Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.46 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI & PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU Môn: Tin Học I. THỰC TRẠNG: Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính. Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp, không đồng đều. Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng, mỗi tiết thực hành có tới 2 - 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành làm bài tập một cách đầy đủ. Đứng trước tình hình trên, để tiếp tục thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường năm học 2016 - 2017, đồng thời thực hiện những chỉ tiêu về chất lượng học sinh mà Nghị quyết Hội nghị Cán bộ - Viên chức năm học 2016 - 2017 đã đề ra, sau đây là kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu môn Tin học trong năm học này như sau: II. ĐỐI TƯỢNG: Là những học sinh giỏi tin học gồm những học sinh cùng một lớp hoặc cùng một khối có khả năng về tin học, yêu thích môn Tin học và tự nguyện xin bồi dưỡng nâng cao về môn này. Những học sinh yếu môn Tin học, căn cứ vào kết quả học tập năm học trước và kết quả kiểm tra thường xuyên dưới trung bình, có nhiều lỗ hổng về kiến thức và kĩ năng, tiếp thu chậm hơn so với những học sinh khác . III. MỤC TIÊU: 1. Học sinh giỏi: - Nâng cao hứng thú học tập môn Tin học. - Đào sâu và mở rộng tri thức trong giáo trình. - Làm cho học sinh thấy rõ hơn vai trò của Tin học trong đời sống. - Bồi dưỡng cho học sinh tác phong, phương pháp nghiên cứu và thói quen tự đọc sách ( Cùng học tin học - dành cho tiểu học,...). 2. Học sinh yếu: - Theo kịp yêu cầu chung của những tiết học trên lớp và có thể hòa nhập vào việc dạy học đồng loạt. - Nắm được lí thuyết, rèn luyện được kĩ năng mà chương trình yêu cầu. - Tạo yếu tố tâm lí cho học sinh: các em tự tin vào bản thân, tin vào sức mình, từ đó có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua tình trạng yếu kém. IV. THỜI GIAN: Tiến hành trong suốt năm học 2016 - 2017. V. HÌNH THỨC: 1. Học sinh giỏi:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Bổ sung kiến thức tin học: Ngoài kiến thức trong sách, bổ sung cho các em những kiến thức ở ngoài, nâng cao kĩ năng thực hành nhanh - chính xác. - Giải những bài tập nâng cao: Những bài tập tổng hợp đòi hỏi vận dụng phối hợp nhiều kĩ năng, kiến thức đã học. Tạo điều kiện cho các em phát triển những năng khiếu sẵn có, tính sáng tạo,... - Ngoài ra bồi dưỡng thêm các môn: Toán, Mỹ Thuật, Tiếng việt,... giúp các em tích lũy được một số vốn kiến thức có lợi cho việc học Tin học. 2. Học sinh yếu: - Yếu về kĩ năng là một tình hình phổ biến của học sinh yếu kém tin học. Vì vậy, cần bồi dưỡng cho các em những kĩ năng cơ bản về tin học, nắm được lí thuyết, vẽ hình sáng sủa không vẽ cẩu thả, vận dụng tốt các công cụ vẽ đơn giản vào hình vẽ, có thể soạn thảo văn bản bằng 10 ngón không cần nhanh chỉ cần chính xác. - Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên cần quan tâm phát hiện những "lỗ hổng" về kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những "lỗ hổng" nào điển hình với học sinh yếu kém mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục cần có kế hoạch để giải quyết. Có thể, tổ chức nhóm học tập, phân công đội viên khá giỏi giúp các em học tập ( kiến thức - giờ ra trơi, ở nhà; kĩ năng - phòng máy nhà trường giờ ra chơi, nhà đội viên có máy vi tính,..). - Tập cho học sinh ý thức tự phát hiện những "lỗ hổng" của bản thân mình và biết cách tra cứu sách vở để tự lấp những "lỗ hổng" đó. - Gia tăng số lượng bài tập để rèn kĩ năng nào đó cho học sinh. Chẳng hạn, giao cho học sinh rất nhiều bài tập gõ văn bản để rèn kĩ năng gõ 10 ngón, những bài tập vẽ có yêu cầu sử dụng nhiều công cụ vẽ trong Paint,... - Cần có những phần thưởng xứng đáng, kịp thời cho những học sinh biết phấn đấu vươn lên. VI. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG - PHỤ ĐẠO: 1. Học sinh giỏi: * Nội dung: - Kết hợp ôn tập kiến thức cơ bản và bồi dưỡng chương trình nâng cao cho học sinh. - Cho học sinh làm quen các dạng bài nâng cao trên cơ sở nắm kiến thức cơ bản đã học. - Hướng dẫn học sinh cách tư duy, sáng tạo, vận dụng để giải quyết các yêu cầu của bài tập. - Cho học sinh chia sẻ những kinh nghiệm học tập lẫn nhau. - Đảm bảo đầy đủ nội dung quy định cho kỳ thi học sinh giỏi từng cấp lớp. -Tổ chức khảo sát để đánh giá sự tiến bộ của học sinh giỏi qua từng đợt. * Chương trình: - Chương trình tài liệu hiện hành được qui định dùng trong trường tiểu học do nhà xuất bản giáo dục phát hành, tránh đưa cho học sinh quá nhiều tài liệu làm cho các em phải chịu sự nặng nề về tài liệu. Sau đây là một số đề bài tham khảo: ĐỀ 1 Bài 1 : (2 điểm) Vẽ tranh.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Dùng 1 phần mềm đồ hoạ có sẵn trên máy tính vẽ bức tranh theo chủ đề “Ngày quốc tế phụ nữ 8-3”. Tệp được lưu trữ có tên BAI1 với phần mở rộng ngầm định của phần mềm đã sử dụng. Bài 2 : (2 điểm) Vẽ Công viên Đã nhiều lần em được bố mẹ hoặc thầy (cô) cho đi chơi công viên, nơi có nhiều cây cỏ, hoa lá và đặc biệt là những trò chơi bổ ích và thú vị. Em hãy vẽ một bức tranh mô tả một góc của công viên, nơi có những trò chơi mà em thường chơi nhé. Tệp được lưu trữ có tên BAI2 với phần mở rộng ngầm định của phần mềm đã sử dụng. Bài 3 : (2 điểm) Sắp xếp dãy số ? Cho dãy số: 3, 1, 7, 9, 5 Cho phép 3 lần đổi chỗ, mỗi, lần được đổi chỗ hai số bất kỳ. Em hãy sắp xếp lại dãy số trên theo thứ tự tăng dần. Dùng phần mềm soạn thảo văn bản để trình bày lời giải, lưu với tên BAI3. Bài 4 : (4 điểm) Tìm số nhỏ nhất ? Bạn hãy viết ra số nhỏ nhất bao gồm tất cả các chữ số 0, 1, 2, 3, ... 9 mà nó: a. Chia hết cho 9 b. Chia hết cho 5 c. Chia hết cho 20 Có giải thích cho từng trường hợp? Dùng phần mềm soạn thảo văn bản để trình bày lời giải, lưu với tên BAI4. ĐỀ 2 Bài 1 (20 điểm). Thiếp mời sinh nhật Hãy soạn thảo một mẫu thiếp để mời các bạn tới dự sinh nhật của em. Mẫu thiếp mời cần có thông tin về lời mời, thời gian, địa điểm, ... của buổi sinh nhật và cố gắng trình bày sao cho rõ ràng và đẹp. Lưu mẫu thiếp mời vào tệp văn bản có tên THIEPMOI với phần mở rộng mặc định của phần mềm sử dụng. Bài 2 (20 điểm). Ngày khai giảng Mỗi năm hết hè là đến ngày khai giảng và em lại được gặp thầy cô cùng bè bạn. Sau bao ngày hè bổ ích, ngoài niềm vui hân hoan gặp lại, mỗi thầy cô cũng như các em đều hướng tới một năm học mới với tinh thần dạy và học để đạt được những kết quả tốt nhất. Hãy vẽ một bức tranh mô tả ngày khai giảng của trường em được tổ chức ở sân trường thân yêu. Lưu bức tranh vào tệp có tên KHAIGIANG với phần mở rộng mặc định của phần mềm sử dụng..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐỀ 3 Bµi 1: T×m sè Dựa vào các số đã biết trong các hình dới đây, em hãy tìm ra quy luật và số thÝch hîp thay cho dÊu ? a) 16 13 13 7 b). 9. 8. 9 13. 5. 4. 13 11. 17. ? ?. 15. 9. 7. Lêi gi¶i cña bµi 1, bµi 3 vµ bµi 4 em ghi chung vµo tÖp v¨n b¶n cã tªn lµ BAILAM với phần mở rộng ngầm định của phần mềm sử dụng. Bµi 2: C«ng viªn Hẳn đã không ít lần em đợc bố mẹ cho đi chơi công viên, nơi có nhiều cây cỏ, hoa lá và đặc biệt là những trò chơi bổ ích và thú vị. Em hãy vẽ một bức tranh m« t¶ mét gãc cña c«ng viªn, n¬i cã nh÷ng trß ch¬i mµ em thêng ch¬i nhÐ. Tệp đợc lu trữ có tên là CONGVIEN với phần mở rộng ngầm định của phần mềm đã sử dụng. Bµi 3: Trung b×nh céng Trung b×nh céng cña 7 sè lµ 49. NÕu céng thªm 1 vµo sè ®Çu tiªn, 2 vµo sè thứ hai, 3 vào số thứ 3, cứ nh thế đến thêm 7 vào số thứ 7 thì trung bình cộng của c¸c sè míi lµ bao nhiªu? Bµi 4: M· ho¸ Một số tự nhiên đợc mã hoá theo quy tắc sau: mỗi đoạn liên tiếp các chữ số giống nhau đợc thay thế bằng số lợng các chữ số giống nhau và tiếp theo là chữ số đó. Quá trình mã hoá lặp lại với số vừa nhận đợc. 2 ch÷ sè 1, 1 ch÷ sè 3. 1 ch÷ sè 2, 2 ch÷ sè 1, 1 ch÷ sè 3. VD: số 113 đợc mã hoá nh sau: 113->2113->122113->11222113... BiÕt r»ng trong qu¸ tr×nh m· ho¸ kh«ng cã sè nµo cã qu¸ 9 ch÷ sè liªn tiÕp gièng nhau.Hái: a) Số 212211103115 có phải đã đợc mã hoá từ số 2005 không? Giải thích? b) Sè 2000 sau 1 sè lÇn m· ho¸ cã thÓ thµnh sè 122221302121430 kh«ng? V× sao? ĐỀ 4 Bài 1: Trường xanh sạch đẹp Mỗi dịp xuân về là trường em lại trồng thêm những cây xanh mới và những bồn hoa đua nhau lên những bông hoa thật đẹp để chào đón mùa xuân. Em hãy vẽ một bức tranh mô tả cảnh chăm sóc cây xanh diễn ra ở mái trường thân yêu của em. Lưu bức tranh vào tệp có tên TRUONGXANH với phần mở rộng mặc định của phần mềm sử dụng. Bài 2: Rút gọn rồi tính : 12× 35× 28 =? 16 × 49× 25.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài 3: Cho hình thang vuông ABCD có AB = 15 cm, DC = 20 cm, AD = 12 cm. Trong hình thang có tam giác BMN. Em vẽ lại hình và tính diện tích tam giác BMN, biết AM = MD và DN = 10 cm. ( Kết quả tính diện tích ghi ở dạng như : S AMB = …….cm2) Ghi bài làm vào tệp văn bản có tên BAI 3 và đặt tệp vào thư mục TUOITHO mà em đã tạo.. ĐỀ 5 Bài 1: (Tính tuổi) Ba cô bạn gái là Oanh, Phương, Quyên nói chuyện với nhau về tuổi của họ như sau: Oanh nói: Tôi 12 tuổi, tôi ít hơn Phượng 2 tuổi và nhiều hơn Quyên 1 tuổi. Phượng nói: Tôi không bé nhất, tôi và Quyên chênh nhau 3 tuổi, Quyên 15 tuổi. Quyên nói: Tôi bé hơn Oanh, Oanh 13 tuổi, Phượng nhiều hơn Oanh 3 tuổi. Cho biết mỗi cô gái chỉ nói đúng 2 ý, còn 1 ý còn lại là sai. Yêu cầu: Em hãy xác định tuổi của 3 cô gái đó. Kết quả ghi ra file BL2.doc. Bài 3: Vẽ về "Ngôi trường thân yêu" Em hãy sử dụng phần mềm đồ họa để vẽ một bức tranh có những hình ảnh thân yêu nhất về ngôi trường mà em đang học. Kết quả bài làm được thể hiện trên tệp tin và tệp tin này được lưu trữ có tên BAI2 với phần mở rộng mặc định của phần mềm đã sử dụng. Bài 3. Tìm hình chữ nhật và tam giác Em hãy cho biết hình vẽ dưới đây có bao nhiêu hình chữ nhật và bao nhiêu hình tam giác. Hãy liệt kê chi tiết tên các hình chữ nhật và tam giác đó..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Ví dụ: Tam giác: ABC, ADC; Hình chữ nhật: ABCD, EFGH... Kết quả bài làm được thể hiện trên tệp tin và tệp tin này được lưu trữ có tên BAI3 với phần mở rộng mặc định của phần mềm đã sử dụng. TẠO VĂN BẢN Bài 3: Tạo một tài liệu mới đặt tên Tho.doc lưu ở Desktop. Gõ và định dạng, canh lề giống như mẫu văn bản dưới: Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm Ở hiền thì lại gặp hiền Người ngay thì gặp người tiên độ trì Mang theo chuyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với chân trời đã xa Chỉ còn chuyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình Rất công bằng, rất thông minh Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang. Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau. Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm. 1. Học sinh yếu: * Nội dung: - Ôn tập kiến thức cơ bản. - Cho học sinh làm quen các kĩ năng cơ bản đã học. - Quan sát, kiểm tra thường xuyên đánh giá sự tiến bộ. * Chương trình: - Chương trình tài liệu hiện hành được qui định dùng trong trường tiểu học do nhà xuất bản giáo dục phát hành. - Rèn luyện kĩ năng vẽ: sử dụng công cụ vẽ của Paint (đường thẳng, đường cong, hình chữ nhật, tô màu,...) - Soạn thảo văn bản bằng 10 ngón, chậm nhưng chính xác. Trên đây là nội dung kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu môn Tin học của trường Tiểu học Thái Tân. Thái Tân, ngày tháng 09 năm 2016 Người lập kế hoạch. Đỗ Xuân Thắng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span>