Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Tuần 4 - TNXH- Hệ tuần hoàn- Minh Phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 23 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường Tiểu học Ái Mộ A Bài giảng trực tuyến Lớp 3 Môn:Tự nhiên và Xã hội Tuần: 04. Bài: Máu và cơ quan tuần hoàn Hoạt động tuần hoàn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> YÊU YÊUCẦU CẦUTHAM THAMGIA GIATIẾT TIẾTHỌC HỌC. Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng. Ngồi ở nơi yên tĩnh, tập trung lắng nghe. Thực hiện yêu cầu của giáo viên. Thực hành nhiệm vụ về nhà.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Nêu nguyên nhân của bệnh lao phổi ? - Cách đề phòng bệnh lao phổi?.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2021. Tự nhiên và Xã hội Máu và cơ quan tuần hoàn Hoạt động tuần hoàn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Hoạt động 1: Tìm hiểu về máu. - Em đã từng bị đứt tay hoặc trầy da bao giờ chưa? - Khi bị đứt tay hoặc trầy da, em nhìn thấy gì ở vết thương?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Quan sát các tranh SGK và trả lời các câu hỏi sau:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1. Khi bị đứt tay hoặc trầy da, chúng ta có thể nhìn thấy những gì ở vết thương? - Khi bị đứt tay hoặc trầy da, ta có thể nhìn thấy máu hoặc một ít nước màu vàng chảy ra từ vết thương.. 2.Khi mới chảy ra cơ thể, máu có dạng lỏng như nước hay đông đặc? - Khi mới chảy ra khỏi cơ thể, máu có dạng lỏng, để lâu máu đặc khô, đông cứng lại..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3. Quan sát hình 2, cho biết máu được chia thành mấy phần, đó là những phần nào? Máu được chia làm 2 phần là huyết tương và huyết cầu. 4.Quan sát hình 3, nêu hình dạng của huyết cầu đỏ? Huyết cầu đỏ có dạng tròn như cái đĩa.. HUYẾT TƯƠNG. HUYẾT CẦU.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> * Huyết cầu có nhiều loại là huyết cầu đỏ và huyết cầu trắng.. - Huyết cầu đỏ còn được gọi là hồng cầu. Có nhiệm vụ mang khí oxi đi nuôi cơ thể và mang khí cacbonic từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. - Huyết cầu trắng còn được gọi là bạch cầu , có nhiệm vụ tiêu diệt các vi trùng lạ xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể phòng bệnh.. Huyết cầu.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5. Theo em, máu có ở những đâu trên cơ thể người? Dựa vào đâu em biết được điều đó ? - Máu có ở khắp nơi trong cơ thể người, trừ sợi tóc, móng tay vì khi ta bị thương ở đâu ta cũng thấy có máu chảy ra.. * Máu là một chất lỏng màu đỏ, gồm huyết tương và huyết cầu. * Trong cơ thể, máu luôn được lưu thông. Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể được gọi là cơ quan tuần hoàn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Hoạt động 2: Cơ quan tuần hoàn 1. Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? 2. Tim nằm ở vị trí nào trong lồng ngực? (chỉ rõ trên hình vẽ và trên lồng ngực của em). 3. Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1. Cơ quan tuần hoàn gồm những bộ phận nào? - Gồm tim và các mạch máu 2. Tim nằm ở vị trí nào trong lồng ngực? (chỉ rõ trên hình vẽ và trên lồng ngực của em). - Tim nằm ở lồng ngực phía bên trái. 3. Mạch máu đi đến những đâu trong cơ thể người? - Mạch máu đi đến khắp nơi trong cơ thể: đầu, chân, tay, mình, các nội tạng….

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Kết luận * Cơ quan tuần hoàn gồm tim và các mạch máu. *Các mạch máu có thể đi đến tất cả mọi nơi trong cơ thể, vì thế nó có nhiệm vụ mang khí oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và chuyên chở các chất thải, khí cacbonic về thận và phổi để thải ra ngoài..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoạt động 3: Hoạt động tuần hoàn 1. Các em đã nghe thấy gì khi áp tai vào ngực bạn mình? Nghe nhịp đập của tim. 2. Đặt tay lên ngực trái rồi tự đếm nhịp tim của mình trong 1 phút..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3. Khi đặt mấy ngón tay lên cổ tay bạn, em cảm thấy gì? Nhịp đập của mạch 4. Để ngửa bàn tay trái lên bàn, đặt mấy đầu ngón tay phải lên cổ tay trái (phía dưới ngón cái) đếm nhịp mạch trong một phút.. Đếm nhịp mạch.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Báo cáo nhịp tim và mạch tay Lứa tuổi. Nhịp đập của tim. Mạch đập ở tay. Trẻ em. 90 đến 100 lần/phút. 90 đến 100 lần/phút. Người lớn. 70 đến 80 lần/phút. 70 đến 80 lần/phút. Kết luận: Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập, máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hoạt động 4: Sơ đồ vòng tuần hoàn. - Chỉ động mạch, tĩnh mạch và mao mạch trên sơ đồ (hình 3 trang 17 SGK) - Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì? - Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Động mạch đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể. Tĩnh mạch đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. Mao mạch nối động mạch với tĩnh mạch.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> KẾT LUẬN -Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn. - Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và các chất thải của các cơ quan rồi trở về tim. - Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim..

<span class='text_page_counter'>(22)</span>  Xem trước bài sau: “Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn Bài 9: Phòng bệnh tim mạch”..

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

×