Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

NCKHSPUD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.13 KB, 33 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>. Tóm tắt đề tài…………………………………….………………………...Trang 2 2. Giíi thiÖuđề tài…………………………………………….. ……………..Trang 5 3. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu:……………………………..………………..….Trang 5 1) Kh¸ch thÓ nghiªn cøu…………………………………………..……..…Trang 6 2) ThiÕt kÕ nghiªn cøu…………………………………………………...…Trang 6 3) Quy tr×nh nghiªn cøu…………………………………….……………....Trang 7 4) §o lêng vµ thu thËp d÷ liÖu……………………………………….…....Trang 7 4. Ph©n tÝch d÷ liÖu vµ kÕt qu¶………..……………………………………..Trang 8 5. Bµn luËn......……………………………………………………..…..…......Trang 10 6. KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ……………………………............................... Trang 10 7. Tµi liÖu tham kh¶o……………………………..…………………….……Trang 11 8. Phô lôc……………………..…………………………………………...…Trang 12. * Danh mục các từ viết tắt trong đề tài ViÕt t¾t KNS HS GV BT PPDH KT TKB SD p PPCT SGV KHSP. Nội dung viết đầy đủ KÜ n¨ng sèng Häc sinh Gi¸o viªn Bµi tËp Ph¬ng ph¸p d¹y häc KiÓm tra Thêi khãa biÓu §é lÖch chuÈn X¸c suÊt ngÉu nhiªn trong phÐp kiÓm chøng T-Test Ph©n phèi ch¬ng tr×nh S¸ch gi¸o viªn Khoa häc S ph¹m. Ghi chó. “MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC ĐÚNG VÀ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ĐỌC DIỄN CẢM TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5" I.. TÓM TẮT ĐỀ TÀI. - Phân môn Tập đọc trong Tiếng Việt là một trong những phân môn quan trọng bởi có đọc tốt thì mới học tốt Tiếng Việt. Đọc tốt ở phân môn Tập đọc là các em được củng cố khắc sâu thêm những tri thức, kỹ năng học tốt ở những phân môn khác của Tiếng Việt và các môn học khác. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc hay (đọc diễn cảm). Thông qua đọc đúng, đọc hay học sinh cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài văn, bài thơ. Nó là chìa khoá đưa các em vào kho tàng văn hoá, khoa học, giúp các em nhận ra những tinh hoa của dân tộc đang được tàng trữ trong sách vở. Mỗi bài tập đọc là một văn bản là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực về cảnh đẹp đất nước, con người, xã hội...Mặt khác, thể hiện được tâm hồn của tác giả không chỉ có nội dung hấp dẫn của bài văn bài thơ mà còn phụ thuộc vào người đọc tác phẩm đó. Trước hết người đọc phải đọc đúng, đọc chính xác, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm , đọc theo vai thì mới diễn tả cảm xúc, tình cảm, thái độ của tác giả bộc lộ qua từng nhân vật trong tác phẩm. Đối với học sinh lớp 5, khi học môn tập đọc, các em được làm quen và tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau như: Văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học... Trong văn bản nghệ thuật có cả trích đoạn, kịch, thơ, văn xuôi... với số lượng chữ khá nhiều và yêu cầu cao hơn về tốc độ đọc tối thiểu khoảng 120 tiếng/phút. Vì vậy Giáo viên phải nâng cao năng lực đọc cho học sinh, giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là hết sức cần thiết cho học sinh cuối cấp tiểu học , làm nền tảng cho việc học ở các lớp trên. - Theo chương trình Giáo dục phổ thông - Cấp Tiểu học (ban hành kèm theo quyết định số 16 / 2006 / QĐ - BGDĐT ngày 05- 5-2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), mục tiêu của phân môn Tập đọc là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng việt (đọc, viết, nghe, nói) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tập đọc, góp phần rèn luyện thao tác tư duy..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Để thực hiện mục tiêu "Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi", môn Tiếng việt bậc Tiểu học lấy nguyên tắc dạy giao tiếp làm định hướng cơ bản. Quan điểm dạy giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. - Về Mục đích yêu cầu của dạy học phân môn tập đọc lớp 5: 1.Củng cố kỹ năng đọc trơn, độc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới ;tăng cường tốc độ đọc,khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm. 2.Phát triển kỹ năng đọc hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,...để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ. 3,Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên,xã hội và con người đẻ gốp phần hình thành nhân các của con người mới. (Trích TIếng Việt 5 Tập 1 Sách giáo viên Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Về nội dung dạy học Bộ SGK Tiếng Việt lớp 5 bào gồm 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí khoa học, trong đó có 46 bài văn xuôi( 4 bài là trích đoạn kịch),18 bài thơ ( có 4 bài ca dao ngắn dạy trong cùng một tiết), phân môn tập đọc ở lớp 5 tiếp tục củng cố nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm..... Cùng với các phận môn kể chuyện,Tập làm văn, phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, dùng sách công cụ (từ diển, sổ tay từ ngữ, ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Về yêu cầu cần đạt : Theo sách Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thúc, kỹ năng các môn học ở tiểu học lớp 5 thì mức độ đọc của học sinh theo từng giai đoạn ( gắn với 4 lần kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt quy định như sau: Giai đoạn Giữa HK1 Tốc độ đọc Khoảng 100 tiếng/ 1 phút cần đạt. Cuối HK1 Giữa HK1I Cuối HK1I Khoảng 110 Khoảng 115 Khoảng 120 tiếng/ 1 phút. tiếng/ 1 phút. tiếng/ 1 phút. - Về phương pháp dạy học, các kĩ năng nói trên được dạy thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. - Phân môn Tập đọc rèn luyện cho HS kĩ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó các bài Tập đọc trong SGK Hướng dẫn học Tiếng Việt 5phản ánh nhiều lĩnh vực khác nhau: - Thông qua hệ thống bài Tập đọc theo chủ điểm và các lĩnh vực khác nhau, qua những câu hỏi, bài tập khai thác nội dung bài, phân môn Tập đọc còn cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như nhân vật, cốt truyện, hình ảnh, chi tiết, ...) góp phần mở rộng vốn sống và rèn luyện nhân cách cho học sinh. II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.Tìm hiểu thực trạng -Hiện nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra yêu cầu cần phải đổi mới. Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ đông, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường, giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thực tế hiện nay ở trường Tiểu học tôi đang dạy cho thấy, kỹ năng đọc của học sinh còn hạn chế, một số giáo viên chưa tìm ra phương pháp để nâng cao kết quả giờ dạy phân môn tập đọc của lớp mình. Việc dạy phân môn Tập đọc của một số giáo viên vẫn bám vào phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống. Phần đa vận dụng phương pháp mới cũng chỉ là đọc cá nhân, đọc theo nhóm,... Khi học sinh đọc bài hầu hết giáo viên không kiểm soát được tốc độ đọc, cho dù cách đọc của học sinh đó đọc đúng hay sai. Đây chính là nguyên nhân làm cho học sinh hoạt động không tích cực, sinh ra nhàm chán khi học phân môn Tập đọc này. *Về sách giáo khoa:Sách giáo khoa Hướng dẫn họcTiếng Việt 5 Vnen mà chúng tôi đang thực hiện (gồm 4 tập) với 10 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, mỗi chủ điểmhọc trong 3 tuần Học kỳ 1: Gồm các chủ điểm Việt Nam –Tổ quốc em Cánh chim hòa bình Con người với thiên nhiên Giữ lấy màu xanh Vì hạnh phúc con người Học kỳ 2: Gồm cá chủ điểm : Người công dân Vì cuộc sống thanh bình Nhớ nguồn Nam và nữ Những chủ nhân của tương lai (trừ chủ điểm VÌ HẠNH PHÚC CON NGƯỜI được học trong 4 tuần). Nội dung các chủ điểm học ở lớp 5 đã chia ra cụ thể hơn, mở rộng và nâng cao hơn, giúp HS được tiếp xúc với nhiều mặt của cuộc sống, góp phần phục vụ cho việc dạy học phân môn Tập đọc được tốt hơn. * Về giáo viên và học sinh: a) Giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Một số giáo viên chưa chú ý đến tốc độđọcvà chỉnh sửa cách đọc sai cho học sinh và sử dụng phương pháp dạy học chưa linh hoạt, còn dạy theo lối cô giảng giải HS nghe như vậy học sinh không tích cực trong học tập biến giờ tập đọc thành giờ giảng văn. - Một hạn chế rất phổ biến ở giáo viên khi dạy phân môn Tập đọc là chưa hướng cho học sinh cách nhập vai, cách thể hiện khi đọc, chưa chú ý đến cách đọc diễn cảm cho học sinh. b) Học sinh: - Lớp có trình độ nhận thức không đồng đều có nhiều học sinh tiếp thu tốt, đọc. trôi chảy nhưng vẫn còn rất nhiều em đọc chưa trôi chảy, còn sai những âm, vần dấu thanh theo phương ngữ. -Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế. - Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay đến xây dựng gia đình nói , phát âm chưa đúng.Số lượng học sinh đông, ý thức học của một số HS còn chưa tốt.Sau khi được phân công nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học sinh qua Bài 2A: Văn hiến nghìn năm với bài tập đọc Nghìn năm văn hiến Sách hướng dẫn học Tiếng Việt 5 tập 1A trang 23 kết quả như sau : (Bảng này khảo sát của HS lớp nào?). TSHS 20. Đọc diễn cảm SL TL 2. 10%. Đọcđúng SL TL 9. 45%. Đọc còn ngắc ngứ SL TL 9. 45%. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Tiểu học còn nhỏ, tính tự giác trong học tập chưa cao, tốc độ đọc còn chậm (chưa rành mạch, còn ấp úng, phát âm không chuẩn xác một số phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x), nên đa số các em ngại đọc. Qua khảo sát thực trạng dạy và học tập đọc ở lớp 5 cho thấy kỹ năng đọc củacác emchưa tốt. Đó là điều tôi băn khoăn, trăn trở, đã thúc đẩy tôi suy nghĩ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> và đầu tư chăm lo chất lượng dạy học của mình, thúc đẩy khả năng học của học trò để theo kịp thời kỳ giáo dục công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2. Giải pháp thay thế: a) Để giúp học sinh đọc đúng - Phải biết kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đầu năm học nhà trường đã tổ chức hội nghị phụ huynh tôi kết hợp họp phụ huynh lớp để trao đổi, bàn bạc tìm ra biện pháp tốt nhất để các em học tốt các môn học nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng. Tôi hướng dẫn phụ huynh cách giúp đỡ các em học tập tốt ở nhà, học sinh phải biết cách chuẩn bị bài như đọc và soạn bài trước ở nhà . -Để các em giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, tôi sắp xếp những học sinh đọc yếu ngồi cạnh những học sinh đọc khá, giỏi, 15 phút đầu giờ những em khá, giỏi có nhiệm vụ kiểm tra việc luyện đọc ở nhà của bạn để giúp giáo viên sữa chữa cho học sinh - Tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ để biết được mức tiến bộ của các em để có biện pháp hướng dẫn phù hợp. -Muốn giờ học trở lên nhẹ nhàng, đem lại được hiệu quả thiết thực. GV cần nắm vững yêu cầu cơ bản và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức cho HS luyện đọc.(nhất là đối với học sinh có điều kiện còn khó khăn trong học tập). - Đối với lớp 5 học sinh cần đọc đúng và rành mạch bài văn (đạt yêu cầu tối thiểu khoảng120 tiếng / phút ), từ đó có cơ sở nhận biết được ý chính của đoạn văn, bài văn.Tôi luôn củng cố kỹ năng đọc cho học sinh khi gặp dấu chấm phải nghỉ hơi, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi .Để tránh học sinh ngắt nghỉ quá lâu ,làm cho việc đọc rời rạc không diễn cảm , tôi thường đọc mẫu câu, đoạn ,,,,sau đó gọi một vài em khá đọc để cả lớp lắng nghe, cảm nhận .Tôi nghĩ rằng việc đổi mới dần dần từng bước chắc chắn sẽ có hiệu quả, để cho các em làm quen cách học này sẽ thực hiện phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh, mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển đó.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chính là hoạt động giao tiếp (đặc thù của môn Tiếng Việt). Trước hết tôi kiên trì tập cho các em có nề nếp trong học tập đọc, yêu thích học tập đọc. Khi tôi đọc mẫu, tất cả các em phải chú ý nhìn vào bài đọc và đọc thầm theo. Khi một em đọc thì tất cả học sinh khác phải chú ý đọc thầm và sẵn sàng đọc tiếp. Khi bạn đọc xong phải biết nhận xét cách đọc của bạn, đó chính là cách giúp các em tự trau dồi kỹ năng đọc của mình thông qua việc đọc của bạn . Những em đọc yếu tôi thường cho các em đọc tiếp nhận văn bản nhiều lần để giúp các em luyện đọc đúng tiếng từ khó. Tôi cho các em luyện đọc từng câu đến đoạn ngắn và luôn có lời khích lệ, động viên các em để các em khỏi ngại ngùng, mạnh dạn hơn, vừa động viên được các em đọc yếu vươn lên tiến bộ mà còn làm cho các em tự tin ở mình hơn. Những em khá giỏi tôi thường cho các em đọc đoạn hoặc cả bài và sau đó theo dõi các bạn trung bình yếu để nhận xét và nhắc nhở những tiếng bạn đọc sai. -Việc các em tự luyện đọc là rất quan trọng. Tôi có kế hoạch cho các em tập đọc trước bài ở những tiết tự học. Những em đọc yếu phải đọc nhiều lượt cho quen mặt chữ. Những em đọc khá giỏi đọc ít lượt rồi tìm hiểu nội dung, hiểu nghĩa từ. Ngoài việc đọc to các em cần luyện đọc thầm bằng mắt. Những em đọc yếu về nhà luyện đọc thêm hôm sau đọc cho cô nghe vào 15 phút sinh hoạt đầu giờ. - Tôi khuyến khích các em đọc thêm sách báo đặc biệt những cuốn sách tranh truyện, báo nhi đồng. Vì loại truyện này ngắn, chữ to có tranh nên rất thu hút các em hứng thú đọc. - Hướng dẫn đọc từng câu : Mục đích của rèn đọc câu là hướng dẫn học sinh ngừng nghỉ, ngắt hơi, ngắt nhịp đúng chỗ, biết lên giọng, nhấn giọng, hạ thấp giọng, … ở những từ ngữ thích hợp trong tiết tập đọc, giáo viên cần chọn ra những câu văn dài, những câu thơ khó ngắt nhịp ghi ra bảng phụ, sau đó giáo viên đọc mẫu cho học sinh phát hiện ra những chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp trong câu đó; Sau đó dùng bút lông (phấn màu) sổ (đánh dấu) chỗ ngắt hơi, ngắt nhịp, nhấn giọng… học sinh có thể dùng chì để làm kí hiệu vào SGK.Sau đó cho các em luyện đọc cá nhân, hoặc đồng thanh tổ có nhiều học sinh đọc yếu..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> . GV theo dõi học sinh đọc để sửa lỗi phát âm, kết hợp luyện đọc đúng từ ngữ. Giáo viên nên chia nhỏ văn bản cho nhiều học sinh được tham gia tích cực vào quá trình luyện đọc, qua đó bộc lộ năng lực đọc của từng cá nhân. GV lắng nghe học sinh đọc dù chỉ 1 câu cũng có thể sơ bộ cảm nhận được ưu điểm hay hạn chế về kĩ năng đọc của HS để từ đó có biện pháp động viên hay giúp đỡ kịp thời. Những "thông tin ngược" từ phía HS qua việc thực hành đọc câu còn là cơ sở để GV lựa chọn nội dung dạy học thiết thực, tránh những áp đặt mang tính chủ quan. Từ ngữ ít HS đọc sai thì chỉ cần sửa trực tiếp cho từng cá nhân, nếu nhiều HS đọc sai thì cần hướng dẫn sửa chung cho cả lớp... Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc: "Ê- mi- li, con......" Đọc đoạn : Giôn –xơn Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những na pan hơi độc Đến Việt Nam Để đốt những nhà thương,/ trường học Giết những con người/ chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em/ chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh /bốn mùa hoa lá Và giết cả những dòng sông/ của thơ ca nhạc họa? Học sinh lắng nghe bạn đọc biết nhận xét từ nhấn giọng ở những từ in đậm, ngắt nghỉ từng câu thơ ,đoạn thơ , Biết diễn cảm lời chú Mo-ri-xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn –xơn. Học sinh được đọc và nghe bạn đọc từng câu, bằng trực giác, học sinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói (câu) là diễn đạt trọn ý. Kết hợp với những kiến thức được cung cấp qua các bài tập luyện từ và câu, HS sẽ dễ dàng tiếp nhận và thực hành cách viết câu đúng ngữ pháp Tiếng Việt..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Ở Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 Vnen phần Cùng luyện đọc được chia thành hai hoặc 3 mục rõ ràng Đầu tiên học sinh được đọc các từ khó, tên riêng Ví dụ : a) Đọc các tên riêng : -Ê-mi-li, Mo-ri- xơn,Lầu Ngũ Giác,na pan -Pô-tô-mác, Giôn –xơn, Oa-sinh-tơn. b) Đọc câu c) Đọc đoạn,bài . Hoạt động đọc từng từ ,đến câu rồi đến đoạn trong quy trình hướng dẫn HS luyện đọc ở lớp 5 xuất phát từ các căn cứ khoa học, sư phạm và tâm lí trẻ em, vì vậy không thể bỏ qua. Điều đáng quan tâm là việc vận dụng của GV phải hết sức linh hoạt như một số điểm nêu trên. - Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp: Ở lớp 5,HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. GV theo dõi HS đọc để gợi ý, hướng dẫn cách ngắt nghỉ hơi, cách ngắt nhịp thơ cho đúng, đọc đúng ngữ điệu câu và tập phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật (nếu có); hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa từ ngữ được chú giải trong SGK thông qua đọc; từ ngữ chưa quen thuộc với học sinh địa phương (nếu có). - Hướng dẫn đọc từng đoạn trong nhóm: Có thể linh hoạt đọc theo nhóm đôi, nhóm bốn, dựa vào cách đọc được hướng dẫn trên lớp. HS cần đọc và theo dõi nhận xét bạn đọc. GV cần tạo cho học sinh thói quen đọc vừa phải để không ảnh hưởng nhiều đến nhóm khác, có kỹ năng nghe và theo dõi SGK để xác nhận kết quả đọc của bạn.Hiện nay ở loại sách giáo khoa thông thường hay sách Vnen thì phân môn Tập đọc đều áp dụng phương pháp là giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc xong rồi mới tìm hiểu bài, sau đó tiếp theo phần luyện đọc lại. Học sinh lớp lúc đầu chưa hiểu hết nội dung bài nên đọc bài lúc đầu chưa thể đọc đúng, đọc diễn cảm được. Giáo viên lúc đó phải đọc mẫu cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm, sau khi luyện đọc từ, câu khó có trong đoạn xong giáo viên mới hướng dẫn luyện đọc đoạn, giáo viên cần nêu cách cụ thể về đọc như: Nhấn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> giọng, kéo dài giọng ở từ ngữ nào, đọc cao hạ thấp từ nào…, nhanh, chậm, vui, buồn.Tóm lại giáo viên cần phải rèn cho học sinh đọc có ngữ điệu, giọng điệu phải phù hợp với từng loại câu (câu kể,câu hỏi, câu cảm,câu cầu khiến). Giáo viên hướng dẫn đọc một cách cụ thể, rõ ràng, tránh hướng dẫn chung chung như phần hướng dẫn đọc ở SGK. Đối với các bài thơ để rèn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên phải biết khai thác những nét đặc trưng của thơ: Dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ, thể thơ. Cần hướng dẫn kỹ về cách ngắt nhịp, cách ngắt nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, cách đọc những tiếng cùng vần với nhau… sao cho phù hợp với thể thơ, nội dung của từng khổ thơ, đoạn thơ. b .Luyện đọc diễn cảm: Kĩ năng đọc diễn cảm được luyện tập sau khi học sinh đã được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc đúng, rõ ràng, rành mạch…), sau khi học sinh đã tìm hiểu bài và nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc. Muốn đọc diễn cảm một văn bản, phải lựa chọn được giọng đọc, ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả, thái độ của tác giả đối với nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Khi dạy HS đọc diễn cảm, giáo viên hướng dẫn các em luyện tập để từng bước đạt được những yêu cầu trên theo mức độ từ thấp đến cao như sau: - Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với từng loại câu. Ví dụ: Khi dạy bài : “Cái gì quý nhất ?” Hướng dẫn học Tiếng Việt 5- Tập 1A trang 150. Hướng dẫn học sinh luyện đọc các câu thể hiện đúng ngữ điệu: + Theo tớ, quý nhất là lúa gạo.Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không ?! (Câu đầu giọng khẳng định dứt khoát , câu sau lên giọng ở cuối câu) + Bạn Hùng nói không đúng.quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì ? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo .- Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời của các nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và tính cách của từng nhân vật. Ví dụ: Khi dạy bài: “Lòng dân” – Hướng dẫn học Tiếng Việt 5- Tập 1A trang 46 Tôi hướng dẫn cách ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói nhân vật..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.Giọng đọc phải thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai. Cai: Hừm! Thằng nhỏ, lại đây.Ông đó phải tía mầy không? Nói dối tao bắn. (Giọng hống hách, xấc xược) An: Dạ hổng phải tía …. An: Dạ cháu… kêu bằng ba, chứ hổng phải tía.( Giọng thật thà ,hồn nhiên) Dì Năm: Ba nó để chỗ nào?Cán bộ : Thì coi đâu đó.( Giọng dì Năm và chú cán bộ tự nhiên, bình tĩnh) - Khi đọc câu thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui vẻ cần nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó. Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt ( câu hỏi, câu cảm, câu khiến ) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên cần chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phấy.Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Ví dụ : Khi dạy bài “ Lập làng giữ biển” –Tiếng việt 5- tập 2. Cần đọc giọng kể chuyện, chú ý giọng đọc của từng nhân vật.(Lời của bố Nhụ: vui vẻ thân mật.Lời của Nhụ: nhẹ nhàng.Có như vậy mới biểu đạt được trạng thái, cảm xúc của tác giả) - Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ. Ví dụ bài: “ Cao Bằng”Tiếng Việt 5 tập 2 Rồi dần / bằng bằng xuống Ông lành / như hạt gạo Bà hiền / như suối trong… Cao giọng khi đọc hai câu thơ: “Cao Bằng/rõ thật cao Bạn ơi có thấy đâu//” Giáo viên dựa vào những dòng thơ cụ thể để ngắt nhịp câu thơ cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì ý nghĩa đoạn thơ mới bộc lộ được cho người nghe.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> . - Nội dung của bài tập đọc đã qui định ngữ điệu của nó giáo viên không nên áp đạt sẵn giọng đọc mà để cho học sinh tự nêu cách đọc và đọc trên cơ sở hiểu từ, hiểu nghĩa. Giáo viên chỉ lắng nghe, sửa cách đọc của từng học sinh.Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh cố gắng đọc diễn cảm.Mặt khác để học sinh từng bước hình thành kỹ năng đọc diễn cảm, giáo viên cần đọc mẫu, giúp học sinh luyện tập thể sự cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của bài qua giọng đọc. Để giúp học sinh luyện đọc diễn cảm tốt giáo viên cần: - Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn “Thăm dò” khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng đọc của học sinh. - Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế và tìm ra cách đọc hợp lí. - Hướng dẫn đọc đồng thanh: Có văn bản thông thường không nên đọc đồng thanh, có văn bản chỉ chọn đọc đồng thanh một đoạn, có văn bản miêu tả được đọc đồng thanh 2 - 3 đoạn hoặc cả bài, có bài thơ được đọc toàn bài 2 - 3 lượt nhằm hỗ trợ cho việc học thuộc lòng. Tuy nhiên, GV cũng cần rèn luyện cho HS có cách đọc đồng thanh nhịp nhàng, vừa phải, không đọc to quá, biết kết hợp nghe các bạn để điều chỉnh giọng đọc.Nhưng ở lớp 5 việc đọc đọc đồng thanh đã được hạn chế rất nhiều . - Việc hướng dẫn HS tìm hiểu bài Tập đọc cần dựa theo các câu hỏi, bài tập trong SGK là chủ yếu. Để giúp HS định hướng hoạt động đọc hiểu, GV cần nêu rõ câu hỏi hoặc giao nhiệm vụ cụ thể cho HS trước khi đọc (đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào; đọc để biết, hiểu, nhớ điều gì...). Sau khi HS đọc thầm (hoặc kết hợp theo dõi SGK theo một bạn đọc thành tiếng), GV có thể yêu cầu HS trả lời, trao đổi ngay trước lớp hoặc nêu ý kiến trong nhóm rồi cử đại diện phát biểu (tùy mức độ yêu cầu của câu hỏi. Cuối cùng, GV chốt lại những ý chính để HS nắm vững (có thể yêu cầu HS yếu, kém nhắc lại). Câu hỏi, bài tập trong SGK có thể được GV tách thành những ý nhỏ (hoặc điều chỉnh, dẫn dắt bằng câu hỏi phụ. Ví dụ: Câu hỏi 2 trong bài 6ATự do và Công lí.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Phần tập đọc bài : Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai (Tập đọc, tuần 6 - trang 93) là: - Người da trắng đã chiếm giữ những quyền lợi gì ở đất nước này ?Vì sao nói sự chiếm giữ đó là phi lí ? GV có thể yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi nhóm và nêu kết quả (đối với lớp có điều kiện thuận lợi), hoặc tách thành các ý nhỏ để HS học yếu dễ trả lời: Người da trắng đã chiếm giữ những quyền lợi gì ở đất nước này ?Ở đất nước này,cuộc sống của người da đen như thế nào ?Vì sao nói sự chiếm giữ đó là phi lí ? việc tách câu hỏi nhỏ sẽ giúp học sinh dễ tìm được cách trả lời hơn, học sinh sẽ biết cách so sánh cuộc sống của người da trắng và da đen ở Nam Phi . Sau đó GV chốt lại ý trả lời đầy đủ cho câu hỏi trong SGK. - Đối với các câu hỏi suy luận, GV có thể dựa vào nội dung trả lời trong SGK để nêu 2 phương án trả lời theo kiểu trắc nghiệm cho HS lựa chọn phương án đúng. Ví dụ: Có thể bổ sung câu hỏi 3, bài Những người bạn tốt ( Tập đọc, tuần 7 trang 112) như sau: Qua câu chuyện, em thấy cá heo, đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? Em hãy chọn câu trả lời đúng. a) Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm là cá heo biết thưởng thức tiếng hát. b) Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm là cá heo biết ca hát. c)Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu đáng quý ở điểm là cá heo biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. d) Qua câu chuyện em thấy cá heo đáng yêu đáng quý ở điểm là cá heo là bạn tốt của con người. - Đối với yêu cầu luyện đọc lại, dựa vào trình độ đọc của đa số học sinh trong lớp và đặc điểm của bài Tập đọc, GV lựa chọn mức độ và hình thức luyện đọc sao cho phù hợp cần theo dõi thời gian đọc của từng em tránh đọc nhanh quá hay chậm quá: luyện đọc tốt và thi đọc tốt một đoạn hoặc cả bài, đọc theo vai, tổ chức ttrò chơi học tập có tác dụng luyện đọc... Riêng đối với các bài học thuộc.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> lòng, dù đã luyện đọc kỹ, GV cần bố trí thời gian để HS được học thuộc bài trên lớp với yêu cầu tối thiểu cần đạt là: học thuộc khoảng từ 10 đến 12 dòng thơ trên lớp tùy theo dòng thơ dài hay ngắn). Hướng dẫn HS linh hoạt trong khi đọc diễn cảm bài tập đọc và cảm thụ bài đọc. VD: Bài "Bài ca về trái đất" Trái đất này/ là của chúng mình Quả bóng xanh /bay giữa trời xanh... Trái đất trẻ/ của bạn trẻ năm châu Vàng trắng đen.../dù da khác màu... Bom H, bom A/ không phải bạn ta Tiếng hát vui /giữ bình yên trái đất Tiếng cười ran/ cho trái đât không già... - HS đọc diễn cảm, biết cách ngắt đúng dòng thơ , nhấn giọng đúng một số từ ngữ gợi cảm, gợi tả thể hiện Tình yêu hòa bình, chống chiến tranh . - Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của từ bằng cách nêu ví dụ cho học sinh hiểu, đặt câu với từ cần giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải nghĩa, miêu tả sự vật đặc điểm biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa. Ngoài ra học sinh cần hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ. Là người giáo viên hơn 30 năm đứng trên bục giảng ,qua 15 năm trực tiếp dạy lớp 5 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Nam Dong - Cư Jút. Tôi nghiên cứu và vận dụng phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc lớp tôi, tôi thấy đạt hiệu quả. Vậy tôi đưa ra nghiên cứu này mong rằng những biện pháp mà tôi đưa ra sẽ giúp cho học sinh có được kỹ năng cần thiết để đọc các loại văn bản khác nhau các em sẽ có kỹ năng làm việc với sách báo, có công cụ để học tốt các môn học khác và tự học sau này. -Nghiên cứu này được tiến hành trên hai nhóm tương đương ở hai lớp 2 Trường Tiểu học Lê Hồng Phong - Nam Dong - Cư Jút. Lớp 5C là nhóm thực nghiệm, lớp 5A là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện Vận dụng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng đọcvào dạy các bài tập đọc. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm đã có khả năng đọc tốt hơn so với lớp đối chứng. Kiểm chứng Test có kết quả P < 0,00005 có nghĩa là lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác biệt, kết quả đó đã chứng minh rằng HS lớp thực nghiệm đọc bài tốt hơn học sinh lớp đối chứng. 3. Xác định vấn đề nghiên cứu: Như đã nói trên, nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển thì đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ đông, sáng tạo, có kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường, giáo viên nói riêng. Giáo viên không chỉ là người mang kiến thức đến cho học sinh mà cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.Nghiên cứu này giúp chúng ta nhằm tìm ra giải pháp thu hút toàn bộ học sinh tích cực tham gia vào việc rèn đọc, có hiệu quả với tất cả các đối tượng học sinh, tránh tình trạng học sinh lợi dụng thời gian luyện đọc để làm việc riêng, nói chuyện riêng... Đó là việc rất quan trọng và cần thiết của người giáo viên hiện nay. 4. Giả thuyết nghiên cứu. - Nghiên cứu này nhằm giúp học sinh tham gia tích cực trong việc luyện đọc. Làm cho việc luyện đọc của học sinh đạt hiệu quả cao, qua đó sẽ giúp cho kĩ năng đọc của các em ngày càng được nâng lên..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Khách thể nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu này tôi lựa chọn hai lớp 5. Lớp 5A của cô Nguyễn Thị Nhài và 5 C của tôi. Các em có kĩ năng đọc bài, khả năng tiếp thu bài và thái độ học tập ý thức tương đương. Bảng 1: Tổng số HS và kĩ năng đọc bài của học sinh 2 lớp. Trường Tiểu học Lê Hồng Phong: (Bảng này không giống bảng khảo sát của trang 6) Số học sinh Lớp. Tổng số. Nam. Kĩ năng đọc bài. Nữ. Đạt. Hoàn thành. Chưa hoàn thành. 5A. 20. 10. 10. 2. 10. 8. 5C. 20. 9. 11. 2. 9. 9. Về hạnh kiểm: Các em đều ngoan, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ của người HS. 2.Thiết kế nghiên cứu -Tôi tiến hành nghiên cứu dạy Tập đọc theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan, tiện lợi không ảnh hưởng đến thời gian và tâm lí học sinhhai lớp. Lớp 5C là lớp thực nghiệm và lớp 5A là lớp đối chứng. Tiến hành dạy bài Tập đọc - học thuộc lòng “Ê-mi-li, con....” để kiểm tra kết quả trước tác động này, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa kĩ năng đọc bài của 2 nhóm như sau: Bảng 2: Kết quả kiểm tra kĩ năng đọc trước tác động.. TBC. Đối chứng. Thực nghiệm. 6,1. 6,0.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 0,1 - Kết quả cho thấy P= 0,1> 0,05 vì thế kết luận là kĩ năng đọc chênh lệch TB của 2 nhóm là không có ý nghĩa, 2 nhóm này tương đương nhau. Tôi sử dụng thiết kế 2 để kiểm tra kĩ năng đọc trước và sau tác động đối với nhóm tương đương. Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu. Nhóm. KT trước tác. Tác động. KT sau tác động. Thực nghiệm. động 01. Vận dụng phương pháp dạy. 03. học rèn kĩ năng đọc đúng và Đối chứng. 02. diễn cảm . Không vận dụng phương. 04. pháp dạy học rèn kĩ năng đọc đúng và diễn cảm . Ở thiết kế này, tôi sử dụng kiểm chứng T – test độc lập. 3, Quy trình nghiên cứu. a, Chuẩn bị của giáo viên: - Lớp đối chứng: Thiết kế bài học Vận dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống. - Lớp thực nghiệm: Thiết kế bài học Vận dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng đọc vào dạy phân môn Tập đọc. b, Tiến hành dạy thực nghiệm - Thời gian tiến hành dạy vẫn theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu, để đảm bảo được tính khách quan chính xác. Hai lớp dạy cùng bài Tập đọc “Ê- mi-li ,con...”. Sau tiết học tôi kiểm tra kĩ năng đọc của học sinh cả hai lớp. 4, Đo lường và thu thập dữ liệu:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Trước tác động cả hai lớp đều kiểm tra kĩ năng đọc bài Tập đọc - học thuộc lòng “ Ê- mi- li, con....”. Sau tác động kiểm tra kĩ năng đọc cả hai lớp bài Tập đọc "Những người bạn tốt ". *Lớp 5A là lớp đối chứng học sinh được học theo phương pháp dạy học truyền thống mà giáo viên thường dạy. *Lớp 5C là lớp thực nghiệm HS được vận dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng đọc vào dạy, tất cả học sinh trong lớp đều được các bạn nhận xét sửa sai cho nhau về lỗi, cách đọc và các em tự mình tìm cách khắc phục những lỗi sai. Từ đó các em có khả năng diễn đạt đọc câu, đoạn tốt hơn, diễn cảm hơn. IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1, Phân tích dữ liệu Kết quả trước tác động tôi thấy 2 nhóm tương đương nhau. Sau tác động kiểm tra chứng chênh lệch điểm TBT – Test cho kết quả P = 0,00003 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch này không phải ngẫu nhiên các em đạt được. Mà do tác động của việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc mới đạt được như vậy. Ở đây cho thấy ở lớp thực nghiệm kĩ năng đọc của các em đều rất tốt về câu, đoạn và các em có khả năng diễn đạt đọc diễn cảm, biết ngắt nghỉ đúng câu, đoạn, bài văn, bài thơ. Vậy chúng ta thấy được vận dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc này một cách tích cực thì hiệu quả đọc sẽ đạt chất lượng cao. Bảng 4: So sánh kiểm tra phần kĩ năng đọc của học sinh sau tác động.. Đối chứng. Thực nghiệm. Điểm trung bình. 6,75. 8,0. Độ lệch chuẩn. 0,65. 2,0. Giá trị T – test. 0,00003.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chênh lệch giá trị TB chuẩn CSMD. 1,3. - Bảng: Biểu đồ so sánh kiểm tra phần kĩ năng đọc của học sinh sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 8 7 6 5. Nhóm thực nghiệm. 4. Nhóm đối chứng. 3 2 1 0 Trước tác động. Sau tác động. 2, Bàn luận. - Kết quả cho thấy sau khi tác động 2 nhóm có kĩ năng đọc bài như sau. - Kĩ năng đọc bài của lớp thực nghiệm 8,0 cao hơn trước tác động 2,0. - Kĩ năng đọc bài của lớp đối chứng 6,75 cao hơn trước tác động có 0,65 độ chênh lệch điểm của 2 nhóm là 1,25.Điều này cho thấy 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm có chênh lệch rất lớn. Chênh lệch giá trị TB chuẩn của 2 lớp này SMD = 1,3 đây là mức độ ảnh hưởng rất lớn. Phép kiểm chứng cho thấy kĩ năng đọc bài của của 2 nhóm sau tác động là P = 0,00003. Điều này cho thấy kết quả chênh lệch giữa các nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả kĩ năng đọc bài của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả kĩ năng đọc bài của nhóm đối chứng. Điều này không phải là ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động mà có. Mặt khác không có học sinh nào không biết cách đọc đúng, diễn cảm. Điều đó cho thấy tất cả số học sinh trong nhóm đã chú ý tham gia học tập một cách tích cực đã mang lại kết quả cao đối với phân môn Tập đọc - lớp 5..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Như vậy giả thuyết của đề tài :“Vận dụngMột số phương pháp rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm trong phân tập đọc lớp 5” đã được kiểm chứng. VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Vận dụng phương phápphương pháp rèn kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm trong phân tập đọc lớp 5 đã giúp được các em hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả. Giúp các em nắm vững cách đọc, các em có khả năng diễn đạt vững vàng các vấn đề trong đời sống hàng ngày, tăng hiệu quả giao tiếp. Muốn rèn cho học sinh đọc tốt trước hết người GV phải có nghiệp vụ sư phạm tốt, đặc biệt đọc mẫu của GV phải chuẩn, hay và có sức cuốn hút học sinh khi đọc. Vì trong khâu rèn kĩ năng đọc thì việc đọc mẫu của GV có ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh. Các em sẽ theo dõi lắng nghe GV đọc và coi đó là chuẩn mực để bắt chước so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Chính vì vậy người GV cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo trong mỗi tiết dạy, phải nắm chắc đối tượng học sinh của mình, để từ đó có biện pháp dạy học đạt kết quả cao. Nhằm phát huy tính tích cực trong học tập. Phối hợp nhịp nhàng về chương trình phân môn Tập đọc với các phân môn học khác như: Tập làm văn, kể chuyện ... Thông qua thực tế giảng dạy trên lớp hàng ngày tôi đi đến kết luận rằng: Muốn rèn luyện cho học sinh đọc tốt thì vai trò của người GV đặc biệt quan trọng. Mỗi giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình gương mẫu trong phương pháp soạn giảng, luôn luôn trau dồi nghiệp vụ sư phạm, học hỏi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học ở các môn đặc biệt là phân môn Tập đọc - lớp 5. Để vận dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyệnkĩ năng đọcvào dạy phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Lê Hồng Phong nơi tôi đang công tác sẽ tạo tiền đề để tiếp tục dạy các phân môn khác đạt kết quả tốt hơn. V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ : - Bản thân tôi có khuyến nghị lãnh đạo chỉ đạo của ngành và các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. + Cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên. + Hàng năm tổ chức phong trào thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm cho giáo viên và học sinh trong khối, trong trường và toàn huyện để chúng tôi có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Trên đây là những ứng dụng của tôi vận dụng vào dạy phân môn Tập đọc lớp 5 có sử dụng phương pháp dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng đọc vào dạy. Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng còn nhiều sai sót. Mong các đồng nghiệp đọc và góp ý kiến để nghiên cứu của tôi được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi. Nam Dong, ngày 30 tháng 12 năm 2015 Người nghiên cứu. Nguyễn Thị Hoa. VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 5, NXB Giáo dục. - Hướng dẫn Học Tiếng Việt 5 tập 1A,1B,2A,2B, Dự án mô hình trường học mới ( Vnen). - Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học Lớp 5. - Tài liệu tập huấn NCKHSPUD - Bồi dưỡng văn và Tiếng Việt Lớp 5 - Phương pháp dạy học các môn học ở lớp 5, NXB Giáo dục. - Nghiên cứu áp dụng mô đun 29, 30 trong chương trình BDTX..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI * MỘT SỐ BÀI SOẠN PHỤC VỤ CHO QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU. Môn Tiếng Việt Bài 5B: ĐẤU TRANH VÌ HÒA BÌNH TẬP ĐỌC: Ê- mi- li , con… I. Mục tiêu: - Đọc đúng tên nước ngoài; đọc diễn cảm bài thơ. - Đọc hiểu bài thơ Ê-mi-li, con…... -Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mỹ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. II. Hoạt động học: *Khởi động:.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HĐTQ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. -Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN -Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: +Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. +Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? -Hoc sinh đọc điều chỉnh tài liệu hướng dẫn, chia sẻ với cô những điều chưa hiểu (nếu có). * Hình thành kiến thức:. 1.Quan sát tranh ảnh và đọc lời giới thiệu về chú Mo-ri-xơn dưới đây: - Học sinh quan sát tranh và đọc lời giới thiệu theo nhóm. 2.Nghe đọc bài.- Nghe GV đọc bài “Ê-mi-li,con….” – Các bạn theo dõi, đọc thầm. GV hướng dẫn cách đọc: - Đọc lưu loát toàn bài: đọc đúng các tên riêng nước ngoài( Ê-mi-li, Mo-rixơn, Giôn- xơn….., nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài viết theo thể thơ tự do. -Biết đọc bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.. 3. Đọc lời giải nghĩa: Học sinh tự đọc lời giải nghĩa cá nhân. 4. Cùng luyện đọc.Nhóm trưởng phân công các bạn cùng luyện đọc.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Một bạn đọc - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. a) Đọc các tên riêng : - Ê-mi-li, Mo-ri-xơn,Lầu Ngũ Giác, na pan - Pô-tô-mác, Giôn- xơn, Oa-sinh-tơn b)Đọc câu: Giôn –xơn Tội ác bay chồng chất Nhân danh ai Bay mang những B.52 Những na pan hơi độc Đến Việt Nam Để đốt những nhà thương,/ trường học Giết những con người/ chỉ biết yêu thương Giết những trẻ em/ chỉ biết đến trường Giết những đồng xanh /bốn mùa hoa lá Và giết cả những dòng sông/ của thơ ca nhạc họa?. c)Đọc đoạn, bài: Mỗi em đọc một đoạn thơ, 4 em đọc nối tiếp nhau đến hết bài. Việc 1: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp từng khổ thơ trong nhóm và hai bạn đọc cả bài. Việc 2: Thư kí tổ chức cho các bạn bốc thăm thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. 5. Thảo luận, trả lời câu hỏi. 1, Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ? 2,Chú Mo-ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt?.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Việc 1: Viết xong, Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. - Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời - Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. -Việc 2: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài. - Việc 3: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về các câu hỏi trong bài.. 6.Phát biểu ý kiến trước lớp: Em có suy nghỉ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH. - Việc 1: Các em đọc thuộc lòng khổ thơ 3,4 hoặc cả bài . - Việc 2: Mời 1 vài bạn thi đọc trước lớp. - Việc 3: Cả lớp nhận xét các bạn vừa đọc.. *Hoạt động kết thúc tiết học: Giáo viên cho học sinh cả lớp nghe bài hát “Cánh chim hòa bình”. - Việc 1: Các em nêu cảm nghỉ sau khi nghe bài hát - Việc 2: Các em viết cảm xúc sau tiết học và đưa vào hộp thư bè bạn. - Việc 3: Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình và mời cả lớp chia sẻ. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG. * Chia sẻ với người thân những cảm xúc của em qua bài tập đọc “Ê-mi-li,con…”..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Tuần 6 Bài 6A: TỰ DO VÀ CÔNG LÝ Tập đọc: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. I. Mục tiêu: - Đọc đúng từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. - Đọc hiểu bài sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. II. Hoạt động học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> *Khởi động: *HĐTQ tổ chức cho các bạn trơi trò chơi khởi động tiết học. - Ban học tập nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ. - 1 bạn đọc bài Ê-mi-li, con… - 1 bạn nêu nội dung bài. * Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. * Ban học tập chia sẻ về mục tiêu bài học: +Mời bạn nêu mục tiêu tiết học. +Để đạt được mục tiêu tiết học, các bạn cần làm gì? * Hình thành kiến thức: 1. Quan sát tranh:. - Các nhóm xem tranh và thảo luận câu hỏi: Những bức ảnh dưới đây muốn nói điều gì? 2.Nghe đọc bài. - Ban học tập mời GV đọc bài. - Nghe GVđọc bài “Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.”HS theo dõi, đọc thầm. GV hướng dẫn cách đọc :Đọc đúng các từ phiên âm, tên riêng,số liệu thống kê. Giọng đọc thể hiện sự bất bình với chế đọ phân biệt chủng tộc và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm,bền bỉ của ông Nen-xơn Man –đê-la và nhân dân Nam Phi. 3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A. - Việc 1: Lần lượt đọc thầm các từ ngữ ở cột Avà lời giải nghĩa ở cột B. - Việc 2: Không nhìn vào lời giải thích, các bạn nói cho nhau nghe nghĩa của các từ. -- Việc 3: Nhóm trưởng hỏi: Trong nhóm mình có bạn nào còn từ không hiểu ở trong bài không? - Việc 4: Nếu có, nhóm trưởng đề nghị bạn đưa ra từ ngữ chưa hiểu, các bạn khác nghe và giải thích cho bạn ( hoặc nhờ cô giáo giúp đỡ). - Việc 5: Nếu không có, nhóm trưởng đưa ra một từ trong phần giảinghĩa từ để các bạn đặt câu với từ đó. 4. Cùng luyện đọc. - Việc 1: đọc thầm toàn bài. - Việc 2 : Chia đoạn Một bạn đọc - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại.(đọc hai lượt để mỗi bạn được đọc hết cả bài)..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Việc 1: Bạn phụ trách đồ dùng tổ chức cho các bạn đọc đoạn nối tiếp trong nhóm và hai bạn đọc cả bài. Việc 2: Thư kí tổ chức cho các bạn bốc thăm thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. 5. Trả lời câu hỏi.. -Viết xong, Em chủ động chia sẻ câu trả lời của mình cho bạn bên cạnh để bạn có ý kiến đánh giá và cùng trao đổi lại và bổ sung nếu thiếu. - Việc 2: Em và bạn đổi vai hỏi và trả lời - Việc 1: Ban học tập đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. * Báo cáo với cô giáo kết quả những việc các em đã làm.. 6. Những dòng nào nói về việc người da đen bị đối xử bất công dưới chế độ a-pác-thai? - Việc 1: Em đọc kỹ từng dòng - Việc 2: Khoanh tròn những dòng nói về việc người da đen bị đối xử bất công dưới chế độ a-pác-thai. - Việc 3:- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ về đáp án trong bài.. 7.Thảo luận trả lời câu hỏi khám phá : Các nhốm bốc thăm câu hỏi khám phá Bài văn cho em biết những gì về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới _ Ai là vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới ? - Ông Nen-xơn Man- đen- la sinh năm nào? Mất năm nào? - Hiện nay, nạn phân biệt chủng tộc ở Nam Phi có còn không? - Ở nước ta có nạn phân biệt chủng tộc không? - Em biết gì về quyền tự do dân chủ ở nước ta?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Nội dung bài này nói gì ? - Việc 1: Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý nghe, đánh giá và bổ sung cho mình. - Việc 2:Nhóm trưởng thống nhất ý kiến và trình bày trước lớp -Việc 3: Nhóm trưởng cho các bạn nêu nội dung bài.- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. - Việc 4: Nhóm trưởng, đề nghị bạn thư ký tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo * Chia sẻ với người thân những hiểu biết của em qua bài tập đọcSự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.. KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH. Trước tác động stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10. HS lớp 5C LÊ THỊ MINH ÁNH NGUYỄN DƯƠNG PHƯƠNG ANH TRỊNH THỊ HUYỀN CHÂU CAO THÀNH CHUNG TRẦN KHÁNH ĐAN PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN PHAN HẢI ĐĂNG ĐÀO TIẾN ĐẠT VŨ HUY HOÀNG VŨ QUANG HUY. Điểm HS lớp 5A H ĐÀM THỊ HỒNG ANH H C C C T H H C C. LÊ ANH DŨNG PHẠM HỒNG HẢI HOÀNG VĂN HÙNG ĐOÀN THANH HOÀNG BẾ THỊ KIM HUỆ ĐỖ QUỐC HUY TRẦN THU HUYỀN ĐỖ TÙNG LÂM TRƯƠNG THỊ KHÁNH. Điểm H C H T H H C C C T.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20. T C H C C H. NGUYỄN VŨ ĐỨC HƯNG SẦM THỊ THU HƯƠNG LƯU NGUYÊN HiỀN LINH VŨ TIẾN MINH LƯU VĂN NAM. HỒ THẢO NGUYÊN. H C. ĐINH VŨ YẾN NHI ĐẶNG ĐÌNH NHUẬN HÀ THỊ NHUNG TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ. H C. LINH LÊ THỊ KIM LIÊN TRẦN TƯỜNG NGUYÊN LÊ ĐỨC MẠNH BÙI HOÀNG SƠN VŨ TRUNG TẤN PHẠM THANH TĨNH TRIỆU THANH TRÚC NGUYỄN NAM TÚ NGUYỄN THỊ MINH TÂM SEK NHẬT UYÊN. H C C H H H H C H C. KẾT QUẢ CỦA HỌC SINH. Sau tác động stt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18. HS lớp 5C LÊ THỊ MINH ÁNH NGUYỄN DƯƠNG PHƯƠNG ANH TRỊNH THỊ HUYỀN CHÂU CAO THÀNH CHUNG TRẦN KHÁNH ĐAN PHAN NGUYỄN KHÁNH ĐAN PHAN HẢI ĐĂNG ĐÀO TIẾN ĐẠT VŨ HUY HOÀNG VŨ QUANG HUY NGUYỄN VŨ ĐỨC HƯNG SẦM THỊ THU HƯƠNG LƯU NGUYÊN HiỀN LINH VŨ TIẾN MINH LƯU VĂN NAM. HỒ THẢO NGUYÊN ĐINH VŨ YẾN NHI ĐẶNG ĐÌNH NHUẬN. Điểm HS lớp 5A H ĐÀM THỊ HỒNG ANH T H C H T T T H H T H T H H T H C. LÊ ANH DŨNG PHẠM HỒNG HẢI HOÀNG VĂN HÙNG ĐOÀN THANH HOÀNG BẾ THỊ KIM HUỆ ĐỖ QUỐC HUY TRẦN THU HUYỀN ĐỖ TÙNG LÂM TRƯƠNG THỊ KHÁNH LINH LÊ THỊ KIM LIÊN TRẦN TƯỜNG NGUYÊN LÊ ĐỨC MẠNH BÙI HOÀNG SƠN VŨ TRUNG TẤN PHẠM THANH TĨNH TRIỆU THANH TRÚC NGUYỄN NAM TÚ. Điểm T C H T H H C H C T T H C H H H H C.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 19 20. HÀ THỊ NHUNG TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ. H H. NGUYỄN THỊ MINH TÂM SEK NHẬT UYÊN. H C. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH TRƯỜNG TH LÊ HỒNG PHONG.................................................................................................................... ................................................................................................................................. ............. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN CƯ JÚT. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(33)</span> ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(34)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×