Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN CƠ HỌC LÝ THUYẾT 2a pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.9 KB, 3 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN
CƠ HỌC LÝ THUYẾT 2a
Chương I: Các khái niệm cơ bản và hệ tiên đề của động lực học
Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
1. Các khái niệm cơ bản: chất điểm , cơ hệ, vật rắn tuyết đối, hệ quy chiếu quán tính, lực.
2. Hệ tiên đề của động lực học: định luật quán tính, định luật cơ bản của động lực học, định luật
về lực tác dụng và phản tác dụng, định luật độc lập tác dụng, định luật giải phóng liên kết.
Chương II: Phương trình vi phân chuyển động
Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
1. Các dạng phương trình vi phân chuyển động của chất điểm: dạng vectơ, dạng toạ độ Đềcac,
dạng toạ độ tự nhiên.
2. Phương trình vi phân chuyển động của cơ hệ
Bài tập: chương 1, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS.TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ thể áp dụng các
phương trình vi phân đã viết trên đây để giải quyết hai bài toán cơ bản của động lực học chất
điểm:
1- Bài toán thuận: biết chuyển động của chất điểm, tìm lực tác dụng lên nó hoặc một số điều
kiện hình học hay động học có liên quan đến lực đó.
2- Bài toán ngược: biết lực tác dụng lên chất điểm và điều kiện ban đầu của chuyển động, tìm
quy luật chuyển động của nó.
Chương III: Các định lý tổng quát động lực học
Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
1. Định nghĩa và cách xác định khối tâm của cơ hệ và vật rắn.
2. Định nghĩa: mô men quán tính của cơ hệ đối với một trục, đối với một tâm , mômen quán tính
tích, bán kính quán tính. Cách xác định mômen quán tính của một số vật đồng chất. Định lý về
mối quan hệ mômen quán tính giữa các trục song song. Định lý về mômen quán tính của vật rắn
đối với trục bất kì đi qua gốc toạ độ.
3. Định nghĩa: động lượng, xung lượng của lực. Định lý biến thiên động lượng và các trường
hợp bảo toàn.
4. Định lý chuyển động khối tâm của cơ hệ và các trường hợp bảo toàn.
5. Định nghĩa mômen động lượng của chất điểm và cơ hệ đối với một tâm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC


KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Khoa Khoa học cơ bản
Bộ môn: Cơ học
CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc
( hoặc một trục). Định lý mô men động lượng và các trường hợp bảo toàn.
6. Định nghĩa động năng của chất điểm, cơ hệ và vật rắn ( chuyển động tịnh tiến, quay quanh
trục cố định, chuyển động song phẳng). Định nghĩa công nguyên tố, công hữu hạn và công suất
của lực tác dụng lên chất điểm và vật rắn. Định lý động năng.
7. Định nghĩa về trường lực, thế năng của cơ hệ.Định luật bảo toàn cơ năng.
Bài tập: chương 2, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS. TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ thể:
1- Sử dụng định lý động lượng và bảo toàn động lượng để giải một số bài toán về xác định
chuyển động của vật rắn.
2- Sử dụng định lý chuyển động khối tâm và bảo toàn chuyển động khối tâm để giải các bài
toán:
o Biết tổng hình chiếu của các ngoại lực tác dụng lên cơ hệ lên một trục bằng không,
tìm di chuyển và vận tốc khối tâm của một bộ phận khi biết chuyển động của các
bộ phận còn lại của cơ hệ.
o Biết chuyển động của các bộ phận cơ hệ, tìm lực tác dụng lên cơ hệ (thường là
phản lực liên kết).
3- Sử dụng định lý mômen động lượng và bảo toàn mômen động lượng để giải các bài toán:
o Xác định các yếu tố động học (gia tốc hoặc gia tốc góc) của cơ hệ một bậc tự do khi
biết tổng mômen các ngoại lực đối với trục quay.
o Xác định chuyển động của cơ hệ trong điều kiện bảo toàn mômen động lượng đối với
một tâm hay đối với một trục cố định.
o Khảo sát chuyển động quay của một vật rắn quanh một tâm cố định hoặc một trục cố
định.
4- Sử dụng định lý động năng và định luật bảo toàn cơ năng để giải các bài toán về chuyển
động của cơ hệ một bậc tự do. Các bài toán thường gặp:
o Xác định công suất khi biết chuyển động của cơ hệ

o Xác định chuyển động của cơ hệ khi biết đặc trưng sinh công của hệ lực tác dụng lên
cơ hệ.
Chương V I: Nguyên lý di chuyển khả dĩ
Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
1.Các khái niệm cơ bản về cơ hệ không tự do: liên kết và phương trình liên kết; Di chuyển khả
dĩ và số bậc tự do của cơ hệ; toạ độ suy rộng; lực suy rộng; liên kết lý tưởng.
2. Nguyên lý di chuyển khả dĩ.
Bài tập: chương 3, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS.TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ thể:
1- Tìm điều kiện cân bằng của cơ hệ có một hoặc nhiều bậc tự do (điều kiện về lực hoạt
động, về vị trí cân bằng).
2- Xác định các phản lực liên kết của các hệ cơ học tĩnh định.
Chương V: Nguyên lý Đalămbe
Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
1. Lực quán tính của chất điểm và của cơ hệ.
2. Nguyên lý Đa lăm be: đối với chất điểm và đối với cơ hệ.
3. Phương pháp tĩnh động lực hình học
Bài tập: chương 4 và chương6, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS.TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ
thể: Sử dụng phương pháp tĩnh động lực hình học để giải các bài toán sau:
1- Bài toán thuận: Khi đã biết chuyển động của hệ, tìm một số lực tác dụng lên cơ hệ, chủ
yếu là tìm các phản lực động lực.
2- Bài toán ngược: Viết phương trình vi phân chuyển động cơ hệ, đặc biệt, các phương trình
vi phân chuyển động của vật rắn: vật rắn chuyển động tịnh tiến, chuyển động quay quanh
một trục cố định, chuyển động song phẳng, trong trường hợp riêng tìm điều kiện cân
bằng tương đối của cơ hệ.
ChươngVI: Phương trình vi phân chuyển động của cơ hệ không tự do
Các kiến thức cơ bản sinh viên cần nắm chắc:
1. Thiết lập phương trình Lagrăng loại 2 cho các cơ hệ hôlônôm.
2. Phương trình Lagrăng loại 2 cho các hệ bảo toàn
3. Các tích phân đầu: Tích phân năng lượng, tích phân xyclic.
Bài tập: chương 5, sách Bài tập cơ học (tập 2)- GS.TSKH Đỗ Sanh (chủ biên). Cụ thể: sử dụng

phương trình tổng quát động lực học và phương trình Lagrange loại 2 để lập phương trình vi phân
chuyển động của các cơ hệ có một hoặc nhiều bậc tự do.
Thông qua bộ môn
Trưởng bộ môn
TS. Nguyễn Văn Tuấn
Thông qua hội đồng khoa học giáo
dục khoa Khoa học cơ bản
Chủ tịch
TS. Nguyễn Văn Tuấn

×