Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.11 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Chuyên đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC TIẾT ƠN TẬP CHƯƠNG</b>
<b>Ở BỘ MƠN TỐN</b>
<b>A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:</b>
Chương trình tốn THCS có 4 kiểu bài lên lớp: kiểu bài nội dung mới (kiểu bài
lý thuyết), kiểu bài luyện tập, kiểu bài thực hành và kiểu bài ôn tập. Kiểu bài ơn tập
có thể là bài ơn tập chương, ơn tập học kỳ, ơn tập cuối năm. Trong đó, tiết ôn tập
chương là tiết học hết sức quan trong bởi trong những tiết học này, HS được hệ thống
toàn bộ những kiến thức cơ bản, trọng tâm của cả chương và biết vận dụng những
kiến thức đó vào các bài tập để vẽ hình, tính tốn, chứng minh…Cũng trong các tiết
ôn tập này, HS được hệ thống các dạng bài tập của chương, phương pháp giải các
dạng bài tập đó; đặc biệt là các bài tập đòi hỏi vận dụng kiến thức tổng hợp. Qua đó
giúp các em hình thành và phát triển các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh, khái qt hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa; các phẩm chất trí tuệ như tính linh
hoạt, tính độc lập, tính sáng tạo và rèn luyện các kỹ năng tính tốn, chứng minh, vẽ
hình, vẽ đồ thị. Tuy nhiên, phân phối chương trình Tốn trung học cơ sở quy định
thời lượng ôn tập tương đối hạn hẹp, thường là 1-2 tiết cho ôn tập chương và 2 tiết
cho ôn tập học kỳ. Tuy hiện nay, các trường được linh hoạt khi xây dựng PPCT
nhưng do phải đảm bảo khung chương trình và số tiết quy định nên không thể tăng số
tiết ôn tập vì nếu tăng tiết ôn tập thì phải giảm số tiết các kiểu bài khác. Trong thực
tế, khi dạy học các tiết ơn tập, khó khăn mà giáo viên thường gặp là thời lượng
q ít so với nội dung ơn tập; lý thuyết và các dạng bài tập trong chương khá nhiều.
Do đó việc hệ thống lý thuyết, hệ thống các dạng bài tập và phương pháp giải là rất
khó thực hiện thành cơng chỉ trong 1-2 tiết. Về phía HS, do việc nắm kiến thức, kỹ
năng từng bài trong chương chưa tốt, việc chuẩn bị ở nhà cho tiết ôn tập của các em
chưa được đầu tư đúng mức như: chưa trả lời hệ thống câu hỏi ôn tập, chưa nghiên
cứu tìm hiểu kỹ các bảng, các sơ đồ hệ thống kiến thức nên chưa hình dung tổng thể
kiến thức, kỹ năng của chương đã học. Vì lẽ đó, đa số GV chỉ tập trung vào nghiên
cứu cho việc dạy – học khái niệm, định lý toán học (tức kiểu bài nội dung mới) hay
kiểu bài luyện tập mà ít chú trọng vào phương pháp dạy kiểu bài ơn tập, đặc biệt là
Vì lẽ đó, giảng dạy tiết Ơn tập Tốn như thế nào cho có hiệu quả, HS được hệ
thống kiến thức một cách vững chắc, rèn luyện các kĩ năng một cách thành thạo và tạo
được hứng thú, đem lại niềm tin trong học tập là một vấn đề mà nhóm GV Tốn
trường THCS Lê Lợi chúng tơi muốn tham khảo ý kiến từ q thầy cơ giáo trong buổi
sinh hoạt hôm nay với mong muốn nhận được những kinh nghiệm q, những cách
dạy tiết ơn tập hay để tiết Ơn tập Toán thực sự đạt được mục tiêu đề ra theo chuẩn
kiến thức kĩ năng hiện hành.
<b>B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: </b>
<b>I/ Nội dung của một tiết ôn tập chương:</b>
- Thông qua phát vấn và sử dụng các bảng tổng kết, các các sơ đồ hệ thống kiến
thức, các bản đồ tư duy hoặc thông qua các bài tập mà hệ thống lại kiến thức cơ bản
đã học, có thể bổ sung thêm kiến thức mới tùy theo từng chương.
- Thông qua luyện tập mà giúp HS nắm vững kiến thức và rèn luyện các kỹ
năng cần thiết
- Hệ thống cho HS các phương pháp giải một số dạng toán.
<b>II/ Việc chuẩn bị của GV và HS cho một tiết ơn tập:</b>
<i><b>1/ Về phía GV:</b></i>
1.1) Về chuẩn bị phương tiện:
Nếu dạy bằng phần mềm Power Point trên máy chiếu thì GV soạn bảng hệ
thống hay sơ đồ tóm tắt kiến thức bằng phần mềm Mind Map. Nếu không, GV phải
1.2) Về chuẩn bị kiến thức:
GV chuẩn bị các bảng, sơ đồ hệ thống kiến thức và lựa chọn hệ thống câu hỏi,
phân dạng bài tập và phương pháp giải
- Nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT để nắm được tất cả các cách giải của
mỗi bài toán, cố gắng hiểu được ý đồ tác giả; mục đích của mỗi bài tốn đặt ra là gì.
Chọn lựa hệ thống bài tập sao cho phù hợp với từng đối tượng HS, trong đó nên có
đầy đủ các loại bài tập:
+ Bài tập nhận biết dành cho đối tượng HS yếu
+ Bài tập thông hiểu dành cho đối tượng HS trung bình
+ Bài tập vận dụng dành cho HS khá giỏi.
Khi soạn bài, GV cần bám sát Chuẩn kiến thức ,kỹ năng của các chủ đề trong
chương để lựa chọn câu hỏi, bài tập ở mức độ vừa phải, không nên đặt ra yêu cầu quá
cao hay quá thấp so với chuẩn. Tuy nhiên, tùy tình hình thực tiễn, GV có thể hướng
dẫn thêm cho HSG một số bài tập nâng cao trong SBT.
<i>1.3) Về chuẩn bị cách thức tổ chức dạy học trên lớp: </i>
GV cần xác định rõ các hoạt động, dự kiến thời gian và hình thức cho mỗi hoạt
động. Dự kiến những khó khăn mà HS gặp phải trong q trình ơn tập và cách thức
khắc phục những khó khăn đó.
<i><b>2/ Về phía HS:</b></i>
HS phải chuẩn bị các nội dung sau cho tiết ôn tập: (GV yêu cầu HS ở tiết trước
tiết ôn tập)
- Trả lời các câu hỏi ôn tập chương trong SGK
- Nghiên cứu, tìm hiểu các sơ đồ hay bảng tóm tắt kiến thức cơ bản của chương
- Làm một số bài tập.
- Chuẩn bị bảng nhóm hoặc bảng cá nhân.
<b>III/ Một số điểm cần lưu ý khi dạy tiết ôn tập chương:</b>
- GV cần xác đinh tiết ôn tập chương không phải là tiết nhắc lại các kiến thức
đã học mà quan trọng hơn là hướng dẫn HS biết các kiến thức đó liên quan với nhau
như thế nào, cố gắng tìm ra sợi chỉ liên kết các kiến thức ấy với nhau.
- Nên có bảng hệ thống mà các kiến thức trong bảng liên quan với nhau theo cả
hàng lẫn cột. tận dụng các sơ đồ để hệ thống kiến thức.
- Nên chọn những bài tập có nội dung tổng hợp liên quan đến nhiều kiến thức
cần ôn tập, qua đó khắc sâu, hệ thống và nâng cao kiến thức cơ bản đã học.
- Luôn thay đổi hình thức ơn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả và trong
bất kỳ hình thức nào, HS cũng phải chủ động tham gia vào tiết dạy.
II/Cách tiến hành tổ chức dạy học tiết ôn tập:
<i><b>1/ Cấu trúc của một tiết ơn tập:</b></i>
Một tiết ơn tập Tốn nói chung thường có cấu trúc như sau:
- Ổn định lớp
- Định hướng mục đích, nhiệm vụ học tập
- Tổ chức cho HS hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức của chương trên cơ sở
đã được chuẩn bị trước của HS nhằm xây dựng nên những bảng tổng kết, những sơ
đồ.
- Tổ chức cho HS vận dụng các kiến thức trên vào luyện giải các bài tập đã
được lựa chọn, đặc biệt là những bài tập tổng hợp đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến
thức và cuối cùng là hệ thống cho HS các dạng bài tập cơ bản của chương và phương
pháp giải từng dạng.
- Hướng dẫn HS học bài, làm bài ở nhà sau tiết luyện tập
<i><b>2/ Phương án tổ chức tiết ôn tập:</b></i>
Từ thực tiễn giảng dạy và qua dự giờ một số đồng nghiệp, chúng tôi tạm đưa ra
03 phương án sau:
<b>Phương án 1: Ôn tập hệ thống lý thuyết xong rồi làm bài tập.</b>
Phương án này áp dụng cho những chương mà hệ thống lý thuyết mang tính
logic từ đầu chương đến cuối chương. Khi tổ chức luyện tập, ta hướng dẫn cho HS
giải từng dạng. Từ đó GV chốt lại cách làm tổng quát cho mỗi dạng bài tập. cuối
cùng, GV rút ra kết luận chung: Ở chương này cần nắm những kiến thức nào, các kiến
thức đó liên quan với nhau như thế nào? Cần nắm được phương pháp giải những dạng
toán nào?
<i><b>Đánh giá phương án 1:</b></i>
<i>Ưu điểm: củng cố được các kiến thức và hệ thống được kiến thức theo trình tự</i>
bài học
<i>Nhược điểm: Sự kết nối giữa lý thuyết và bài tập có phần rời rạc.</i>
<b>Phương án 2: Làm bài tập để củng cố lý thuyết</b>
Để thực hiện phương án này, GV nên sắp xếp các bài tập cùng một dạng hay cùng sử
dụng kiến thức vào từng nhóm. Sau đó yêu cầu HS thực hiện. HS khác và GV nhận
xét bài làm của bạn. GV yêu cầu Hs nêu cơ sở lý thuyết đã vận dụng để giải bài tập.
GV cần lưu kết quả ấy để có lý thuyết hồn chỉnh của chương.
<i><b>Đánh giá phương án 2:</b></i>
<i>Ưu điểm: HS được làm nhiều bài tập, biết được những bài tập này vận dụng</i>
được những kiến thức nào, tiết kiệm được thời gian.
<i>Nhược điểm: Khó hệ thống được kiến thức, đơi khi bỏ sót kiến thức khơng ơn</i>
tập (có thể trong các bài tập đã chọn khơng sử dụng đến kiến thức đó)
<b>Phương án 3: Ôn luyện lần lượt từng đơn vị kiến thức.</b>
Phương án này áp dụng với những chương có nhiều đơn vị kiến thức độc lập, vì
nó khó xâu chuỗi kiến thức một các hệ thống. Có thể nói phương án này là tổng hòa
các phương án 1 và 2 cho từng đơn vị kiến thức. Để thực hiện phương án này, Gv gợi
mở cho Hs trả lời kiến thức cũ. Sau đó cho HS làm các bài tập cần vận dụng kiến thức
đó. HS giải xong, GV chốt lại cách làm dạng bài tập đó. Cứ như vậy cho đến hết
chương.
<i><b>Đánh giá phương án 3:</b></i>
<i>Ưu điểm: GV có thể cho HS ôn tập được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn.</i>
Sự phân chia kiến thức giúp HS hiểu bài nhanh hơn.
<i>Nhược điểm: Khó hệ thơng được kiến thức, HS yếu khó nắm bắt tính logic của</i>
bài học.
<b>3/ Phương pháp sử dụng bản đồ tư duy khi tổ chức tiết ôn tập </b>
Có nhiều phương pháp dạy học tiết ơn tập và mỗi phương pháp đều có ưu,
nhược điểm riêng. Nhưng nếu biết sử dụng bản đồ tư duy, đây sẽ là biện pháp có thể
kết hợp các phương pháp trên một cách linh hoạt, hiệu quả.
Khi sử dụng bản đồ tư duy trong các tiết ơn tập, có thể qua các bước như sau:
<i>Bước 1. Giao học sinh về nhà hoàn thiện và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh</i>
bằng cách gọi một vài em lên bảng trình bày nội dung kiến thức mình đã thể hiện
trong bản đồ tư duy. Giáo viên nên để học sinh thoải mái trình bày theo những ý
tưởng đã sắp xếp, các học sinh khác và giáo viên chỉ làm thêm nhiệm vụ bổ sung
những nội dung còn thiếu trong những phần đã học trong bản đồ tư duy.
<i>Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh ơn tập theo những chủ điểm đã có trong</i>
bản đồ tư duy.
kiến thức cần nhớ, các kỹ năng thường sử dụng, cần rèn luyện nhiều, các dạng bài tập
điển hình, những dạng bài đặc biệt, dạng bài khó, đặc biệt là các từ khóa để học sinh
hiểu, nắm vững kiến thức nhờ hình ảnh trên sơ đồ.
Với cách làm này, chúng tôi tin rằng HS sẽ lưu kiến thức trong trí nhớ được sâu
<b>C. KẾT LUẬN:</b>
Để tiết ôn tập thật sự có hiệu quả, đảm bảo được mục tiêu đề ra, người GV phải
thật sự tâm huyết, bỏ thời gian và công sức không nhỏ từ khâu chuẩn bị đến khâu tiến
hành tiết dạy để giúp các em có được hứng thú, niềm vui trong học tập.
Với mong muốn có được nhiều kinh nghiệm trong khi giảng dạy nên chúng tôi
xin mạn phép nêu ra một số vấn đề khi dạy tiết ôn tập để q thầy cơ trao đổi, góp ý.
Rất mong nhận được những ý kiến q báu của q thầy cơ. Do thời gian và năng lực
hạn hẹp nên chắc chắn rằng chun đề khơng tránh khỏi những sai sót về nội dung,
phương pháp, cách diễn đạt, mong nhận được sự chỉ giáo của q thấy cơ. Xin chân
thành cảm ơn.