LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khi mà nền kinh tế nước ta thoát khỏi
cơ chế bao cấp, dần chuyển bước sang nền kinh tế thị trường thì ngân hàng
càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế. Với vai
trò đó, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, luôn không
ngừng phấn đấu để phát triển, khẳng định vị thế của chính mình và góp sức
trong việc phát triển nền kinh tế. Để làm được điều đó, các ngân hàng phải
chú trọng đến công tác nghiên cứu, đánh giá, phân tích trên mọi khía cạnh của
kinh doanh ngân hàng, từ đó rút ra những kinh nghiệm, đưa ra những chính
sách, biện pháp, chiến lược hành động phù hợp nhất cho ngân hàng mình.
Sau một thời gian ngắn thực tập tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân đội, em đã hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp với những thông
tin chung về sự hình thành, hoạt động và phát triển, tình hình kinh doanh và
các phương hướng hoạt động của ngân hàng.
Qua bản báo cáo này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cô giáo
hướng dẫn thực tập của em là Nguyễn Thị Thanh Tâm, các cô chú, anh chị
làm việc tại ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội đã hướng dẫn và giúp
đỡ em hoàn thành bản báo cáo này!
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP
QUÂN ĐỘI
I – QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP QUÂN ĐỘI.
1 – Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (NHTMCP Quân đội) (gọi tắt là Ngân
hàng Quân đội) được thành lập vào ngày 04/11/1994 theo giấy phép số 0054/NH –
GP, do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 14/09/1994 và giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 060297, do sở Kế hoạch - Đầu tư Hà Nội cấp ngày 30/09/1994 (sửa đổi
ngày 27/12/2002) dưới hình thức là ngân hàng cổ phần, chuyên kinh doanh về tiền tệ,
tín dụng và dịch vụ ngân hàng với mục đích phục vụ các doanh nghiệp Quân đội sản
xuất quốc phòng và làm kinh tế.
Ngân hàng Quân Đội có hội sở chính tại số 3 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Ngân
hàng có 11 sáng lập viên đó là :
- Tổng công ty bay dịch vụ.
- Công ty GAET
- Nhà máy Z113
- Công ty PESCO
- Công ty may 28
- Công ty cơ diện vật liệu nổ 31
- Công ty Tây Hồ
- Tổng công ty xây dựng 11 (Thành An)
- Và một số thể nhân khác đóng góp
Với số vốn đóng góp lúc thành lập là 20 tỷ đồng. Ngân hàng Quân đội là một
pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh, có
tài khoản tại Ngân hàng nhà nước. Thời hạn cấp phép hoạt động là 50 năm, tuy nhiên
có thể xin ra hạn khi hết hạn hoạt động.
Ngân hàng Quân đội ra đời với mục đích kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng,
phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp Quân đội tham gia làm kinh tế, các dự án quốc
phòng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển lớn mạnh của nền kinh tế, và cũng để phù
hợp với mục tiêu kinh doanh trong thời kỳ mới thì Ngân hàng cũng còn đóng vai trò
là một ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng mà Ngân
hàng Quân Đội phục vụ khá đa dạng, bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu vay vốn, thanh toán, kinh doanh ngoại
tệ....của các doanh nghiệp.
Phương châm hoạt động của Ngân hàng Quân Đội là hoạt động an toàn, hiệu quả
và luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng gắn liền với lợi ích của Ngân hàng. Trong
những năm qua, Ngân hàng Quân Đội luôn là người đồng hành tin cậy của khách
hàng và uy tín của Ngân hàng càng được củng cố và phát triển.
Sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động của Ngân hàng luôn ổn định và liên
tục trong hơn 12 năm hoạt động. Vốn điều lệ, tổng tài sản cũng như lợi nhuận trước
thuế của Ngân hàng tăng liên tục.
Cùng với kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc, những năm qua MB đã triển
khai hàng loạt chương trình phục vụ yêu cầu phát triển, đầu tư năng lực kinh doanh.
Đó là từng bước chuyển dịch theo mô hình quản lý tập trung, hình thành hội sở, sở
giao dịch đi đôi với phát triển mạng lưới kinh doanh, đầu tư phương tiện, tăng cường
an ninh. Đến cuối năm 2006, ngoài 300 ngân hàng đại lý thuộc 56 quốc gia đảm bảo
giao dịch thanh toán với tất cả các châu lục, MB đã có 25 chi nhánh, phòng giao dịch
tại các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP HCM; 2 công ty
trực thuộc và Hội sở chính được chuyển về toà nhà Ngân hàng Quân Đội tại số 3
Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. Đồng thời đã triển khai hàng loạt dự án, chương trình
nằm trong mục tiêu phát triển 2006-2010. Chỉ tính riêng những tháng cuối năm 2006,
nhiều cam kết, thoả thuận giữa MB và các đối tác trong và ngoài nước đã được ký
kết, góp phần nâng cao vị thế của MB trên thị trường tài chính. Trong đó nổi bật phải
kể đến các đối tác uy tín như Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Ngân hàng
Citibank, Temenos Thuỵ sỹ…
Trong suốt chặng đường hơn 12 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân
Đội luôn chú trọng đổi mới hoạt động, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng
công nghệ mới. Chính vì vậy, chất lượng dịch vụ của Ngân hàng liên tục được cải
thiện, mang lại cho khách hàng sự yên tâm, thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng các
dịch vụ của Ngân hàng Quân Đội.
2.2 - Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Quân Đội:
2.2.1 – Sơ đồ bộ máy tổ chức:
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHQĐ
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Uỷ ban cao cấp
P. ktra ksoát nội bộ
Cty CK Thăng Long
Cty AMC
P. Đầu tư & Dự án
Khối mạng lưới bán hàng
Khối Treasury
Khối khách hàng cá nhân
Khối khách hàng DN
Khối quản lý tín dụng
P. KHTH & Pháp chế
Trung tâm công nghệ TT
Khối TC – Nhân sự - Hchính
P. tài chính kế toán
P. NCPT & XD chính sách
Sở giao dịch & các chi nhánh
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
2.2.2. Khái quát về chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban.
•
Đại hội đồng cổ đông, là cơ quan quyết định cao nhất của NHTMCP Quân đội.
Mỗi cổ đông đại diện cho một lá phiếu khi bầu cử và quyết định tại đại hội, các quyết
định được thực hiện theo sự nhất trí của đa số cổ đông. Đại hội cổ đông bầu ra chủ
tịch hội đồng cổ đông, ban kiểm soát.
Chức năng của Đại hội đồng cổ đông là :
Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về các kết quả kinh doanh,
quyết định các vấn đề liên quan đến chủ trương định hướng phát triển Ngân hàng...
Thành lập công ty trực thuộc, chia tách, sát nhập, hợp nhất...
Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, quy chế, quỹ lương...
Quyết định phương án xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kĩ thuật; Thông qua
phương án mua, góp vốn cổ phần
•
Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị cao nhất của ngân hàng giữa hai kỳ đại
hội. Hội đồng quản trị do đại hội đồng bầu ra gồm từ 5 đến 12 thành viên, được bầu
hoặc bãi miễn với đa số phiếu tại đại hội đồng bằng thể thức bỏ phiếu kín. Chủ tịch,
phó chủ tịch hội đồng quản trị do các thành viên hội đồng quản trị bầu ra hoặc bãi
miễn bằng thể thức bỏ phiếu hoặc biểu quyết. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quản trị
công tác xây dựng chính sách, quy chế, các mục tiêu kinh doanh và quản lý giám sát
trong toàn bộ hệ thống
•
Tổng giám đốc : có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động kinh
doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội đồng quản trị các báo
cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt động tài chính và kết quả kinh
doanh.
Tổng giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện: phương án huy động
vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo bộ máy,
kiểm tra hoạt động kinh doanh.
Tổng giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lý
trong kinh doanh và nội quy bảo mật; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý
của Ngân hàng; đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo cáo Hội đồng
quản trị, Ngân hàng Nhà nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm soát về kết quả hoạt
động kinh doanh.
•
Ban kiểm soát: là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh
doanh, quản trị và điều hành NHTMCP Quân đội. Thành viên của ban kiểm soát
không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị.
•
Văn phòng: có chức năng làm các công việc như :Lễ tân, đối ngoại, quản lý đội
xe.... Quản lý tài sản làm việc, trang thiết văn phòng và các khoản chi phí văn phòng,
quản lý xây dựng cơ bản nội bộ.
•
Phòng kế hoạch tổng hợp: phòng này có chức năng quản lý, thu thập, xử lý các
thông tin tổng hợp cho ban lãnh đạo Ngân hàng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, các
chính sách, chiến lược phát triển nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ trình hội đồng
quản trị phê duyệt, quan hệ công chúng, marketing và quảng cáo, công tác pháp chế.
•
Phòng công nghệ thông tin: có chức năng quản lý và đảm bảo sự an toàn, hiệu
quả, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống thông tin của Ngân hàng.
Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trình hội đồng quản trị phê duyệt,
phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai
các giải pháp, các ứng dụng mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng.
•
Phòng kế toán:
Bộ phận kế toán tài chính: chức năng của bộ phận này là xây dựng kế hoạch tài
chính cho các bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch tài
chính và xây dựng các báo cáo tài chính phục vụ ban lãnh đạo và các đơn vị có liên
quan, thanh quyết toán tài chính các hoạt động kinh doanh và đầu tư cho các phòng
nghiệp vụ, các chi nhánh và công ty trực thuộc, xây dựng chế độ chính sách kế toán
áp dụng trong toàn hệ thống, xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động cho
từng bộ phận nghiệp vụ và chi nhánh.
tBộ phận thanh toán bù trừ, kế toán cho vay, kế toán kinh doanh ngoại tệ: bộ phận
này có chức năng kiểm soát sau các giao dịch kinh doanh (tính đúng đắn, đầy đủ, hợp
lý....), xủ lý các giao dịch (hạch toán, thanh toán...).
•
Phòng tín dụng : là phòng có chức năng tham mưu cho hội đồng tín dụng và đầu
tư, xây dựng định hướng, chính sách và các hạn mức tín dụng trình hội đồng tín dụng
và đầu tư xem xét, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ chính sách và các hạn mức tín
dụng; quản lý các khoản nợ xấu, thẩm định, tái thẩm định các dự án.
•
Phòng quản lý dự án: có chức năng