Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

NOI DUNG ON TAP 2 TUAN DAU NH 21-22 - MON SINH 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 31/8/2021 ÔN TẬP ĐẦU NĂM HỌC MÔN SINH HỌC 9 Thời lượng: 4 tiết (tiết 1-> tiết 4) I. MỤC TIÊU Qua các tiết ôn tập đầu năm học, HS nắm được: - Cách thức học sinh học trực tuyến, một số nhắc nhở và nội quy trong học trực tuyến. - Hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn sinh học 9 - Nhớ là các kiến thức, nội dung trọng tâm của sinh học 6,7,8 làm tiền đề cho sinh học 9 - Giới thiệu chương trình sinh học 9, các nội dung trọng tâm cần đạt được. II. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Nội quy học trực tuyến: - Đúng giờ. - Trang phục lịch sự - Tôn trọng, tích cực - Bật cam, tắt mic… - Giờ nào việc đó, theo dõi, ghi chép đầy đủ 2. Hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn sinh học 9 a. Dụng cụ học tập: - Sách giáo khoa sinh học 9 - Vở ghi bài, vở bài tập, sổ ghi chú kiến thức trọng tâm - Bút chì, bút mực, thước…. b. Trước giờ học: - Đọc trước bài theo hướng dẫn của giáo viên - Ôn bài cũ - Chuẩn bị sẵn sàng: vở, sách, bút… c. Trong giờ học: - Tập trung suy nghĩ độc lập hoặc thảo luận cùng với các bạn cùng nhóm (4 học sinh trên 1 nhóm) để tìm hiểu bài - Tích cực phát biểu xây dựng bài, không ngại sửa chữa khi có sai sót - Tuyệt đối giữ trật tự để lắng nghe thầy cô hoàn thiện và mở rộng kiến thức - Ghi chép bài đầy đủ, nên ghi chép những kiến thức mở rộng cần thiết vào sổ tay. d. Sau giờ học: + Học bài cũ: - Học nội dung bài ghi chép kết hợp với sách giáo khoa. Khi học cần chỉ vào tranh vẽ - Đọc mục “Em có biết” - Trả lời các câu hỏi trong mục ∇ của bài, các câu hỏi cuối bài - Làm các bài tập cuối bài +. Soạn bài mới: - Đọc lướt bài sắp học để tìm hiểu mục tiêu của bài - Đọc lại lần thứ hai để tìm hiểu chi tiết - Quan sát các hình vẽ có trong bài và đọc chú thích trên hình vẽ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tìm hiểu trước các câu hỏi, bài tập 3. Kiến thức trọng tâm sinh 6,7,8 a. SINH 6 - Ôn tập lại các kiến thức: các nhóm thực vật, sự tiến hóa của các nhóm thực vật, vai trò của thực vật đối với động vật, con người và môi trường.. - Một số câu hỏi ôn tập: Câu 1: Rêu là thực vật sống trên cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt vì: A. lá nhỏ, chưa có mạch dẫn. B. thân phân nhánh, có diệp lục C. Chỉ có rễ giả, quá trình thụ tinh diễn ra nhờ nước D. thụ tinh cần nước Câu 2: Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự nào sau đây: A. Ngành-lớp-bộ-họ-chi-loài. B. Ngành-họ-bộ-chi-lớp-loài. C. Ngành-lớp-chi-bộ-họ-loài. D. Bộ-ngành-chi-họ-lớp-loài. Câu 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thiện sơ đồ sau về hướng phát triển của giới thực vật trên Trái đất : Rêu → …(1)……. → ……(2)……→ Hạt kín Câu 4: Tại sao ở vùng biển người ta trồng rừng ở ngoài đê ? A. Trồng cây để lấy bóng mát. B. Trồng cây để lấy gỗ. C. Trồng cây để ngăn gió bão, chống lỡ đê. D. Trồng cây lấy bóng mát, lấy gỗ. Câu 5: Nhóm cây nào sau đây gây hại cho sức khoẻ: A.Cây thông, cây bạch đàn, cây cacao. B. Cây thuốc lá, cây cao su, cây bàng..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> C. Cây thuốc phiện, cây lúa, cây ngô. D. Cây thuốc lá, cây thuốc phiện, cây cần sa Câu 6: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô ? Câu 7: Vì sao nói “ Rừng cây như lá phổi xanh” của con người ? Câu 8: Cho biết nguyên nhân làm suy giảm tính đa dạng của Thực vật? Từ đó các em hãy cho biết biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật. b. SINH 7:. - Ôn tập lại các kiến thức: các nhóm động vật, sự tiến hóa của các nhóm động vật, vai trò của động vật đối với động vật, con người và môi trường. - Một số câu hỏi ôn tập: Câu 1. Cho các ngành động vật sau: (1): Giun tròn;(2): Thân mềm ; (3):Ruột khoang ; (4) : Chân khớp ; (5) : Động vật nguyên sinh ; (6) : Giun đốt ; (7) : Giun dẹp ; (8) : Động vật có xương sống. Hãy sắp xếp các ngành động vật trên theo chiều hướng tiến hóa. A. (5) ; (3) ; (1) ; (7) ; (6) ; (4) ; (2) ; (8). B. (5) ; (3) ; (1) ; (7) ; (2) ; (6) ; (4) ; (8). C. (5) ; (3) ; (7) ; (1) ; (6) ; (2) ; (4) ; (8). D. (5) ; (3) ; (7) ; (1) ; (2) ; (6) ; (4) ; (8). Câu 2: Câu khẳng định nào sau đây là đúng? A. Bò sát là động vật có xương sống thích nghi với đời sống vừa ở cạn vừa ở nước B. Cá voi, cá heo, cá thu, cá chim, cá chép đều thuộc lớp thú. C. Chim là những động vật có xương sống thích nghi cao với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau. D. Chim, thú, cá ở nước ta phong phú, có nhiều giá trị kinh tế nên cần khai thác đánh bắt triệt để. Câu 3: Loài nào KHÔNG sinh sản bằng hình thức vô tính?.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. Trùng giày B. Trùng roi C. Trùng biến hình D. Cá chép Câu 4. Các loài động vật nào sau đây sống ở môi trường hoang mạc đới nóng? A. Cá voi, cú tuyết, chồn Bắc cực, gấu trắng B. Chuột nhảy, cáo Bắc cực, cú tuyết, chồn Bắc cực C. Gấu trắng, chuột nhảy, lạc đà D. Lạc đà, rắn hoang mạc, chuột nhảy Câu 5: Biện pháp nào sau đây không phải là đấu tranh sinh học: A. dùng ếch bắt và ăn sâu bọ hại lúa. B. sử dụng vi khuẩn gây bệnh. C. dùng mèo bắt chuột trong nhà. D. dùng thuốc trừ sâu. Câu 6: Vì sao phải bảo vệ đa dạng sinh học? A. Vì đa dạng sinh học giúp đáp ứng nhu cầu của con người B. Vì đa dạng sinh học giúp tăng số lượng các loài sinh vật. C. Vì đa dạng sinh học giúp tăng thêm độ đa dạng về loài, đáp ứng mọi yêu cầu về các mặt trong đời sống của con người. D. Vì đa dạng sinh học giúp tăng thêm độ đa dạng về loài. Câu 7: Nguyên nhân nào không gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta? A. Khai thác gỗ quá mức. B. Tích cực trồng rừng. C. Phá rừng làm nương rẩy. D. Sự ô nhiễm môi trường. Câu 8: Thế nào là động vật quý hiếm? Nêu các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm? Là học sinh, em phải làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm ở Việt Nam? c. SINH 8.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Ôn tập các kiến thức bằng sơ đồ tư duy: các hệ cơ quan trong cơ thể và chức năng của các hệ cơ quan, sự khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú, phản xạ, máu và các thành phần của máu, miễn dịch và các loại miễn dịch, hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng, cơ quan sinh dục nam và cơ quan sinh dục nữ, thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. - Một số câu hỏi ôn tập: Câu 1: Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp Thú. Câu 2: Hoàn thành bảng sau:. Cô quan 1. Tinh hoàn. Chức năng . 2. Mào tinh hoàn . a. Tiết dịch hoà với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thaønh tinh dòch.. 3. Bìu. . b. Nơi nước tiểu và tinh dịch đi ra.. 4. OÁng daãn tinh. . c. Nôi saûn xuaát tinh truøng.. 5. Tuùi tinh. . 6. Tuyeán tieàn lieät  7. Ong đái. . 8. Tuyeán haønh. . (tuyeán Coâpô). d. Tiết dịch để trung hoà axit trong ống đái, chuẩn bị cho phóng tinh qua, đồng thời giảm ma sát trong quan hệ tình duïc. e. Nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng. g. Nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo. h. Dẫn tinh trùng từ tinh hoàn đến túi tinh. i. Bảo đảm nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh tinh.. Câu 3: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:. Cơ quan sinh dục nữ gồm:………………,ống dẫn trứng ,tử cung và âm đạo. Buồng trứng sinh sản ra trứng. Trứng rụng theo …………………….đến tử cung .tử cung là nơi trứng đã thụ tinh phát triển……………..và nuôi duỡng thai. âm đạo là nơi tiếp nhận…………….và đờng ra của trẻ khi sinh. Các tuyến phụ sinh dục nhu tuyến tiền đình tiết……………để bôi trơn âm đạo. Trứng chứa nhiều……………......nuôi thai trong giai ®o¹n ®Çu. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là chính xác ? A. Vòng phản xạ được xây dựng từ 4 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian, nơron hướng tâm và cơ quan phản ứng. B. Vòng phản xạ bao gồm cung phản xạ và đường liên hệ ngược. C. Cung phản xạ bao gồm vòng phản xạ và đường liên hệ ngược. D. Cung phản xạ được xây dựng từ 3 yếu tố : cơ quan thụ cảm, nơron trung gian và cơ quan phản ứng. Câu 5: Hệ cơ quan nào phân bố ở hầu hết các nơi trong cơ thể? A. Hệ hô hấp B. Hệ bài tiết C. Hệ tiêu hóa D. Hệ tuần hoàn Câu 6: Thành phần chiếm 45% thể tích của máu là:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Huyết tương B. Các tế bào máu C. Hồng cầu D. Bạch cầu Câu 7: Kết quả của sự thụ tinh là? A. Trứng gặp tinh trùng B. Trứng kết hợp tinh trùng tạo hợp tử C. Hợp tử bám vào niêm mạc tử cung D. Hình thành bào thai Câu 8: Sự thụ tinh xảy ra ở đâu? A. Tử cung B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Âm đạo Câu 9: Sự thụ thai xảy ra ở đâu? A. Tử cung B. Ống dẫn trứng C. Buồng trứng D. Âm đạo III. Giới thiệu chương trình sinh học 9: (PPCT).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!!!!!.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×