Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỊA 7 TUẦN 28

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.97 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 23/3/2021 CHƯƠNG X: CHÂU ÂU Tiết 55 Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Châu Âu là châu lục nhỏ nằm trong đới khí hậu ôn hòa có nhiều bán đảo. - Đặc điểm của thiên nhiên châu Âu. 2. Kỹ năng: - KN bài học: + Rèn kĩ năng sử dụng, đọc, phân tích bản đồ, lược đồ để khắc sâu kiến thức và thấy mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên của châu Âu. - KNS: Tư duy, giao tiếp. 3. Thái độ: Yêu thích khám phá, tìm hiểu những nét độc đáo về thiên nhiên châu Âu. 4. Năng lực hướng tới. - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên châu Âu; Bản đồ khí hậu châu Âu. 2. Học sinh: Bài học, Sgk, vở ghi. III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT: - Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở. - Kĩ thuật: Động não, tư duy. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC: 1 . Ổn định lớp:(1’) Lớp. Ngày giảng. Sĩ số. 7A. 34. 7B. 34. Vắng. 7C 31 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Trình bày đặc điểm khí hậu và thực vật châu Âu? Gợi ý: - Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ tây sang đông gồm đồng bằng tây, trung âu và đông âu. - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh. - Núi già ở phí Bắc và trung tâm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Núi trẻ ở phía Tây, Nam và Trung Âu 3. Bài mới 3.1. Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p Tiết học trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về vi trí đia lí, đặc điểm địa hình của Caahu Âu. Vậy, với vi trí địa lí ấy! Khí hậu, sông ngoài, thực vật ở Châu Âu có đặc điểm gì? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV - HS Nội dung chính 2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật: - Mục tiêu:Tìm hiểu Khí hậu, sông ngòi, thực vật: - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại gợi mở. - Kĩ thuật: Động não, tư duy - Thời gian: 30p - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm a. Khí hậu: Nhóm 1: Tìm hiểu về khí hậu - Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu - Gv: Quan sát H51.2SGK cho biết châu ôn đới; Âu có các kiểu khí hậu nào? (ôn đới, hàn + Ven biểu Tây Âu và phía bắc Tây đới, địa trung hải). Âu: KH ôn đới hải dương. ? Dựa vào H51.1, 51.2 SGK giải thích vì + Vùng Trung và Đông Âu, phía sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới mưa nhiều hơn phía đông? lục địa. (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương - Phía Nam ven biển Địa Trung và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào Hải: KH địa trung hải. đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu - Một phần diện tích nhỏ phía Bắc bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh có khí hậu hàn đới. hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần) b. Sông ngòi: - Mạng lưới dày đặc, lượng nước - Nhóm 2: Tìm hiểu về sông ngòi dồi dào. ? Dựa vào H51.1 nhận xét về mật độ sông - Các sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ngòi ở châu Âu? Vôn-ga, Đôn, Đni-ep. + Kể tên các con sông lớn? Các sông này - Các con sông đổ ra BBD, mùa đổ vào biển nào? (Xácđịnh trên bản đồ). đông đóng băng dài. c. Thực vật: - Thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ - Nhóm 2: Tìm hiểu về thưc vật Tây sang Đông theo sự thay đổi của ? Sự phân bố thực vật thay đổi theo yếu nhiệt độ và lượng mưa: tố nào của tự nhiên? + Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn ? Mối quan hệ của khí hậu và sự phân bố đới Hải dương: Rừng lá rộng (sòi, thực vật hiện qua vị trí khu vực như thế dẻ...) nào? + Vùng nội địa có khí hậu ôn đới - Hs: tìm hiểu, trả lời. lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...) - Gv: Nhận xét chuản kiến thức. + Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng. + Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên. Điều chỉnh, bổ sung: .................... ....................................................... 3.3. Củng cố - Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn + Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thực hành - Kỹ thuật: Động não, - Thời gian: 5 phút - GV hướng dẫn HS làm bài 3 trang 45- tập bản đồ A. B. Chọn ý ở cột A và B. 1. Ven biển tây Âu. a, Thảo nguyên. 1–c. 2. Vùng nội địa. b, Rừng lá cứng, cây bụi gai. 2–d. 3. Phía Đông Nam châu Âu 4. Ven Địa Trung Hải. c, Rừng lá rộng (sồi, dẻ,...) d, Rừng lá kim (thông, tùng...). 3–a 4–b.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: giao nhiệm vụ - Kỹ thuật: động não - Thời gian: 2p - Sưu tầm, đọc các tài liệu, tranh ảnh, xem các thước phim về khí hậu, sông ngòi, thưc vật châu Âu 4. Hướng dẫn về nhà (2’) - Nắm vững nội dung bài học. - Ôn lại phương pháp phân tích bản đồ khí hậu, lắt cắt, phân bố thực vật theo độ cao. - Trả lời các câu hỏi SGK và làm bài tập trong VBT - Đọc, tìm hiểu các câu hỏi SGK, sưu tầm tranh ảnh tài liêu và chuẩn bị bài: Thiên nhiên Châu Âu (tiếp) Ngày soạn: 23/3/2021 Tiết 56 Bài 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, H/S cần: 1. Về kiến thức: - Nắm được các kiểu môi trường tự nhiên ở châu Âu, phân bố và các đặc điểm chính của các môi trường. - Nêu và giải thích ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa môi trường ôn đới lục địa và ôn đới hai dương. 2. Về kỹ năng: - KN bài học: + Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ khí hậu, lược đồ phân bố khí hậu. + Phân tích tranh ảnh để nắm được các đặc điểm của môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường. - KNS: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức. 3. Về thái độ: Yêu thích khám phá, tìm hiểu những nét độc đáo về thiên nhiên châu Âu..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Năng lực hướng tới. - Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên châu Âu, Bản đồ khí hậu châu Âu. - Tài liệu, tranh ảnh về châu Âu. 2. Học sinh: Bài học, vở ghi, Sgk, Tập bản đồ thế giới. III. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp: Trực quan, nêu giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, tư duy. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: (1’) Lớp. Ngày giảng. Sĩ số. 7A. 34. 7B. 34. 7C. 31. Vắng. 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) Câu 1: Trình bày đặc điểm khí hậu và thực vật châu Âu? (Khí hậu: phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới... Sông ngòi: dày đặc,..... Thực vật: thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông theo nhiệt độ và lượng mưa...) Câu 2: Vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông? (Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ẩm vào vùng ven biển phía Tây, càng vào sâu trong nội địa về phía Đông ảnh hưởng yếu dân). 3. Bài mới: 3.1. Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trải dài theo hướng vĩ tuyến trong đới khí hậu ôn hòa, châu Âu gồm nhiều kiểu môi trường tự nhiên. Mỗi kiểu môi trường lại có những đặc điểm riêng. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về các kiểu môi trường: 3.2. Hình thành kiến thức Hoạt động của GV - HS Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát Các môi 3. Các môi trường tự nhiên trường tự nhiên - Phương pháp: Trực quan, nêu giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: Động não, tư duy. - thời gian: 8p - Gv: Y/c HS nhắc lại các kiểu khí hậu ở châu Âu? (kiểu ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, hàn đới, địa trung hải) Tương ứng với các kiểu khí hậu trên là các kiểu môi trường: (...) ? Quan sát Sgk, kể tên các kiểu môi trường tự nhiên? - Hs trả lời - Gv: chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm môi trường ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. - Phương pháp: Trực quan, nêu giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật: Động não, tư duy. - Thời gian: 20p - Gv: Chia 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 kiểu môi trường (thời gian 7-10 phút) ? Phân tích H52.1, H52.2, cho biết đặc điểm của từng khí hậu về: + Nhiệt độ + Lượng mưa + Tính chất chung + Phân bố + Đặc điểm sông ngòi, thực vật. a. Môi trường ôn đới hải dương - Đặc điểm: khí hậu ôn hòa, ấm ẩm - hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới). - Phân bố: các đảo và vùng ven biển Tây Âu. - Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, không đóng băng;.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> (- MT ôn đới hai dương: + T0: mùa hè-tháng 7 là 180C, mùa đôngtháng 1 là 80C→ biên độ 100C. + P: mùa mưa tháng 10->1, cao nhất tháng 12 là 100mm; mùa mưa ít tháng 2->9, thấp nhất tháng 5 với 50mm. P cả năm 820mm. + Tính chất chung: hè mát, đông không lạnh lắm, t0 thường trên 00C. Mưa quanh năm. Ấm và ẩm. + Phân bố ven biển Tây Âu. + Sông ngòi: nhiều nước quanh năm, không đóng băng. + Thực vật: Rừng lá rộng phát triển (dẻ, sồi...) - MT ôn đới lục địa: + T0: mùa hè-tháng 7 là 200C, mùa đôngtháng 1 là -120C→ biên độ 320C. + P: mùa mưa tháng 5->10, cao nhất tháng 7 là 70mm; mùa mưa ít tháng 11->4, thấp nhất tháng 2 với 20mm. P cả năm 443mm. + Tính chất chung: hè nóng, có mưa, đông lạnh có tuyết rơi ở vùng sâu lục địa + Phân bố khu vực Đông Âu. + Sông ngòi: nhiều nước mùa xuân, hè do băng tuyết tan. Mùa đông đóng băng. + Thực vật: thay đổi từ Bắc-Nam, rừng lá kim và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích). - Hs thảo luận, đại diện trình bày, bổ sung. - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. GV nhấn mạnh vai trò rất lớn của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới.  Liên hệ giáo dục môi trường, đa dạng sinh học. Điều chỉnh, bổ sung: .................... ........................................................ - Thực vật: Rừng lá rộng-dẻ, sồi.. b. Môi trường ôn đới lục địa: - Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa (biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm) - Phân bố: Khu vực Đông Âu. - Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng - Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3.3. Củng cố - Luyện tập - Mục tiêu: + Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn + Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo. - Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, thực hành - Kỹ thuật: Động não, - Thời gian: 5 phút - GV hướng dẫn HS làm bài tập: So sánh sự khác nhau giữa hai môi trượng tự nhiên: ôn đới hải dương và lục địa? Gơi ý: - Nhiệt độ - Lượng mưa - Thưc vật - Sông ngòi 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: giao nhiệm vụ - Kỹ thuật: động não - Thời gian: 2p - Sưu tầm, đọc các tài liệu, tranh ảnh, xem các thước phim về thiên nhiên môi trường hải dương và môi trườn lục địa ở Châu Âu 4. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Nắm vững nội dung bài học. - Làm bài tập trong VBT. - Chuẩn bị 2 kiểu môi trường tự nhiên còn lại của bài..

<span class='text_page_counter'>(9)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×