Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

nghanh nghe tuan 4 bac nong dan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.09 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ Chủ đề : Bác nông dân Thời điểm. (Từ ngày 12/12 đến ngày 16 /12 năm 2016) Tuần 4: Chủ đề nhánh 4: Bác nông dân Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5. Thứ 6. Đón trẻ - Đón trẻ, trò chuyện với trẻ theo chủ đề - Chơi theo ý thích, xem tranh ảnh trò chuyện về chủ đề - Thể dục sáng: Tập kết hợp với bài: " Cháu yêu cô chú công nhân" 2. Hoạt * KPKH * PTNN: *PTTM: PTNN: *PTTC động. Đồ dùng. học. sản phẩm. HĐG. HĐNT. HĐC. Thơ : Hạt. Hát vận động :. LQCC:. XH Tạo. gạo làng ta. Em lái máy cày. I,t,c(t1). hình :. *Toán : Chia. Nghe hát : ngày mùa. Vẽ dụng. của nghề 7 ĐT thành 2. *PTTC. cụ nghề. nông. phần ,luyện. VĐ CB: lăn bóng. nông. tập thêm bớt. bằng 2 tay và di. trong pv 7 chuyển theo bóng *PV: “ Bán hàng lương thực thực phẩm”, dụng cụ nghề nông *NT: Vẽ Tô màu cánh đồng lúa ,nặn *XD: Xây vườn cây của ba *HT: Làm ambum về chủ đề *Quan sát sản phẩm của nghề nông - VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột - HT: thi xem ai nhanh, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề - TCDG: bỏ giẻ - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. - Rèn cho trẻ ăn ngủ đúng giờ đủ thời gian - Cho trẻ vệ sinh trước khi ra về. Thứ 2 ngày 12 tháng 12 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phát triển nhận thức. Đề tài: Đồ dùng sản phẩm của nghề nông I: Mục tiêu - Trẻ biết được tên gọi công dụng của 1 số dụng cụ phục vụ ho nghề nông. - Biết được sản phẩm của nghề nông. - Trẻ hiểu được quá trình làm ra hạt lúa, hạt gạo của các bác nông dân. - Giáo dục cho trẻ biết yêu mến kính trọng những người nông dân, biết ơn những người đã bỏ công ra làm nên hạt gạo. - Biết quý trọng hạt gạo. II: Chuẩn bị. - Cô: 1 số đò dùng nghề nông, lúa, gạo, tranh bác nông dân làm lúa. Bánh gạo. - Trẻ: chổ ngồi, bài hát III: Tổ chức hoạt động - Đó về loại quả “ Tên em cũng gọi là cà Mình tròn vỏ đỏ, chín vừa nấu canh” ( quả cà chua) “ Cây gì cờ phất trên cây Bắp đầy hạt ở lưng chừng thân cây” ( Cây ngô) “ Hạt gì nho nhỏ Mẹ nấu hằng ngày nuôi ta khôn lớn” ( hạt gạo) - Các bạn có biết làm thế nào ta mới có những thứ quả này không? - Ai đã trồng nên những quả này? - Để biết rõ hơn công việc này chúng ta cùng nhau tìm hiểu nha. * Quan sát tranh gặt lúa - Các bạn thấy các bác nông nhân đang làm gì không? - Họ đang gặt lúa. - Khi gặt lúa các bác nông dân cần dụng cụ gì gặt lúa? - Khi lúa chín có màu gì? - Cây lúa lớn lên như thế nào các bạn biết không? - Chúng ta cùng nhau xem nha. - Đầu tiên các bác nông dân mang lúa đi ủ cho lên mộng, rồi mang đi gieo hạt xuống đồng, các hạt lúa bắt đầu nảy mầm trải qua nhiều thời gian cây lúa lớn lên và bắt đầu có hạt. - Để cho cây lúa được tốt các bác nông dân của chúng ta phải làm gì đây?.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Để cây lúa được tốt các bác phải chăm sóc bằng cách xịt thuốc, cày cho đất tươi xốp. - Để xịt thước các bác nông dân phải dùng bình xịt nè, cày thì dùng máy. - Cho trẻ quan sát cây lúa. - Đây là phần hạt lúa. Khi hạt lúa chín người ta sẽ gặt lúa. * Quan sát lưỡi hái - Đây là lưỡi hái, lưỡi hái cong có một phần rất bén. Các bạn có nên chơi không? - Lưỡi hái rất nguy hiểm các bạn không được nghịch với nó. - Hiện nay do nước ta tiên bộ đã có máy gặt không cần dùng tay nữa. - Khi gặt xong người ta làm gì để cho hạt lúa trở nên những hạt lúa rời. - Trẻ quan sát và sờ hạt lúa. - Đây là những hạt lúa người ta đã suốt. - Vậy phải làm thế nào để trở thành hạt gạo? - Để có nên hạt gạo phải trải qua 1 quá trình dài, các bác nông dân phải rất vất vả cho nên các bạn phải như thế nào với các bác nông dân và dối với hạt gạo. * Giáo dục: Các bạn phải biết yêu quý và biết ơn các bác nông dân người đã làm nên những hạt gạo cho các con những bữa ăn hằng ngày, biết giữ gìn và quý trọng hạt gạo vì các bác nông dân đã vất vả để có được nó. - Hạt gạo ngoài nấu cơm ăn ra các bạn còn biết làm gì nữa không? - À ngoài nấu cơm hạt gạo còn có thể làm nên những loại bánh rất ngon như bánh gạo chẳng hạn - Trẻ quan sát và dùng thử. * Trò chơi ai chọn đúng - Cách chơi: Các bạn sẽ đi xung quanh lớp và chọn các tranh lô tô vẽ các sản phẩm do bác nông dân làm ra rồi sau ddosmang về nhóm của mình. Nhóm nào có nhiều tranh nhất nhóm đó thắng. * Kết thúc tuyên dương. *HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI * Hoạt động quan sát có chủ đích: *Quan sát sản phẩm của nghề nông - VĐ: Chạy nhanh lấy đúng tranh. Mèo đuổi chuột - HT: thi xem ai nhanh, xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - TCDG: bỏ giẻ - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời. I: Mục tiêu II: Chuẩn bị: - Sân sạch an toàn cho trẻ. Đồ dùng của một số nghề. Tranh một số dụng cụ một số nghề. III:Tổ chức hoạt động 1/ Quan sát sản phẩm của nghề nông - Cô và trẻ đứng thành vòng tròn hát bài “ Cháu yêu cô cháu công nhân” - Trong bài hát nhắc đến ai? - Ngoài công nhân các bạn còn biết những nghề nào nữa? - Hạt gạo hằng ngày các bạn ăn các bạn biết là do ai làm ra hay không? - Những sản phẩm nào của các bác nông dân đây? - Trẻ quan sát. - Các bạn biết đây là những gì hay không? - Dùng để làm gì? - Chúng ta phải làm gì để luôn có chúng? - Đối với các bác nông dân chúng ta phải làm gì? 2/ Trò chơi học tập xem tranh gọi tên dụng cụ các nghề - Cách chơi: Trên bàn cô để 1 số tranh minh họa nghề, trẻ chọn ngẩu nhiên 1 tranh, chọn ngay tranh nào thì trẻ phải kể tên đúng dụng cụ phục vụ cho nghề đó. - Luật chơi: kể tên đúng dụng cụ * Thi xem ai nhanh - Cách chơi: trên bàn cô có để những tranh lô tô về dụng cụ của 1 số nghề, lớp mình cô sẽ chia thành 2 đội, khi có hiệu lệnh của cô các bạn sẽ nhanh chóng chạy lên chọn đúng theo yêu cầu của cô. Cô yêu cầu dụng cụ nghề nào thì lấy tranh của nghề đó. 3/ Trò chơi vận động: chuyền bóng - Cách chơi: cô có 2 quả bóng và 2 đội chơi, khi có hiệu lệnh của cô người đầu hàng sẽ nhanh chóng chuyền quả bóng cho người kế tiếp, chuyền nhanh cho đến khi đến người cuối cùng bạn cuối sẽ chuyền ngược về bạn đầu hàng bạn đầu hàng sẽ cầm quả bóng chạy nhanh bỏ vào rổ, đội nào để bóng vào rổ trước đội đó sẽ thắng. * Trò chơi dân gian: Cắp cua bỏ giỏ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 3/ Chơi tự do. * Chuyển tiếp: hát bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” *HOẠT ĐỘNG GÓC PV: “ Bán hàng” NT: Vẽ Tô màu cánh đồng lúa XD: Xây vườn cây HT: Làm ambum về chủ đề I: Mục tiêu - Trẻ thể hiện được vai chơi. - Trẻ thỏa thuận trong khi chơi. - Trẻ biết dùng khối gỗ trường mầm non. - Giáo dục trẻ hòa thuận khi chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn. II:Chuẩn bị - Đồ chơi các góc. III: Tổ chức hoạt động 1/Ổn định: - Cô cho trẻ hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân” 2/Giới thiệu các góc chơi: Trong lớp cô có các góc chơi: *PV: “ Bán hàng lương thực thực phẩm”, dụng cụ nghề nông *NT: Vẽ Tô màu cánh đồng lúa ,nặn *XD: Xây vườn cây của ba *HT: Làm ambum về chủ đề 3/Thỏa thuận trước khi chơi: Nhắc trẻ trong khi chơi không được tranh dành đồ chơi ,biết cách thể hiện phân bố vai chơi Trẻ tự về góc chơi trẻ thích 4/ Quá trình chơi: - Cô quan sát nhập vào 1 vai nào đó cùng chơi với trẻ tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi. Hướng dẫn trẻ thực hiện đúng vai chơi? - Khen động viên trẻ khi có những hành vi tốt thể hiện vai chơi giống thật. 5/Kết thúc: - Hết giờ chơi cô cho trẻ ngồi xung quanh gợi ý cho trẻ nhận xét rút kinh nghiệm, cô nhận xet cho trẻ. -Nhận xét tuyên dương lớp học. trẻ don đồ chơi..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2016 HOẠT ĐỘNG HỌC. Thơ: Hạt gạo làng ta I: Mục tiêu - Trẻ thuộc lòng bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. - Biết được việc lamg của các cô bác nông dân - Biết nhớ ơn những người làm ra hạt gạo, quý trọng hạt gạo II: Chuẩn bị - Cô: Tranh ruộng lúa, giáo án - Trẻ: chổ ngồi, bài hát III: tổ chức hoạt động - Cho trẻ nghe bài hát hạt gạo làng ta. - Các bạn vừa nghe bài hát gì? - Bài hát nói về gì? - Hạt gạo do ai làm ra? - Hạt gạo có từ đâu? - Để có được hạt gạo các bác nông dân phải làm gì? - Ở đây cô cũng có 1 bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa, tác phẩm có cùng tên với từa của bài hát, đó là bài thơ Hạt gạo làng ta. Cô sẽ dạy cho các bạn ngày hôm nay, các bạn chú ý lắng nghe cô đọc nha. - Cô đọc 2 lần. + Lần 1: đọc diễn cảm. + Lần 2: kết hợp tranh. Các bạn vừa đọc bài thơ gì? - Trích dẫn đoạn câu thơ đầu “ Hạt gạo làng ta Ngọt bùi hôm nay”. => Đoạn thơ nói về hạt gạo của chúng ta được trồng mang mùi vị của phù sa, hương thơm của sen thơm có cả những lời hát ngọt bùi của mẹ. Từ: + Phù sa: là loại đất màu tốt cho cây trồng. + Sông kinh thầy: là tên 1 con sông ở miền bắc - Trong bài thơ nhắc đến gì? - Hạt gạo có vị gì? - Có mùi hương của hoa gì? - Có lời hát của ai?.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Trích đoạn câu thơ tiếp “ Hạt gạo làng ta ……………….. Mẹ em xuông cấy” => Đoạn thơ nói về sự vất vả của những người nông dân phải trãi qua đó là mưa bão, nắng hạn để tròng lúa làm nên hạt gạo. Từ: + Bão tháng 7: là bão vào tháng 7 + Mưa tháng 3: mưa vào tháng 3, đó là những cơn mưa lớn. + Trưa tháng sáu: vào buổi trưa trời rất nóng. - Cô đọc trước từng câu, trẻ đọc theo cô cho tới hết bài. - Mời nhóm, tổ cá nhân đọc diễn cảm. * Giáo dục: các bạn đã biết các cô bác nông dân để làm nên hạt gạo phải vất vả như thế nào rồi cho nên các bạn phải như thế nào đối với các cô bác nông dân. Các bạn phải biết yêu quý kính trọng, biết quý hạt gạo không được vun vãi cơm không nghịch với gạo vì có người còn không có hạt gạo để ăn. * Kết thúc tuyên dương.. Đề tài: Chia 7 đối tượng thành 2 phần Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 7. I: Mục đích - Dạy trẻ biết chia 7 đối tượng thành 2 phần - Luyện tập thêm bớt trong phạm vi 7 - Rèn luyện khả năng tư duy nhanh nhẹn - Ôn luyện chữ số II: Chuẩn bị - Cô: Chậu cà, thẻ số III: Tổ chức hoạt động - Hát bài “ Bác đưa thư vui tính” - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Bài hát nhắc đến ai? - Các bạn còn biết những nghề nào nữa không? - Các cô bác nông dân thường trồng những gì?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Ở đây cô bác nông dân vừa trồng những quả cà tặng cho lớp mình nè. - Các bạn đếm thử xem có bao nhiêu cây cà? - Chúng ta cùng nhau mang vào lớp nha. - Chúng ta có 7 cây cà cùng trồng trong 1 chậu, khi cà lớn lên sẽ rất chặt vậy cô sẽ chuyển sang chậu khác để cà chúng ta được tốt hơn. - Đầu tiên cô chỉ chuyển 1 cây, vậy cô còn lại mấy cây? - Chậu ban đàu còn mấy cây? - Vậy từ 7 cây cà cô đã chia làm 2 chậu, 1 chậu 1 cây còn chậu kia mấy cây? - Vậy 1 và 6 là mấy. - Bây giờ cô lại chuyển tiếp 2 cây cà qua vậy được mấy cây đây? - Chậu kia còn lại bao nhiêu cây? - Từ 7 cây cà cô cũng có thể chia ra 2 chậu 1 chậu là 3 cây còn chậu kia mấy cây? - Vậy 3 với 4 là mấy? - Cô đố các bạn còn cách nào nữa không? - À cô cũng có thể từ 7 cây chia ra 2 chậu 1 chậu là 5 cây còn chậu kia là 2 cây. * Trò chơi: Tập tầm vông - Cách chơi: cô có 7 hạt me, cô nắm trong tay và dấu. Cô sẽ đọc: “ Tập tầm vông tay không tay có Tập tầm vó tay có tay không Mời các bạn đoán sao cho đúng Tập tầm vó tay có tay không Có có không không” - Cô đố các bạn trong tay bên phải ( trái) cô có bao nhiêu hạt me? - Trẻ trả lời cô mở ra trẻ xem. - Tay còn lại bao nhiêu hạt me? - Cho trẻ tự chơi với nhau cô quan sát. - Cô hướng dẫn trẻ. Nhắc lại tư thế ngồi cách cầm bút. * Nhận xét – kết thúc. Đánh giá cuối ngày.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thứ 4 ngày 14 tháng 12 năm 2016. Phát triển thẩm mỹ Dạy hát: Lớn lên em láy máy cày Nghe hát: Ngày mùa TCAN: Ai nhanh nhất I: Mục tiêu. - Trẻ thuộc bài hát, hát nhịp nhàng theo cô. - Hiểu nội dung bài hát vận động theo cô nhịp nhàng - Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn của trẻ - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng các cô chú công nhân - Biết giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp - Tích hợp: văn học, toán II: Chuẩn bị - Cô: bài hát, máy nghe nhạc - Trẻ: chổ ngồi - Thời gian: 8h - Địa điểm: lá 5 III: Tổ chức hoạt động- Đọc Thơ “ Hạt gạo làng ta ” - Các bạn vừa đọc bài thơ gì ? - Bài thơ nói về ai? - Để cho cây lúa luôn được tươi tốt các bác nông dân đã làm gì? - Chúng ta phải như thế nào với các cô bác nông dân? - Các cô bác nông dân đã rất vất vã mới làm nên hạt gạo cho nên các bạn phải luôn nhớ ơn, luôn kính trọng các cô bác nông dân, ngoài ra các bạn còn phải biết quý trọng hạt gạo. - Các bạn khi lớn lên các bạn mơ ước mình sẽ làm nghề gì? - Mỗi một nghề điều quan trọng điều có ý nghĩa như nhau. Ở đây cô cũng có 1 bài hát nói về 1 bạn nhỏ có ước mơ lớn lên mình làm 1 người nông dân, người tạo ra hạt gạo, bạn mốn mình láy máy cày cày cho đất thêm tươi xốp. Hôm nay cô sẽ dạy các bạn hát. Các bạn im lặng chú ý nghe cô hát. - Cô hát lần 1: - Hát lần 2: - Trẻ hát từng câu theo cô. - Mời cả lớp hát. Mời tổ, nhóm, cá nhân. - Hôm nay cô có 1 bài hát hát tặng cho các bạn đó là bài hát ngày mùa..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Lần 1: hát diễn cảm - Lần 2 : trẻ nghe nhạc cùng vận động nhịp nhàng * Ai nhanh nhất - Cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi đó là trò chơi ai nhanh nhất. - Cách trơi : cô có 5 cái ghế và cô sẽ mời 6 bạn lên đây và đi vòng quanh ghế , lớp mình sẻ hát khi nào nghe tín hiệu “ vào ghế” của cô thì 6 bạn sẽ nhanh chống ngồi vào ghế . Bạn nào không dành được ghế sẽ bị loại .Các bạn sẽ tiếp tục chơi cho tới khi nào chọn ra 1 bạn nhanh nhất - Luất chơi: Không được dùng tay xô đẩy bạn * Kết thúc tuyên dương Hoạt động chuyển tiếp*Phát triển thể chất. Đề tài: Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng I: Mục tiêu - Rèn luyện cơ tay lăn bóng liên tục tay không rời bóng, mắt quan sát - Phát triển phối hợp vận động của tay và mắt - Phát triển sự nhanh nhẹn khéo léo của đôi tay. - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh công cộng II: Chuẩn bị - Cô: bài tập - Trẻ: 2 quả bóng, sân tập sạch sẽ, - Địa điểm: sân trường - Thời gian: 8h III: Tổ chức hoạt động - Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh) có thể cho trẻ kết hợp vừa đi vừa hát “ Cháu yêu cô chú công nhân”. * Bài tập phát triển chung: - Động tác tay vai: - Động tác bụng: lườn - Động tác chân: - Động tác bật: * Vận động cơ bản: Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng - Ở đây cô có bao nhiêu quả bóng? - Ta có thể làm gì với quả bóng này?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Chúng ta có thể đá bóng, ném bóng và cũng có thể lăn bóng. Hôm nay cô sẽ dạy cho các bạn vận động lăn bóng bằng hai tay các bạn nhắc lại. Để thực hiện được các bạn chú ý xem cô thực hiện. - Lần 1: không giải thích - Lần 2: Giải thích - Hai tay cầm quả bóng đặt sát sàn, dùng hai tay lăn đẩy bón và di chuyển theo bóng, các bạn chú ý không đẩy mạnh bóng và tay luôn sát bóng để đẩy liên tục và thẳng hướng phía trước. - Mời 1 trẻ thực hiện, sửa sai. - Mời lần lượt 2 trẻ thực hiện * Trò chơi: mèo đuổi chuột + Luật chơi: mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui. + Cách chơi: cô cho trẻ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau giơ cao lên đầu. cô chọn 2 trẻ: 1 trẻ đóng vai “mèo”, 1 trẻ đóng vai “chuột”, 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi cô có hiệu lệnh, thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi “chuột”. “Chuột” chui vào “lỗ” nào thì “mèo” phải chui vào “lỗ” ấy. “Mèo”bắt được “chuột” thì “mèo” thắng cuộc, nếu “mèo” không bắt được “chuột” thì “mèo” thua cuộc. - Nhận xét sau mỗi lần chơi - Cho trẻ vung tay hít thở nhẹ nhàng. * Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch cho chúng ta tập thể dục và giữ cho môi trường trong sạch chúng ta hít thở không khí trong lành để cơ thể được khoẻ mạnh. Đánh giá cuối ngày.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Thứ 5 ngày 15 tháng 12 năm 2016. LQCC: I,t,c(tiết 1) I: Mục đích yêu cầu 1: kiến thức - Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái I,t,c trong các từ - Trẻ nhận biết cấu tạo của 3 chữ cái I,t,c - Trẻ biết I,t,c thông qua các trò chơi II: Chuẩn bị Kỷ năng - Rèn kỷ năng chú ý ,ghi nhớ có chủ đích - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ ,biết trả lời câu hỏi của cô và nêu ra ý tưởng của mình. Rèn kỷ năng quan sát ,so sánh cho trẻ II: Chuẩn bị - Đồ dung cho cô và trẻ thẻ chữ cái I,t,c - Hình ảnh cái quốc , III: Tiến hành tổ chức *HĐ1. Ổn định ,gợi mở trò chuyện vào chủ đề Cô cùng trẻ trò chuyện về 1 số ngành nghề mà trẻ biết và trẻ thích nghề gì? Vì sao? Cô nhắc lại lời trẻ và nhấn mạnh trong xã hội có rất nhiều nghề và các nghề đều có ích cho mỗi người và và cho xã hội.rồi cô nói có 1 bạn nhỏ có ước mơ sau này sẽ làm một nghề …nhưng để biết được bạn thích làm gì,và tên các nghề đó có gì bí ẩn chúng mình cùng cô vào lớp cô sẽ kể cho chúng mình nghe câu chuyện ước mơ của cu tuấn và cùng khám phá điều bí ẩn nhé. *.HĐ2.Giới thiệu nhóm chữ I,T,C. * Cô kể chuyện “Ước mơ của cu tuấn” *Cô giới thiệu chữ I: - Cô hỏi trong câu chuyện Mẹ Tuấn làm nghề gì? - Cô treo tranh có từ ‘ Giáo Viên”và cho cả lớp đọc từ,cô ghép thẻ chữ rời từ Cô giáo và mời trẻ lên nhặt chữ cái mà trẻ đã học kết hợp mời trẻ nhặt 2 chữ giống nhau - Cô giới thiệu chữ I,cô phát âm mẫu I và lần lượt cho cả lớp,tổ cá nhân phát âm( cô lắng nghe và sửa sai cách phát âm cho trẻ). - Cô hỏi trẻ cấu tạo của chữ I gồm những nét gi? Cô nhắc lại lời trẻ và hỏi trẻ chữ I giống đò dùng,dụng cụ của nghề nào?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Cô giới thiệu chữ I viết,I in ,I hoa,viết hoa rồi cho cả lớp phát âm lại * Cô giới thiệu chữ T - Cô hỏi trẻ trong câu chuyện cô vừa kể sau này bạn Tuấn thích làm nghề gì? - Cô giới thiệu tranh Thuỷ thủ và cho trẻ đọc từ Thuỷ thủ- cô ghép thẻ chữ rời từ Thuỷ thủ và mời trẻ lên nhặt nhóm 2 chữ giống nhau rồi cô giới thiệu chữ T,cô phát âm mẫu,và cho cả lớp,tổ,cá nhân phát âm( Cô quan sát và lắng nghe trẻ phát âm để sửa cách phát âm cho trẻ) *Tương tự cô hỏi trẻ cáu tạo của chữ T,cô nhắc lại lời trẻ và hỏi trẻ chữ t giồng cái gì trong đồ dùng, đồ chơi ….cô giới thiệu chữ t viết,in,in hoa,viết hoa rồi cho cả lớp phát âm lại 1 lần. * Cô giới thiệu chữ C - Cô hỏi trẻ trong câu chuyện bố tuấn làm nghề gì? Cô treo tranh - Bác sỹ và cho trẻ đọc từ trong tranh ,cô ghép thẻ chữ rời từ - Bác sỹ rồi mời trẻ lên nhặt chữ C giúp cô .sau đó cô giới thiệu chữ C và phát âm mẫu sau đó cô cho cả lớp,tổ,cá nhân phát âm ,cô hỏi trẻ cấu tạo chữ c cô nhắc lại lời trẻ và lần lượt giới thiệu chữ c viết,in ,in hoa,viết hoa và cho cả lớp phát âm lại. *HĐ3. So sánh chữ I.T.C - Cô hỏi trẻ hôm nay làm quen với mấy chữ cái ? Là những chữ gì? - Cô cho trẻ đếm nhóm chữ,sau đó cho cả lớp phát âm lại 3 chữ cái I,t,c…cô hỏi trẻ thích chữ nảo? vì sao? Cô tặng trẻ chữ c rồi hỏi trẻ chữ I,t khác nhau ở điểm nao?Cô nhắc lại lời trẻ Chữ I khác chữ t là chữ I có 1 nét thẳng và 1 chấm trên đầu còn chữ t là 1 nét thẳng và 1 nét gạch ngang Cô hỏi trẻ chữ I và chữ t giống nhau ở điểm nào? Cô nhắc lại chữ I và chữ t giống nhau là đều có 1 nét thẳng . *HĐ4. Luyện tập * Trò chơi1 “ nghe câu đố đoán ngành nghề và tìm chữ cái vừa học trong từ chỉ nghề đó” Cô đố nghề Cảnh sát giao thông Cô đố nghề Công nhân môi trường Cô đó nghề Ca sỹ.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Trò chơi 2“ cô đọc cấu tạo chữ trẻ tìm chữ có cấu tạo tương ứng” cô nói chữ gì 1 nét đứng nghiêm lại thêm cái chấm ở trẻ đỉnh đầu? Tương tự chữ gì 1 nét đứng nghiêm lại thêm cái nét ghạch ngang trên đầu? Hoặc đề nguyên em là chữ o khuyết đi một nửa em là chữ chi? Sau đó trẻ tìm chữ cái có trong từ của tranh lô tô về đồ dùng,dụng cụ,sản phẩm của các nghề ( Cô quan sát từng trẻ và sửa sai cho trẻ nếu trẻ tìm sai ) * Trò chơi3 “ Ghạch chân chữ cái vừa học trong bài đồng dao Kéo cưa lừa xẻ” Cô cho trẻ khởi động bằng cách chơi kéo cưa lừa xẻ giữa 2 đội kết hợp đọc theo bài đồng dao rồi hướng dẫn *HĐ5. Nhận xét củng cố tuyên dương- kết thúc Cô nhận xét 1 số trẻ tô đep,tô nhanh 1 số trẻ chưa tô xong ,hoặc tô chưa đẹp cô khuyến khích động viên trẻ để trẻ cố gắng hơn trong hoạt động sau. Đánh giá cuối ngày. Thứ 6 ngày 16 tháng 12 năm 2016.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tạo hình : Vẽ dụng cụ nghề nông I:Mục đích yêu cầu - Trẻ biết cách vẽ đồ dung dụng cụ nghề nông và biết cách tô màu đẹp - Rèn kỷ năng vẽ và tô màu cho trẻ thành thạo ,và không bị lem ra ngoài - Giáo dục trẻ ăn hết suất của mình không làm rơi vãi cơm , biết quý trọng hạt gạo do người nông dân làm ra , II: Chuẩn bị - Đồ dung của cô và trẻ - Tranh vẽ mẫu đồ dung nghề nông theo mẫu - Vở tạo hình ,màu ,bút chì ,đĩa nhạc III: Tiến hành tổ chức *HĐ 1: - Đọc thơ ‘ hạt gạo làng ta “ - Trò chuyện về nội dung bài thơ *HĐ 2: - Các con có biết ai là người làm ra hạt gạo cho chúng mình ăn không ? - À đúng rồi đó là bác nông dân đấy c/c - Làm ra hạt gạo rất là vất vả , đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có cơm ăn như bây giờ vì vậy c/c phải biết trân trọng nhé . - Vậy c/c có biết bác nông dân đã sử dụng dụng cụ gì không ? - Bác đã dùng cuốc để xới đất trồng lúa - Đến mùa thu hoạch bác dùng cái gì để giặt lúa - À đúng rồi bác dùng cái liềm để giặt lúa - Bạn nào giỏi cho cô biết bác nông dân còn dùng caí gì để đựng lúa xúc lúa c/c ? - Tóm lại : để có hát gạo cho chúng ta ăn hàng ngày thì bác nông dân sử dụng rất nhiều dụng cụ để làm đấy , vậy bây giờ chúng mình cùng vẽ 1 số dụng cụ nghề nông nhé *HĐ 3: Trẻ thực hiện - Cô bao quát nhắc nhỡ trẻ tư thế ngồi cách cầm bút để vẽ ,tô không để lem ra ngoài - Trong khi thực hiện không được nói chuyện , không tranh dành nhau *HĐ 4: Trưng bày sản phẩm.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Ch trẻ nhận xét sản phẩm của bạn - Cô nhận xét chung - Giáo dục trẻ yêu quý trân trọng sp mình làm ra. *Đánh giá cuối ngày.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×