để cạnh tranh
mở rộng nguồn tiền, các NH đều cố gắng tạo ra các ưu thế của riêng mình, trong đó có
ưu thế về lãi suất cạnh tranh.
Để đánh giá hiệu quả quản lí chi phí trả lãi và hoạch định các mức lãi suất cạnh
tranh (gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay) cho hoạt động huy động vốn, các NH
thường tính toán lãi suất bình quân.
Lãi suất này cho thấy xu hướng thay đổi lãi suất của nguồn, mức độ thay đổi mỗi
nguồn, sự kết hợp giữa lãi suất cá biệt và tỉ trọng mỗi nguồn; ngoài ra, lãi suất bình
quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chênh lệch lãi suất (phản ánh khả
năng sinh lời của NH). Điều này có ý nghĩa đối với hoạch định chiến lược nguồn vốn.
Nguồn vốn của NH không chỉ đa dạng về loại hình, đối tượng gửi mà các thành
phần của nó có thời hạn rất khác nhau, vì thế phản ứng với sự thay đổi lãi suất cũng
khác nhau. Đó là mức độ nhạy cảm của nguồn huy động với lãi suất. NH dựa vào phân
tích độ nhạy cảm của từng nguồn với lãi suất cụ thể để ấn định hệ thống lãi suất phù
hợp với từng giai đoạn. Với hệ thống lãi suất này, các NH có thể tăng qui mô huy động
vốn trong cạnh tranh, đồng thời điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kế hoạch kinh
doanh của mình.
c. Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn về kì hạn
- Kì hạn danh nghĩa của nguồn.
Nguồn huy động thường gắn với kì hạn nhất định, được NH tuyên bố, đó gọi là kì
hạn danh nghĩa của nguồn. Các kì hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất
nhất định, nguồn có kì hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Kì hạn danh nghĩa
là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Kì hạn liên quan tới chi phí các
nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí duy trì cao. Vì vậy, kì hạn là một chỉ
tiêu đánh giá nội dung đảm bảo an toàn và sinh lời cho NH.
- Kì hạn thực của nguồn.
12
Kì hạn thực tế của nguồn vốn là thời gian mà khoản vốn đó tồn tại liên tục tại một
đơn vị NH. Các nhân tố ảnh hưởng tới kì hạn danh nghĩa đều tác động đến kì hạn thực
tế. Bên cạnh đó, lãi suất cạnh tranh giữa các NH, giữa các nguồn vốn, nhu cầu chi tiêu
đột xuất cũng ảnh hưởng tới kì hạn này.
- Phải có khả năng chuyển hoán kì hạn của nguồn.
Thông thường các NH vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu
tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỉ lệ nhất định, vì nếu lớn hơn
nữa tức là sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn thì các NH đến một thời điểm nào
đó phải chịu sức ép về khả năng thanh toán vì dư nợ cho vay là một tài sản kém lỏng
mà cho vay dài hạn là tài sản kém lỏng nhất.
d. Quản lí tốt các rủi ro liên quan đến huy động vốn
- Quản lí rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất phụ thuộc vào sự tương quan giữa độ nhạy cảm lãi suất của việc sử
dụng vốn với độ nhạy cảm lãi suất của huy động vốn.
Để hạn chế rủi ro lãi suất có thể thực hiện bằng cách điều chỉnh qui mô tài sản và
nguồn vốn nhạy cảm hoặc sử dụng các công cụ ngoại bảng của bảng tổng kết tài sản
như hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi lãi suất.
- Tính thanh khoản của nguồn vốn và quản lí rủi ro thanh khoản.
Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới
với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn bắt đầu từ
việc phân tích thị trường nguồn vốn của mỗi NH để thấy đặc điểm của mỗi nguồn. NH
cần tập trung phân tích nguồn vay mượn từ NHNN và từ các TCTD khác.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn từ bên ngoài.
1.2.3.1 Các nhân tố thuộc về NH
- Chiến lược KH của NH về huy động vốn.
NH cần hiểu được động cơ, thói quen và những mong muốn của người gửi tiền,
thậm chí từng đối tượng KH gửi tiền thông qua phân tích lợi nhuận của KH. NH cũng
xem xét đặc điểm đối tượng KH mà NH tài trợ (xem xét nhu cầu đầu tư, hình thức tài
trợ, thị hiếu của khách).
- Trên cơ sở thông tin của KH, NH đưa ra hệ thống các chính sách và biện pháp
phù hợp để có được qui mô và cơ cấu nguồn vốn mong muốn. Chẳng hạn:
13
+ Huy động với qui mô, cơ cấu, kì hạn, lãi suất ra sao cho phù hợp.
+ Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi NH.
+ Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỉ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ.
+ Các chính sách về tổ chức kĩ thuật, các chính sách trong phục vụ giao tiếp.
- Qui mô vốn chủ sở hữu, tính chất sở hữu của NH.
- Chiến lược kinh doanh của NH, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài sản vô hình.
- Mạng lưới huy động, trình độ công nghệ NH, trình độ CBCNV,…
1.2.3.2 Các nhân tố khách quan (môi trường kinh doanh của NH)
- Các chỉ tiêu kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập dự tính của
người lao động, tâm lí người gửi tiền, thu nhập dự tính của người lao động,…
- Các chính sách, qui định của Chính phủ và của NHTW.
- Thông tin đại chúng.
- Môi trường văn hoá: tâm lí, tập quán, thói quen sử dụng tiền của dân.
- Phân bố dân cư, thu nhập của người dân.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH
TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI
2.1 Khái quát về NH TMCP Quân Đội (Military Bank –MB).
Sơ lược về NH TMCP Quân Đội:
Tên gọi: Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội.
Tên giao dịch quốc tế: Military Commercial Joint – Stock Bank.
Trụ sở chính: Số 3 Liễu Giai – Q.Ba Đình – Hà Nội.
Cổ đông chính của MB:
NH TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tổng công ty Viễn Thông Quân Đội.
Tổng công ty bay dịch vụ Việt Nam.
14
2.1.1 Sự ra đời và phát triển.
Những năm đầu thập kỉ 90, nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho hoạt động
kinh tế quốc phòng nhằm thực hiện những công trình quốc phòng, dự án quốc gia…
của các DN quân đội là rất lớn. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này của các NH còn
hạn chế. Vì vậy, ngày 04/11/1994, NH TMCP Quân Đội đã chính thức đi vào hoạt
động theo Quyết định số 00374/GP-UB của UBND TP.Hà Nội và theo Giấy phép hoạt
động số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Số vốn điều
lệ là 20 tỷ đồng, thời gian hoạt động là 50 năm. Từ 20 tỷ vốn điều lệ đó đến
29/10/2004 số vốn chủ sở hữu là 398,4 tỷ, tăng 19,9 lần so với năm 1994.
Mục tiêu ban đầu của NH là đáp ứng nhu cầu về vốn và các dịch vụ tài chính của
các DN Quân Đội làm kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của đất nước, với
đường lối chính sách đúng đắn, NH TMCP Quân Đội đã gặt hái được nhiều thành
công, không những đáp ứng nhu cầu của các DN Quân Đội mà còn phục vụ có hiệu
quả tất cả các thành phần kinh tế, đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển của
các KH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Đối với cổ đông, NH TMCP Quân Đội
luôn đảm bảo tốt quyền lời của cổ đông, duy trì mức cổ tức hàng năm từ 15-20%/năm.
Đối với nhân viên, NH không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
viên, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động.
Đến nay MB đã có mạng lưới hoạt động gồm 103 điểm giao dịch, 203 máy ATM
và 1100 POS. Sự phát triển mở rộng về chất lượng và số lượng các chi nhánh, PGD đã
làm cho mạng lưới hoạt động của NH TMCP Quân Đội ngày càng vững mạnh, đưa
thương hiệu NH TMCP Quân Đội đến với mọi người và các NĐT.
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh.
Các sản phẩm dịch vụ của NH Quân Đội bao gồm:
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn:
NH TMCP Quân Đội luôn xác định chức năng của NHTM là đi vay để cho vay,
vì thế NH luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm
mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Mặt khác, ở nước ta trong những
năm 2007 đến đầu năm 2010 đồng tiền khá ổn đinh, lạm phát ở mức chấp nhận được
là nguyên nhân cơ bản góp phần vào sự thành công của kết quả huy động vốn của NH
TMCP Quân Đội, năm sau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định. Nhờ
15
làm tốt công tác huy động vốn nên những năm qua NH Quân Đội luôn đáp ứng đủ nhu
cầu vốn cho hoạt động của mình.
Kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của NH TMCP Quân Đội những
năm qua như sau:
Biểu 2.1 Đơn vị: tỉ đồng.
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Không kỳ hạn 69 114 447 745
Có kỳ hạn 1.492 2.416 4.130 6.703
Tổng 1.561 2.530 4.577 7.448
(Nguồn: Báo cáo thường niên của MB)
Đồ thị mức tăng trưởng huy động vốn của NH TMCP Quân Đội qua các năm:
Hình 2.1 Đơn vị: tỉ đồng
Nhìn vào biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của NH tăng mạnh qua các năm:
Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 969 tỉ đồng, tương đương với 62,07%,
Năm 2009 tăng 2.074 tỉ đồng so với năm 2008, tương đương với 81%,
Tổng doanh số huy động đến 31/12/2010 là 7.448 tỉ đồng, tăng so với cùng kì năm
2009 là 2.871 tỉ đồng tương đương 62,73% so với năm trước, trong đó: tiền gửi có kì
hạn tăng 2.573 tỉ đồng, chiếm khoảng 90%, tiền gửi không kì hạn tăng 298 tỉ đồng,
chiếm khoảng 10% trong tổng vốn huy động.
16
Với chính sách lãi suất linh hoạt và thay đổi ngay khi thị trường có những động
thái mới, doanh số huy động cả năm đã đạt 66.222 tỉ đồng, tăng 99,7%, doanh số chỉ
đạt 63.571 tỉ đồng, tăng 103,5% so với năm trước.
Để đạt được kết quả như vậy là do NH đã xác định được tầm quan trọng của vốn
huy động, tổ chức, triển khai nhiều biện pháp huy động vốn như: tuyên truyền, quảng
cáo để nhân dân biết, khai thác được những điều kiện thuận lợi, tiềm năng dư thừa
trong dân, trưng bày các biển quảng cáo ở trụ sở NH trung tâm và các NH khu vực, ở
một số tuyến đường tập trung đông dân cư, huy động qua tổ vay vốn, vận động mọi
người tham gia gửi tiền tiết kiệm, tạo điều kiện cho mọi công dân có nhu cầu mở tài
khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán giao dịch qua NH. Có thể nói công tác huy động
vốn của NH TMCP Quân Đội trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả
đáng khích lệ, góp phần vào ổn định lưu thông tiền tệ, tạo lập được nguồn vốn đáp ứng
mở rộng đầu tư cho các thành phần kinh tế và tăng trưởng tín dụng.
2.1.2.2 Hoạt động sủ dụng vốn.
Hoạt động tín dụng.
Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, NH TMCP Quân Đội đặc biệt chú
trọng đến công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho NH.
Mặt khác, nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động
huy động vốn. NH TMCP Quân Đội đã đưa ra những chính sách hợp lí, tháo gỡ những
khó khăn về thủ tục, hồ sơ tạo điều kiện cho KH được vay vốn nhanh chóng, thuận lợi.
Năm 2010, hoạt động tín dụng của MB được mở rộng dưới nhiều hình thức đa
dạng đáp ứng nhu cầu vốn cho tất cả các đối tượng, ngành nghề, kể cả nhu cầu tiêu
dùng, sinh hoạt.
Những kết quả đạt được về công tác sử dụng vốn những năm qua như sau:
Biểu 2.2 Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6/2010
Dài hạn 4 61 960 909
Trung hạn 396 639 1.296 1.127
Ngắn hạn 1,264 2,030 3.508 4.778
Tổng 1,664 2,730 5.764 6.814
(Nguồn: Báo cáo thường niên của MB)
Đồ thị về mức tăng trưởng tín dụng của NH TMCP Quân Đội qua các năm:
Hình 2.2 Đơn vị: tỉ đồng
17
Nhìn vào biểu 2 ta thấy tổng dư nợ của NH những năm qua liên tục tăng, đặc biệt là
năm 2009:
Năm 2008 tăng 1,066 tỉ đồng so với năm 2007, tương đương với 64,06%
Năm 2009 tăng 3,034 tỉ đồng so với năm 2008, tương đương với 111,13%
Năm 2010 là năm khó khăn cho cả hệ thống NH trong nước và thế giới, tuy nhiên
hoạt động tín dụng của NH TMCP Quân Đội vẫn tiếp tục phát triển cả về qui mô,
doanh số cho vay và thu nợ, dư nợ đều tăng tương đối. Giữa năm 2010, tổng dư nợ tín
dụng đạt 6.814 tỉ đồng, tăng 15% so với đầu năm. Trong đó: dư nợ cho vay cá nhân
đạt 3.747 tỉ đồng, tăng 209 tỉ đồng so với đầu năm, chiếm 55%, dư nợ cho vay DN đạt
3.067 tỉ đồng, tăng 840 tỉ đồng, chiếm 45% trong tổng dư nợ. Dư nợ xấu là 119 tỉ
đồng, chiếm 1,8% trong tổng dư nợ, dưới mức tiêu chuẩn cho phép của NHNN và Đại
hội đồng cổ đông đã đề ra. Nhờ đó doanh số cho vay cả năm đạt 11.244 tỉ đồng, tăng
19% so với năm trước, doanh số thu nợ đạt 10.375 tỉ đồng, tăng 63% so với năm
trước.
Các hoạt động khác.
- Thanh toán quốc tế, tài trợ XNK: Với mạng lưới gần 300 NH đại lí ở gần 70 nước
trên thế giới, NH TMCP Quân Đôi cung cấp một cách nhanh chóng và an toàn cho các
KH những sản phẩm dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thẻ NH: Năm 2004, NH đã triển khai dịch vụ thẻ ATM Active Plus cho KH. Thẻ
này mang lại cho KH những tính năng ưu việt hơn hẳn những sản phẩm thẻ của các
NH khác như cung cấp cho chủ thẻ dịch vụ bảo hiểm cá nhân tại Công ty Bảo hiểm
Viễn Đông.
18
- Kinh doanh mua bán ngoại tệ cũng đạt được nhiều kết quả khả quan.
- Dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,
bảo lãnh thực hiện hợp đồng,…có nhiều khởi sắc hơn so với các năm trước.
- Nhận vốn uỷ thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Các dịch
vụ khác: tư vấn tài chính, ngân quĩ, kiều hối,…cũng đạt được nhiều kết quả tốt.
- Ngoài hình thức góp vốn liên doanh liên kết đầu tư dài hạn, năm 2010 MB đã
thực hiện hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán, góp phần nâng cao hiệu quả kinh
doanh của NH. Số dư các khoản đầu tư đến 31/12/2010 là 622,1 tỉ đồng, tăng 313 tỉ
đồng, tương đương tăng 102% so với năm trước.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức.
2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn từ bên ngoài của NH TMCP Quân Đội –
Chi nhánh Quảng Ngãi.
2.2.1 Giới thiệu về NH TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quảng Ngãi.
NH TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quảng Ngãi được thành lập theo công văn số
789/NHNN – HCM ngày 25/05/2004 của Giám đốc NHNN Việt Nam, chính thức đi
vào hoạt động vào ngày 16/03/2008.
Tên gọi: Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quảng Ngãi.
Trụ sở: 158 Hùng Vương, TP.Quảng Ngãi.
19
Là bộ phận trực thuộc Hội sở NH TMCP Quân Đội, hạch toán báo sổ, không có
bảng cân đối kế toán riêng, không trực tiếp làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, Chi
nhánh có con dấu riêng theo qui định của Nhà nước.
Chi nhánh được thành lập nhằm khai thác tiềm năng dịch vụ NH trên địa bàn TP
Quảng Ngãi 1 và các huyện lân cận. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh gồm có 1
Giám đốc, 1 Phó Giám đốc, 6 giao dịch viên, 2 cán bộ kế toán, 4 cán bộ tín dụng, 3
cán bộ ngân quĩ.
Nội dung hoạt động:
Nhận và trả tiền gửi của KH, chuyển tiền cho KH.
Cho vay thu nợ đối với cư dân hoặc DN trong khu vực.
Thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, kinh doanh vàng, kim khí quí, đá quí.
Các nội dung khác theo qui định của NHNN.
2.2.2 Các sản phẩm huy động vốn tại NH TMCP Quân Đội – Chi nhánh Quảng
Ngãi.
Các sản phẩm huy động vốn chủ yếu được áp dụng tại NH TMCP Quân Đội – CN
Quảng Ngãi trong thời gian qua là:
- Tiền gửi thanh toán của các cá nhân, DN và các TCKT.
- Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn của cá nhân trong và ngoài nước.
2.2.3 Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Quân Đội – CN Quảng Ngãi.
Trong những năm qua, NH TMCP Quân Đội – CN Quảng Ngãi luôn chú trọng
tăng cường công tác huy động vốn thông qua các hình thức: tuyên truyền, quảng cáo
và tạo mọi điều kiện thoải mái nhất cho KH khi giao dịch; đặc biệt là thái độ làm việc
chuyên nghiệp và tận tình của các nhân viên đã giúp cho công tác huy động vốn của
Chi nhánh luôn phát triển ổn định, đạt trên 80% kế hoạch mà NH cấp trên đề ra.
Biểu 2.3 Đơn vị : triệu đồng
Số dư huy động 2008 2009 2010
Kế hoạch 70.000 85.000 160.000
Thực hiện 57.659 71.687 170.643
% so kế hoạch(%) 82 84 107
20
Nhìn vào biểu 1 ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh ngày càng tăng qua
các năm, đặc biệt năm 2010 Chi nhánh đã huy động được 107% so với kế hoạch đề ra.
Hình 2.3
Năm 2009, tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 71,687 triệu đồng, tăng 14,028
triệu đồng so với năm 2008, tương đương với 24,32%
Năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt khoảng 170,463 triệu đồng, tăng 98,956
triệu đồng so với năm 2009, tương đương với 138%, vượt mức kế hoạch 7%.
Nhờ duy trì được tỉ trọng cao nguồn vốn huy động đã giúp Chi nhánh luôn chủ
động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của KH và tăng
lợi nhuận cho NH.
Để đánh giá chính xác về kết quả huy động vốn của Chi nhánh trong những năm
gần đây, ta xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động:
Biểu 2.4 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tiền gửi thanh toán 577 717 1.706
Tiền gửi tiết kiệm 57.082 70.970 168.937
Phát hành GTCG - - -
Tổng nguồn vốn huy
động
57.659 71.687 170.643
Nhìn vào biểu 4 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh gồm: tiền gửi
thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm trong dân cư chiếm tỉ
trọng rất cao khoảng 99% trong tổng nguồn vốn huy động, qua đó có thể thấy rằng
21
nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm trong các tầng
lớp dân cư.
Hình 2.4 Đơn vị tính: triệu đồng
Đây là nguồn vốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho NH
trong quá trình sử dụng vốn. NH cần duy trì tỉ trọng cao của nguồn vốn này và không
ngừng phát triển nguồn vốn này về số tuyệt đối.
Nguồn tiền gửi thanh toán luôn chiếm một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn,
vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho NH giảm chi phí và tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Trong những năm gần đây, tỉ trọng nguồn vốn này chiếm
quá ít trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, loại vốn này vẫn tăng về số tuyệt
đối qua các năm.
Vì là NH mới thành lập và đang phát triển nên Chi nhánh chưa có nguồn vốn huy
động từ phát hành GTCG. Tuy đây là nguồn vốn có chi phí cao nhưng nó là nguồn vốn
mà NH có thể chủ động về lãi suất, số lượng, thời hạn, NH có thể sử dụng nguồn vốn
này cho đầu tư trung, dài hạn. Vì vậy, NH nên xem xét thêm về hình thức huy động
này để có thể chủ động trong đầu tư trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn trung, dài
hạn tại địa bàn hoạt động.
Để hiểu rõ hơn về cơ cấu nguồn vốn của NH, ta xem xét kĩ từng thành phần của
nguồn vốn huy động:
22
2.2.3.1 Tiền gửi thanh toán.
Tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà các KH chủ yếu là các DN, các TCKT gửi
vào NH để thực hiện thanh toán, chi trả tiền NVL, hàng hoá, dịch vụ và vốn tạm thời
nhàn rỗi trong quá trình SXKD.
Đối với NH do thời gian và khối lượng các khoản thanh toán không giống nhau do
luôn có những khoản tiền vào và ra cho nên luôn tồn tại một khoản tiền ổn định và NH
có thể sử dụng cho các DN, TCKT thiếu vốn vay trong ngắn hạn, đồng thời NH có thể
bù đắp được các chi phí bỏ ra khi thực hiện quản lí các tài khoản của KH. Và việc
nhận tiền gửi thanh toán giúp NH mở rộng quan hệ với khách hàng, từ đó mở rộng tín
dụng với các DN, các TCKT.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của NH
TMCP Quân Đội – Chi nhánh luôn tăng. Điều đó cho thấy NH đang cố gắng thu hút
ngày càng nhiều vốn từ loại hình tiền gửi này. Từ đó, tạo mối quan hệ mới và phát
triển lâu dài với các KH là DN, các TCKT mở ra cho NH nguồn vốn huy động dồi dào
trong tương lai.
Biểu 2.5 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tiền gửi thanh toán 577 717 1.706
So sánh thời điểm sau với
thời điểm trước
- Số tuyệt đối
- Số tương đối
140
24%
989
138%
Nhìn vào biểu 5 ta thấy nguồn tiền gửi thanh toán tăng trong những năm gần đây,
đặc biệt là năm 2010.
Năm 2009, nguồn vốn này chỉ có 717 triệu đồng nhưng đến năm 2010 nguồn vốn
này đã tăng lên gần gấp 2,5 lần, đạt 1.706 triệu đồng. Nguyên nhân là do từ cuối năm
2009 đến đầu năm 2010 có nhiều DN mới được thành lập và đặt quan hệ lâu dài với
NH.
Có được kết quả trên là do NH đã xây dựng kế hoạch huy động vốn và chính sách
KH đúng đắn, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho KH trong quá trình thanh toán với NH.
23
Dù vậy nhưng loại nguồn vốn huy động này vẫn chiếm tỉ trọng quá ít trong tổng
nguồn vốn. NH cần chú ý nhiều hơn nữa đến chiến lược KH, tạo thói quen thanh toán
không dùng tiền mặt qua NH cho KH.
2.2.3.2 Tiền gửi tiết kiệm
Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất và luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
tổng nguồn vốn huy động và là nguồn vốn chủ yếu để NH thực hiện đầu tư.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, tiền tệ ổn định, đời sống nhân
dân được nâng cao, thu nhập của người dân tăng, qui chế về hoạt động tiền gửi của
NHNN có nhiều thay đổi, giúp cho người dân yên tâm hơn khi gửi tiền ở NH. Với
chiến lược thu hút nguồn vốn hợp lí: điều chỉnh lãi suất tiền gửi, thực hiện chính sách
khuyến khích người dân gửi tiền vào NH, cải tiến phương thức giao dịch và chất lượng
phục vụ tốt, an toàn, tiện lợi, phong cách phục vụ chu đáo nhiệt tình nên khối lượng
tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh đóng góp vào tổng nguồn vốn huy động của NH
TMCP Quân Đội ngày càng tăng.
Kết quả huy động vốn từ nguồn tiền gửi tiết kiệm như sau:
Biểu 2.6 Đơn vị: triệu đồng
Tiền gửi tiết kiệm 2008 2009 2010
Không kỳ hạn - - -
Có kỳ hạn 57.082 70.970 168.937
Tổng 57.082 70.970 168.937
Biểu 6 cho thấy nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động được Chi nhánh hoàn toàn là từ
việc thu hút lượng tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, lượng tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
được xem như không có. Ta cũng thấy được qua các năm lượng vốn huy động theo
hình thức này tăng đáng kể.
Năm 2009 đạt 70.970 triệu đồng, tăng 13.888 triệu đồng, tương đương với 24,33%
so với năm 2008. Năm 2010 đạt mức 168.937 triệu đồng, tăng 97,967 triệu đồng,
tương đương với 138% so với năm 2009. Điều này cho thấy được nguồn vốn huy động
từ tiền gửi tiết kiệm của NH là ổn định và có thể giúp NH chủ động trong đầu tư.
24
Hiện nay, dù NH TMCP Quân đội – CN Quảng Ngãi đã rất chú ý đến việc huy
động nguồn vốn trung, dài hạn, cơ cấu nguồn vốn đã có chuyển biến tích cực và hợp lí
hơn, nhưng NH vẫn còn nằm trong tình trạng thiếu vốn trung và dài hạn.
Trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kì hạn của NH thì loại tiền
gửi tiết kiệm có kì hạn trên 12 tháng chiếm tỉ trọng rất thấp. Trong khi đó, trong loại
tiền gửi tiết kiệm dưới 12 tháng thì tiền gửi tiết kiệm có kì hạn 3 tháng lại chiếm tỉ
trọng cao và chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động của loại hình tiền gửi này, mặc
dù trong những năm qua có tăng nhưng tăng chậm, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho
đầu tư trung và dài hạn cho NH.
Nguyên nhân chính là do tâm lí dao động, không chắc chắn của KH khi tình trạng
thị trường lãi suất đang vô cùng nhạy cảm và bất ổn định như hiện nay.
Vì vậy, NH nên tiếp tục đổi mới chiến lược về lãi suất và hình thức huy động, tạo
lòng tin cho KH nhằm tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn, đảm bảo an toàn cho
NH khi sử dụng nguồn vốn vay này, đồng thời giúp cho công tác sử dụng vốn của NH
đạt hiệu quả cao nhất.
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NH TMCP Quân đội – CN
Quảng Ngãi.
2.3.1 Những kết quả đạt được.
Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của NH TMCP Quân đội – CN
Quảng Ngãi, chúng ta thấy được hoạt động huy động vốn trong những năm qua đã đáp
ứng được phần lớn nhu cầu tăng trưởng tài sản cả về qui mô lẫn kết cấu. Với phương
châm “Vững vàng tin cậy”, NH TMCP Quân Đội – CN Quảng Ngãi đã không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ của mình nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi một
cách có hiệu quả.
Nguồn vốn huy động tăng trưởng khả quan, tốc độ tăng trưởng trong năm 2010 là
138%. Năm 2009 là 71.687 triệu đồng, năm 2010 là 170.683 triệu đồng. Trong đó các
hình thức huy động vốn đều tăng trưởng nhanh, đặc biệt sự tăng trưởng nhanh của
nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kì hạn tạo điều kiện trước nhất để mở rộng đầu tư tín
dụng, chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH, tạo lợi thế giúp NH trong việc ổn
định nguồn vốn đầu tư, tăng cơ hội mở rộng KH tiềm năng, quyết định hiệu quả hoạt
động kinh doanh NH, đồng thời làm tăng uy tín của NH trên thị trường.
25