Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây sầu riêng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.48 KB, 6 trang )

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây sầu riêng

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
I- GIỚI THIỆU
- Cây sầu riêng là cây rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á như
Thái Lan, Philipin, Malaixia, Việt Nam…
Tại Việt Nam, sầu riêng là một trong những loại cây ăn trái mang lại
hiệu quả kinh tế cao nếu trồng và chăm sóc đúng cách.
Cây sầu riêng có thể sinh trưởng, phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt
nhất là đất thịt, thoát nước tốt.
II- GIỐNG SẦU RIÊNG:
- Sầu riêng sữa hạt lép Bến Tre: Giống có nguồn gốc ở xã Vĩnh Thành,
huyện Chợ Lách, bến Tre. Giống này có năng suất khá cao, cây 20 năm tuổi, có
thể cho 100 trái/cây, trọng lượng trái trung bình 3-3,5kg/trái. Cơm có màu vàng
sáng, không xơ, tỷ lệ cơm khá cao (28-35%), tỷ lệ hạt lép khá (72% số hạt trên trái
là hạt lép). Vị béo, ngọt, thơm.
Nhược điểm: Cơm nhão, dễ dính tay.
- sầu riêng hạt lép Đồng Nai: Có nguồn gốc ở huyện Long Khánh -
Đồng Nai. Giống cho năng suất cao, 110 trái/cây/năm (đối với cây 20 năm tuổi).
Trọng lượng trái trung bình từ 1,5-2kg/trái. Cơm vàng, không xơ, khá ráo, mịn, tỷ
lệ cơm cao (28,9%), vị ngọt, béo, mùi thơm hấp dẫn.
- Giống sầu riêng Sáu Ri: Được trồng đầu tiên ở Bình Hòa Phước, Long
Hồ, Vĩnh Long, có nguồn gốc từ Myanmar, du nhập vào nước ta năm 1986. Giống
này có thể cho 2 vụ trái/năm (đợt 1 vào tháng 6-7, đợt 2 vào tháng 10-11), năng
suất cao, từ 9-110trái/cây/năm, trọng lượng trung bình 2-2,5kg/trái, cơm vàng,
mịn, ráo, tỷ lệ cơm cao (34%), dễ trồng, sinh trưởng mạnh, phân cành đẹp.
Nhược điểm: Trái thường không cân đối, cần phải thụ phấn bổ sung để trái
có dạng cân đối
- Sầu riêng Monthong: Giống có nguồn gốc từ Thái Lan, trái có hình cái
gối, trọng lượng trái trung bình 2-4kg/trái. Cơm vàng sáng, ít xơ, mịn, ráo, tỷ lệ
cơm cao (30-36,9%). Cần chú ý thụ phấn bổ sung để trái có dạng cân đối. Thời


gian tồn trữ trong điều kiện lạnh được khá lâu.
Nhược điểm: Thường nhiễm bệnh do nấm Phytophthora sp.
III- KỸ THUẬT TRỒNG:
- Không nên trồng sầu riêng bằng hạt, nên trồng sầu riêng bằng cây ghép
mắt hoặc ghép cành
- Nên trồng từ 3-4 giống trong 1 vườn để giúp cây thụ phấn đậu trái tốt
theo sơ đồ sau.


Ghi chú: Giống chủ lực chiếm 50% số cây trên vườn (cứ 1 hàng giống
chủ lực thì 1 hàng giống khác): Giống A (giống chủ lực). Giống B. Giống C
.Giống D là giống bổ sung
1- Khoảng cách trồng:
- Nên trồng thưa để vườn được thông thoáng, cây khỏe mạnh, có thể
trồng với mật độ 70-100 cây/ha, khoảng cách 10-12m/cây
2- Chuẩn bị hố trồng:
Hố trồng có kích thước 60 X 60 X 60 cm, bón lót 5-10kg phân chuồng
hoai và 200g hỗn hợp NPK như 16-16-8 hoặc 20-20-15
3- Trồng cây chắn gió:
- Nên trồng xung quanh vườn sầu riêng loại cây khó đổ ngã và chắc gỗ
làm cây chắn gió cho vườn (có thể trồng chàm bông vàng)
4- Đặt cây con:
- Đặt cây vào hố trồng lấp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giữ cây
không đổ ngã và tưới nước ngay sau khi trồng.
5- Che bóng cho cây còn nhỏ:
- Sau trồng cần che bóng cho cây con, không nên che quá 50% ánh sáng
6- Trồng xen cây phủ đất: không nên dùng các loại cây đu đủ, thơm,
cacao làm cây trồng xen trong vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của
nấm Phytophthora.
7- Tỉa cành, tạo tán: Để tạo cây lùn, khung tán mạng có thể bấm đọt,

tỉa bỏ các cành mọc đứng, cành ốm yếu, cành mọc quá gần mặt đất, cành bị sâu
bệnh, tỉa cành sao cho khi cây có trái cành ở độ cao ít nhất 1m)
* Giữ lại các cành: Mọc ngang, mạnh khỏe, ở độ cao hợp lí.
8- Tỉa trái: - cần tỉa bỏ bớt trái trước tuần thứ 6 sau khi đậu trái, vì từ
lúc này trái lớn nhanh. các loại trái cần tỉa bỏ: các trái mọc dày đặc, trái bị méo
mó, trái bị sâu bệnh.
9- Tưới nước: - Giai đoạn cây con: Tưới nước giai đoạn cây con là điều
cần thiết, tưới nước là để giảm tỷ lệ cây chết, giúp cây mạnh khỏe, nhanh cho trái
- Giai đoạn cho trái:
* Khi sầu riêng ra hoa cần tưới nước cách ngày để giúp hạt phấn mạnh
khỏe đậu trái tốt
* Khi sầu riêng đang mang trái cần tưới nước đầy đủ để trái phát triển.
10- Bón phân:
- Giai đoạn cây con và những năm đầu cho trái: cần bón 5-10kg phân
hữu cơ cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức
N:P:K:Mg = 18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 theo liều lượng và số lần bón như sau:

Tuổi
cây
Liều
lượng
Kg/cây/năm
Chia ra
b
ón trong năm
(số lần)
1 0,3 4
2 0,6 4
3 1,0 3
4 2,0 3

5 2,5 3
6 4,0 3
7 5,0 3
8 5,0 3
9 6,0 3

- Giai đoạn cây còn nhỏ: Bón ít nhất 4 lần/năm. Bón vào khi cây có
triệu chứng thiếu phân
- Giai đoạn cây đã cho trái ổn định bón làm 3 lần trong năm như
sau:
+ lần 1: Sau khi thu hoạch, tỉa cành bón 10-20kg phân hữu cơ cho mỗi
cây kết hợp với phân vô cơ có lượng đạm cao theo công thức
N:P:K:Mg=18:11:5:3 hoặc 15:15:6:4 (5-6kg hỗn hợp/gốc) kết hợp tưới nước.
+ lần 2: Trước ra hoa 30-40 ngày, thúc ra hoa bằng phân hỗn hợp với
lượng cân cao theo công thức N:P:K=10:50:17 (2,5kg hỗn hợp/gốc).
+ Lần 3: Khi trái to bằng trái chôm chôm, giúp trái phát triển nhanh và
có chất lượng cao bằng phân hỗn hợp với lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg
= 12:12:17:2 (3kg hỗn hợp/gốc) có thể phun phân bón lá để nâng cao năng suất và
phẩm chất trái, có thể phun 5 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần bắt đầu từ tuần thứ 5
sau khi đậu trái, vào thời gian này tránh phun phân bón lá nhiều đạm sẽ làm giảm
phẩm chất trái, như cơm trái bị sượng, bị nhão v.v…
11- Thụ phấn nhân tạo: Nếu có tình trạng thụ phấn kém, nên giúp cây
thụ phấn tốt bằng tay vào lúc 21-22 giờ.
IV- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH: (loại quan trọng)
1- Rầy trắng: (Psylidae) là 1 loại côn trùng bám vào mặt dưới lá non,
đọt non chính, hút làm rụng lá non hàng loạt hoặc gây chết cành. Ngoài việc vệ
sinh đồng ruộng, phát triển thiên địch như kiến vàng, có thể dùng các thuốc để trị
như: Suppracide khi vừa xuất hiện hoặc phun thuốc khi cây ra đọt non để ngừa,
thuốc được sử dụng theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. Applaud-mip 0,2%,
Sevin 0,2%, Trebon 0,2%.

2- Sâu đục trái: Sâu đục vào bên trong trái đùn mạt ra ngoài, có thể trị
bằng cách dùng tay đưa thuốc vào bên trong lỗ đục hoặc phun thuốc khi sâu vừa
xuất hiện bằng Decis theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì của thuốc.
- Tỉa bỏ bớt những trái nhỏ dày khít nhau để sâu không có chỗ trú ẩn
3- Sâu đục cành: (Zeuzera coffea)
Ấu trùng là 1 loại sâu mình đỏ, đục ruỗng thân cành
Phòng trị: Vệ sinh đồng ruộng, hủy bỏ và đốt các cành nhánh bị hại
nặng trước mùa chúng vũ hóa, chích thuốc trừ sâu vào lỗ, sau đó dùng đất sét bịt
lỗ lại
4- Bệnh chảy nhựa, thối vỏ (Phytophthora-sp)
Có hiện tượng vỏ chuyển sang màu vàng sậm và chảy nhựa ra bên
ngoài, có thể trị bằng Aliette 80WP, liều lượng 15-25gr/10lít nước….Nấm bệnh
này còn gây hại trên trái làm vỏ trái trở nên đen và lan dần đến cơm trái, trên lá
làm cháy và rụng lá. Kiểm tra thường xuyên, nếu thấy có vết chảy nhựa nhỏ thì
cạo sạch, hòa Aliette 10g/lít nước hoặc Ridomil 20g/1lít nước bôi lên vết bệnh
5- Bệnh cháy lá, chết đọt: Dùng Benlate 0,2%
6- Các bệnh thán thư, đốm rong…có thể kiểm soát bằng Mancozeb
0,2%, Rovral 50BHN 0,15%
V- THU HOẠCH BẢO QUẢN:
- Thường thời gian từ đậu trái đền chín khoảng 4 tháng, có thể thu khi
trái chín tự rụng hoặc thu sớm khi trái sắp chín (trái chín, dùng cây gõ vào có tiếng
kêu rỗng), sau khi thu xong cần để trái nơi thoáng mát và tránh va chạm mạnh trân
trái
Chú ý: Bà con nên chọn mua giống sầu riêng nơi có uy tín để tránh tổn
thất sau này.

×