Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

DIEM HUYET LIEU PHAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.99 KB, 65 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Của MÃ TÚ ĐƯỜNG Nhà xuất bản Thiểm tây khoa học kỹ thuật xuất bản xã- Tháng 2 / 1981 Người dịch. Lê Văn Sửu, Tháng 10/1991 LỜI GIỚI THIỆU SÁCH Ông Mã Tú Đường là một nhà châm cứu và điểm huyệt đã nhiều năm. Riêng về khoa điểm huyệt, ông bắt đầu nghiên cứu từ mùa xuân năm 1956 đến mùa thu năm 1959, Ông đã đem những liệu pháp kinh nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu làm thành tổng kết bước đầu ,nhà xuất bản Thiểm Tây nhân dân xuất bản xã giúp đỡ đem xuất bản. Sau đó, trải qua nhận được nhiều thư của độc giả cổ vũ, thúc giục, ông càng thêm tin tưởng và quyết tâm tăng thêm sức mạnh nghiên cứu của mình. Đến năm 1978, trên cơ sở thực tiễn lâm sàng “ Điểm huyệt liệu pháp” đã qua 20 năm, chữa nhiều loại bệnh, tăng thêm được nhiểu thủ pháp chữa trị, xác minh được một số vấn đề có tính lý luận đã gặp trên lâm sàng, làm cho một liệu pháp bất luận là cơ sở lý luận, hay là ở vận dụng thủ pháp và thự tiễn lâm sàng đều rất là phong phú so với sách trước. Nhưng ông nói ở y học viện Địa lý Đà tất cánh là nơi vun xới chính cho vườn ươm vun xới cho cây ( tức là vấn đề này ) nẩy nở và lớn lên, cũng còn cần ngày càng nhiều viện gặp gỡ,thấm nạp và quản lý làm cho nó dần dần phát triển và lớn lên. Theo tác giả nói: thì ông tự thấy kinh nghiệm lâm sàng và trình độ lý giải của mình đều còn rất hạn chế không thể tránh khỏi có sự sai sót. Khi đọc sách ông viết: “Tôi thấy đây là một công trình tâm huyết của một đời người tận tuỵ với nghề và với con người, nên tôi lược dịch lại để cùng nhau học tập. Gọi là lược dịch vì tôi bỏ đi những phần về kinh lạc, huyệt vị mà chúng ta đã có dịp học hỏi ở những sách khác, và bỏ đi những y án kèm theo có tính chất xác minh hiêụ quả để làm căn cứ kiểm tra khi cần, vì chúng sẽ dùng thực nghiệm lâm sàng của chúng ta để rút ra kinh nghiệm cho mình trong tương lai là chính. Tôi rất cám ơn ông Mã Tú Đường và xin phép ông được giới thiệu những phần chúng tôi muốn học ở sách ông viết”. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1991 Lê Văn Sửu. MỤC LỤC.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> THIÊN THƯỢNG :. TRI THỨC CƠ BẢN. Chương I : NGUYÊN LÝ CỦA ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Tiết 1 – Thế nào là điểm huyệt liệu pháp Tiết 2 - Điểm huyệt và quan hệ kinh lạc Tiết 3 - Ảnh hưởng của điểm huyệt đối với tạng phủ Tiết 4 – Tác dụng của điểm huyệt đối với doanh, vệ, khí, huyết. Tiết 5 – Quan hệ kinh lạc và tạng phủ ( lược ) Chương II: THỦ PHÁP CỦA ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Tiết 1 – Bình nhụ pháp ( phép nắn day ngang bằng ) 1- 1 - Tiêu chuẩn tả hữu bình nhụ 1-2 – Tả hữu bình nhụ và bổ, tả 1-3 – Tác dụng của bình nhụ pháp 1-4 – Ứng dụng của bình nhụ pháp Tiết 2 - Áp phóng pháp ( phép nhấn nhả ) 2-1 – Tiêu chuẩn áp phóng pháp. 2-2 – Bổ tả của áp phóng pháp 2-3 – Tác dụng của áp phóng pháp 2-4 – Ứng dụng của áp phóng pháp ( Phụ ) – cụ thể tiêu chuẩn thao tác bình nhụ pháp và áp phóng pháp. Tiết 3 – Bì phu điểm đả huyệt ( phép chấm gõ ở da ) 3-1 – Tác dụng của phép bì thu điểm đả 3-2 – ứng dụng của phép bì phu điểm đả Tiết 4 – Kinh lạc tuần án pháp ( phép dựa theo đường kinh lạc ) 4-1 – Bổ tả của kinh lạc tuần án pháp 4-2 – Tác dụng của kinh lạc tuần án pháp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4-3 – ứng dụng của kinh lạc tuần án pháp Tiết 5 – Ngũ hành liêm dụng pháp ( phép nối tiếp dùng ngũ hành ) 5-1 – Tên gọi năm loại thủ pháp 5-2 – Thứ tự thao tác ngũ hành liên dụng pháp 5-3 – Thao tác cụ thể và lý luận của ngũ hành liên dụng pháp 5-4 – Tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp ( lược ) Tiết 6 – Các thủ pháp bổ trợ khác 6-1 - Đầu bộ thôi vận pháp ( phép đẩy xoay ở vùng đầu ) 6-2 – Bối bộ tuần áp pháp ( phép áp theo ở vùng lưng ) 6-3 – Chấn chiến pháp ( pháp rung rẩy ) 6-4 – Tứ chi dao vận pháp ( phép lắc vần tứ chi ) 6-5 - Áp huyệt pháp ( phép áp huyệt ) 6-6 – Thiết huyệt pháp ( phép cắt huyệt ) 6-7 - Đấu chấn pháp ( phép rung lắc ) 6-8 – Thiết dao pháp ( phép cắt lay ) 6-9 – Niết huyệt pháp ( phép véo huyệt ) 6-10 – Thôi cảnh hạng pháp ( phép đẩy ở cổ gáy ) 6-11 - Áp cảnh động mạch đàn nhân nghinh pháp ( phép áp động mạch cảnh gáy ở nhân nghinh ) 6-12 – Kháng bối pháp ( phép chống đỡ ở lưng ) 6-13 – Áp tích pháp ( phép nhấn cột sống ) 6-14 - Án trú phân băng pháp ( phép ấn giữ kéo chia ) 6-15 – Cử suất pháp ( phép nâng lên hạ xuống ) Chương III: SỰ CỐ LÂM SÀNG CẦN CHÚ Ý KHI DÙNG ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết 1: Thái độ của người điểm huyệt Tiết 2: Công việc chuẩn bị của điểm huyệt Tiết 3: Chú ý sự cố của điểm huyệt Tiết 4: Tiêu chuẩn lấy huyệt của điểm huyệt liệu pháp Chương IV: TUẦN HÀNH CỦA 14 KINH MẠCH, BỆNH TẬT CỦA KINH MẠCH VÀ DU HUYỆT THƯỜNG DÙNG ( LƯỢC ) Chương V: KINH NGOẠI KỲ HUYỆT THƯỜNG DÙNG ( LƯỢC ) Chương VI: PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN VỀ PHỐI HUYỆT CỦA ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP ( LƯỢC ) Thiên Hạ: TRỊ LIỆU LÂM SÀNG Chương I:. Bệnh nội khoa. 1 – Bán thân bất toạ 2 – Cao huyết áp ( can dương thượng cang ). 3 – Liệt 4 – Cảm mạo 5 – Thổ tả 6 – Tiêu chảy mãn tính ( tỳ thận hư hàn ) 7 – Lỵ 8 – Tao bón 9 – Di tinh 10 – Liệt dương 11 – Mất ngủ 12 – Ho hắng ( viên khí quản ) 13 - Đau đầu 14 – Chấn thương não 15 – Choáng váng ( choáng tiền đình ).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 16 – Chứng hồi hộp ( Chinh trung ) 17 - Đau dạ dầy (Viêm mãn tính, nước chua quá nhiều, loét đường tiêu hoá) 18 – Hạ sườn chứơng đau ( viêm gan ) 19 – Lừng đùi đau 20 – Vai, cánh tay đau 21 - Đùi, đầu gối đau 22 – Lưng trên, lồng ngực đau 23 – Mất tiếng 24 - Đái nhiều lần 25 - Đái dầm 26 – Tạng taó ( bệnh is–tê-ri ) 27 - Động kinh ‘ 28 – Bàn tay và cánh tay tê bại ( tê bại do rối loạn thần kinh ) Chương II: Bệnh phụ khoa 1 – Kinh nguyệt không đều 2 – Hành kinh đau bụng 3 – Bế kinh 4 – Băng lộng huyết 5 – Sản dịch không dứt 6 – Có mang nôn mửa 7 – Sảy thai Chương III: Bệnh trẻ em 1 – Trẻ em pháp sốt 2 – Thổ tả.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3 – Trẻ em rối loạn tiêu hoá 4 – Trẻ em sợ hãI 5 – Sưng quai bị ( sưng tuyến dưới tai ) 6 – Ho gà (đốn khái, bách nhật khái ) 7 - Bại liệt trẻ em 8 – Chứng trẻ em lắc đầu Chương IV: Bệnh ngoại khoa Tiết 1 – Cổ gáy có hạch ( tràng nhạc ) Tiết 2 – Thoát giang Tiết 3 – Sán khí ( hồ sán ) sưng dịch hoàn Tiết 4 – Bong gân Tiết 5 – Sái cổ Tiết 6 – Bướu cổ Tiết 7 – Sưng cụ bộ do tiêm thuốc Tiết 8 – Viêm ruột thừa Tiết 9 – Viêm tổ chức dưới da ( tổ chức phong sào – hình tổ ong ) Tiết 10 – Dị ứng mẩn ngứa Chương V: Bệnh ngũ quan Tiết 1 – Tai kêu Tiết 2 – Cấp tính viêm tai giữa Tiết 3 – Viêm tai ngoài Tiết 4 - Đau răng Tiết 5 – Chảy máu mũi Tiết 6 - Đau họng.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 7 – Thần kinh mặt tê bại Tiết 8 – Miệng khó há to. THIÊN THƯỢNG -----------------Tri thức cơ bản ---o0o--Chương I: NGUYÊN LÝ CỦA ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Tiết 1: Thế naò là điểm huyệt liệu pháp Điểm huyệt liệu pháp là một phép chữa bệnh không dùng thuốc, lại không dùng công cụ, chỉ dựa vào hai bàn tay, vận dụng thủ pháp nhất định có thể đạt mục đích chữa bệnh. Huyệt vị là nói về kinh huyệt, nó có quan hệ rất mật thiết với kinh lạc. Do dùng ngón tay nắn, áp, điểm, gõ trên huyệt vị là có hiệu quả chữa bệnh, cho nên gọi là điểm huyệt liệu pháp. Những năm gần đây, điểm huyệt liệu pháp dưới sự chỉ đạo của lý luận y học cổ đại Phương Đông như Kinh lạc, âm dương, ngũ hành,….Thông qua thực tiễn lâm sàng, chứng minh hiệu quả chữa bệnh của nó rất cao, thu được những tiến triển rất lớn. Trong đời sống xã hội Phương Đông, nó đang dần dần trở thành một trong những phương pháp chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân. Nguyên lý của điểm huyệt liệu pháp là căn cứ lý luận của thúc, án ma mà kết hợp nghiên cứu, bởi vì lý luận của hai loại này đều quan hệ mật thiết với kinh huyệt, kinh lạc, và ngũ tạng, kinh huyệt và kinh lạc tổ hợp thành hệ thống tuần hoàn khí huyết, luân chuyển phân bố toàn thân. Ngũ tạng là khí quan chứa tinh của cơ thể con người, nó phản ứng tính tinh khí, ở phương diện kinh huỵêt và kinh mạch, nhưng mà phản ứng lại dựa vào sự tuần hoàn của doanh, vệ, khí, huyết. Ngũ tạng có tương sinh tương khắc, tương thừa, tương vũ, đối lập mà lại thống nhất, loại thống nhất này là trọn vẹn một quá trình sinh tàn tinh khí, con người khi có bệnh, sẽ mất đi mất bình thường của tính thống nhất, sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sinh mạng của cơ thể con người là sự kết hợp với nhâu giữa tiên thiên và hậu thiên, Tiên thiên thuộc về chỗ y học Phương Đông gọi là Thận, hậu thiên thuộc về Tì, Thận tác dụng tương thông với nhâm mạch và đốc mạch, do thận tuần hành lên bụng, đi kẹp hai bên nhâm mạch cách năm phân, Bàng quang kinh tuần hành từ đỉnh đầu vào não, lại ra ở dưới mà đi ở vùng lưng, kẹp hai bên đốc mạch cách 1,5 thốn. Du huyệt của ngũ tạng lục phủ đều ở trên bàng quang kinh vùng lưng. Thận và bàng quang cùng biểu lý và đều có quan hệ với đốt xương sống, quan hệ đó cùng với phương diện giải phẫu của thần kinh não tuỷ và thần kinh thực vật có quan hệ rất lớn. Tiên thiên là sự chi phối nhất thiết với cơ thể của con người, hậu thiên bị tiên thiên chi phối, tiên thiên nêú không có hậu thiên bồi bổ cung cấp khí huyết cũng không thể duy trì sinh lý đó được bình thường. Tỳ là gốc của hậu thiên, Tỳ và Vị là biểu lý tương hỗ, Vị nạp đồ ăn tỳ chủ vận hoá, Tỳ Vị thuộc trung tiêu. Trung tiêu đem tinh hoa của đồ ăn thức uống làm cho biến đổi thành phần (chưng phát ) hoá thành khí huyết, đưa lên phế, tuần hoà toàn thân. Tác dụng của điểm huyệt là sự kết hợp tương hỗ của thủ pháp và kinh huyệt thông qua sự tuần hoàn của khí huyết, doanh vệ, để xúc tiến phản ứng của tinh khí ngũ tạng, làm cho tiên thiên chi phối năng lực và quá trình cung cấp khí huyết của hậu thiên, đạt đến sinh lý đúng đắn, loại bỏ chứng trạng, khôi phục sức khoẻ. Tiết 2 : Điểm huyệt và quan hệ kinh lạc Kinh huyệt nằm trong sự bao hàm của học thuyết kinh lạc, bởi vì cần làm rõ kinh huyệt, tức là cần phải biết kĩ về kinh lạc. Điểm huyệt tuy trọng điểm tiến hành thủ pháp trên huyệt vị, nhưng trên thực tế là căn cứ và sự phân bố và tuần hành của kinh lạc ở thân người. Vì kinh lạc là đường thông để vận thành doanh, vệ, khí, huyết ở thân người, mà kinh huyệt là điểm giao hội hiện rõ sự vận hành doanh, vệ, khí, huyết trong đường thông, cho nên có một số huyệt như Đại chuỳ hội với thủ tam dương, túc tam dương và đốc mạch, Quan nguyên là hội của túc tam ông và nhâm mạch … Những cái đó nói nên rằng kinh huyệt và kinh lạc tương hỗ thành một quan hệ gắn bó, do đó điểm huyệt có đủ sức điều chỉnh các biến hoá biểu lý giữa các kinh lạc và các lệch lạc về hàn nhiệt của âm kinh và dương kinh. Cho nên muốn hiểu rõ được liệu pháp điểm huyệt, trước hết cần phải hiểu rõ được học thuyết kinh lạc, nắm được bản chất hệ thống (thể) kinh lạc, mới có thể đủ sức nơi có bệnh, căn cứ của biện chứng thí trị. Tiết 3: Ảnh hưởng của điểm huyệt đối với tạng phủ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Cơ thể người ta là do khí, huyết, gân mạch, xương, tuỷ, phủ, tạng hợp thành. Mỗi một bộ phận tổ thành, chúng dựa dẫm vào nhau đều có quan hệ âm dương không thể chia cắt. Khí và huyết, cân và mạch, cốt và tuỷ, phủ và tạng đều là giúp nhau làm việc. Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, khí dừng thì huyết dừng. Cân là sứ của mạch, cân đậu thì mạch nhanh ( cấp ), cân tĩnh thì mạch chậm ( hoãn ). Cốt là nhà của tuỷ, xương rắn chắc thì tuỷ đầy đủ, xương mềm thì tuỷ rỗng. Phủ là biểu của tạng, phủ khoẻ thì tạng khoẻ, phủ yếu thì tạng suy. Chúng đều thuộc về nhau theo biểu lý âm dương, kinh mạch, kinh mạch nối liền suốt giữa các hỗ tương đó, trong sự hỗ tương của khí huyết vận hành, thành một hệ thống hoàn chỉnh ( chỉnh thể ). Trong đó nổi lên tác dụng chủ đạo là của ngũ tạng lục phủ, Ngũ tạng lục phủ phối hợp trong thuộc tính ngũ hành mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ, trong đó nổi lên tác dụng sinh khắc lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, duy trì nhau ở mức bình thường, mà còn có thể đủ sức ảnh hưởng đến quan hệ sinh lý đều đặn của các mặt khí, huyết, cân mạch, cốt, tuỷ…. Chỉnh thể con người bất luận phát sinh bệnh biến ở một bộ phận nào đều có quan hệ với tạng phủ sinh khắc, chế ước. Dựa vào quan hệ phân bố của kinh lạc, trong thì thông với ngũ tạng lục phủ, ngoài thì nối với tứ chi, bách hài ( trăm đốt). Do mười hai kinh mạch thống thuộc tạng phủ (kinh mạch từng tạng phủ nối nhau ), quan hệ cuả kinh huyệt và tạng phủ cũng rất mật thiết, vì vậy, tiến hành điểm huyệt ở bề mặt cơ thể con người cũng sẽ có thể nhằm vào tạng phủ gây nên ảnh hưởng nhất định, cũng có thể trực tiếp điều tiết giữa cái hữu dư hoặc bất túc của ngũ tạng lục phủ, làm cho sự sinh khắc, chế hoá lẫn nhau trở lại trạng thái ngang bằng, từ đó làm cho tổ chức chỉnh thể tiếp tục duy trì được hiện tượng bình thường của nó. Tạng phủ có hữu dư hoặc bất túc, tức là trên sinh lý mất đi hiện tượng bình thường, xuất hiện hiện tượng bệnh lý mất bình thường. Liệu pháp điểm huyệt căn cứ vào tình huống hiện thực loại này, vận dụng thủ pháp cụ thể, bổ cái bất túc, tả cái hữu dư, thúc đẩy công năng tạng phủ duy trì sinh lý bình thường. Tiết 4: Tác dụng của điểm huyệt với doanh, vệ, khí, huyết Kinh huyệt là bộ phận hợp thành của kinh lạc, 12 kinh lạc và 8 mạch kỳ kinh xuyên suốt chỉnh thể người ta, hình thành hệ thống kinh lạc hoàn chỉnh..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Doanh, vệ, khí, huyết là yếu tố duy trì hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể con người. Liệu pháp điểm huyệt có thể chữa được bệnh chủ yếu là có thể điều chỉnh được quan hệ của doanh, vệ, khí, huyết… Thiên “ Doanh vệ sinh hội” sách Linh Khu nói: (Người ta thụ khí ở ngũ cốc, cốc vào dạ dày, rồi chuyển vào phế, ngũ tạng lục phủ, đều thụ khí ở đó), ( nhân thụ khí vu cốc, cốc nhập vu vị, di chuyển vu phế, ngũ tạng lục phủ, giai dĩ thụ khí, Kỳ thanh giả… vi doanh, trọc giả vi vệ, doanh tại mạch trung, vệ tại mạch ngoại), (Cái trong là doanh, cái đục là vệ, doanh ở trong mạch, vệ ở ngoài mạch ). Trong “ Trung Quốc y học đại từ điển” có giải thích đoạn kinh văn đó như sau: “ Trong là doanh ( trong sạch ), tức là máu ở trong huyết quản đi ra ( phát huyết quản ), cũng gọi là máu ở động mạch , Thoạt đầu qua phế lọc qua trong không khí sạch, qua tâm phòng đẩy ra, làm cho tinh khiết mà có máu đỏ đục (trọc ) là vệ, tức là máu trong sạch, máu trở về, cũng gọi là máu ở tĩnh mạch. Đúng nhất là chưa về trước lúc vào phế tạng, chất vẩn đục có nhiều ở trong máu, cho nên mạch máu đó cũng xanh tối mà không tươi sáng. Doanh tại mạch trung, tưc là phát huyết quantrong con người là mạch máu ở từng trong. Vệ tại mạch ngoại, tức là hồi huyết quản trong con người là mạch máu từng ngoàI, điều đó nói rõ quan hệ doanh vệ với hệ thống tuần hoàn. Thiên “ Quyết khí” nòi: (( Trong tiêu thụ khí lấy nước lỏng, biến hoá cho đỏ làm ra máu)) ( Trung tiêu thụ khí thủ chấp, biến hoá nghi xích thị vi huyết ). Thiên “ tà khách…” nói: “ Doanh khí thấm ra ngoài là tân dịch, trú ở trong mạch, hoá làm huyết để nuôi dưỡng tứ chi, bên trong thì trú ở tạng phủ” (Doanh khí giả, thảm kỳ tân dịch, trú chi vu mạch, hoá dĩ vi huyết, dĩ doanh tứ mạt, nội trú ngũ tạng lục phủ). Căn cứ vào cách nói trên, huyết có nguồn gốc từ trong tiêu hoá hấp thu được chất tinh vi của đồ ăn thức uống, thông qua tác dụng khí hoá mà thành doanh khí, doanh khí phân chia ra tân dịch vào trong mạch, trú ở trong ngũ tạng lục phủ, nuôi tứ chi trăm đốt ở ngoài, toàn thân không có chỗ nào không chịu sự nuôi dưỡng của nó, Vệ cũng giống như thế,từ trong sự hấp thu đồ ăn uống đó phần dưỡng ra mà thành. Thiên “Bại luận”, trong Tố vấn kinh nói rằng: “Vệ là hãn khí của đồ ăn uống, khí đó cực kỳ trơn tru nhanh nhậy, không thể vào trong mạch, cho nên đi ở trong da nơi giữa da và thịt hun đúc hoang mạc, tản ra ở ngực , bụng”, (vệ giả, thuỷ cốc, chi hãn, khí dã, kì khí phiếm tật hoạt lợi, bất năng nhập vu mạch dã, cố tuần bì phu chi trung, phân nhục chi gian, chưng vu hoang mạc, tán vu hung phúc). Căn cứ vào đoạn kinh văn trên, vệ khí phân bố ở ngoài mạch đạo, rất có quan hệ với đường đi của tĩnh mạch. Thiên “âm dương.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ứng tượng đại luận” nói: “Khí trời thông vào phế, địa khí thông vào họng”, ( thiên khí thông vu phế, địa khí thông vu ích). điều đó cũng nói, một là không khí của trời theo thở hít mà vào phổi, một nữa là khí của thuỷ cốc mà vào họng. Từ đó chứng minh, khí của cơ thể con người là khí của thuỷ cốc gộp lại với khôn khí của trời mà thành, cũng là cổ nhân đã chỉ rằng nguồn gốc cụ thể của doanh, vệ, khí, huyết có quan hệ với kinh lạc. Bình nhụ pháp của điểm huyệt liệu pháp là điều lý âm dương trong cơ thể con người. Bởi vì tượng trưng của âm dương là trái và phải, trái thuộc dương, phải thuộc âm, vì thế phép bình nhụ dựa đúng theo quan hệ âm dương, có quan hệ phải, trái. Cổ nhân lấy âm là tĩnh, dương là động, tĩnh cũng là không động, động cũng là không dừng. Nhụ là động kết hợp với tĩnh, vì thế phép bình nhụ cũng có thể điều lý quan hệ âm dương. Áp phóng pháp của điểm huyệt liệu pháp cụ thể điều tiết doanh, vệ, là theo đúng doanh hành mạch trung, ở tổ chức kinh lạc vùng hơi sâu hơn, vệ hành mạch ngoài ở vùng hơi nông của tổ chức kinh lạc. Vì vậy, áp phóng pháp là áp sâu đạt đến doanh, phóng nông đến vệ, áp cùng kết hợp với phóng, trực tiếp điều tiết doanh vệ. Kinh huyệt là điểm cuối cùng của sự tuần hoàn doanh, vệ, khí, huyết, ở thân thể con người. Cơ thể người ta một khi sinh ra bệnh biến, cùng với bệnh biến là kinh mạch hữu quan và kinh huyệt trong vùng sẽ sinh ra một phản ứng biến hoá nhất định, như tê dại, đau đớn, sưng đỏ.v.v.v. khác nhau, người khác thấy mà mình cũng tự thấy, đó là những hiện tượng trực tiếp trở ngại của sự tuần hành doanh, vệ, khí, huyết. Bình nhụ, áp phóng trong điểm huyệt liệu pháp có thể làm mất đi hiện tượng phản ánh trong huyệt vị và vùng trung quanh cũng là nhằm vào chỗ gây nên tác dụng điều tiết doanh, vệ , khí, huyết. Tiết 5 – Quan hệ kinh lạc và tạng phủ ( lược ) Chương thứ hai: THỦ PHÁP CẢU ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Thủ pháp điểm huyệt chia ra: “ Bình nhụ pháp”, “ Áp phóng pháp”, “ Bì phu điểm đả pháp”, “ Kinh lạc tuần án pháp”, “ Ngũ hành liên dụng pháp” là năm loại thủ pháp cơ bản. Ngoài ra còn có: “ Đầu bộ thôi vận pháp”, “ Bối bổ tuần áp pháp”, “ Tứ chi dao vận pháp” và các thủ pháp bổ trợ khác. Việc vận dụng thủ pháp trên lầm sàng phải căn cứ tình hình bệnh tật mà tuyển chọn. Khi thời gian ít, dùng riêng một loại thủ pháp. Khi thời gian nhiều, dùng hai loại thủ pháp trở lên. Đối với chứng thần kinh chức năng, bệnh hệ thống nội tạng, phần lớn lá dùng bình nhụ pháp và áp phóng pháp, có khi phối hợp với ngũ hành liên dụng pháp ( ngũ liên pháp ), đối với tật nạn đau đớn vùng lưng đùi, ngoài trọng điểm dùng ngũ liên pháp, căn cứ vào bệnh tình khác nhau, có khi sử dụng bình nhụ pháp, áp phóng pháp, hoặc kinh lạc tuần án pháp ( tuần án pháp ), và tứ chi dao vận pháp ( dao vận pháp ). Quá.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trình thao tác cụ thể của thủ pháp, sẽ nói kỹ trong các thủ pháp và thủpháp phối hợp trong chữa từng bộ phận. Tiết 1: Bình nhụ pháp ( phép nắn day ngang bằng ) Gọi tên là Bình nhụ pháp vì “ Bình mà nhụ”. “ Bình” tức là không chế nghiêng lệch, giữ gìn mức ngang bằng thích đáng. “ Nhụ” tức là động tác ấn xoa, là động tác “ án công” và “ ma công” cùng phối hợp lại. Án công là tay ấn nặng và dừng ở trong cơ ( bắp thịt )không động. Ma công là tay xoa nhẹ ở da không ngừng, Bất động là tĩnh, thuộc âm, Không dừng là động, thuộc dương. nhụ là phát huy của sự kết hựop “ án” và “ ma”, có tác dụng điều tiết âm dương. Thao tác cụ thể của Bình nhụ pháp là: Đầu ngón tay giữa của người thaỳ điểm huyệt vị người bệnh, kế đó đem đầu ngón tay cái để ở dưới gầm, phía trong của ngón tay giữa, chỗ khớp đốt thứ nhất, lại lấy ngón trỏ và ngón bốn chụm lại áp ở phía ngoài đốt thứ nhất ngón giữa, để làm thế bổ trợ cho ngón giữa tiện cho thao tác của ngón giữa. Sau đó dùng đầu ngón giữa đã để trên huyệt vị làm bình nhụ hình vòng tròn, gốm có hai ý ấn và day. Vì bề mặt của ngón tay nhụ phải lõm và dưới da huyệt vị, đây là động dạng nhụ ( kiểu như nắn day ) sẽ không thể rời khỏi da ( nếu như nhụ đầu ngón tay ngang bằng với mặt da, mà đầu ngón tay và mặt da làm thành trạng thái mài xát, kiêu đó sẽ hình thành phép xoá trong án ma cần chú ý thêm ). Bình nhụ một vòng là một lần, tiêu chuẩn chung là 50 – 100 lần. Tăng giẳm số lần phải tuỳ bệnh tình mà quyết định. Diện tích vùng nhụ là do vùng huyệt quyết định, mặt khác cần căn cứ tình hình bệnh. Do đó ở thao tác nhụ,cần phải xem xét toàn diện nhưng chủ yếu là vòng ngón tay nhu ước chừng trên dưới 1 phân ( lem ), lấy đó làm phạm vi vòng tròn vận nhụ và kết hợp với diện tích vùng huyệt linh hoạt vận dụng thích đáng. Xoay nhụ của bình nhụ pháp, tuỳ thao tác trên huyệt vị nhưng do liên tục kích thích của bình nhụ, ở trong tổ chức huyệt vị cũng dẫn đến cảm giác buốt tê hoặc buốt khó chịu, cũng là cho sinh ra biến hoátổ chức huyệt vị,dẫn đến cơ nặng điều tiết trên sinh lý của tổ chức trong cơ thể con người. Đây là một thủ pháp trọng yếu phi thường trong toàn bộ phép điểm huyệt. Vì vậy, nó được ứng dụng trên lầm sàng rất là rộng rãi. Thủ pháp nặng hay nhẹ cần phân biệt ở thể chất gầy hay béo, bệnh tình lâu hay mới mà quyết định. Người béo mới bị bệnh thì thủ pháp nặng, người gầy yếu bệnh lâu lài thì thủ pháp nhẹ. Nhưng ở người béo khẻo cũng có khi dùng thủ pháp nhẹ, người gầy yếu bệnh lâu cũng có khi dùng thủ pháp nặng. Hiện tượng này là phương thuốc biến hoá căn cứ vào tình hình đặc thù của bệnh tật mà linh hoạt quyết định sử dụng. Ngoài ra thủ pháp này không những trực tiếp điều tiết âm dương, mà còn có thể căn cứ vào 12 kinh âm dương tuần hành, cũng với vấn đề khởi chỉ của mạch nhâm tuần hành ở bụng, mạch đốc tuần hành.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> ở lưng, tiến hành thủ pháp bổ tả, tăng mạnh thêm tác dụngđiều tiết âm dương. 1 – 1: Tiêu chuẩn tả hữu bình nhụ Hướng về bên trái bình nhụ, hoặc là hướng về bên phải bình nhụ là lấy vị trí của người bệnh mà quyết định trái phải. Khi huyệt vị ở bên trái hoặc ở bên phải của người bệnh, không kể là huyệt ở dương kinh hay ở âm kinh, xoay nhụ từ phải qua trái hướng lên là hướng tả bình nhụ. Ngược lại, từ trái qua phải hướng lên mà xoay nhụ là hướng hữu bình nhụ. 1 – 2: Tả hữu bình nhụ và bổ tả Bản thân bình nhụ pháp vốn có đủ tác dụng điều tiết âm dương. phương pháp bổ tả của hướng tả bình nhụ và hướng hữu bình nhụ có thể tăng thêm mạch điều tiết bất túc. Đó là căn cứ vào bắt đầu và dứt ở 14 kinh tuần hành trên cơ thể ngừơi, và vấn đề thăng giáng của tả dương hữu âm, kết hợp cụ thể vào thủ pháp thao tác, tiến hành bổ tả nghênh tuỳ. Thủ tam dương kinh đi từ tay lên đầu bằng: Khi nhụ huyệt vị ở bên trái, hướng tả bình nhụ tứ là nhụ từ phải qua trái, hướng lên theo chiều đường kinh mà nhụ xoay là tả. Khi nhụ huyệt vị ở cạnh phải hướng bình nhụ tức là nhụ từ trái qua phải, hướng lên theo đường kinh mà nhụ xoay là bổ, hướng xuống đón ngược chiều đường kinh mà nhụ xoay là tả. ( Nếu dùng cả hai tay mà nhụ cho người bệnh đều lấy hướng lên mà bổ, hướng xuóng là tả ) Thủ tam âm kinh đi từ ngược ra tay bằng: Khi nhụ huyệt vị ở cạnh trái, hướng hữu bình nhụ tức là nhụ từ trái qua phải, hướng lên đón ngược chiều đường kinh đi mà nhụ xoay là tả, hướng xuống theo chiều đường kinh đi mà nhụ xoay là bổ. Khi nhụ huyệt vị ở cạnh phải, hướng tả bình nhụ tức là nhụ từ phải qua trái, hướng lên đón ngược chiều đường kinh đi mà nhụ xoay là tả, hướng xuống theo đường kinh đi mà nhụ xoay là bổ. ( Hai tay nhắm vào nhau mà nhụ, đều là lấy hướng lên làm tả, hướng xuống là bổ ) Túc tam dương kinh đi từ đầu tới chân: Khi nhụ huyệt vị ở cạnh trái hướng tả bình nhụ – tức là nhụ ở phải qua trái hướng lên theo chiều đường kinh mà nhụ xoay là bổ, hướng xuống đón ngược chiều đường kinh là nhụ xoay là tả. Khi nhụ huyệt vị ở cạnh phải, hướng hữu bình nhụ - tức là nhụ từ trái qua phải, hướng lên theo đường kinh đi mà nhụ xoay là bổ, hướng xuống đóng ngược chiều đường kinh đi mà nhụ xoay là tả. ( Hai tay nhắm vào nhau mà nhụ, đều là lấy hướng lên làm bổ, hướng xuống là tả ) ( Phụ ) Hình vẽ bổ tả ở thủ tam dương kinh Hình vẽ và những ví dụ kể trên là bổ tả ở nam giới. Nếu khi dùng ở nữ giới thủ pháp bổ tả bình nhụ thì phải đổi ngược chiều tả hữu ( tức là ở nam giới hướng tả bình nhụ là bổ, thì ở nữ giới hướng hữu bình nhụ là bổ. Nam hướng bình nhụ là tả, thì ở nữ giới hướng tả bình nhụ là tả. Ghi chú: Bất luận là hướng tả bình nhụ hoặc hướng hữu bình nhụ đều có tác dụng điều tiết âm dương . Vì để tăng cường tác dụng điều tiết phải cần đến thủ pháp nghênh tuỳ trong bình nhụ. “ Nghênh” là nguyên tắc cổ nhân nhằm tiến hành tả, “.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nghênh nhi đoạt chi” tức là đón kinh khí đến, ý tứ là đoạt lấy tà khí thực. “ Tuỳ” là nguyên tắc cổ nhân tiến hành bổ, “ tuỳ nhi tế chi” tức là theo điều kinh khí, ý tứ là giúp cho chính khí hư. Không rõ bổ tả, bàn hướng tả bình nhụ hoặc hướng hữu bình nhụ cũng được, không sao. Sự sai lạc giữa không dùng bổ tả và dùng bổ tả làm. nói chung các bệnh tật, không dùng thủ pháp bổ tả thì hiệu quả chữa cũng đã rất cao. Ở những bệnh tật nghiêm trọng có những biểu hiện đột xuất ở âm dương, biểu, lý, hư, thực, hàn, nhiệt, thì tiến hành thủ pháp bổ tả càng tốt. 1 – 3: Tác dụng của bình nhụ pháp Như đã nói ở phần trước, “ Nhụ” là sản vật của sự kết hợp hai loại án và ma, khái quát chủ yếu là án trú bất động làm cho ức chế, cần phải có cái nông dừng của ma để hưng phấn. Bình nhụ có thể làm cho ức chế và hưng phấn kết hợp giúp cho nhau và giúp nhau gây nên ngang bằng. Bình nhụ trên huyệt vị có thể gây nên tác dụng vì ở kinh huyệt và ở kinh lạc có quan hệ mật thiết, do đó sau khi bình nhụ ở huyệt vị, làm cho bản kinh ở thuộc ( dương kinh hoặc âm kinh có huyệt vừa làm thủ pháp ) được đến sự điều chỉnh. Như thế, sẽ làm cải biến hiện trạng tuần hành khí huyết trong kinh mạch. Vì vậy, làm cho công năng sinh lý trong cơ thể người nảy sinh ra một loại biến hoá mới, mà loại biến hoá này ảnh hưởng ngay đến mọi mặt của bản kinh và tạng phủ có quan hệ biểu lý. Nói tóm lại, bình nhụ là điều tiết âm dương và các hiện tượng không thăng bằng, nó có thể bổ hư, có thể tả thực, thăng được, giáng được, tiêu tích, trừ hãn, cũng có thể đẩy cái cũ đến tác dụng mới, là thủ pháp chủ yếu trong điểm huyệt. 1 – 4: Ứng dụng của bình nhụ pháp Bình nhụ pháp trên lâm sàng, không kể là dùng thủ pháp bổ hoặc dùng thủ pháp tả, hoặc bình bổ bình tảpháp, tất cần phải kết hợp với sự nhẹ nặng của thủ pháp, tốc độ nhanh chậm khi nhụ xoay và kết hợp với thế bệnh nặng nhẹ hoãn cấp, thể chất người bệnh khoẻ yếu béo gầy, và cả quan hệ khác nhau như nam nữ già trẻ, nắm chắc tuỳ thời, gặp chứng ứng biến. Bình nhụ pháp ứng dụng cực rỗng rãi trên lâm sàng, bệnh tật nói chung đều có thể chọn dùng. Khi phối hợp thủ pháp, thường sử dụng kết hợp với áp phóng pháp, và các thủ pháp khác đều có thể phối hợp. Khi tháo tác, một ngón tay giữa cũng có thể lấy để nhụ, hai ngón tay giữa cũng có thể lấy để nhụ. Một hướng tả bình nhụ cũng được, hướng hữu bình nhụ cũng được, để cho thuận tay người thày là được. Nếu như ở một loại bệnh khi mà thấy không có hiệu quả hoặc thu hiệu qủa không nhiều, thì có thể chọn dùng phương pháp bổ tả của bình nhụ. Giả như, đối với việc luyện tập chưa thành thạo phương pháp bổ tả của bình nhụ, thì binh nhụ đối với một nam giới, ta lấy huuyệt ở cạnh bên trái trứơc, lấy huyệt ở cạnh bên phải sau. Bình nhụ ở nữ giới ta lấy huyệt cạnh bên phải trước, lấy huyệt ở cạnh bên trái sau hoặc nhụ hai tay nhằm vào nhau, thay đổi đều mỗi bên một nửa số nhụ ( như nhụ đúng là 50 lần,.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> nhụ quay lại là 50 lần, như thế này cũng gây nên được tác dụng bình bổ, bình tả ). Tiết 2: Áp phóng pháp ( phép nhấn nhả ) Áp phóng là một loại thủ pháp tiến hành trên huyệt vị, “ Áp” là áp dùng ở dưới, “ Phóng” là buông nới tay lên. Hai thứ đối lập nhau, nhưng động tác cùng kết hợp với nhau. Khi thao tác bình nhụ xong, đầu ngón tay giữa để lâu dài trên huyệt vị đó., ấn xuống tầng sâu của huyệt vị, làm cho đầu ngón tay ở dưới mức ngang bằng của mặt da huyệt vị, áp xuống xong thì phóng, phóng xong lại áp. Một áp một phóng là một lần. Nói chung thường lấy 50 lần đến 100 lần làm tiêu chuẩn, số lấn đó tăng hay giảm, phải căn cứ vào bệnh tình mà quyết định. 1 –1: Tiêu chuyển của áp phóng Áp và phóng, khoảng cách trong quá trình áp phóng lá áp xong phóng mở xong lại áp., nhất định cần phải giữ cho được tốc độ nhanh chậm thích đáng. Nếu như nhanh chậm không đều, sẽ mất đi tính hiệp đồng điều hoá giữa áp và phóng. Áp ở chỗ sâu, kình ở tầng trong của huyệt vị, phóng mở ngang bằng với mặt da, kình ở tầng bề mặt của huyệt vị. Nguyên tắc ở đây là do bệnh tình khác nhau, lại có thể rút ngắn quá trình áp phóngm nhưng vẫn không được đem đầu ngón tay ra khỏi mặt da. Áp là dùng dầu ngón tay giữa để áp, không thể dùng ngón tay mà áp. Dùng móng tay mà áp sẽ thành ra thiết ( cắt ), cũng không dùng phao ngón tay mà áp. Dùng phao đầu ngón tay để áp cũng thành án ( ấn ). Hai quá trình áp và phóng cần phải giữ đúng trung tâm huyệt vị, làm cho cái động của kình và trung tâm huyệt vị thành đường thẳng đứng. Không đúng thế, sẽ giảm yếu tác dụng do thủ pháp này gây nên. 2 – 2: Bổ tả của áp phóng pháp. Mấu chốt của bổ tả áp phóng pháp chủ yếu là nằm được động tác áp xuống. Nhưng cần phải theo đúng quan hệ tuần hành của 14 kinh mạch để dễ làm đến nghênh và tuỳ, đạt đến thủ đoạn bổ và tả. Khí huyết của thủ tam dương kinh, đi từ tay lên đầu. Khi vận dụng thủ pháp, bổ, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít. Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi xuống một ít. Khí huyết của thủ tam âm kinh, đi từ ngực ra tay. Khi vận bổ pháp, áp kình ở trong huyệt vị hơi đi xuống một ít. Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít. Khí huyết của túc tam dương kinh, đi từ đầu xuống chân.Khi vận dụng thủ pháp bổ, áp kình trong huyệt vị hơi đi xuống một ít. Khi vận dụng tả pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít. Khí huyết của tam âm kinh đi từ chân lên bụng. Khi vận dụng bổ pháp, áp kình trong huyệt vị hơi đi lên một ít. Khi vận dụng tả pháp, áp kinh trong huyệt vị hơi đi xuống một ít. Ngoài ra, áp kinh giữ nguyên tại trung tâm huyệt vị, thuộc về bình bổ, bình tả pháp. 2 – 3 : Tác dụng của áp phóng pháp Áp phóng là chèn ép tổ chức của huyệt vị, làm cho nó co rút, ức chế, xu hướng ở trạng thái tĩnh dừng. Phóng là đem phóng mở sự chèn ép ở huyệt vị, làm cho nó giãn chương, hưng phấn, xu hướng ở trạng thái.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> hoạt động. Áp xuống đi nông sâu, lấy phóng lại khống chế cho nên kết hợp áp phóng là lấy phóng chế áp. áp sâu, trong cơ thể là doanh phần. áp nông, ở trong cơ thể là vệ phần. Do đó, áp phóng có công năngđiều tiết doanh, vệ, khí, huyết. Áp là áp dừng tính hoạt động của bệnh thế nói chung, có đủ các hiệu lực thu liễm, dứt nghịch, dứt nôn, dứt mồ hôi, dứt đau. Phóng là duy trì tác dụng sau khi áp gây nên, không thể do áp mà dẫn đến hiện tượng chẳng lành. 2 – 4 : Ứng dụng của áp phóng Áp phóng pháp và bình nhụ pháp ứng dụng trên lâm sàng trọng yếu như nhau. Khi thao tác cũng cần phải kết hợp với thể chất của người bệnh khoẻ yếu , gầy béo, giữ vững thủ pháp nặng nhẹ thích đáng. Theo bệnh tình nặng nhẹ và đã mắc bệnh lâu hay mới, nắm chắc tốc độ của áp và phóng. Mức nông hay sâu của áp có quan hệ với áp nặng hoặc nhẹ. áp nhẹ hay áp nặng lại có quan hệ với vùng kinh huyệt. Vì thế, ở việc vận dụng áp phóng cần liên hệ với các mặt mới có thể phát huy tác dụng ứng với mục đích. ( Phụ ): Tiêu chuẩn thao tác cụ thể của bình nhụ pháp và áp phóng pháp. a. Độ nhanh chậm của thao tác. Tiêu chuẩn nhanh chậm của thao tác bình nhụ và áp phóng là căn cứ vào nhịp nhạch nhảy của người bình thường, lấy đó làm tỷ lệ nhanh chậm của thủ pháp. mạch bình thường đập mỗi phút từ 70 – 80 lần. Trong bắt mạch của Thiết trẩn Đông y, một lần thở ra, một lần hít vào là 4 – 5 lần. Nhiều hơn số trên 80 lần là thủ pháp nhanh, ít hơn số dưới 60 lần là thủ pháp chậm. Đây là ngang với mạch lý “ ba lần là chậm, sáu lần là nhanh” ( Tam chí vi trì, lục chí vi sác ) của phương diện bắt mạch. Mỗi phút bình nhụ hoặc áp phóng khoảng 70 – 80 lần đó là thủ pháp không nhanh không chậm, cũng có thể nói là thủ pháp trung hoà. Tiêu chuần này của thủ pháp dùng ở bệnh tật của tỳ vị, cũng là tiêu chuẩn của thủ pháp thường dùng trên lâm sàng. Thủ pháp nhanh ( tức là trên 80 lần trong một phút ) tương đương với mạch xác, có thẻ dùng trong bệnh tật hư hàn, cũng có thể dùng ở cảm mạo khi bị mát lạnh. Thủ pháp chậm ( tứ là dưới 70 lền trong một phút ) tương đương với mạch trì, có thể dùng trong bệnh phiền táo ( thần kinh chức nặng, tinh thần khác thường, bệnh mất máu ). b. Mức thao tác nặng nhẹ: Mức nặng nhẹ của thao tác bình nhụ pháp và áp phóng pháp, chủ yếu là theo vùng của ngũ tạng, và quy luật bình thường của nhịp mạch, qua đó quyết định mức nặng, mức nhẹ và mức không nặng không nhẹ của thủ pháp. Phế và tâm, ở vùng trên trong cơ thể con người, mạch tượng nổi ( phù ), chủ về khí huyết. Can và thận, ở vùng dưới trong cơ thể con người, mạch tượng chìm ( trầm ), chủ về gân xương. Tỳ vị ở vùng giữa trong cơ thể con người, mạch tượng không nổi không chìm ( mạch ở trung bộ ), chủ về cơ bắp. Do đó, mức nặng nhẹ của thủ pháp cũng căn cứ theo lý luận trên, mà chưa thành mức nhẹ của thủ pháp ở vùng khí huyết, mức nặng của thủ pháp ở vùng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> gân xương, mức không nặng không nhẹ ở vùng cơ bắp. Tiêu chuẩn nặng nhẹ của thủ pháp chỉ là tương đối, lại cần phải kết hợp với thể chất gầy béo và vùng huyệt vị. Do vậy, đại để là theo nguyên tắc dựa vào mức của tiêu chuẩn, nhưng cần kết hợp với tình hình bệnh, mới có thể linh hoạt thích đáng, như thể mới có thể đạt đến thủ pháp gây được tác dụng. c. Mức cự ly của vòng tròn bình nhụ: Căn cứ vào tình hình hàn, nhiệt, hư, thực của bệnh, mà chia cái vòng bình nhụ làm ba mức là vòng to, vòng nhỏ và vòng trung. Bởi vùng huyệt vị khác nhau do đó cái vòng tiêu chuẩn của nhụ cũng cần phải tương đối linh hoạt. Tiêu chuẩn to nhỏ của vòng, lấy căn cứ từ vòng cỡ trung. Tiêu chuẩn của vòng cỡ trung là căn cứ phạm vi nói chung của huyệt vị chừng to bằng hạt đậu, cũng là khi ngón tay giữa ở chỗ bình nhụ cụ thể, vòng quanh đầu ngón tay không vượt qua một phân. Vòng nhỏ là nhỏ nhơn so với đó, vòng to là to hơn so với đó. Về phương diện linh hoạt, vòng to lại có thể phóng to hơn, vòng nhỏ cũng có thể thu nhỏ lại hơn. d. Mức độ cự ly áp phóng của áp phóng pháp: Cự lý của thủ pháp áp phóng là độ nông sâu thống nhất của quá trình, là có tác dụng điều tiết doanh, vệ, khí, huyết. Ngoài thế ra, căn cứ vào bệnh tình khác nhau, lại đem chia thủ pháp này làm 3 vùng tức là vùng khí huyết, vùng gân xương, vúng cơ bắp, tiến hành áp phóng. Nhưng ở đây nó là nguyên tắc, khi ứng dụng lại có thể linh hoạt. Ví dụ: Đối với chứng mất máu, khi tiến hành thủ pháp áp phóng mức cự ly của áp phóng không thể là lớn, bởi vì áp phóng mức độ lớn đều có tình giãn nở đối với mạch máu, sẽ làm cho giãn đến mức xuất huyết trở lại. Nếu như áp phóng mức nhỏ thích hợp, sẽ có tính thu liễm, có thể thúc cho vùng huyết quản tương đối co rút, đạt đến tác dụng cầm máu. Lại như, đối với người bệnh huyết áp bị kẹt, khi tiến hành thủ pháp áp phóng, sẽ cần đưa cự ly áp phóng đạt đến phạm vi nông, sâu, đó là để làm cho khoảng chênh lệch giữa tối đa vào tối thiểu của huyết áp biến giãn ra. Nhưng thủ pháp không phải là cái tuyệt đối, cái đó cần phải kết hợp với chọn huyệt phối phương theo tình huống, mới có thể phát huy tác dụng trị liệu chân chính. Tiết 3 Bì phu điểm tả pháp (chấm, gõ da) Chấm gõ ở da là lấy đầu ngáo giữa tay tiến hành thao tác, trước tiên là nâng ngón giữa lên, rời xa mặt ra khoảng 1-2 thốn, lại đem đầu ngón tay giữa nhằm vào đúng trung tâm huyệt vị chấm gõ xuống. Khi chấm gõ làm cho lực chọi nâng lên tựa như có tính đàn hồi. Dạng như thế, sức ngón tay chấm gõ, chấm gõ tại tầng biểu da dẻ, không hứng chí làm cho trọng lượng gõ không bình thường. Một lần gõ, nâng là một lần, số lần chấm gõ thường lấy 100 lần làm tiêu chuẩn. Mức nặng nhẹ của chấm gõ, một cách đều như nhau cần phải căn cứ vào bệnh tình mà quyết định. Cho đến tốc đọ của chấm gõ, nói chung thủ pháp chấm gõ đều nhanh. Do nhanh mới có đủ sức sinh ra nhiệt, cái đó có tác dụng tương.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đương với cứu ngải. 3–1: Tác dụng của chấm gõ da( Bì phu điểm đả): Phép chấm gõ da là trên bề mặt huyệt vị của người bệnh, tiến hành chấm gõ, có thể dẫn đến các mao tế (vi ti ) Huyết quản giãn nở. Vì thế, ở chung quanh huyệt vị sinh ra tình huống hơi đỏ, hơi nóng. Hiện trạng hơi đỏ, hơi nóng đó kéo dài một thời gian không lâu sẽ dần dần tiêu tan, cũng là quá trình mao huyết quản co rút. Do cục bộ mao huyết quản ở da trái qua quá trình chấm gõ xong bị giãn nở rồi chuyển làm co rút, rất rõ ràng đã cấp cho tổ chức tầng ngoài của huyệt vị tăng thêm lực lượng, thay đổi trả lại tuần hoàn dẫn đến tác dụng khoẻ mạnh cơ năng sinh lý. Da huyệt vị qua chấm gõ hơi đỏ, hơi nóng giống như cứu ngải xong cũng hơi đỏ hơi nóng. Cứu ngải là cung cấp nhiệt từ ngoài vào, nhiệt của chấm gõ là bản thân dẫn đến nhiệt. Nhiệt của ngải cứu thường táo, chứng cấm kỵ cứu ngải thường nhiều. Nhiệt của chấm gõ ít táo, chứng cấm kỵ cũng rất ít. Ngoài thế ra, pháp chấm gõ có tác dụng thúc đẩy cơ năng hấp thu phần nước. Ví dụ: chữa bằng chấm gõ trong chứng trẻ em tiêu chẩy, qua một lần chữa là có thể làm cho đang từ mỗi ngày tiêu chẩy trên hai chục lần, giảm xuống còn dưới 10 lần. Lại cách chấm gõ đối với người đại tiện phân khô khan. Ngược lại, dẫn đến đại tiện bí kết. Đó là những chứng minh phép chấm gõ có đủ sức thúc đẩy cơ năng của ruột hấp thu nước. Từ trong chứng minh ở thực tiễn lâm sàng, ta thấy phép chấm gõ da có những tác dụng với cầm tiêu chẩy khử phong, dứt ngứa. 3 – 2 ứng dụng của phếp chấm gõ da. Phép chấm gõ da đủ sức làm cường tráng cơ năng, đối với chứng hư nhược có hiệu quả cao nhất. Như chứng bại liệt ở trẻ em, mỗi huyệt vị đều không thể thiếu được phép chấm gõ. Chứng mất máu (các loại xuất huyết) dùng huyệt ẩn bạch, cũng cần phải có chấm gõ mới có thể phát huy tác dụng cầm máu. Trọng điểm của chấm gõ da chủ yếu là ở tầng biểu của da.Do đó, đối với chứng phong hàn cảm mạo nói chung hiệu nghiệm rất tốt. Đối với chứng da dẻ ngứa gãi, kết quả thu được càng rõ. Tóm lại, phép chấm gõ da thường dùng phối hợp với hai loại thủ pháp trước. Nhưng đối với chứng dị ứng mẩn ngứa và bệnh da nói chung, có thể chỉ dùng riêng một phép đó. Đối với chứng thấp chẩn (ngứa gãi có mụn chẩy nước) cần phối hợp với bình nhụ pháp. Bệnh nhiệt tính (có sốt) ít dùng, cấm dùng khi người bệnh bị bí đại tiện. Tiết 4 - Kinh lạc tuần án pháp ( phép dựa theo đường kinh lạc. Phép dựa theo đường kinh lạc là lấy ngón tay giữa hoặc ngón tay trỏ, trên đường qua huyệt và kinh lạc đó tiến hành trở đi, trở lại hoặc nhụ, hoặc áp, hoặc chấm gõ, đó là tuần án (dựa theo). Ví dụ như: Hợp cốc là kinh huyệt của Đại trường có tác dụng thêm mạnh bản kinh, sẽ tuyển chọn một số huyệt trên đường từ Hợp cốc đến Kiên ngung, làm nhụ hoặc áp phóng, hoặc chấm gõ trở đi trổ lại. Ngoài ra có các thủ pháp đẩy theo bổ tả 1 (tuần thôi bổ tả 1), đẩy theo bổ tả 2 (tuần thôi bổ tả 2). Và.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> thủ pháp bổ trợ tuần án là: Thác niệm, (mài vê xoay), áp án ( áp ấn), ma sát ( mài xoa) để tiện cho việc xem chừng trên lâm sàng mà tuyển chọ sử dụng. 4– 1: Bổ tả của phép dựa theo đường kinh lạc. Bổ tả của phép dựa theo là theo đúng đường tuần hành của kinh lạc tiến hành thủ pháp dựa theo. Làm thao tác dựa theo bổ pháp, thường nhiều lần thuận theo đường kinh mạch đi, ít lần ngược theo đường kinh lạc đến thường theo tỷ lệ hai so với một. Ví như, trong khoảng từ huyệt hợp cốc đến huyệt Kiên ngung của kinh Đại trường làm hai lần hoặc nhụ, hoặc áp, hoặc điểm, từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc thì làm một lần. Hoặc là từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc, lại từ huyệt Hợp cốc đến huyệt Khúc trì. Bình bổ bình tả của phép dựa theo là làm đi trở lại như nhau, thao tác đi và trở lại, (Phụ): Bổ tả đẩy theo kinh lạc (1) Đẩy theo kinh lạc bổ pháp ví như ở thủ dương minh đại trường kinh, ngón tay cái đẩy từ huyệt Hợp cốc đến huyệt Khúc trì làm một lần, 9 lần là cửu dương số, thường là đều làm 9 x 9=81 lần. Đẩy theo kinh lạc tả pháp là từ huyệt Khúc trì đẩy đến huyệt Hợp cốc, 6 lần là lục âm số, thường đẩy 6 x 6 =36 lần. Cự ly đẩy dài hay ngắn, có thể liệu chừng mà tăng giảm. Đẩy theo bổ tả ở các đường kinh khác đều dựa theo cách đẩy này. Bổ tả đẩy theo kinh lạc ( 2) Quá trình thao tác đẩy theo kinh lạc làm trước tả sau bổ, trước tả là: như đẩy kinh Bàng quang ở chi dưới, một tay nắn ở vùng lưng chọn dùng huyệt hoặc a thị huyệt ở cơ bắp cục bộ, tay kia từ bắp đùi phía dưới hướng lên trên đi ngược đường kinh mạch đẩy đến huyệt chỗ huyệt Thưà phù. Cùng với lúc đẩy như thế, tay nắn cơ bắp cũng theo đó kình nâng lên. Động tác nâng và đẩy kết hợp cùng nhất trí, đẩy nâng như thế là một lần, đẩy nâng tất cả 18 lần. Sau bổ là một tay nắn nâng đổi thành làm ấn xuống, tay kia đẩy cũng đổi thành thuận đường kinh đẩy xuống, nhưng từ huyệt Thừa phù, đẩy từ trên xuống dưới tới phía bờ dưới bắp đùi, là một lần, ấn xuống và đẩy kết hợp lại, cũng phải ấn và đẩy nhất trí, ấn đẩy tất cả là 27 lần.Phép này cũng có thể tuỳ theo tình hình các kinh khác mà chọn dùng, nó có hiệu dụng thư giãn gân, hoạt huyết. Thủ pháp bổ trợ cho phép dựa theo: Đếm mài xoay, áp ấn, xoa sát. Nay phân ra kể như sau: Mài xoay: Dùng hai lòng bàn tay hoặc chụm các ngón ở hai bàn tay lại, có thể dùng ở tứ chi và vùng bàn tay, bàn chân, thích hợp với chứng đau đớn tê bại, mài vòng đi lại 8 –9 lần là được. Áp ấn: lại còn gọi là áp bách, tức là một tay áp ở vùng thao tác, tay kia kế đó ấn ở phía trên tay áp, hai tay kết hợp với nhau ấn 8 –9 lần là đước. Xoa sát: Đây là động tác thêm ở ngoài da, một hay hai tay thao tác đều được, tức là lòng bàn tay để lên vùng có bệnh, xoa sát 8 –9 lần là được. 4– 2: Tác dụng của phép dựa theo kinh lạc Phép dựa theo do thao tác trong phạm vi kinh lạc có thể trực tiếp thúc đẩy tuần hoàn khí huyết. Đồng thời, do ở bổ tả khác.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nhau, lại có thể làm thay đổi tình hình đi, đến của khí huyết ở trong kinh lạc, cách này có thể tăng thêm tác dụng bổ tả của mấy loại thủ pháp phía trước. Phép dựa theo khi dùng phối hợp thì nó có tính chất bổ trợ. Nếu dùng riêng nó thì cũng có hiệu nghiệm thông kinh lạc, hoạt khí huyết, dứt đau, chữa tê bại …Bởi vì trong dựa theo có thủ pháp hưng phấn, có thủ pháp ức chế. Từ trong thủ pháp nhanh, chậm, nặng, nhẹ khác nhau lại có thể sử dụng bình nhụ, áp phóng, là hai loại thủ pháp có tính năng cải biến . Nếu như thủ pháp thao tác chậm mà nặng sẽ có thể đem tác dụng hưng phấn đến làm ức chế, ngược lại thủ pháp thao tác nhanh mà nhẹ cũng có thể đem theo tác dụng ức chế biến làm hưng phấn. Đó là vì đối lập với hưng phấn là ức chế, hưng phấn giảm yếu thì cũng lại biến thành ức chế. Đây là tính thống nhất của hai mặt âm dương đối lập nhau trong lý luận đông y. 4–3: Ứng dụng của phép dựa theo kinh lạc. Phép dựa theo kinh lạc ứng dụng trên lâm sàng chủ yếu là căn cứ vào quan hệ của sự phân bố và tuânf hành kinh lạc, thường dùng vào bệnh phong thấp và tê bại do cơ năng trở ngại về mặt số lần thao tác và vùng thao tác, cần phải căn cứ vào tình hình bệnh và phạm vi bệnh, tiến hành dựa theo ở cục bộ hoặc dựa theo trên toàn thân, lấy từ 5 –8 – 9 lần, hoặc lại nhiều hơn một ít cho thích hợp kết hợp các thủ pháp cần kết hợp với bệnh tình mà chọn tuyển, cũng không phải là đem toàn bộ phép dựa theo kinh lạc dung lên. Mức nặng, nhẹ, nhanh, chậm của thủ pháp dựa theo cũng cần phải căn cứ vào bệnh thế của người bệnh năng, nhẹ,cũ, mới, và kết hợp với thể chất khoẻ yếu, gầy , béo, linh hoạt nắm lấy, tự mình có thể đạt đến dự cảm kết quả chuqã của phép dựa theo kinh lạc. Tiết 5 – Ngũ hành liên dụng pháp ( phép nối tiếp dùng ngũ hành). Ngũ hành là mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Quan hệ ngũ hành tương hỗ là tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ. Theo ngũ hành sở thuộc của ngũ tạng ( can và đảm thuộc mộc, tâm và tiểu trường thuộc hoả , tỳ và vị thuộc thổ, phế và đại trường thuộc kim, thận và bàng quang thuộc thuỷ ), ngũ tạng sở chủ ( can chủ gân, thận chủ xương, tâm chủ huyết, phế chủ khí, tỳ chủ cơ bắp ), tập hợp thành quan hệ hỗ tương chỉnh thể, cùng với vùng ở nội tạng bên trong là nhất trí. Tâm phế ở trên, nhất trí với khí huyết ở tầng nông của chi thể. Can thận ở dưới, nhất trí với gân xương ở tầng sâu của chi thể. Tỳ vị ở giữa, nhất trí với cơ bắp ở khí huyết khoảng giữa gân xương. Ngũ hành liên dụng pháp là dựa theo đúng lý luận kể trên, chia làm: 5 – 1: Tên gọi của năm loai thủ pháp. Tên gọi của 5 loại thủ pháp là: a). Áp phóng ở xương ( cốt áp phòng ) b). Rung rẩy ở gân ( cân chấn chiên ) c). Nhụ trái phải ở cơ bắp ( cơ nhụ tả hữu nhụ ) d). Xoa đẩy ở mạch máu ( huyết mạch ma thôi ) đ). Chấm gõ ở da ( bì phu điểm tả ) Vì năm loại thủ pháp này là phối hợp năm loại du huyệt tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp thao tác liên tục cho nên gọi là ngũ hành liên dụng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> pháp. 5 –2: Thứ tự thao tác nguc hành liên dụng pháp Căn cứ vào sự khác nhau về nông sâu của khí huyết, gân xương, cơ bắp, tập hợp lại thành quan hệ tương hỗ chỉnh thể, và kết hợp với phương hướng tuần hành của thủ túc âm dương kinh, đêm một thủ pháp này chia thành thứ tự trước sau tiến hành thao tác. Do thủ âm dương kinh xu thế tuần hành là từ trên đi.xuống ( thủ kinh giao với túc kinh ). Thứ tự của thủ pháp là : Chấm gõ, xoa đảy, áp phóng ( ấn nhả ), rung rẩy, bình nhụ trái phải. Túc dương kinh và âm kinh có xu thế tuần hành là từ dưới đi lên ( túc kinh giao với thủ kinh ), thứ tự của thủ pháp là: áp phóng ( ấn nhả ), rung rẩy, chấm gõ, xoa đảy, bình nhụ phải trái. Nhâm mạch và độc mạch tuần hành đều là từ dưới lên trên, thứ tự của thủ pháp giống như ở túc kinh. 5 – 3: Thao tác cụ thể và lý luận của ngũ hành liên dụng pháp a. Chấm gõ ( điểm đă ): Thao tác chấm gõ là tiếp xúc với da dẻ của huyệt vị, thuộc về phế, phế là kinh chủ khí. Quá trình của thủ pháp là: Một ngón giữa tay tiến hành chấm gõ ở vùng huyệt chủ đã chon, ngón giữa tay kia ấn áp ngay và để nguyên không động ở huyệt phối phợp là kim huyệt trong phạm vi kinh mạch, làm phối hợp với huyệt chủ để tăng mạch tác dụng của chấm gõ, có giống như chấm gõ ở đoạn ngắn tắc của phế mạch ( tay kinh nâng lên của chấm gõ ) nhất loạt đêù làm 100 lần. b. Xoa đẩy ( ma thôi ): Thao tác của xoa đẩy là tiếp xúc với huyết mạch của huyệt vị, thuộc về tâm, tâm là hoả. Quá trình thủ pháp là : lòng bàn tay của một tay, hoặc cạnh nghiêng của gốc ngón cái tay để ở vùng huyệt chủ đã chon, xoa đẩy đi và lại thuận theo đường kinh một lần, tay kia áp giữ ngay và để nguyên không động ở huyệt phối hợp là hoả huyệt trên bàn kinh, lam cho tác dụng phối hợp với chủ huyệt để tăng cường tác dụng của xoa đẩy. Phạm vi xoa đẩy vượt quá huyệt vị ( tức là huyệt vị ở hai mặt trên và dưới của kinh lạc ), có tựa như tâm mạch phùđại mà tán, mỗi huyệt xoa đẩy tất cả là 100 lần. c. Ấn nhả ở xương ( cốt áp phóng ) : Thao tác ấn nhả là ấn sờ thấy đến vùng xương ( giả sử như ở vùng bụng gặp khi ước chừng phải ấn nhả, ấn nặng cảm thấy đến tốt, tức là ấn nặng ( ấn nặng khó chịu thì giảm bớt sức ấn ), thuộc về thận, thận là thuỷ. Quá trình thủ pháp là : ngón giữa của một tay của huyệt chủ áp sâu xuống đến tới vùng xương, sau đó từ từ hơi nhả tới vùng gân. Một ấn một nhả là một lần. Thủ pháp chậm mà nặng, có thể nhất loạt chỉ nhấn nhả năm bảy lần là được, nhấn nhả ở vùng sâu, động tác lại chậm, có tựa như mạch của thận chìm mà mềm (chầm nhi nhuyễn ). Cùng lúc với nhấn nhả, ngón giữa của tay kia nhanh chóng ấn để nguyên ở thuỷ huyệt của bản kinh làm cho huyệt phối hợp tăng cường tác dụng của nhấn nhả. d. Rung rẩy ( chấn chiến ): Phép này là ấn sờ ở vùng gân, thuộc can, can là mộc. Quá trình thủ pháp là : ngón tay giữa của một tay làm rung rảy ở huyệt chủ. Trước hết làm cho lắc 7 – 9 lần. Mỗi lần lắc.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> rung rẩy một, hai xong hơi ngừng rồi lại làm như trước ( tức là lắc và rung kết hợp lại ), kế đó là rung rẩy ( tức là ngón giữa ở trên huyệt vị liên tục rung động ) từ 70 – 90 lần. Rung lắc hoặc rung rẩy đều cần có chứa trong đó tính chất nảy động ( đàn đông ), có giống như mạch của can là huyết trường ( căng như giây đàn dài ). Cùng lúc với rung rẩy ngón giữa của tay kia nhanh chóng ấn giữ nguyên ở loại huyệt mộc của bản kinh, là huyệt phối hợp để tăng cường rung rẩy ở chủ huyệt. e. Tả hữu bình nhụ : Day ngang bằng trái phải thao tác bình nhụ trái phải là tiếp xúc ở cơ bắp, thuộc về tỳ, tỳ là phổi. Quá trình của thủ pháp là: ngón giữa của một tay ở huyệt chủ làm chính nhụ, xoay nhụ mỗi chỗ 100 lần, nhụ không nặng không nhẹ và cần phải đều, có tựa như mạch của tỳ là hoà hoãn, đối với bệnh viêm mãn tính đường ruột thì rất tốt. Nếu như bệnh phong thấp hoặc đau thần kinh, có thể làm nhụ nhẹ bớt đi và nhụ hơi nặng ( vì nhụ nhẹ và nhụ nặng có phân biệt ). Nhụ bới nhẹ, là cơ bắp li\\\\ huyệt mạch ( nhụ châm ), đây là âm giúp cho dương. nhụ hơi nặng, là cơ bắp liền gân xương ( nhụ cứng ) đây là dương giúp âm, có thể dứt đau, có thể xúc tiến khôi phúc cơ năng. ( Chú thêm ): Ngũ hành liên dụng pháp lấy năm loại huyệt tỉnh, hỳnh du, kinh, hợp, làm cơ sở phối hợp huyệt chọn lấy huyệt chính tiến hành năm loại thủ pháp (xem trên ). Âm kinh, tỉnh huyệt là mộc, mộc sinh hoả ( huỳnh ), hoả sinh thổ ( du ), thổ sinh kim ( kinh ), kim sinh thuỷ ( hợp ). Dương kinh, tỉnh huyệt là kim, kim sinh thuỷ ( huỳnh ), thuỷ sinh mộc ( du ), mộc sinh hoả ( kinh ), hoả sinh thổ ( hợp ). Năm loại thủ pháp và năm loại du huyệt của tứ chi ( chỉ năm loại du huyệt của một đường kinh ), hỗ tượng phối hợp nhau gọi là ngũ hành liên dụng pháp, nếu như ở cục bộ chọn hai huyệt vị ( không phối hợp ngũ du huyệt ) thì chỉ gọi là năm loại thủ pháp. 5 – 4: Tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Mười hai kinh mạch có liên hệ với ngũ tạng lục phủ. Các tạng phủ có quan hệ tương hỗ của ngũ hành là tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ. Mỗi một kinh mạch đều có ngũ du huyệt là tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp. Phân bố của ngũ du huyệt là: âm kinh và dương kinh của tay thù từ bàn tay xếp hàng lên đến khuỷu tay , âm kinh và dương kinh của chân thì xếp hàng từ bàn chân lên đến đầu gối. Sự xếp đặt và phân vố của ngũ du huyệt này rõ ràng là quan hệ hỗ tương giữa tạng khí của một kinh với tạng khí của bốn kinh, tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp ở những nơi vùng của kinh mạc âm dương là nhất trí, như theo ngũ hành thì có phân biệt. Vì thế, dương kinh của thủ túc, tỉnh là kim: âm kinh của thủ túc, tỉnh là mộc. Dương kinh tỉnh kim từ bàn tay lên khửu tay, từ bàn chân lên đầu gối: kim sinh thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ. Âm kinh tỉnh mộc từ bàn tay lên khửu từ bàn chân lên đầu gối; mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ. Sự xếp đặt của dương tỉnh kim và âm tỉnh.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> mộc, cùng với sự tuần hành của 12 kinh mạch từ khởi đến chỉ là nhất trí. Theo phế thuộc kim, khí huyết tuần hành xuất ở thủ thái âm phế. Theo can thuộc mộc, khí huyết tuần hành tối hậu của một kinh là túc quyết âm can. Đó cũng là tỉnh, huỳnh, du, kinh, hợp ở mỗi kinh lấy ngũ hành làm căn cứ lý luận chủ yếu để sắp xếp. Tiết 6 – Các thủ pháp bổ trợ khác Thủ pháp bổ trợ trong điểm huyệt liệu pháp là chủ pháp có tính chất bổ trợ mà ở trên mấy loại thủ pháp có một phía cục bộ nào đó không đủ. Phân ra các mặt: Vùng đầu, vùng lưng, vùng bụng, tứ chi,, huyệt vị. Đây cũng là tính năng và phương pháp, trình bầy riêng như sau: 6 –1 Phép đẩy xoay ở vùng đầu (đầu bộ thôi vận pháp ). Khi đẩy xoay ở vùng đầu, trước hết nói để người bệnh ngồi ngay ngắn, thầy thuốc lấy hai tay ấn ở hai bên vùng tóc mai của người bệnh, lại đem hai ngón tay cái từ chỗ giữa hai lông mày người bệnh thay đổi nhau đẩy lên 24 lần, kế đó từ phía trên xương gồ lông mày ở trên lông mày, chia ra đẩy sang hai bên cạnh chỗ tóc mai, qua mép trên của hai tai đến xương chẩm vùng đầu rrồi đi xuống chỗ huyệt phong trì. Khi đẩy lên, hai đầu nhọn ngón tay chầu lên, đồng thời động tác đẩy hai lần: Đẩy sang đến chỗ hai tóc mai, hai đầu nhọn ngó tay chầu vào nhau, hướng lên đẩy đến hai góc đầu phía sau huyệt, đẩy hai lần. Lại từ đường giữa mép tóc, hai cạnh ngón tay cái hợp vào nhau, đầu nhọn ngón tay chầu lên, hoặc đầu nhọn ngón tay để ở da, áp lên một hàng ngang, tuỳ áp, tuỳ dời vị trí, thẳng đến huyệt Bách hội áp hai lần. Phương pháp đẩy xoay ở trên có thể đẩy xoay một số lần. Sức tay nặng, nhẹ, nhanh chậm thì lấy cảm nhận của người bệnh thấy thoải mái là vừa. Phép này đối với chứng đâu đầu, mệt đầu, khí ngược lên, nôn mửa , có hiệu quả. 6 –2 Phép áp theo vùng lưng ( bối bộ tuần áp pháp ) Phép áp theo vùng lưng là dùng ngón tay cái để ở hai bên mỏm gai đốt sông lồng ngực người bệnh, đường thứ nhất bên cạnh của túc thái dương bàng quang kinh ( cách dường chính giữa cột sống bằng bề ngang hai ngón tay ) đường thứ hai ( cách đường chính giữa cột sống bằng bề ngang 4 ngón tay ), từ trên xuống dưới, trước bên phải, sau bên trái, áp theo (thứ tự ) trên nhẹ mà dưới nặng. Kiểu đó có tác dụng ức chế và dụ đạo, đối với các chứng có tính xông lên như nấc, nôn mửa, rất là hợp, là thủ pháp bổ trợ cho bệnh ở nội tạng nói chung. Mỗi đường có thể áp theo 8 – 9 lần. Sau khi áp xong đường thứ nhất và đường thú hai, nên cùng áp theo ở đường giữa cột sống (tức là đốc mạch ). Khi áp theo ở kinh túc thái dương hai bên, từ trên ngang với đốt sống một lồng ngực, xuớng dưới chừng đến đốt sống 6 – 7 lồng ngực. 6 –3 Phép rung rẩy ( chấn chến pháp ) Phép rung rẩy chia làm rung rẩy vùng bụng, rung rẩy huyệt vị, rung rẩy khớp gối, khớp vai. aRung rẩy vùng bụng: Dùng lòng bàn tay để ở những nơi huyệt Trung quản, Thần khuyết, Quan nguyên, trong khi đang ấn thì hơi dùng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> làm rung rẩy nhẹ nhẹ, có dụng dứt đau, rung rẩy mấy phút là được. b- Rung rẩy huyệt vị: Dùng ngón tay giữa chấn trên huyệt vị, áp nặng xuống sâu ở huyệt vị, giữ dừng, làm động tác rung lắc, đối với đau khớp do phong thấp hoặc đáu thần kinh, có tác dụng dứt đau. c- Rung rẩy khớp gối và khớp vai: Dùng hai lòng bàn tay chụ ấn tại khớp hai bên khớp vai hoặc khớp gối, sau khi ấn trên đó mấy phút, hai tay đồng thời lắc động rung rẩy. Phép này tuy là thủ pháp cục bộ, nhưng đúng là có hiệu quả hoạt huyết dứt đau. 6 – 4: Phép lắc vần tứ chi ( tứ chi giao vận pháp ) Phép lắc vần tứ chi dùng ở tứ chi. Nếu vận dụng thủ pháp ở chi trên, một loại là lấy một tay nắn khưỷu tay người bệnh, một tay giữ cổ tay, làm cho người bệnh có động tác gập khưỷu và duỗi khưỷu, làm đi làm lại một số lần. Một loại thủ pháp nữa là, lấy một tay ấn ở khớp vai của người bệnh, ngón tay cái ở chỗ huyệt Nhu du, ngón tay giữa áp ở chỗ huyệt Vân môn, tức là ngón cái tay ở phía sau khớp vai, ngón tay giữa ở phía trước khớp vai, một tay giữ cổ tay làm cho nâng lên, kế đó là buông xuống, đưa ra phía sau lưng, hoặc từ từ vận động thành vòng tròn, làm tiếp nhau 8 – 9 lần là đước. Lại như, thủ pháp ở chi dưới, để một tay đậy lấy vùng xương bánh chè, ngón tay cái ở cạnh ngoài, ngón trỏ và ngón giữa để ở cạnh trong, một tay kia giữ bàn chân người bệnh, làm cho bàn chân có động tác gập lại và duỗi ra, và có thể làm động tác xoay phía ngoài mà co duỗi, xoay về phía trong mà co duỗi, số lần đều 8 – 9 lần là vừa. Phép vần lắc tứ chi, chủ yếu là nhằm vào chứng cơ năng vưới víu, dùng thì có hiệu quả. 6 – 5: Phép áp huyệt ( áp huyệt pháp ) Pháp áp huyệt là lợi dụng ngón trỏ, ngón giữa và ngón cái của một tay hoặc hai tay đồng thời áp ở 2 –3 huyệt vị thích ứng với chúng. Phép này thường dùng ở vùng đầu. Khi áp huyệt, đầu ngón tay mền ra làm động tác nhụ áp và rung rẩy mấy phút. a) Phép áp huyệt đau phía trước đầu, lấy hai ngón tay cái áp ở hai huyệt: Tán trúc, hai ngón trỏ áp ở hai huyệt Đầu duy, hai ngón giữa áp ở huyệt Thái dương hoặc Ty trúc không. b) Phép áp huyệt đau bên đầu: lấy ngón tay cái áp ở huyệt thái dương hoặc Ty trúc không, ngón trỏ áp ở huyệt đầu duy, ngón tay giữa áp ở huyệt suất cố. c) Phép áp huyệt đau phía sau đầu: hai ngón tay cái để ngang nhau cùng áp vào huyệt Phong phủ, hai ngón tay trỏ áp vào huyệt Phong trì, hai ngón tay giữa áp ở huyệt Hoàn cốt. Phép này không hạn chế ở các huyệt vùng đầu, ở các vùng khác nếu khi dùng phép này có hiệu quả cũng có thể sử dụng. 6 – 6: Phép cắt huyệt ( thiết huyệt pháp ) Không kể là kinh huyệt hoặc kỳ huyệt, a thị huyệt, đều có thể dùng phép cắt huyệt. Cụ thể của phép cắt huyệt là dùng móng tay ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa cắt ở trên huyệt vị. Cắt huyệt và áp huyệt khác nhau, nhất định cần chú ý vùng cắ. Nếu như dùng sức nặng dễ dàng cắt đứt ra trừ huyệt vị vùng đầu, vùng tay chân ra, nhất loạt tốt nhất là căt cách quần áo..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Thủ pháp cắt huyệt nặng hay nhẹ phải căn cứ tình hình tự thấy của người bệnh mà định. Phép này có hiệu quả dứt đau. Nếu cắt ở 12 tỉnh huyệt và huyệt Nhân trung, có tác dụng rất tốt trong cấp cứu đến tỉnh não. 6 – 7: Phép rung lắc ( đấu chấn pháp ) Phép rung lắc chia làm hai loại cục bộ rung lắc và toàn thân rung lắc. Thông qua rung lắc hoạt động của tổ chức cơ thể đạt đến mục đích thư kinh lạc, hoạt huyết mạch. Có thể dùng vào chứng cơ năng vận động vướng ngại. Phép rung lắc: dùng ở vùng ngón tay, chi trên, chi dưới và ngón chân. Khi làm rung lắc ở ngón tay và ngón chân, người thầy thuốc dùng ngón cái và ngón trỏ của một tay kẹp lấy trước đầu ngón tay hoặc ngón chân của người bệnh, rung lắc lay động lên xuống, làm cho khớp bị rung lắc phát sinh ra hoạt động chấn động. Rung lắc liên tục một số lần là được. Khi là rung lắc ở chi trên, người thầy thuốc dùng hai tay chụm nắm lấy vùng khớp cổ tay của người bệnh, tức là hai ngón cái tay cùng dựa vào phía mu bàn tay của khớp côt tay người bệnh, các ngón còn lại cùng hợp ở phía lòng bàn tay của khớp cổ tay, sau đó dùng sức rung lắc, làm cho tất cả vùng cánh tay và khớp vai chịu sự rung lắc. rung lắc liên tục chừng 5 – 10 lần. Khi làm rung lắc ở chi dưới, một tay người thấy thuốc đỡ lấy gót chân người bệnh, ngón cái tay ở chỗ huyệt Chiếu hải phía dưới mắt cá trong chân, bốn ngón còn lại để ơr phía dưới mắt cá ngoài chân làm cho ngón trỏ đúng vào huyệt Thân mạch, một tay còn lại thì nắm ở lòng bàn chân, ngón cái tay ở chỗ huyệt Dũng tuyền phía dưới lòng bàn chân, bốn ngón tay còn lại ở chỗ mu bàn chân, làm cho ngón trỏ ở đúng chỗ huyệt Thái xung. Sau đó, tay nắm lòng bàn chân dùng sức rung lắc, tay đỡ gót chân dùng sức cố định ( gói độ rung lắc lấy mũi nhọn bàn chân nhằm đúng về hướng sương bánh chè đầu gối ). Cách đó có thể làm cho toàn bộ chi dưới phát sinh hoạt động rung lắc. Rung lắc liên tục chừng 5 – 10 lần. 6 –8 : Phép cắt lay ( thít giao pháp ) Thao tác của phép cắt lay là ở vùng huyệt vị mộc và kim của mỗi đường kinh trên tay và chân. Căn cứ vào lý luận tuần hoàn khí huyết của toàn thân xuất ở phế kim và nhập ở can mộc, huyệt kim và huyệt mộc của mỗi đường kinh là mấu chốt của khí huyết tuàn hoàn tại chỗ ( chứng bệnh cấp tính, thường thường phát lạnh mát ở ngón chân, bởi vì nó là vùng chót cuối. Do đó khí huyết tuần hoàn trở ngại biểu hiện rất rõ ). Thủ pháp là ( cắt áp giữ ở huyệt vị, làm lắc nắn ( giao nhụ ), nên gọi là thiết giao pháp ), một tay lấy ngón tay cắt giữ ở huyệt vị, làm vòng tròn như lắc ( giao ), một tay kia lấy ngón tay áp giữ ở huyệt vị nhụ để lắc ngón tay một vòng tròn làm một lần, làm tổ số trên dưới 100 lần. Nó đều có đủ tác dụng thông khớp hoạt huyết. Phép này có thể kết hợp với các thủ pháp khác, thích hợp ở những bệnh sái cổ, bong gân. 6 – 9: Phép véo huyệt ( niết huyệt pháp ) Phép véo huyệt chủ yếu là dùng ở những vùng huyệt vị có thể véo cơ.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> bắp. Thao tác là dùng ngón cái và ngón trỏ tay đem véo da thịt ở trên huyệt vị nâng lên rồi buông ra là 1 lần. Nhất loạt là làm 100 lần, có tác dụng tuyên thông hoạt huyết, có thể dùng vào bệnh chứng mãn tính. 6 – 10: Phép đẩy ở cổ gáy ( thôi cảnh hạng pháp ) Phép đẩy ở gáy cổ; dùng một ngón tay cái hoặc hai ngón tay cái thay nhau đẩy từ huyệt Phong phủ đến huyệt Đại truỳ làm một lần, đẩy tất cả là 18 lần; lại từ huyệt Phong trì đến huyệt Kiên tỉnh cũng 18 lần. 6 –11 : Phép áp động mạch cảnh gảy ở Nhân nghinh ( áp cảnh động mạch đàn Nhân nghinh pháp ) Phép áp động mạch cảnh gảy ở Nhân nghinh; nhường cho người bệnh ngồi trên một ghế đẩu vuông không có chỗ tựa, người thày thuốc ngồi ở phía sau của người bệnh, dùng 4 ngón tay của bàn tay phải áp ở chỗ động mạch cảnh của người bệnh, vừa rung rẩy vừa dời từ dưới lểntrên, có thể giống như vừa nâng vừa rung cái miệng túi làm cho vật ở trong túi lắng chìm xuống, cách như thế thao tác trở đi trở lại 3 lần, kế đó dùng ngón tay giữa để ở huyệt Nhân nghinh gảy như gảy đàn 3 lần. Làm phương pháp này lien tục 3 lượt ( mỗi lượt 3 lần, tất cả là 9 lần ). Sau đó, 4 ngón tay ở bàn tay trái để ở bên trái cổ theo đúng như đã làm ở bên phải làm đủ 3 lượt. 6 – 12 : Phép chống đỡ ở lưng ( kháng bối pháp ) Phép chống đỡ ở lưng ngón giữa của hai tay nhấn nặng ở huyệt Kiên tỉnh, kế là nhấn ở huyệt Nhu du, đồng thời với nhấn huyệt là làm kèm với rung rẩy; Kế là lấy hai ngón tay cái chống đẩy từ bờ mép trong của xương bả vai trở xuống đến huyệt cách quan; Sau đó từ huyệt Cách du, Cách quan dùng hai lòng bàn tay chống đẩy trở xuống đến huyệt Thận du, Trí thất, phải là đổi thành sức của nắm tay ở chỗ hai bên cạnh huyệt Chí thất này áp giữ rung rẩy từ 3 –5 lần. Như thế là một lần của phép chống đỡ ở lưng. phép đó có thể làm 3 – 4 lần. 6 – 13 : Phép nhấn cột sống (Áp tích pháp ) Phép nhấn cột sống: Hai ngón tay cái ghép lại, dùng đầu ngón tay cái đó nhấn từng đốt, từng đốt từ huyệt Đại truỳ nhấn xuống, nhấn đến huyệt Yêu Dương quan (tức là dưới đốt thắt lưng thứ tư - L4 ) là một lần . Phép này có thể nhấn 2 –4 lần dùng thích hợp với người cao huyết áp. Một phép nhấn cột aống khác nữa là: dùng hai ngón tay cái nhấn tại bờ mép mỏng gai đốt sống thắt lưng bên bị bệnh của nạn nhân, như chứng thoát vị đĩa đệm cột sống,. Chỗ thoát vị thường ở vùng đốt thắt lưng 3 – 4 (L3 – L4 ), khi nhấn ở đốt thắt lưng 3 – 4 phải làm lên, xuống, đi lại, nhấn như thế 10 lần. 6 – 14: Phép ấn giữ kéo chia ( án trí phân băng pháp ) Phép ấn giữ kéo chia : phép này chuyên dùng ở chứng thoát vị đĩa đệm cột số vùng thắt lưng, một bàn tay người thầy thuốc ấn ở vùng bệnh bên cạnh phía dưới đốt sống thắt lưng thứ năm ( L5 ), một tay kia ấn ở vùng bệnh bên cạnh phía trên mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ hai ( L2 ) hai bàn tay dùng sức ấn giữa đồng thời ấn lên và ấn xuống kéo chia ra là một lần. Phép này có thể làm 50 –.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 100 lần. 6 – 15: Phép nâng lên thòng xuống ( cử suất pháp ) Phép nâng lên thòng xuống: phép này chuyên dùng vào chứng thoát đĩa đệm đốt sống thăt lưng. Nhường cho người bệnh ngồi xổm phía trước và bảo người bệnh đưa hai tay lên ôm lấy đầu thành tư thế cố định, người thầy thuốc từ phía sau bệnh nhân dùng hai cánh tay luồn qua dưới nách người bệnh đưa về phía trước, hai tay lại từ phía trước hướng lên cùngđáp vào vùng đốt sống cổ người bệnh. Lúc này là thấy thuốc giữ cho cố định sức lực và tư thế thái độ toàn thân, kế đó là rướn mình đứng lên, người bệnh cũng theo người thầy thuốc mà được nâng lên, lúc giờ phút vương đứng nâng lên này, phải nhắc trước cho người bệnh giữ nguyên tư thế lúc ngồi xổm, như thế sẽ làm cho người bệnh hai chân cao lên khỏi mặt đấ. Người thầy thuốc tức thời từ chỗ nâng lên biến làm thõng xuống. Quá trình nâng lên thõng xuống có thể liên tục làm một, hai lần. Trong qúa trình nâng lên thõng xuống này, vùng đốt sống thắt lưng người bệnh hình thành quá trình lôi kéo. Người bệnh ôm đầu cố địnhvà thầy thuốc dùng sức cố định nâng lên thõng xuống, mục đích là phóng dứt đốt cổ người bệnh phát sinh bong gân. Chương thứ ba: CHÚ Ý SỰ CỐ KHI LÂM SÀNG DÙNG ĐIỂM HUYỆT LIỆU PHÁP Tiết 1: Thái độ của người điểm huyệt Liệu pháp điểm huyệt, tức là không dùng thuốc nhưng không dùng công cụ, mà chỉ dựa vào đôi tay của người thầy thuốc, cũng vẫn đạt đến mục đích chữa bệnh. Vùng điểm huyệt ở khắp toàn thân. đều thích ứng với tất cả các đối tượng nam, nữ, già, trẻ, thể chất tốt hoặc xấu, bệnh cấp tính hoặc bệnh mãn tính, bệnh nhẹ hoặc bệnh nặng. Nhưng trên lâm sàng cần đối đãi cẩn thận, không thể thô thiển. Đối với người già thì phải có ý tôn trọng, kính nể. Đối với trẻ em, thì cần có lòng yêu mến chăm sóc,đó là quan hệ đến tư thế thao tác và vấn đề tiếp xúc vào da thịt. Người già thường cứng khớp, hoạt động co duỗi cảm thấy khó khăn, trẻ em da dẻ lại rất non nớt, đều không nên kích thích quá nặng. Ngoài ra, đối với nam, nữ cần phải phân biệt. Ví như: khi điểm huyệt vị ở vùng ngực bụng, nam giới bỏ áo lộ lông ở thân thể không sợ, mà nữ giới bỏ áo lộ thân thể thì thẹn thùng. Bởi vậy, ở trong tính hình đó người thầy thuốc phải rất cẩn thận giữ gìn sao cho phải với đạo đức phẩm chất. Tiết 2: Công tác chuẩn bị để điểm huyệt Liệu pháp điểm huyệt tuy nhiên là bằng đôi tay để chữa bệnh, nhưng trước khi vào việc cũng cần phải làm tốt công tác chuẩn bị. Phải luôn luyện tập sức ngón tay, trước hơn hết ngón tay giữa càng trọng yếu, nếu như không tính đến việc luyện tập trước lúc lâm sàng rất khó kiên trì thời gian công tác. Đồng thời, khi thao tác không thành thạo, phương pháp bổ tả của bình nhụ trái phải cũng khó nắm được. Phương pháp luyện tập là: dùng ngón tay giữa để ở trên một cái áo lót mềm ( gáp dày chừng hơn một thốn ), hoặc đem khăn mặt, khăn vuông gấp lại, tiến.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> hành luyện tập thủ pháp giống như lâm sàng. Ngoài ra móng tay cũng thường phải cắt, bởi vì ngón tay dài thì khi bình nhụ hoặc nhấn nhả dễ cắt rách da thịt người bệnh. Nhưng móng tay cắt ngắn quá, khi thao tác thủ pháp nặng dễ làm xé nứt chỗ nối móng tay của tự mình. Trước khi điểm huyệt phải rửa sạch đôi tay, ngày nóng rất dễ ta mồ hôi , lại cần phải chuẩn bị một ít bột hoạt thạch ( phấn rôm cũng được ) để sẵn khi thao tác rắc bột đó lên tiện cho thao tác thủ pháp. Tiết 3: Chú ý sự cố khi điểm huyệt Để phát huy tác dụng chữa bệnh của điểm huyệt liệu pháp, lâm sàng chú ý mấy điểm sau: 3– 1: Khi người bệnh có trạng thái tinh thần cực độ căng thẳng hoặc cực độ mệt mỏi, phải bảo họ nghỉ ngơi 30 phút, lúc đó căng thẳng đã hoãn giải, hết mệt mỏi, điểm huyệt mới thu được kết quả tốt. 3 – 2 : Người bệnh ở lúc trước và sau bữa ăn , không thể dùng thủ pháp nặng. Không thế thì dễ dàng làm cho người bệnh quay về mệt mỏi. Sau bữa ăn mà điểm huyệt, cần phải cách chừng 30 phút. 3 – 3 : Người bệnh quá đói, quá no, không điểm huyệt , không thế thì có hại. 3 – 4 : Người bệnh đang sợ hãi, uất giận, cấm kị điểm huyệt 3 – 5 : Nói chung người bệnh ở đường xa đến (bao gồm ngồi xe, cưỡi xe, đi bộ ) cần nghỉ ngơi 15 phút mới điểm huyệt cho họ. Gặp khi cấp cứu có thể linh hoạt vận dụng. Tiết 4: Tiêu chuẩn lấy huyệt của điểm huyệt liệu pháp Cách lấy huyệt của điểm huyệt liệu pháp: có thể dùng cách lấy huyệt dùng phép châm cứu, nay phân ra như sau: Vùng đầu: Từ mép tóc trước tới mép tóc sau là 12 thốn, từ giữa hai lông mày đến mép tóc trước là 3 thốn, từ Đại chuỳ đến mép tóc sau 3 thốn, đó là tiêu chuyển chiều dọc của đầu. Giữa hai huyệt Hoàn cốt phía sau tai là 9 thốn, lấy làm tiêu chuẩn ngang của vùng đầu. Vùng ngực: Từ Thiên đốt đến Chiên trung dài 7 thốn 4 phân, là tiêu chuẩn đo dọc vùng ngực. Khoảng cách giữa hai đầu ngực chia làm 8 thốn, đó là tiêu chuẩn đo ngang của vùng ngực. Vùng bụng trên: Chỗ lõm đầu dưới xương ngực xuống đến giữa rốn chia làm 8 thốn, là tiêu chuyển đo dọc trước bụng trên. Vùng bụng dưới: Từ giữa rốn đến bờ trên xương mu mép mông chia làm 5 thốn, đó là tiêu chuẩn lấy để đo dọc bụng dưới. Vùng lưng: Lấy đốt sống làm tiêu chuẩn đo dọc vùng lưng, đo ngang thì lấy bề ngang hai ngón tay làm khoảng cách tính từ giữa cột sống sang hai bên là 1, 5 thốn. Tứ chi gấp khúc ngón tay giữa người bệnh, từ đầu hai nếp gấp ngang của đốt giữa, cách nhau lấy đó tính làm 1 thốn,là tiêu chuẩn đo dọc ở tứ chi. Trên đây là những ví dụ về tiêu chuẩn cách đo lấy huyệt, khi ứng dụng trên lâm sàng phải căn cứ vào thể chất người béo gầy, thân xác to nhỏ, của người bệnh mà linh hoạt vận dụng, đã không rời khỏi nguyên tắc của phép đo lấy huyệt lại cũng không bảo thủ giáo điễu, như thế mới làm cho lấy được huyệt rất là chính xác. Mục lục Thiên hạ Chương thứ nhất: Bệnh nội khoa 1Bán thân bất toại.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ( Liệt Nửa người ) 2Chứng cao huyết áp ( can dương thượng việm ) 3Chứng liệt ( nuy chứng ) 4Cảm mạo 5Nôn mửa 6ỉa chảy mãn tính ( tỳ thận hư hàn ) 7Bệnh lị 8Bí đại tiện 9Di tinh 10-Liệt dương 11-Mất ngủ 12-Ho hắng ( viêm khí quản ) 13-Đau đầu 14-Não rung lắc ( não chấn đãng ) 15-Chóng mặt ( huyễn vận ) 16-Chứng hồi hộp 17Đau dạ dày 18-Sườn ngực đau đớn ( viêm gan ) 19-Đau lưng đùi ( thần kinh toạ đau ) 20-Vai và cánh tay đau 21-Đùi và đầu gối đau 22-Lưng trên và lồng ngực đau 23-Mất tiếng 24-Tiểu tiện nhiều lần 25-Đái dầm 26-Tạng thao ( bệnh is-tơri ) 27-Động kinh 28-Bàn tay và cánh tay tê bại ( thần kinh quay tê bại ) Chương thứ hai : Bệnh phụ khoa 1- Kinh nguyệt không đều 2- Hành kinh đau bụng 3- Bế kinh 4- Băng lậu huyết 5- Nước hôi không dứt 6Có mang nôn mửa 7- Dấu hiệu báo trước của sảy thai Chương thứ ba : Bệnh trẻ em 1Trẻ em pháp sốt 2Thổ tả 3Trẻ em tiêu hoá kém 4Trẻ em bị sợ hãI 5Quai bị ( viêm tuyến mang tai ) 6Ho gà 7Trẻ em bại liệt 8Chứng trẻ em lắc đầu Chương thứ tư : Bệnh ngoại khoa 1Sưng hạch ở cổ 2Lòi dom 3Sán khí 4Bong gân 5Sái cổ 6Bướu cổ 7áp xe tiêm 8Viêm ruột thừa 9Viêm tổ chức dưới da 10- Dị ứng mẩn ngứa Chương thứ năm : Bệnh ngũ quan 1Tai kêu 2Viêm tai giữa mãn tính 3Nhọt tai 4Đau răng 5Chảy máu mũi 6Đau họng 7Miệng, mắt méo lệch 8Miệng há không được THIÊN HẠ TRỊ LIỆU LÂM SÀNG Chương thứ nhất : BỆNH NỘI KHOA 1. Bán thân bất toại ( liệt nửa người ) Nguyên nhân bệnh : Bệnh này là di chứng sau trúng gió ( chảy máu não ), cũng có khi kẹt tắc động mạch não mà gây ra. Chứng trạng : Đầu mệt đau đầu, mắt hoa và choáng, tai ù, miệng mắt méo lệch, một bên tay chân liệt. Chứng nặng thì tiếng nói ngọng, bên tay chân bị bệnh không hoạt động được, nằm ở giường không thể xoay lật được, đại tiểu tiện không cầm, cũng có khi bí kết. Chứng nhẹ tuy có thể hoạt động được, nhưng tay chân không theo ý nghĩ, ăn uống nhất loạt rất tốt, đại tiểu tiện bình thường, nhưng cũng có khi hai ngày mới đi một lần. Cách chữa: Bệnh này chủ yếu lấy điều lý khôi phục cơ năng trường vị làm chủ Lấy huyệt: + Tả Hợp cốc là có thể thanh nhiệt ở vùng đầu, cũng có thể thanh nhiệt ở đại trường, thông lợi đại tiện. + Bổ Túc tam lý để dứt nôn mửa, hoà khí nghịch, dẫn vị khí đi xuống mà tăng tiến ăn uống. Hai huyệt đó là chủ huyệt của cách chữa bênh này. Mỗi huyệt làm phép nắn day ngang bằng ( Bình nhụ ) và nhấn nhả ( áp phóng ) mỗi chỗ từ 100 đến.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 200 lần. Phối huyệt ở tứ chi – tả Khúc chì, bổ dương lăng tuyền, có tác dụng giúp đỡ cơ thể khôi phục và thúc đẩy cơ năng trường vị. Vùng bụng – tả Trung quản để hoà thuận vị khí, bổ Khí hải để tăng tiến cơ năng. Cách phối hợp huyệt tương hỗ đó không những điều lý được trường vị, đồng thời cũng thúc đẩy khôi phục cơ năng vận hoá của chi thể. Đầu mệt, thêm phép đẩy xoay vùng đầu, để làm tan phong nhiệt ở vùng đầu. Tai ù, thêm phép điểm ở Phong Trì, dùng bổ pháp, để dẫn hoả của thiếu dương đi xuống ( để bằng với ở dưới ). Các huyệt phối hợp, mỗi huyệt làm ấn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi phép 100 lần. Miệng mắt méo lệch, thêm điểm các huyệt Giáp xa, Đại thương, Hạ quan, Thừa tương. Chứng nhẹ thì cắt huyệt ( thiết huyệt pháp ), chứng nặng thì nhấn nhả ( áp phóng ) 50 lần, thêm mạnh khôi phục công năng cục bộ. Nói ngọng, thì thêm điểm ở các huyệt Phong phủ, án môn, mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi huyệt từ 50 đến 100 lần, để trừ phong. Phối hợp với các huyệt ở Quan xung, Thông lý, ế phong để giúp đỡ cái bất túc của các huyệt trước. Đại tiểu tiện không bình thường, bổ Liệt khuyết, Chiếu hải để tư dưỡng âm huyết, tả Thừa sơn để thanh toán nhiệt. Mỗi huyệt làm nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép đều 100 lần, ở tứ chi phải làm kèm phối hợp với phép dựa theo đường kinh ( tuần án Pháp ) như mai xoay ( thác niệm ), áp ấn ( áp bách ), xoa xát ( ma xát ). Thứ tự điểm huyệt – từ trên xuống dưới trước điêm bên khoẻ, sau điểm bên bệnh. Kết quả chữa Chứng nhẹ lại chữa ngay thời kỳ đầu, người bệnh có sự điều dưỡng tốt, thu hiệu quả nhanh, thời gian chữa ngắn. Bệnh đã kéo dàI, thế bệnh nặng, mà sinh khí người bệnh lại bình thường, thu hiệu quả chậm, chữa khó khỏi. 2- Chứng cao huyết áp ( can dương thượng việt ) Nguyên nhân bệnh: Người bị bệnhnày thường vào khoảng trên 40 tuổi, nam nữ đều có, người béo thì nhiều người gầy thì ít. Do thận thuỷ hư tổn, không thể tự dưỡng can mộc, để can dương vượt lên, bình thường đã dễ sinh khí, gặp sự kích thích từ ngoàI vào làm cho tinh thần căng thẳng, lâu ngày thì thành bệnh này. Chứng trạng: Đầu đau, choáng váng, mắt hoa, tai ù, bước đi thì cảm thấy đầu nặng, hoặc không muốn ăn uống, đại tiện khô khan, chi dưới mềm mà không có sức. Chữa: Nói chung tả dương tư âm, giáng vị khí ( có thể giảm huyết áp ), bình can lợi đại tiện làm chủ. Trước hết điểm tả Hợp cốc từ huyệt Khúc trì đến huyệt Hợp cốc đẩy theo 36 lần ) để tả dương lợi đại tiện lại bổ Nội quan để tư âm, đẩy xoay vùng đầu làm 5-6 lần. Tả Bách hội, Đại chuỳ ( đẩy theo từ huyệt Phong phủ đến huyệt Đại chuỳ 36 lần ), lại làm phép áp theo ở vùng lưng 5 - 6 lần ). Tả Trung quản , bổ Quan nguyên để tư âm, giúp thêm lấy nắn day ngang bằng và nhấn nhả cơ bắp vùng bụng, thúc cho nhu động đường ruốt tốt và ảnh hưởng động mạch vùng bụng chuyển động hoà hõan để điều chỉnh công năng gan, dạ dày,.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> làm cho đại tiện thông thoát, Bổ Túc tam lý ( từ Túc tam lý đẩy theo đến huyệt Giải khê 81 lần ), Tả Thái xung ( từ Trung phong đẩy theo đến huyệt Thái xung 36 lần ) để đẹp hãm cái thế của can dương vượt lên làm cho khí nghịch phải giáng xuống. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, vùng trên thủ pháp nhẹ, vùng dưới thủ pháp nặng. (( Phụ )) Các phương và thủ pháp điểm huyệt của chứng huyết áp cao. a)- Thái dương, Phong trì, Bách nội, nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép 50 lần b)- Đẩy xoay ở vùng đầu 4 lần c)- Đẩy ở gáy cổ ( xem thủ pháp bổ trợ ) d)- áp động mạch giảm gảy ở Nhân nghinh ba hồi ( xem thủ pháp bổ trợ ) đ)- áp theo ở vùng lưng ( xem thủ pháp bộ phận ở trước ) e)Chống đỡ ở lưng ( xem thủ pháp bộ phận ở trước ) g)- Nhấn cột sống, làm 2 lần ( xem thủ pháp bộ phận ở trước ) h)- Điểm Nội quan, Hợp cốc, Trung quản, Quan nguyên, làm các phép nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép 50 lần, ( điểm ở trung quản nhẹ mà chậm. điểm ở Quan nguyên nặng mà nhanh, để dẫn khí đi xuống ), Tâm du, Cách du, Can du, Tỳ du, Thận du, làm phép nắn day ngàng bằng và phép nhấn nhả 50 lần, Can du nắn vòng tròn nhỏ, cần chậm mà nặng tay, huyệt Thận du tay lại nặng ít hơn, nắn vòng tròn nhỏ mà nhanh ), các huyệt Túc tam lý, Tam âm giao, Thái khê, làm nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi phép đầu 50 lần, ba huyệt này thủ pháp nặng ít, có thể thấu dẫn huyệt áp đi xuống ( nếu người bệnh tâm tạng, không cần dùng phép nặng tay ) Kết quả chữa: Bệnh nhẹ, thời gian chưa lâu, rất dễ chữa khỏi. Bệnh lâu dài, chứng trạng nặng, sẽ rất khó chữa khỏi. Bệnh này cần kiêng thuốc hút, rượu, và các chất kích thích và làm theo. Nên tránh các nhân tố kích thích tinh thần ảnh hưởng không tốt. 3. Chứng liệt ( Nuy chứng ) Nguyên nhân bệnh: Ham muốn mà không đước thoả lòng, lại thêm hoạt động tinh dục quá mức, hoặc là ở chỗ thấp ẩm, hoặc là đêm mùa hạ nóng nực nằm ngủ dưới sương ngoài trời, hoặc khi làm mệt lại gặp nóng mà khát, đều có thể pháp sinh chứng liệt. Chứng trạng: Pháp bệnh khẩn cấp, toàn thân khôbg có sức, da ở tri dưới có cảm giác tê dại, hai chân không đứng trên đất được, hai đùi hoạt động co duỗi không nhạy, hoặc mất năng lực hoạt động, nghiêm trọng thì có hiện tượng đại tiểu tiện bị dừng hoặc không cầm. Chữa: Bệnh này lấy bổ thận làm chính, lấy các huyệt Dũng tuyền ( bổ ), Thái khê ( bổ ), Thái uyên ( bổ) ĐIều lý trường vị, lấy các huyệt Hợp cốc ( tả ), Túc tam lý ( bổ ), Giải khê ( bổ ), Thiên khu ( bổ ). Thúc đẩy khôi phục vùng năng lực co duỗi của chi dưới, lấy các huyệt Thân du ( bổ ), Thứ liêu ( bổ ), Uỷ trung ( bổ ), Hoàn khiêu ( bổ ), Dương lăng tuyền ( bổ ), Khâu khư ( bổ ), kèm làm cho thêm các thủ pháp nhẹ mà chậm, mỗi huyệt dùng các phép nắn day ngang bằng, nhấn nhả , chấm gõ ở da đều 50 đến 100 lần. Thứ tự điểm huyệt : Từ trên xuống dưới, theo đúng như thế (theo trong bài ) mà.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> điểm huyệt. Kết quả chữa: Bệnh mới dễ chữa, bệnh lâu rất khó trị, thường thì từ 1 đến 3 tháng có thể chữa khỏi. Ghi thêm : Chi dưới không thể hoạt động, Đông y gọi là hạ nuy, cũng gọi là triệt tản. Hiện nay khoa học lâm sàng khiểm tra nó thuộc về thần kinh trung khu, cũng có thuộc về đầu chốt thần kinh. Trung khu là loại viêm thần kinh đốt sống, Đầu chóp thần kinh là laọi viêm đầu chóp thần kinh. Viêm thần kinh tuỷ sống thì chữa rất khó khăn. 4. Cảm mạo : Nguyên nhân bệnh : Do khí hậu đột nhiên biến hoá, hoặc cở áo ở đêm ngoài sương, lại thêm người bệnh lúc bình thường thân thể không được khoẻ lắm, bị cảm phong hàm mà thành. Chứng trạng: Đau đầu, pháp sốt, có khi sợ lạnh, mũi tắc không thông hoặc chảy nước trong, sợ gió, ho hắng, hắt hơi, thân thể đau đớn, thân nhiệt tăng cao. Chữa: Lấy việc làm ra mồ hôi để hạ sốt là chủ, Tả Hợp cốc Liệt khuyết có thể thanh nhiệt thoái biểu ( giẩm sốt lùi chứng ở biểu), có tác dụng dứt đâu đớn, ra mồ hôi, có chữa được chứng đau đầu, tắc mũi, pháp số, sợ gió. Bổ huyệt phong trì để dẫn hoả của Thiếu dương kinh đi xuống, có thể dứt chứng nóng rét qua lại, ( tức là một cơn sốt lạnh, một cơn phát sốt ), Bổ Túc tam lý có thể dẫn nhiệt của dương minh giáng xuống. Với số huyệt kể trên phối hợp với nhau, lại có sức thanh nhiệt giải biểu rất mạnh. Nếu như sốt nặng ( bị là phát sốt ngay, là khê lưu nhiệt ), gia tả huyệt Đại chuỳ, có thể thanh nhiệt ở mọi kinh dương, Nếu có phục tà trong ( trước giờ ngọ lui cơn nóng, sau giờ ngọ lại nóng như đốt ) thì tả Hội quan. Người có âm hư ( lòng bàn tay, bàn chân nóng ), thì bổ Hội quan, tam âm giao. Nếu Dương minh thực nhiệt ( phát sốt, ra mồ hôi mà không giải), tả huyệt Hội đình; Nội nhiệt thịnh ( phát sốt mà khát, hoặc có đau họng, sưng má, phân khô, nước tiểu vàng), thêm bổ huyệt Tái khê, có sức đại bổ thận âm, dẫn thuỷ chế hoả và phối hợp với Hội đình để tả thực nhiệt ở Dương minh, pháp huy kết qỉa chữa sẽ rất rõ rệt, Vị trường nếu không thư hoặc vùng bụng có cảm giác đau đớn, gia tả ở Trung quản (hoà vị khí ), bổ Thiên khu, thêm việc làm phép lắc rung vùng bụng, thêm tác dụng mạnh ở khoảng giữa đại trường và vị Bổ khí hải, khôi phục cơ năng của trường vị, Nếu như trong quá trình khôi phục cho người thận hư hoặc khí hư thêm bổ huyết Thái uyên, Âm hư nhiệt dẫn đến tinh thần và giấc ngủ không yên gia vổ huyệt Quan nguyên, Tam âm giao, Mội huyệt đều dùng phép nắn day ngang bằng, nhấn nhả là 100 lần,Nhất loạt thương phong cảm mạo, mỗi huyệt riêng gia phép chấm gõ ở da 100 lần, Ho hắng nặng, phế có phong nhiệt thì tả ở phong phủ, Khi điểm huyệt đại chuỳ mà sợ không hiệu, có thể ;àm tả pháp thêm ở huyệt Đạo dạo, và nên từ hai huyệt đó lấy ở hai bên ( tức là ở kinh thái dương bàng quang ) xuống chừng mấy đốt lưng dưới, Cảm mạo lâu ngày không khoit hoặc người vốn yếu mà cảm mạo, thì ngoàI việc điểm huyệt ở Hợp cốc, Liệt khuyết, Phong trì ra, nên thêm.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> bổ.ở huyệt Nội quan. Thứ tự điểm huyệt: Như đã kể ở trên Kết quả chữa: Bệnh nhẹ thì từ 1-3 lần là khỏi. Phụ ( 1 ) – Trẻ em cảm mạo, khi thân nhiệt từ 38 – 38,5 độ C, cần tả Hợp cốc, bổ Túc tam lý, nhất loạt một lần là khỏi. Nếu khi thân nhiệt trên dưới 40 độ C, thì ở mỗi huyệt mỗi phép đều điểm 200 lần, cứ cách hai giờ đồng hồ lại chữa một lần, liên tục điểm huyệt 2 – 3 lần, thân nhiệt có thể giảm xuống, trong vòng 24 giờ, thân nhiệt trở lại bình thường và khỏi bệnh. (2) - Người lớn cảm mạo mức nhẹ ,điểm một lần ở huyệt Hợp cốc theo tả pháp thì có thể khỏi . (3) - Người lớn cảm mạo phát trên dưới 39 độ C, hoặc theo giời đồng hồi điểm huyệt một lần, sau khi điểm 3 – 5 lần nối nhau như khoảng cách trên, thân nhiệt có thể rút xuống. 5. Nôn mửa Nguyên nhân bệnh: Thương thực bị lạnh, và kiêm cả đau vùng dạ dayg, phát làm cơn cấp tính, là thực chứng ( là loại viêm dạ dày cấp tính ), Bình thường tiêu hoá không tốt, trong dạ dày có thức ăn đọng dừng, gặp khi tính tình không vui sướng mà dẫ đến phát làm mãn tính, gọi là hư chứng. Chứng trạng: Vùng dạ dày bứt rứt mà đau đớn, nôn mửa, gấp, trong miệng khát, nôn ra nước chua, ưa lạnh sợ nóng, mạch to ( hồng ) mà nhanh ( sác ), là thực chứng. Tứ chi lạnh, không thấy khát nước, nôn mửa từ từ, số ngày bệnh ( nhất kỳ ) kéo dàI, nôn mửa sau khi ăn uống, tinh thần mệt mỏi hết mức, mạch tượng không có sức, là chứng hư. Tóm lại, biết luận là nôn mửa cấp tính hay mãn tính, uống thuốc cũng dễ nôn ra, khó pháp huy hết tác dụng, nhưng mà điểm huyệt thì lại rất tốt. Cách chữa: Trước hết làm phép áp theo ở vùng lưng ( bối bộ tuần áp pháp ), Để ức chế khí, thượng nghịch vị, điểm ở huyệt Nội quan, chấn là cấp, dùng tả pháp để thanh trừ nhiệt ở trong, với mãn tính , dùng bổ pháp để giúp cho chính khí trừ tà khí, có thể giải được sự đầy tức ở giữa dạ dày và ngực. Nếu do nôn mửa mà dẫn đến đầu óc mờ mệt quá lắm, thì thêm phép đẩy xoay ở vùng đầu, phải sử dụng phép này trước khi dùng phép áp theo ở lưng ). Tả trung quản, bổ khí hải, có thể thông sợ sự tính trệ ở giữa dạ dày và ruột, sau đố điểm huyệt Túc tam lý, dùng phép bổ để thấu dẫn vị khí đi xuống, lại tả huyệt công tôn để tiêu thấp, Tả tam lý dùng phép bổ để thấu dãn vị khí đi xuống, lại tả huyệt công tôn để tiêu thấp, Tả Thái xung để bình can dứt nôn, Điểm huyệt Chiếu hải; - âm hư thì dùng phép bổ, để tư âm lơi tiện, thúc đẩy cơ năng tiêu hoá trở lại như thường. Nếu như có hiện tượng huyết hư, thêm bổ huyệt Cách du; Dạ dày khó chịu tả huyệt, Trung quản, khí hư bổ huyệt khsi hải, và có thể thêm phép rung rẩy ở vùng dưới, dùng thủ pháp nặng hơn một ít, Liệu chứng mà giảm bớt số lần thao tác ở những huyệt vùng trên, tăng thêm số lần thao tác ở những huyệt vị vùng dưới, đay là những biện pháp có tác dụng thấu dẫn. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới,Thủ pháp ở huyệt vị vùng trên nhẹ hơn một ít,thủ pháp ở huyệt vị.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> nặng hơn một ít. Hiệu quả chữa: Bệnh cắp tính,điểm huyệt một lằn có thể thắy hiệu quả,hai,ba lằn là chữa khỏi.Bệnh mãn tính, cằn phả chữa thời gian dài mới khỏi . 6. Ỉa chảy mãn tính Nguyên nhăn bệnh: Phằn lớn bệnh do viêm đường ruột cắp tính chữa lău dàI không khỏi,dằn dằn trở thành viêm ruột mãn tính, lại cũng có nhăn gặp các loại bệnh khác, trong việc nuôi chữa không chú ý về ăn uống gây ra. Chứng trạng: Ruột sôi, bụng trướng, có khi đau bụng, không chịu được lạnh, không biết ngon khi ăn tươi sống và ăn thịt. Không cẩn thận một chút là bụng đau mà bàI tiết lỏng, phân không thành khuôn, mà giống như cháo lỏng, một ngày bàI tiết dăm ba lần không chừng, trước khi ra phân thì bụng đau, sau khi ra phân thì bớt đau. Cách chữa: Bổ nội quan, Bổ ẩn bạch, Bổ phục lưu, làm các phép nắn day ngang bằng và nhấn nhả, mỗi phép đều 50 hoặc 70 lần, hai huyệt Thiên khu dùng phép nối tiếp dùng ngũ hành ( ngũ hành liên dụng pháp ), khi nhấn nhả sâu phối với huyệt Nội đình, khi rung rẩy phối hợp với huyệt Hãm cốc, khi chấm gõ ở da phối hợp với huyệt Lệ đoàI, khi xoa đẩy ở mạch máu phối với huyệt Giải khê, khi nắn day ngang bằng trái phảp ở cơ bắp phối với Túc, tam lý, Bổ ở hai huyệt Trung quản, Khí hải, dùng cả năm loại thủ pháp ( ngũ hành liên dụng ), Bổ ở ba huyệt Thần khuyết, Mệnh môn, Tỳ du, dùng thủ pháp nắn day ngang bằng và nhấn nhả, mỗi thủ pháp 70 lần. Hai huyệt Thận dùng phép nối tiếp dùng ngũ hành, khi nhấn nhả ở sâu trong sương khối với huyệt Thông cốc, khi rung rẩy ở gần phối với huyệt Thúc cốt, khi chấm gõ ở da phối với huyệt Chí âm, khi xoa đẩy ở mạch máu phối với huyệt Côn luân, khi nắn day ngang bằng trái phải ở cơ bắp phối với huyệt uỷ trung. Nếu gặp can mộc khắc vị làm cho nạp thức ăn không tốt, có thể gia tả ở huyệt Kỳ môn, bổ ở huyệt can du, để điều chỉnh quan hệ can vị. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, thủ pháp ở huyệt vị vùng trên nên hơi nhẹ hơn ít, ở huyệt vị vùng dưới hơi nặng hơn một ít. Hiệu quả chữa: Đối với loại công năng đường ruột rối loạn và viêm kết trường mãn tính, điểm 2 – 4 lần là thấy hiệu quả rõ rệt, nhất loạt chữa từ 20 – 30 lần là có thể khỏi. 7. Bệnh lỵ Nguyên nhân: Bệnh lỵ người xưa cũng gọi là “Trệ hạ”, thường lây lan vào khoảng giữa hạ và thu. Do ngày nóng mà ăn thức ăn lạnh mát hoặc thữc ăn không sạch, sẽ thêm vào đó là khí hậu rất mực khác thường, biến hoá chênh lệch,nóng lạnh rất lớn, đã làm cho tà trú ở đường ruột mà xoay ra làm thành lỵ. Chứng trạng: Đại tiện không khoái, màu phân hoặc trắng hoặc đỏ. Thường gọi màu trắng là bạch lị, màu hồng là hồng lị. Nhưng chung đều có chứng trạng lý cấp hâu trọng. Cách chữa: Tả huyệt Hợp cốc, có thể trừ được thấp nhiệt trú ở dưới, bổ hai huyệt Túc tam lý, Thiên khu ( Thời kỳ đầu thì dùng tả pháp, thời kỳ cuối thù dùng bổ pháp ), để thúc đẩy trường vị trở lại bình thường, phối hợp với huyệt Trung quản dùng tả pháp có.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> thể thanh nhiệt ở tam tiêu, phối với Quan nguyên dùng phép bổ có thể lợi cái thấp ( tháo đi cái thấp ) ở hạ tiêu. Bổ huyệt thận du để điều tiết đại tiểu tiện, Tả huyệt Thứa sơn cí thể thanh táo ở bàng quang, Bổ huyệt Chiếu hải để có thể tư âm lợi tiện. Nếu gặp lúc phát sốt, gia điểm ở huyệt Nội quan, bổ pháp, huyệt Đại chuỳ tả pháp hoặc dùng phép theo ( tuần ) mà tả ở kinh huyệt đại trường, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 100 lần, mỗi ngày điểm huyệt một lần hoặc hai lần. Vùng bụng thủ pháp không nên nặng, thủ pháp ở các huyệt giảm bớt sức nặng ở vùng bụng. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, thủ pháp ở các huyệt giảm bớt sức nặng ở những huyệt vùng bụng. Hiệu quả chữa: Một đến hai lần có thể thấy nhẹ bớt, từ 5 –6 lần có thể chữa khỏi. 8. Bí đại tiện: Nguyên nhân bệnh: Do đại trường khô khan, tân dịch không đủ mà mất ẩm ướt, vì thế mà bí kết đại tiện không thông thư. Chứng trạng: Khoảng hai đến ba ngày mới bàI phân một lần, thời gian ngồi bàI phân rất lâu, tuy có thấy phân ra nhưng phân ra rất khó khăn. Cách chữa: Bổ huyết Thái uyên ở phế kinh, tả huyệt Hợp cốc ở kinh đại trường, có thể làm cho sự chuyền dẫn có sức. Tả huyệt Thưa sơn, bổ huyết Chiếu hải, có thể điều lý quan hệ âm dương của thiện và bàng quang, Thận chủ về nhị tiện, điều âm dương của hai huyệt đó có thể làm cho trực trường sinh tân mà thông tiện, với huyệt Phôi túc tam lý, Bổ huyệt Trung quản, tả huyệt Khí hải, bổ để điều lý trường vị, gíup cho hiệu quả thông tiện. Nếu đúng là thực kết, ở huyệt Chiếu hải dùng tả pháp, và nên giảm bỏ đi huyệt Thái uyên, gia vào huyệt Thiên khi làm tả pháp, để giúp cho thônb tiện có hiệu. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đến 100 lần. Chứng âm hư tiện bí, tốc độ thủ pháp phải chậm mà nặng, vùng bụng liệu chứng lấy thêm pháp xoa xát hoặc rung rẩy. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, thủ pháp nên tiến hành chậm chậm. Hiệu quả chữa: Bệnh có thời gian chữa lâu, chữa 1 lần 2 lần có thể thông. Người tuổi cao bệnh lâu, thời gian chữa cần phải dàI hơn. 9. Di tinh: Nguyên nhân bệnh: Do tâm tính phiền não hoặc mệt mỏi quá mức dẫn đến tâm thần bất giao gây ra mộng tinh, cũng có khi bộ máy thận không chắc ( thận quan bất cố ), không mộng mà tinh cũng ra. Chứng trạng: Có mộng di tinh hoặc không mộng hoạt tinh, một tháng mắc bệnh 4 – 5 lần, không chừng, cũng có người vàI ba ngày mắc một lần hoặc mỗi đêm một lần, thấm chí ban ngày cũng hoạt tinh, mỗi ngày một tăng các hiện tựng đầu tối mắt hoa, mình mẩy mệt mỏi, trí nhớ giảm, chẩn tay không có sức, lưng gối buốt đau. Cách chữa: Bổ các huyệt Tâm du, Thận du, làm cho tâm thận tương giao, Bổ huyết Ngoại quan, Khí hải, Tam âm giao, có hiệu quả đại bổ nguyên âm, củng có chính khí, không mộng mà hoạt tinh, bổ các huyệt Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Hội âm, ngoàI việc phát huy tác dụng như trên ra, một huyệt Hội âm có.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> tác dụng nhất là củng cố chân âm ( huyệt Hội âm đạo gia goi là Hải để lại noí Mệnh tại Hải để tính tại thiên, nghĩa về hàm nghĩa trong câu nói đó đúng là có đạo lý ). Mỗi huyệt ấn day ngang bằng, nhấn nhả đều 100 lần, theo đường kinh mà chậm, hoạt tinh nặng các huyệt Quan nguyên, Khí hải thêm phép chấm gõ ở da. Cách một ngày chữa một lần. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, thủ pháp nên chậm chậm mà hơi nhẹ. Hiệu quả chữa: Chữađược vàI ba lần đã thấy hiệu quả, nhất loạt chữa 10 lần trở lên có thể khỏi bệnh, nhưng bệnh thế nặngm cần chữa thời gian dài. 10. Liệt dương. Nguyên nhân bệnh: Nhất hoạt do hoạt động tình dục quá mức, xuất tinh quá nhiều, thận kinh hao tổn hoặc suy nghĩ nhiều, gặp cảnh kinh khủng, đều có thể dẫn đến sinh ra bệnh này. Chứng trạng: Khi vào phòng muốn nhanh chóng giao hợp, khi giao hợp dương vật không rắn cứng, hoặc cứng rắn không lâu, tinh đã chảy ra, có khi chưa kịp giao hợp, tinh đã sớm chảy, quá lâu thì thấy sắc đẹp là tinh chảy ra ngay mà mềm rụt không cứng lên được. Cách chữa: Bệnh này chủ yếu là do can thận đều hư, bổ huyệt Thái xung ở can kinh, có thể làm cho dương vật đủ độ cứng, bổ huyệt Thái khê ở thận kinh huyệt Thái uyên ở phế kinh, có thể làm cho thận khí xung túc mà tiết tinh chậm chậm, và phối hợp với huyệt Hội âm, Quan nguyen, có thể củng cố chân âm. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da một thủ pháp 100 lần, thủ pháp cần nhẹ mà chậm. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên mà xuống dưới, thủ pháp nên nhẹ, nên chậm. Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa từ 5 – 15 lần là khỏi, trong thời gian chữa và sau khi chữa một thời gian phải tránh không được giao hợp. 11. Mất ngủ. Nguyên nhân bệnh: Bệnh này thường do suy nghĩ hại tỳ, hoặc bởi huyết hư không thể dưỡng tâm hoặc do đau đầu, đau lưng, tâm thận bất giao gây ra. Chứng trạng: Ban đêm không thể vào giấc ngủ, hoặc vào giấc ngủ không lâu đã tỉnh, tỉnh lại thì không thể nào vào lại giấc ngủ, kiêm có đau đầu, tình thần không phấn khởi. Cách chữa: Do suy nghĩ quá mức, huyết bất dưỡng tâm, bổ huyệt Thần môn ở tâm có thể an tâm thần, bổ huyệt Tam âm giao ở tỳ kinh có thể nhập tĩnh. Tâm an thần tĩnh sẽ dễ dàng vào giấc ngủ, nếu do can hoả thăng lên trên, thì tả hai huyệt Thái xung và Hợp cốc đều đau, đầu tối, lấy huyệt vùng đầu hoặc bổ trợ bằng cách lấy phép áp huyệt và phép đẩy xoay ở vùng đầu. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng và nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp làm 100 lần, thủ pháp cần nhẹ mà chậm, nhưng phép áp huyệt ở vùng đầu lấy nặng một ít, mỗi ngày chữa 1 lần. Thủ pháp điểm huyệt để tâm thận tương giao, an thần là bằng bổ huyệt Thần môn, năn day ngang bằng có vòng tròn to, tốc độ chậm, thủ pháp nhẹ 100 lần ( dẫn thận giao tâm ). Nắn day ngang bằng vòng nhỏ, tốc độ nhanh, thủ pháp nhẹ 100 lần ( dẫn thận giao tâm ), nhấn nhả không nhanh không chậm 100 lần. Bổ âm dương, bổ Quan nguyên,.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> nắn day ngang bằng, nhấn nhả mỗi loại thủ pháp đều 100 lần( thủ pháp không nhanh, không chậm, không nặng, không nhẹ) Thủ pháp điểm huyệt để tâm thận tương giao, kiện vị bổ tỳ là bằng bổ huyệt Thần môn, nắn day ngang bằng, thủ pháp nhẹ , vòng tròn to, tốc độ chậm ( dẫn thận vào tâm ), nhấn nhả không nặng, không nhẹ, tốc độ chậm vừa phải ( không nhanh không chậm ) Bổ huyệt Thái khê, nắn day ngang bằng, nhấn nhả, thủ pháp không nặng không nhẹ, không nhanh, không chậm, vòng nắn không to,không nhỏ. Bổ huyệt Tậm du, thủ pháp giống như ở huyệt Thần môn Bổ huyệt Thận du, thủ pháp giống như ở huyệt Thái khê Bổ huyệt Tỳ du, thủ pháp giống như ở huyệt Túc tam lý. Giải thích thủ pháp: Tâm ở trên, thủ pháp nhẹ, Tâm thuộc hoả, vòng tròn to mà nhanh ( dùng tốc độ chậm là dẫn thận vào tâm ). Thận ở dưới, thủ pháp nặng, thận thuộc thuỷ, vòng tròn nhỏ mà chậm, dùng tốc độ nhanh là dẫn tâm vào thận, Tỳ vị ở giữa, thủ pháp nên chậm vừa pahỉ ( hoãn ), nắn day ngang bằngvòng tròn không to không nhỏ. Thứ tự điểm huyệt: Theo thứ tự trình bày ở trên, tiến hành điểm huyệt. Hiệu quả chữa: Chữa hai đến ba lần thấy bệnh nhẹ đi, chứng nhẹ thì trên lưới 10 lần là khỏi. 12. Ho hắng: Nguyên nhân bệnh: Do từ ngoại cảm phong hàn mà ảnh hưởng đến sự vận hành ngay ngắn của phế khí, đưa đến đường khí bất lợi mà gây ra. Chứng trạng: Trong hầu họng phát ngứa, ho hắngnhiều đờm, gặp khi mùi vị khác thường hoặc khi hít phải khói sẽ ho hắng nặng hơn, đã ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cách chữa: Ho hắng khi ngoại cảm chưa lui, trước hết dùng phương trị ngoại cảm để chữa, khi ngoại cảm đã lui, ho hắng cũng theo đó giảm nhẹ hoặc khỏi. Nếu như ngoại cảm đã lui, nhưng vẫn ho hắng, thì bổ huyệt Thái uyên, tả huyệt Thiên lịch, bổ các huyệt phong môn, Phế du, Chiên trung, Tả huyệt Toàn cơ. Những huyệt đó có tác dụng thông phế khí, ức chế ho hắng, Tả huyệt Trung quản, bổ các huyệt Khí hải, Túc tam lý, các huyệt ấy có thể kiện vị hoá đàm. Mỗi huyệt đều ấn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gox ở da mỗi thủ pháp đều 100 lần. Nhiệt thịnhho hắng thì dùng tả pháp ở Phong môn, Phế du, và bỏ bớt thủ pháp chấm gõ ở da. Thứ tự điểm huyệt: Giống như kể trên. Hiệu quả chữa: Bệnh trong vòng nửa năm, trị 1 – 3 lần là có thể khỏi, bệnh đã qua mấy năm thành mãn tính, sẽ rất khó chữa. Ghi thêm Phép này có thể chữa hen phế quản nói chung bệnh lâu người yếu, dùng thủ pháp nhẹ là có thể thu được hiệu quả. Năm 1961 khi trở về quê, một hôm đêm đến trước khi chuẩn bị đến Thiểm tiền, gặp một người bệnh nữ tuổi quá 80, mắc bệnh đã nhiều năm, cứ đếm đến là hen xuyễn, do người bệnh quá già và thời gian lại cũng không kịp lấy những huyệt vị trên, nên bổ hai huyệt Thái uyên và Túc tam lý. Lấy phủ pháp phổ thông để trị là ấn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da trên huyệt Thái uyên 200 lần, Túc tam lý 100 lần, ngay lúc đó cơn khó thở giảm.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> nhiều. Phụ: Thủ pháp chữa ho hắng ( véo, nắn, đẩy, cắt, lắc ) Đốt cổ , véo lên buông ra 100 lần, nếu bắp thịt căng khó véo buông, có thể đổi làm véo để đó nâng lên), Phong môn, Phế du véo 100 lần ( đem hai huyệt phong môn và Phế du vèo dừng ), nắn day ngang bằng bên trái và bên phải 100 lần, ( Phong môn, Phế du đều nắn ), đẩy lên xuống ở phạm vi hai huyệt, hướng lên đẩy 36 lần, hướng xuống đẩy 54 lần, cắt dừng ở hai huyệt Kinh cừ và Thiếu thương làm cho ngon tay cái cắt theo làm dao động vòng tròn 100 lần, phép trên gọi là ngũ tự thủ pháp có tác dụng trờ đờm dứt ho. 13. Đau đầu: Nguyên nhân bệnh: Có bị cảm ngoại rà ma đau đầu, gọi là đau đầu ngoại cảm có khí huyết hao tổn mà đau đầu, gọi là nội thương đau đầu. Đau đầu do ngoại cảm phần lớn là phong, hàn gây ra, nội thương đau đầu, đa số do hư tổn dẫn đến. Chứng trạng: Ngoại cảm đau đầu, sợ lạnh, sợ gió, có mồ hôi hoặc không có mồ hôi, và kiêm có hiện tượng pháp sốt. Như khi chẩn mạch sẽ có hiện tượng mạch phù hoãn, phù khẩn hoặc phù huyền. Nội thương đau đầu thì khi đau khi dứt, gặp lúc làm mệt thì càng đau, vừa thấy tinh thần không vui vẻ, mạch thường vô lực. Cách chữa: Ngoại cảm đau đầu, điểm các huyệt Hợp cốc tả, Phong trì bổ, bổ trợ bằng thủ pháp đẩy xoay vùng đầu, lại dùng mặt mu của hai ngón trỏ và giữa tay chỗ khớp thứ hai kẹp véo mấy lần ở hai bên tóc mai và giữa hai đầu lông mày, làm cho xung huyết cục bộ thành ra màu tím. Nội thương gây đau đầu bổ huyệt Liệt khuyết, tả huyệt Hợp cốc, điều tiết qua hệ âm dương, biểu lý của phế và đại trường, để thanh nhiệt dứt đau. Khi đau phía trước đầu, dùng phép đẩy xoay ở vùng đầu và phép áp huyệt. Nếu thuộc về đau một bên đầu, có thể lấy tả Hợp cốc, bổ Liệt khuyết ở bên đối và áp huyệt vị đau ở vùng tóc mai. Nếu đau ở đỉnh đầu, thì một tay áp nơi đau (áp thống thiên ), ở huyệt Tiền đình, một tay áp nơi đau ( áp thống thiên ) ở huyệt Hởu đỉnh, để gúp cho tác dụng dứt đau cục bộ. Sau đó tả huyêt Bách hội để thạnh nhiệt, khí huyết hạ hãm ( tức là thiếu máu não ), thì dùng phép bổ ở huyệt Bách hội, tả huyệt Thái xung để bình can. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Đau đầu do ngoại cảm, chữa 2 – 3 lần là khỏi. Nội thương đau đầu chữa 2 –4 lần thấy hiệu quả, nhất loạt 10 lần có thể khỏi. 14. Não rung lắc ( chấn đãng ) Nguyên nhân gây bệnh: Do va chạm hoặc té ngã dẫn đến tổ chức thần kinh lão bị rung lắc. Chứng trạng: Đầu đau, đầu mờ tối, không cảm thấy động lắc, khi bước đi thì đầu càng tối, chứng nặng thì thần trí hôn mê. Cách chữa: Do va chạm hoặc té ngã, làm cho tổ chức não sinh ra hiện tượng ứ huyết, thì khi chữa chủ yếu là lấy lưu thông kinh lạc, thúc đẩy khí huyết ở tứ chi và toàn thân cho dễ thông, làm cho ổ bệnh ứ huyết trong tổ chức não dần dần tiêu tan. Lấy các huyệt: Tả Hợp cốc, bổ Liệt khuyết, bổ Phong trì, bổ Túc tam lý, tả Thái xung và làm các phép dựa theo đường kinh,.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> lạc, đẩy xoay vùng đầu, áp theo vùng lưng. Nếu có các chứng trạng của bệnh khác, đầu có thể theo chứng mà gia giảm, hoặc lại thay huyệt. Nếu có hôn mê, gia cắt huyệt Ấn đường, Nhấn trung, tả huyệt Bách hội, Tiếng nói khó khăn, thêm tả huyệt Á môn, cắt các huyệt Ế phong, Thông lý, Quan xung. Mỗi huyệt dùng các phép nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 50 – 100 lần. Tác dụng của điểm huyệt là có thể làm cho khí huyết lưu thông không trệ, cơ thể khôi phục không mệt mỏi, đem lại cho vùng ổ bệnh tránh tăng thêm áp lực, có lợi cho việc khôi phục công năng của cơ thể. Thứ tự điểm huyệt: Trước hết, điểm huyệt vùng tứ chi, thủ pháp nên nhẹ mà chậm, sau đó điểm huyệt vùng đầu, lại cần dùng thủ pháp nhẹ. Hiệu quả chữa: Bệnh nặng, khó tránh có di chứng. Bệnh nhẹ, một lần chữa là có thể có hiệu quả. 15- Chóng mặt (Huyễn vận) Nguyên nhân bệnh: Chóng mặt thường thuộc can thặn hư nhược, cái hư dương đi lên đầu mặt bởi vậy mà đầu xoay, hoa mắt. Cũng có trường hợp do khí dương bất túc mà đầu mờ tối, nhưng rất ít thấy. Chứng trạng : Khi bệnh này phát cơn , thấy đầu xoay, mắt hoa, tai ù hoặc buồn nôn. Cách chữa: Tả Bách hội, cắt Đồng tử liêu, tả Hợp cốc, bổ Nội quan, bổ Túc tam lý, có thể dẫn hư dương đi xuống, làm cho các chứng bệnh bị dẹp dứt. Nếu dương hư chóng mặt, các huyệt đều dùng phép bổ. Mỗi huyệt dùng các phép nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 100 lần. Các huyệt Bách hội, Túc tam lý đều thêm phép chấm gõ ở da 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên đi xuống mà điểm huyệt. Hiệu quả chữa: Sau khi phát bệnh, nếu kịp thời chữa ngay thì hiệu quả rất tốt. Nếu có bệnh cũ mà mới phạm chứng này, tuy thấy có hiệu quả rồi nhưng cần phải tiếp tục chữa nữa. Nhất loạt khoảng trên dưới 10 lần có thể chữa khỏi. 16. Chứng hồi hộp; Nguyên nhân bệnh: Nhất loạt do lao tâm quá mức, hoặc triều thấp ( thấp nặng ) gây ra. Chứng trạng: Đầu tối, tai ù, tim hồi hộp, tim đập mạnh, ngực buồn bằn, ngắn hơi, mí mắt (sưng) phù nề, có khi chỉ dưới hơi phù trương, chi dưới hơi phù trương, nôn mửa, không muốn ăn, tinh thần không vui, ngủ không tốt, đại tiện bế kết. Cách chữa: Bổ Nội quan, bổ Thái xung, tả Hợp cốc, có thể trừ được buồn bằn trong ngực và ngắn hơi, điều chỉnh được mạch đập. Bổ Thái khê, bổ Tam âm giao, bổ Túc tam lý, trị được hư nhiệt, làm kheo tì vị, phối hợp với các huyệt trước kiêm có thể chữa được bệnh nội tiết. Bổ Chiên trung, bổ Cự khuyết, tả Trung quản, bổ Khí hải, bổ Phế du, bổ Tam du, bổ Cách du, bổ Tỳ du, bổ Thận du, các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều làm 70 – 100 lần… Thủ pháp nhẹ, vòng tròn nhỏ, tốc độ cần chậm, mỗi phút chừng trên dưới 70 lần, không nên nhanh. Thủ pháp và kết hợp huỵêt trên đây không những nhằm vào kết quả tốt chữa nhất loạt chứng tâm hoảng, tâm nhảy động, lại có thể dùng bệnh sơ vữa động mạch tim, hoặc bệnh tim do phong thấp. Thứ tự điểm huyệt: Giống như.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> trên. Hiệu quả chữa: Nhất loạt chứng tim hồi hộp, điểm huyệt 1 – 2 lần sẽ thu hiệu quả. Bệnh tâm tạng điểm huyệt nhiều lần cũng thu hiệu quả. Nếu chữa 3 tháng đến nửa năm có thể hoàn toàn mất hết chứng trạng. 17. Đau dạ dày ( Viêm cấp, mãn, nước chua quá nhiều, loét đường tiêu hoá ) Nguyên nhân bệnh: Do ăn uống không có quy luật nhất định, quá đói, quá no, ảnh hưởng công năng tiêu hoá, lâu ngày hình thành bệnh này. Chứng trạng: Đầu tối, lưng trên đau, chướng vùng dạ dày, kém ăn, sau khi ăn hoặc sau khi vùng lưng trên bị lạnh thì thấy nôn nước chua, có khi đau vùng dạ dày, thuộc về đau đớn do vị hàn ( nước chua dạ dày quá nhiều ). Nếu như vùng dạ dày có đau đớn khác thường, và cảm giác phát trướng khác với đau đớn mãn tính, ăn uống kém, thường có cảm giác no đầy, cũng thuộc đau đớn do vị hàn ( viêm dạ dày mãn tính ). Nếu đau đớn vùng trên mà lại có giờ đau nhất định như sau khi ăn khoảng trên dưới 1 giờ thì đau là có thể có loét vùng dạ dày. Nếu sau khi ăn khoảng trên dưới 3 giờ mới đau đớn có thể là loét hành tá tràng. Đau đớn phải đợi chừng một vàI giờ sau mới dần dần giảm nhẹ, sau khi dứt đau, vùng bụng trên có cảm giác không thư, thích, kèm theo có ấn đâu ở vùng lưng trên, chỗ Tỳ du, Vị du, có khi nôn khan, ợ hơi nóng, ợ chua, phần lớn kiêm có cảm giác đau đớn vùng khớp gối, hoặc đầu bứt dứt, đầu đau, mất ngủ. Cách chữa: Phép phối huyệt chung để chữa các chứng nước chua dạ dày qua nhiều, viêm dạ dày mãn, loét dạ dày, loét tá tràng, là Tả huyệt Hợp cốc ( phân lỏng nát và tinh thần không tốt thì dùng phép bổ, hoặc giảm bỏ huyệt Hợp cốc, bổ huyệt Thái uyên ), bổ huyệt Nội quan, bổ Cách du, bổ Tỳ du, bổ Vị du, tả huyệt Trung quản, bổ huyệt Khí hải, bổ huyệt Thiên khu, bổ Túc tam lý, tả huyệt Thái xung, mỗi huyệt đều dùng các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần. Thủ pháp chậm, sức nặng, các huyệt Cách du, Tỳ du,sức không nên nặng, có thể tăng gấp đôi số lần thủ pháp, đối với bệnh này có tính cách tác dụng quyết định. Nhưng người già sức yếu, thì nên dùng thủ pháp mức vừa phải. Nếu có nôn mửa, thêm riêng phép áp theo ở vùng lưng, lấy huyệt từ trên xuống dưới, ở những huyệt phía trên thủ pháp nhẹ, ở những huyệt phía dưới thủ pháp nặng. Đầu đau thêm phép đẩy xoay vùng đầu và phép áp huyệt. Nếu không nôn mửa, có thể bỏ huyệt Thái xung và thêm huỵêt Tam âm giao. Vùng bụng đau đớn, hỗ trợ thêm bằng phép rung rẩy. Kiêm có đau đớn vùng khớp gối thêm phép áp huyệt ở cục bộ ( Tất nhỡn, Hạc đỉnh ). Người bệnh nếu có tình trạng vật vã ( phiền thao ), thì thủ pháp nắn day ngang bằng thành vòng tròn phải rất nhỏ, cự ly nhấn nhả phải rất ngắn, làm thế sẽ có thể dẫn động vào tĩnh, có tác dụng ức chế vật vã. Cách này chữa 1 lần, khi phát bệnh cấp tính, có thể mỗi ngày điểm huyệt 1 lần. Thứ tự điểm huyệt: Trước hết điểm huyệt ở chi trên, lại điểm huyệt của chi dưới, sau.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> đó điểm huyệt vùng bụng vùng lưng. Hiệu quả chữa: Đối với chứng thừa toan ( nước chua quá nhiều ), chỉ 1 lần chữa đã thấy hiệu quả, chữa trên dưới 10 lần thì khỏi. Viêm dạ dày mãn, từ 2 –3 lần đẫ thấy hiệu quả, chữa trên dưới 2 tháng có thể khỏi. Loét đường tiêu hoá, chữa 5 lần thì thấy hiệu quả khoảng trên dưới 10 lần thì giảm nhẹ chứng trạng, chữa trên dưới 3 tháng thì có thể khỏi. 18. Sườn ngực đau đớn ( viêm gan ) Nguyên nhân bệnh: Thường do ăn uống thiếu dinh dưỡng, ngực cực độ mệt mỏi, suy nghĩ qua nhiều, tình cảm không tốt, hoặc cảm ngoại tà gây ra. Chứng trạng: Đầu tối, bụng chướng, mảng sườn bên phải đau đớn ( hoặc nhẹ, hoặc nặng ) ăn uống không biết ngon, ăn xong chướng tức, tinh thần mệt mỏi, giấc ngủ không ngon ( không sâu ), có khi tròng mắt hơi phát vàn, nước tiểu màu vàng, phân không bình thường. Mỏm gai đốt lưng 7 có ấn đau, hai bên mỏm gai đốt lưng 9 chỗ huyệt Can du có ấn đau. Cách chữa: Tả hai huyệt Uyển cốt và Chí dương, có thể thanh cái nhiệt của tiểu trường, kiêm có tác dụng làm lui cái vàng da. Tả hai huyệt Can du và Thái xung, có thể thư can giải uất. Bổ huyệt Túc tam lý có thể làm khoẻ vị khí, kiêm lợi đại tiện, tăng thêm muốn ăn, thúc đẩy khôi phục cơ năng. Năm huyệt đó mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều 100 lần. Nếu dạ dày chướng hoặc tiêu hoá không tốt, thêm tả huyệt Trung quản. Nếu lòng bàn tay bàn chân phát nóng lên, gia bổ hai huyệt Nội quan và Tam âm giao. Thứ tự điểm huyệt: Tiến hành điểm huyệt từ trên xuống dưới. Hiệu quả chữa: Trẻ em viêm gan điểm huyệt từ 5 – 10 lần có thể đã giảm nhẹ. Người lớn bị viêm gan, nhất loạt chữa trên dưới 2 tháng có giảm nhẹ. Ghi chú thêm: Bệnh này phải đặc biệt chú ý nghỉ ngơi và bồi dưỡng. Người lớn phải kiêng phòng sự ( giao hợp nam nữ ). 19. Đau lưng, đùi: ( thần kinh toạ đau ) Nguyên nhân bệnh: Tinh khí bất túc, làm cho thận hư đau lưng, nằm ngồi ở nơi ẩm thấp hoặc bị gió lạnh, thuộc về phong thấp đau lưng. Nói chung về phong thấp đau lưng, đều có phát triển dần dần đến đau đùi, cũng có khi do té ngã hoặc bong gân dẫn đến đau lưng. Chứng trạng: Đau lưng do phong thất thường có liên quan đến khí trời biến hóa, ngày trời âm u mưa tối thì đu rất nặng, thận hư, đau lưng thường có quan hệ với ….. đâud mối khi đau lao động quá mệt thì đau nặng. Đau lưng do bong gân và xùi lồi đĩa đệm đốt sống thường là đau liên tục, mà lại có hiện tượng sau kho hoạt động càng tăng nặng thêm. Cách chữa: Lấy các huyệt bổ Thận du, bổ Uỷ trung làm chủ, và nên phối hợp hai huyệt ở trên, dưới, thận khí hư nhược thêm bổ các huyệt Thái uyên củ phế kinh và Mệnh môn, Quan nguyênm Túc tam lý, và nên lấy thêm huyệt ở vùng đau đớn để bổ trợ kết quả. Đau do phong thấp, gia diểm Hoàn khiêu, yêu nhỡn, thị huyệt, lúc đầu làm tả pháp mấy lần, sau khi thấy nhẹ thì dùng bổ pháp, ngoàI ra thêm phép dựa theo. Đau do bong gân, nếu khi thấy đau ở Kinh túc thái.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> dương hoặc Kinh túc thiếu dương thì lấy huyệt trên chỗ đau đó, ở phía trên dùng tả pháp, huyệt ở nơi đau đớn vùng dưới dùng bổ pháp. Nếu như huyệt vị ở tam âm kinh của chân, thì làm bổ tả ngược lại. NgoàI ra, làm thên thủ pháp dựa theo. Mỗi huyệt làm theo thủ pháp nắn day ngang bằng và thấn nhả đều 100 lần. Bệnh lâu ngày khí huyết hư nhược, thêm phép chấm gõ ở da. Nếu bong gân hoặc xùi đĩa đệm thì xem thêm thí dụ ở dưới có thủ pháp chuyên dùng. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt điểm huyệt số lần là có thể chữa khỏi. Bệnh án thí dụ: Để tham khảo thủ pháp chuyên dùng của bong gân và xùi đĩa đệm. Nguyễn văn A, nam, người lớn, bệnh án số 40956, ngày 26/ 9/1960, chữa bằng điểm huyệt liệu pháp. - Ghi chép rằng: Đau đớn vùng bên phải thắt lưng và đùi bên phải đau thảm hại, phải chống gậy mới miễn cững đi được mấy bước, ngồi xổm thì không thể nào đứng lên được, khi ngồi thì tư thế nghiêng lệch, khi nằm trên giường thì không thể xoay người, đêm đến thì đau càng nặngm, mỗi đêm thì cần uống thuốc giảm đau, đính kim giảm đau. Kiểm tra nộikhoa cho là chứng lòi đĩa đệm đốt sống thắt lưng. - Xử lý: Bổ các huyệt Côn luân, Uỷ dương, Bạch hoàn du, lấy huyệt đều ở phía bên phải từ thắt lưng trở xuống, các huyệt có ấn đau, dùng phép bổ. Tả can du, đảm du, ( từ nơi đau ở thắt lưng trở lên dùng tả pháp ), mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đầu 100 lần. Dùng hai ngón tay cái dùng phép dựa theo thái dương tính từ huyệt Thừa phù trở xuống, ở phía trên dưới vùng cục bộ đau chỗ thắt lưng, dùng phép ấn day kéo chia ( án trú phân bằng ) 100 lần, và xoa xát vùng đau. Tiếp theo đó lấy hai ngón tau cái trái phải đẩy chia hai bên, và véo mạnh phái trên, dưới nơi đau lôi lên ấn xuống. Rồi lại làm các phép như trước là dựa theo đường kinh, ấn day kéo chia 100 lần, cuối cùng là phép nâng lên thõng xuống. Chẩn lần 2 ( ngày 27 ) đau đớn giảm nhiều vào đêm chưa phải uống thuốc giảm đau, đi lại rất tự nhiên, không cần phải chống gậy. Xử lý như trước. Chẩn lần 3 ( ngày 28 ) đứt đau đớn, tinh thần khẻo vượng nhưng thấy chỗ mắt cá chân phía ngoàI bên phải hơi đau, đùi hơi phát khó chịu. Người bệnh hôm đó lên phố sửa tóc, tắm gội, nhất thiết dã như người không có bệnh, bởi vậy, quyết định ngày 29 cho ra viện Bệnh này điểm huyệt 3 ngày là khỏi. 20. Vai và cánh tay đau Nguyên nhân bệnh: Bệnh này thường thấy ở người có độ tuổi trung bình trở lên. do lầm mệt mà hại gân xương, kiêm có bị phong thấp gây ra ( người bệnh trên dưới 50 tuổi đau vai và cánh tay gọi là ngũ thấp kiêm vai của tuổi 50 ) Chứng trạng: Có đau khớp vai, có đau cánh tay, cũng có cả vai và cánh tay đều đau. Có người đau một bên, cũng có người đau 2 bên, đau quá lắm thì cánh tau không giơ lên được hoặc không thể đưa ra sau lưng , cái đó thuộc về chứng đau ngưng. Cách chữa: Đau vai và cánh tay lấy các huyệt Hợp cốc, Liệt khuyết, Khúc trì, Kiên.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> ngung, Kiên tỉnh, Nhu du, Vân môn, Kiên trung du. Đau vai, lấy huyệt ở vùng vai. Đau cánh tay lấy huyệt ở vùng cánh tay và phối hợp với một ít số vùng ở vai. Bệnh mới đau dùng tả pháp, bệnh lâu ngày dùng bổ pháp. Đau đớn kiêm sợ lạnh, dùng bổ pháp ở dương kinh, dùng tả pháp ở âm kinh. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần. Hư nhược thì thêm phép chấm gõ ở da. điểm huyệt xong thì thêm phép dựa theo nơi làm thủ pháp dựa theo và phương pháp như sau: 1- Một tay thầy thuốc lấy ngón cái áp ấn chung quanh chỗ nối tiếp vai với xương bả vai, ngón tay cái còn lại áp ấn ở các huyệt Kiêm tinh, Đại chuỳ, Cự cốt, ấn đi ấn lại 3 –4 lần. 2- Hai ngón tay thầy thuốc áp ấn qua lại một số lần ở chỗ nối khớp vai. 3Một tay thầy thuốc nắm tay người bệnh, ngón tay cái còn lại áp mái trên thủ dương mih kinh, bốn ngón kia áp mái trên thủ thái âm kinh, làm đi lầm lại lấy lần. Lại xoay bàn tay màI áp đem ngón bốn ngón trỏ và giữa áp ấn ở thủ thái âm kinh, ngón cái áp theo khoảng ở thủ dương minh kinh và thủ thiếu dương kinh, làm phép ấn theo mấy lần. 4- Bàn tay và cánh tay bị hoạt động bị hạn thường có điểm ấn đau ( áp thống điểm ) ở trước sau khớp vai và cạnh phía ngón trỏ ở khớp vai là chừng “ kiên ngưng ” lấy huyệt Vân môn ngoại ( Kỳ huyệt ),các huyệt ấn đau ở Kiên vu, Tý nhu, theo phéop nỗi tiếp dùng ngũ hành. ( Phụ ) – vân môn ngoại ( tức là điểm ấn đau phía ngoàI huyệt Vân môn ) , dùng phép nối tiếp dùng ngũ hành, chấm gõ phối huyệt Kinh cừ, xoa đẩy phối huyệt Ngư tế. Nhấn nhả sâu phối huyệtXí xích trạch , Ru lắc phối huyệt thiếu thương. nắn day ngang bằng sang trái sang phải phối huyệt Thái uyên, huyệt Kiên vu, dùng phép nối tiếp dùng ngũ hành chấm gõ phốu huyệt Thương dương, xoa đẩy phối huyệt Dương khê. Nhấn nhả sâu phối huyệt Nhị gian, rung lắc phối huyệt Tam gian, nếu day ngang bằng sang trái sang phải phối huyệt Khúc trì, Nhu du huyệt dùng thủ pháp nối tiếpp ngũ hành, chamá gõ ở da phối huyệt Thiếu trạch. Xoa đẩy phối huyệt Dương cốc, nhấn nhả sâu phối huyệt Tiền cốc, rung lắc phối huyệt Hải khê, nắn day ngang bằng sang phải sang trái phối huyệt Tiểu hải. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Chữa 1 lần có thể thấy hiệu quả, vàI ba lần sau thấy bệnh đã mất di quá nửa, nhất loạt chữa 10 – 15 lần có thể khỏi hết. 21. Đùi và đầu gối đau Nguyên nhân bệnh: Phần lớn do bị phong, thấp, hàn bên ngoàI dẫn đến, nhưng cũng có do 6 kinh ở chân thuộc về tạng phủ có bệnh biến mãn tính phản ứng ở kinh lạc sở thuộc vùng đùi, gối đau đớn. Phong thấp thì có quan hệ thời khí biến hoá các tạ phủ nào đó ( của kinh ở chân ) sinh ra bệnh biến mãn tính cũng cõ hoặc thường, hoặc ít có phản ứng kiểu đau đớn. Cách chữa: Lấy các huyệt Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Phong thị, Âm thị, Âm lăng tuyền,Tam âm giao làm chủ, và phối hợp với Tất nhãn, chỗ khớp nối đầu gối. Hoặc là dùng.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> phép “ bệnh dưới lấy huyệt trên”, lấy các huyệt Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trữ. Phong thấp thì ra phép dựa theo kinh lạc. Bệnh thuộc tạng phủ thì phối hợp huyệt theo quan hệ kinh lạc biểu lý, âm dương. Ví dụ như: Tiêu hoá không tốt gây ra đau đầu gối phải lấy huyệt Túc tam lý, Giải khê, trên kinh túc dương minh vị, huyệt Tam âm giao trên kinh túc thái âm tỳ. Các bệnh thuộc các tạ phủ khác dẫn đến đau đầu gối có thể dựa theo phương pháp trên theo đường kinh lấy huyệt. Nhất loạt dương kinh thường làm thuốc bổ, âm kinh thường dùng phép tả. Mỗi huyệt đều dùng các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại làm 100 lần. Nếu có sợ lạnh hoặc chứng hư, mỗi huyệt đều thêm phép chấm gõ da 100 lần. Làm phép dựa theo đường kinh lạc chừng 6 lần và làm phép rung rẩy khớp ( theo phương pháp rung rẩy huyệt vị hoặc rung rẩy chỗ đau đớn ). Điểm huyệt thứ tự: Giống như trên Hiệu quả chữa: Chữa 1 –2 lần có thể giảm nhẹ chứng, dựa theo bệnh tình nặng hay nhẹ mà quyết định kỳ hạn chữa. 22. Lưng trên và lồng ngực đau: Nguyên nhân bệnh: Nhất loạt là phong hàn gây ra bệnh, cũng có thể do bệnh phổi gây ra, cũng có khi do vị tổn thương ảnh hưởng đến vùng ở ngực và vùng lưng trên đau đớn, cũng có do va chạm dẫn đến đau đơn. Chứng trạng: - Thuộc về phong hàn, thường có quan hệ biến hoá khí hậu. Thuộc về bệnh phổi gây ra đau đớn khi ho, thở hít sẽ thấy đau đớn. Thuộc về bệnh dạ dày gây ra đau đớn thường có quan hệ với cơn đau tăng giảm của bệnh dạ dày. Va chạm gây đau đớn thì đau liên tục. Cách chữa: Do phong thấp, lấy thư kinh hoạt lạc làm chủ. + Ngực đau lấy huyệt Nội quan, Khúc trạch, 2 lần chữa đầu dùng tả pháp, sau khi thấy bệnh nhẹ bớt thì dùng phép bổ. + Vùng lưng đau đớn, bổ huyệt Uỷ trung, tả Thừa sơn, đó là dùng phép bệnh ở trên lấy huyệt ở dưới, một bổ một tả để đạt đến tác dụng thư cân hoạt huyết, và phối hợp thêm A thị huyệt. Bệnh phổi gây ra đau đớn, bổ Thái uyên, tả Thiên lịch, bổ huyệt Trung phủ để điều lý cái gốc của bệnh ở phổi ( trị bản ), ngoàI ra lấy thêm A thị huyệt để trị bản ( trị tiêu ). Bệnh dạ dày gây ra đau đớn, bổ Túc tam lý, tả Trung quản, bổ huyệt Thiên khu, đểu điều lý cái gốc của bệnh ở dạ dày, ngoàI ra lấy thêm huyệt cục bộ để chữa ngọn ( trị tiêu). Mỗi huyệt làm thủ pháp nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều 100 lần. Khi cần thiết có thể theo thủ pháp dựa theo đường kinh lạc. Va chạm gây ra đau đớn, ngoàI việc lấy huyệt theo chứng phong thấp là lấy huyệt đường xa ra, còn phải làm thêm thủ pháp ấn giữ kéo chia ở trên, dưới, phải, trái của cục bộ nơi đau. Thứ tư điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Chữa từ 2 – 4 lần là thấy hiệu quả, nhẹ bớt. Nhất loạt trên dưới 10 chữa thì khỏi. 23. Mất tiếng: Nguyên nhân bệnh: Ngực lép hẹp, đột nhiên gặp phải kính động mà tối tăm té ngã, sau khi tỉnh thấy chi thể vận động bình thường nhưng lại mất tiếng..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Chứng trạng: Tự nhiên rất nhanh chóng tối tăm té ngã bất tỉnh nhân sự, hàm răng cắn chặt tứ chi cứng đơ. Sau khi được cứu chữa kịp thời đã tỉnh, mất đi năng lực nói tiếng, miệng há không được ta lắm nhưng ăn uống không gặp khó khăn, đầu lưỡi không thể lè ra ngoàI môi. Thính giác không trở ngại, rõ ràng câm mà không điếc. Cách chữa: Trước hết cắt huyệt ở các huyệt 12 Tỉnh huyệt, Nhân trung, để thông khí huyết toàn thân, làm cho chỗ bế tắc của kinh lạc được giãn mở. Thứ đến là cắt các huyệt Á môn, Phong phủ, Bách hội, để tỉnh não, Tả các huyệt Hợp cốc, Liệt khuyết, Phong trì để thanh nhiệt trừ phong, Cắt Quan xung, tả huyệt Thông lý để giải nhiệt ở Thượng tiêu và trong tim. Tả các huyệt Kỳ môn, Thái xung, để thư cái uất kết của kinh can, Bổ huyệt Túc tam lý để gián khí trừ đờm. Đơmd nhiều gia bổ Chiên chung, tả Trung quản, bổ Khí hải. Thần trí tỉnh táo thì không dùng Bách hội, Liệt khuyết, Nhân trung và 12 huyệt Tỉnh, mà thêm tả Thần môn, Phong môn, Á môn, bổ Phong trì, tả huyệt Giáp xa. ăn uống như thường thì có thể không dùng huyệt Túc tam lý. Mỗi huyệt đều dùng thủ pháp nắn day ngang bằng và nhấn nhả 100 lần. Thủ pháp bổ trợ có thể tả theo thứ tự của kinh thủ dương minh, cắt ở huyệt Thủ tam lý và Quan xung, làm cho nâng cao hiệu quả chữa ( bảo người bệnh lè lưỡi ra lại thụt lưỡi vào làm cho lưỡi vận động co duỗi ). Sau đó, cắt cắt ( bấm bấm móng tay ở các huyệt Giáp xa, Ế phong, Liêm tuyền, lại dậy cho người bệnh tập nói (từng tiếng một, tiến tới nói hai tiếng một và dần tăng thêm ). Nếu có thêm kèm các chứng khác tuỳ chứng mà thêm huyệt chữa. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chưã: Mất tiếng đơn thuần, hiệu quả chữa nhanh, điểm huyệt mấy lần có thể khỏi. 24. Tiểu tiện nhiều lần Nguyên nhân bệnh: Mãn tính là hư hàn, cấp tính là thực nhiệt. Người lớn và người già bị thường là hư hàn, trẻ em thường là thực nhiệt. Chứng trạng: Hư chứng: ý về đái nhanh gấp, khi nước tiểu ra không bị cảm giác khó chịu, nước tiểu màu trắng, khoảng trên dưới 1 giờ đồng hồ thì đi tiểu 1 lần. Thực chứng: ý về đi tiểu bắt phải thật nhanh, số lần đi tiểu nhiều, lượng nước tiểu ít, màu nước tiểu vàng, khi nước tiểu ra có cảm giác khó chịu trong ống đái. Cách chữa: Hư chứng: Nên giữ chắc khí ( cố khí ), bổ Thái uyên, Khí hải. Nếu khi tình huống khống chế tiểu tiện không dừng thì thêm nhiều thủ pháp chấm gõ ở da, bổ chân hoả, bổ khí, thì dùng phép bổ ở các huyệt Mệnh môn, Thận du. Thực chứng: Tả Hành gian, Liệt khuyết, để thanh nhiệt, tả Trung cực, Âm lăng tuyền để lợi thấp. Mỗi huyệt đều dùng các thủ pháp nắn day ngang bằng và nhấn nhả, chấm gõ ở da mỗi loại 100 lần. Hư chứng, thủ pháp nên nhẹ mà nhanh. Thực chứng, bỏ bớt thủ pháp chấm gõ ở da, còn lại cần nặng mà chậm. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, thủ pháp chầm chậm. Hiệu quả chữa: Người bệnh lớn tuổi, trị 1 – 2 lần thì thấy.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> hiệu quả, 5 lần thì thấy hiệu quả. Trẻ em, chữa từ 5 – 7 lần có thể khỏi. 25. Đái dầm Nguyên nhân bệnh: Nhất loạt do khí hư, cũng có do đột nhiên bị lạnh mà gây ra đái dầm. Chứng trạng: Đêm ngủ không tỉnh, không biết, không thấy đái ở trên giường hoặc có thấy đi tiểu trong giấc mộng, một đêm một lần hoặc một đêm 4 – 5 làn không chừng. Mùa hạ bệnh nhẹ hơn, mùa đông bệnh nặng hơn. chứng nhẹ thì mấy ngày đái dầm 1 lần hoặc sau khi làm mệt thì đái dầm. Cách chữa: Người khí hư, lấy cố khí, bổ hoả, bổ thận làm chủ, lấy các huyệt Thái uyên, Khí hải, Mệnh môn, Thận du đều dùng bổ pháp. nhất loạt đái dầm lấy huyệt Tam âm giao để an giấc ngủ, lấy Quan nguyên, Khí hải để giữ chắc khí, ước thúc bàng quang. Lấy huyệt Liệt khuyết để tỉnh não, tất cả đều dùng phép bổ. Mỗi huyệt đều dùng các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da, mỗi loại từ 50 – 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt điểm huyệt trên dưới 10 lần có thể chữa khỏi. Nếu người bệnh là tre em thì cần chú ý mấy điểm dưới đây: 1 - Bữa đêm kiêng ăn chất lỏng, trước khi đi ngủ không cho uống nước mát hoặc ăn thức ăn mát. 2 - Cấm trẻ em xem phim khủng bố và đánh nhau dữ dội, không để cho ham chơi qúa mức. 3 - Sau khi ngủ chứng 2 –3 giờ phải gọi trẻ em giậy đi tiểu 1 lần. 26- Tạng Thao (bệnh ís-tơ-ri ) Nguyên nhân bệnh: Thường thuộc tình chí mất điều độ, tâm thần không an, lâu ngày thì thành bệnh này. Chứng trạng: Đầu tối, tim hồi hộp, hay quên, ưu sầu, hay buồn bất thường, mất ngủ, tư chi có lúc co quắp. Cách chữa: Bệnh này chủ yếu là đối chứng lấy huyệt, tả Hợp cốc, bổ Liệt khuyết, Phong trì, để thanh não trấn tĩnh. Bổ Nội quan, Thông lý để tư âm an tâm, bổ Chiên trung, tả Cự khuyết, Trung quản, bổ Khí hải để thông khí của Nhâm mạch. Tả Kỳ môn, bổ thái uyên để thư can giải uất, và tương hỗ phối hợp với các huyệt trên đều có tác dụng trấn tĩnh. Nếu có kèm với chứng khác thì tuỳ chứng mà gia huyệt, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi thủ pháp từ 50 – 150 lần. Thủ pháp nhẹ mà chậm, liệu chừng dùng thêm pháp đẩy xoay ở vùng đầu, phép áp theo ở vùng lưng. Thứ tự điểm huyệt: Trước hết, điểm huyệt ở vùng trên, thủ pháp nên nhẹ mà từ từ. Hiệu quả chữa: Chữa bệnh này, nếu phối hợp với an ủi tinh thần có thể chữa khỏi được. 27. Động kinh: Nguyên nhân bệnh: Thường do tiên thiên bất túc, hậu tiên nuôi dưỡng kém, chính khí hư nhược, tinh thần thiếu tốt đẹp, đột nhiên bị sợ hãI, bệnh lâu ngày tự nhiên pháp thành, mà làm ra chứng giảm, động kinh. Chứng trạng: Phát bệnh đột nhiên, trước khi phát bệnh có cảm giác đầu đau hoặc đầu tối, không do tự chủ mà ngã xuống đất, tứ chi co rút. Chứng nhẹ có chừng 10 phút thì tự tỉnh rút co quắp. Chứng nặng, môi và mý mắt đều co dật, đầu cũng lệch hướng về một bên, miệng nôn ra đờm dãI uốn cong thân ngực lại, cơn thì có cách ngày hoặc cách tháng pháp bệnh,.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> cũng có trường hợp một ngày nhiều lần pháp cơn. Cách chữa: Tình trạng pháp cơn động kinh là do trung khu thần kinh nhất thời tán loạn, do đó mà số lần điểm huyệt phải rõ ràng, vòng trong nắn nhỏ phải rõ rệt. Do chứng giản khi bị lâu ngày, trung khu não tất bị tổn thương, cho nên thủ pháp cần nhẹ. Thông qua thủ pháp và phối huyệt, đối với chứng động kinh phát cơn chứng trạng có thể giảm nhẹ, chủ yếu là có công năng thúc đẩy khôi phục trung khu não. Lấy huyệt: bổ Thần môn, bổ Liệt khuyết, bổ Hậu khê, tả Thái dương, bổ Phong trì, bổ Bách hội, bổ Thái khê, bổ Tam âm giao, bổ Túc tam lý, bổ Đới mạch, bổ Chiên trung, bổ Cự khuyết, tả Trung quản, bổ Khí hải, bổ Phế du, bổ Tâm du, bổ Cách du, bổ Tỳ du, bổ Thận du. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều làm 50 – 70 lần. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới dựa theo thứ tự tiến hành. Hiệu quả chữa: Điểm huyệt từ 3 – 5 lần có thể thấy hiệu quả, tứ là thời gian làm cơn dàI có thể làm cho thời gian làm cơn ngắn lại. Mỗi tuần chữa 3 lần, liên tục chữa trong thời gian 2 -3 tháng có thể làm cho bệnh tình chuyển biến tốt lên. Bệnh nhẹ mà chữa kịp thờ, thì có thể chữa khỏi. Trẻ em di chứng sau khi bị sốt cao mà pháp sinh bệnh này rất nhẹ, có thể dậy cho những người trong nhà của đứa trẻ đó hàng ngày điểm huyệt ở Bách hội 200 lần, nếu kiên trì thời gian dàI tương đương từ nửa năm trở nên thì có thể khỏi dứt. 28. Bàn tay và cánh tay tê bại ( thần kinh quay tê bại ). Nguyên nhân bệnh: Nhất loạt do khi lao động, làm cho khớp quay cổ tay gấp khúc thời gian rất dàI, tổ chức cục bộ mệt mỏi, lại bị lạnh hoặc rửa nước lành, sau đó dẫn đến tê bại. Chứng trạng: Ngón tay cái và ngón trỏ cùng với khớp cổ tay quay có cảm giác đau đớn, dần thành ra tê bại, mất năng lực hoạt động. Cách chữa: Lấy huyệt trên kinh thủ dương minh và kinh thủ thái âm làm huyệt chủ yếu, bởi vì các huyệt Liệt khuyết, Hợp cốc, Dương khê của hai kinh đó, thích đáng với chỗ phụ cận khớp quay cổ tay, và có thể phối hợp với các huyệt Đại lăng, Nội quan, Dương trì, Ngoại quan. Bổ trợ thêm thì lấy thủ pháp dựa theo đường kinh lạc, các huyệt đều nên dùng bổ pháp. mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da các thủ pháp đều làm 50 – 100 lần. Thư tự điểm huyệt : Giống như trên. Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa 10 lần thì có thể khỏi,. Chương II: BỆNH PHỤ KHOA 1. Kinh nguyệt không đều Nguyên nhân bệnh: Do ở suy nghĩ, làm lụng quá mức, ngoại cảm phong hàn, hoặc phòng sự không biết hạn chế, hoặc trong kỳ hành kinh không biết chú ý vệ sinh thật tốt, hoặc do các bệnh khác dẫn đến. Chứng trạng: Kinh về không thuận, không đến trước thì lại đến sau, có khi máu kinh nhiều, có khi máu kinh ít. Màu máu kinh không bình thường. Cách chữa: ĐIều kinh chủ yếu là lấy các huyệt Hợp cốc, Túc tam lý của thủ, túc dương minh kinh, Tam âm giao của kinh túc thái âm tỳ , Cách du của kinh túc.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> thái dương làm huyệt chủ yếu. Dương minh kinh là nhiều khí nhiều huyết. Túc thái âm tỳ kinh chủ về thống huyết. Huyệt hội của toàn thân là Cách du, do đó đã lấy những huyệt trên làm chủ. Kinh nhiều là nhiệt, bổ Tam âm giao, áp Túc tam lý, tả Hợp cốc, Cách du. Kinh ít là hàn, bổ Cách du, Hợp cốc, tả Tam âm giao. NgoàI ra, gia bổ Thiên khu, Nội quan, và phải trợ bằng phép rung rẩy vùng bụng. Khí hư thì gia bổ huyệt Thái uyên, Chiên trung. Nếu kinh dừng dứt, cách nhau một thời gian không dàI lắm lại hành kinh là do khí hư không thể nhiếp huyết, phải lấy cố khí chỉ huyết làm chủ, bổ Ẩn bạch, Tam âm giao, tả Hợp cốc, bổ Thái uyên, Chiên trung, Cạnh du, Tỳ du, Can du. Mỗi huyểt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 100 lần.,thủ pháp nhẹ mà chậm. Trong kỳ hành kinh mỗi ngày điểm huyệt 1 lần. Lúc bình thường, một tuần điểm huyệt 3 lần. Nếu huyết vẫn không dứt, thêm thủ pháp chẫm gõ ở da tại huyệt Ẩn bạch. Thứ tự điểm huyệt: Dựa theo thứ tự trước sau của huyệt vị đã trình bày ở phần cách chữa bệnh này tiến hành điểm huyệt. Hiệu quả chữa: Điểm huyệt 1 – 2 lần là thấy hiệu quả, bệnh nhẹ, khoảng trên dưới 3 tháng chữa có thể khỏi. 2. Hành kinh đau bụng Nguyên nhân bệnh: Thường do khí trệ huyết ứ, hoặc khí huyết hư hàn gây ra. Chứng trạng: Có trước khi hành kinh đau bụng dưới, cũng có khi hành kinh xong bụng dưới đau, hoặc la đau trong khi hành kinh. Phần lớn là vừa mới bắt đầu đợt hành kinh thì bụng dưới mới đau đớn, đau buốt vùng thăt lưng đau suốt tới khi dứt hành kinh. đàu kỳ kinh nhiều, màu huyết tím đen là đau thực chứng,. Cuooí kỳ kinh ít, màu huyết nhạt là đau hư chứng. Cách chữa: Điểm các huyệt Hợp cốc ( kinh nhiều dùng tả pháp, kinh ít dùng bổ pháp ), bổ Túc tam lý, Huyệt Tam âm giao (kinh nhiều dùng bổ pháp , kinh ít dùng tả pháp ) . Như thế có thể điều kinh dứt đau, đau do thực chứng tả Hợp cốc, áp Túc tam lý, bổ Tam âm giao. Đau do hư chứng , bổ Hợp cốc , Chiên trung, áp Tam âm giao, bổ Túc tam lý, lại bổ Thiên khu, Quan nguyên ,tả Trung quản và lam phép rung rẩy ở vùng bụng tại huyệt Quan nguyên (kinh nhiều không thêm phép rung rẩy). Đau đớn tệ hại, mặt trắng nhợt, tim hoảng hốt, gia bổ các huyệt Nội quan, Tâm du, Cấh du. Mỗi huyệt làm thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp 100 lần . Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt sau khi điểm huyệt là hoàn toàn dứt đau, kiên trì chữa có thể khỏi. 3 - Bế kinh Nguyên nhân bệnh: Do thân thể hư nhược, huyết mạch ít dần, hoặc do suy nghĩ phẫn nộ, huyết mạch ứ trệ không hành mà gây nên. Chứng trạng: Tinh thần không vui vẻ, bụng dưới có cảm giác trứng, buốt vùng thắt lưng, đùi đau, trong tim thổn thức, lòng bàn tay bàn chân bóng Cách chữa: Bệnh này lấy bổ khí làm chính, Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành, khí hư thì huyết cũng hư, bổ khí thì huyết vựng, bổ cả khí lẫn huyết thì huyết tự.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> được đầy đủ mà dễ hành. Tâm chủ huyết, phế chủ khí do đó lấy bổ nguyên huyệt Thần môn ở tâm kinh, nguyên huyệt Thái Uyên của phế kinh, là đã có tác dụng bổ mạnh thêm cả khí và huyết. Bổ nguyên huyệt Hợp cốc của thủ dương minh kinh, và dùng phép đẩy theo 81 lần, có tác dụng thêm mạnh sự bổ. Lại tả huyệt Tam âm giao của túc thái âm tỳ kinh, và đẩy theo tả 36 lần để giúp thêm hiệu quả tả huyệt Tam âm giao, làm lực thống huyết của tỳ kinh dược buông thả, huyết bị ứ chệ được giải. Phối với huyệt Thuỷ đạo của túc dương minh vị kinh làm phép bổ, thì có thể giải cái ứ của cục bộ, lại có thể làm cho thông hoạt cơ năng tạo máu. Kế đó là tả các huyệt Trung quản, Trung cực của nhâm mạch, và từ bụng đẩy theo đến huyệt trung cực 36 lần, vùng bụng có dùng lòng bàn tay xoa sát 200 lần để hoạt đọng cơ năng các tổ chức cục bộ. Lại nắn vùng bụng 100 lần có thể giúp cho xoa sát có thêm hiệu quả, các huyệt Hợp cốc, Thần môn, Thái uyên, mỗi huyết ray ngang bằng , nhấn nhả, mỗi loại đều 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Chứng khí trệ huyết ứ thì thấy hiệu quả nhanh, chứng huyết ít thì thấy hiệu quả chậm. Mỗi tuần chữa 3 lần, chữa liên tục 2 tháng lấy việc hành kinh trở lại làm hiệu quả. Kinh ít cần tiếp tục ít khoảng trên dưới 3 tháng thì chữa khỏi. 4 – Băng lậu huyết Nguyên nhân bệnh: Do phấn nộ mà hại gan, bệnh của can phạm sang tỳ, bởi vậy mà can không tàng huyết, tỳ không thống huyết, hoặc do vào kỳ hành kinh mà lỡ phạm vào hoạt động tình dục, dạ con bị thương mà thành bệnh. Tóm lại là do màng trong dạ con (nội mạc tử cung) tăng sinh, huyết quản rách vỡ, hình thành băng lậu. Chứng trạng: Kinh nguyệt tự nhiên về nhiều mà không dứt gọi là “Băng huyết”, kinh nguyệt ra nhỏ giọt không dứt gọi là “lậu huyết”. Băng thì sắc mặt trắng nhợt, có những chứng đầu tối, đầu xoay, tim hồi hộp của chựng trạng hư thoát. Lởu huyết do huyết ra không dứt, cùng dần dàn hư nhược. Cách chữa: Lấy lý luận thì tỳ không thống huyết, can không tàng huyết và huyết hội Cách du, bổ cách huyệt ẩn bạch, Tam âm giao, mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều 100 lần, ẩn bạch gia chấm gõ ở da 100 lần, Tả các huyệt cách du, tỳ du, can du, mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều 100, lần, tả huyệt Hợp cốc của kinh đại trường là tả nhiệt của dương minh. Dựa vào lý luận huyết nhiệt vọng hành, nguyên tắc làm tả pháp ở dương kinh, làm bổ pháp ở âm kinh. Khi chấm gõ ở da tại huyệt ẩn bạch, trước hết chấm gõ một huyệt ở một bên rồi lại điểm ở huyệt bên còn lại. Trước khi chấm gõ, dùng ngón tay cái và trỏ cố định ngón chân cái người bệnh, huyệt ẩn bạch sau khi qua chấm gõ của thủ pháp điểm huyệt, làm cho huyết quản cục bộ huyệt vị giãn trương ra, do tác dụng của cơ năng huyết quản tương đối giãn trương ra và co lại, thúc cho huyết quản vùng xuất huyết co lại. Do đó huyệt ẩn bạch phối với.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> huyệt tỳ du lại có thể đạt đến tác dụng tỳ thồng huyết, làm cho huyết dứt. Khí hư, gia bổ huyệt Thái uyên, Chiên trung. Thận hư, gia bổ huyệt Thái khê, Thận du. Tỳ hư, gia bổ các huyệt Thần môn, Túc tam lý. Lại có thể phối bổ ẩn bạch, bổ Thái khê, Tam âm giao, Túc tam lý, Chương môn, tả Hợp cốc, bổ Thái uyên, bổ Chiên trung, bổ Cách du, Thận du, Tỳ du, Can du. Ba huyệt Cách du, Can du, Tỳ du, nếu huyết nhiệt thì tả, khí hư huyết mát thì bổ. Mỗi huyệt nắn day, ngang bằng, nhấn nhả từ 50 – 70 lần, vòng nắn nhỏ, thủ pháp nhẹ mà chậm, một huyệt ẩn bạch hơi nặng một ít. Thứ tự điểm huyệt: Từ dưới mà lên trên theo đúng thứ tự ghi trong bàI chữa. Hiệu quả chữa: Nhất loạt tử cung xuất huyết, chữa 1 –2 lần thì thấy hiệu quả, 5 –6 lần có thể chữa mới khỏi. 5 - Nước hôi không dứt Nguyên nhân bệnh: Đẻ xong nước hôi không dứt, chủ yếu là do thân thể hư nhược, huyết không thu nhiếp (tức là huyết trong tử cung không thể thâu gom lại ), đưa đến nước dầm dề không dứt. Chứng trạng : Có rất ít máu màu nhạt tromg am đao nhỏ ra, nhiều ngày không dứt. Huyết ứ thì màu máu bầm, có hiện tượng đau bụng. Cách chữa : Nước hôi ra máu, lấy bổ hư làm chủ . Bổ các huỵệt ẨN bạch, Tam âm giao, Túc tam lý,Thiên khu, Khí hải, Thận du, Cách du, Tỳ du, Can du, tả huyệt Hợp cốc. Có huyết ứ giảm bỏ các huyệt Thiên khu, Khí hải, mà dùng bổ huyệt Hợp cốc, tả huyệt Tam âm giao. Mỗi huyệt nấn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần, riêng huyệt Ẩn bạch thêm chấm gõ ở da 100 lần, thủ pháp cần nhẹ mà chậm. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên. Hiệu quả chữa: Chữa 2-3 lần nước hôi có thể dứt. 6- Có mang nôn mửa Nguyên nhân bệnh: Do thai khí ngược lên vị, do đó mà quặn bụng nôn mửa. Chứng trạng: Người đàn bà nhất loạt sau khi có chửa được một tháng, hàng ngày buổi sáng có nôn mửa hoặc ăn vào xong thì nôn mửa. Trường hợp nghiêm trọng thì người thấy mùi thức ăn hoặc mùi cơm thì đã nôn mửa, đến nỗi đầu nặng, mắt hoa, tứ chi mệt mỏi. Cách chữa: Lấy huyệt Nội quan làm bổ pháp, kế đó là làm thủ pháp áp theo ở vùng lưng, lại điểm huyệt Cách du theo bổ pháp, để ức chế vị khí ngược lên.Bổ huyệt Thận du có thể làm yên tĩnh thai khí. Bổ túc tam lý đẻ dẫn vị khí đi xuống, tả huyệt Thái xung có tác dụng dứt nôn. nếu có đau đầu , thêm phép đẩy xoay vùng trước trán. Mội huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi loại 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên. Hiệu quả chữa: Người nhẹ, nôn mửa mấy ngày không chữa cũng tự khỏi. Người nặng, điểm huyệt 4 – 5 lần thì sẽ khỏi. 7 –Dấu hiệu báo trước của sẩy thai (tiên triệu lưu sản) Nguyên nhân bệnh: Khí hư người yếu, hoặc sau khi có chửa, trên các mặt hoạt động của đời sống không chú ý được hết, có khi dùng tay với vật gì đó trên cao, có khi bước chân không cẩn thận ở chỗ bờ nghiêng dẫn tới sẩy thai. Có khi lần thứ nhất bị sẩy thai lần thứ hai có thai không đến.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> nửa tháng hoặc ba tháng lại đã sẩy thai làm thành tập quán sẩy thai Chứng trạng: Thoạt đầu bụng dưới trứng, trụt xuống hoặc đau bụng dưới, lưng đau, âm đạo có khi có chẩy ra một ít nước máu. Cách chữa: Lấy tác dụng dứt huyệt bổ thận , cố khím nâng lên làm nguyên tắc . Phối hợp các huyệt ẩn bạch, Phục lưu, Chương môn, thái uyên, Chuyên trung, Bách hội. Mội huyệt đều nắn day ngang bằng , nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp 100 lần đều dùng phép bổ. Hiệu quả chữa: Chửa lần đầu, điểm huyệt 3 – 5 lần thì trừ hết chứng trạng, có thể làm cho an thai. Nếu là tập quán sẩy thai, thì cần phải kế tục điểm huyệt giữ thai, mỗi tuần có thể điểm từ 2 – 3 lần khi không có cảm giác nào khác mỗi tuần có thể điểm một lần. Sau khi đủ 6 tháng thì dừng điểm huyệt. Chương thứ ba: BỆNH TRẺ EM 1 – Trẻ em phát sốt Nguyên nhân bệnh: Trẻ em phát sốt nhất loạt thuộc ngoại cảm, hoặc do tích đồ ăn (tích thực), ngoàI ra trên lâm sàng cũng có trườg hợp sốt tìm không thấy nguyên nhân. Chứng trạng; Thường thấy thương phong cảm mạo phát sốt, nóng, ở da dẻ. Trẻ nhỏ đau đầu , tắc mũi hoặc chẩy nước mũi trong, mu bàn tay nóng lên. Nếu tích đồ ăn mà phát sốt thì để không phát nóng quá nhiều, lòng bàn tay bàn chân phát nóng, kèm theo không nghĩ đến ăn ( không thấy đói ), tiêu hoá không tốt. Phát sốt không rõ nguyên nhân thì buổi sớm nhẹ, về chiều nặng, về đêm càng nặng, có phát sốt trên 10 ngày không khỏi, có uống thuốc và tiêm thuốc kháng sinh mà sốt vẫn không lui. Cách chữa: Cảm mạo phát sốt thì tả Hợp cốc để thanh nhiệt giải yểu, bổ Túc tam lý để dẫn nhiệt của Túc dương minh đi xuống, cứ khoảng hai giờ đồng hồ điểm huyệt 1 lần, một ngày điểm huyệt 2 – 3 lần. Tích thực mà phát sốt thì bổ Nội quan, tả Đại chuỳ để tư âm giải nhiệt. Bổ Túc tam lý, tả Trung quản có tác dụng tăng cường tiêu hoá. Mỗi ngày điểm huyệt 1 lần, phát sốt không rõ nguyên nhân thì bổ huyệt Nội quan, tả huyệt Đại chuỳ. Về đêm sốt càng nặng thì gia bổ Tam âm giao, kiêm có thấy vị nhiệt ( nóng trong vùng dạ dày và các chứng nở miệng, hôi miệng ) thì tả huyệt Nội đình. Kiêm có phế nhiệt thì tả huỵêt Xích trạch, cắt huyệt Thiếu thương. Khi điểm huyệt Đại chuỳ mà sợ khi không đủ sức thì riêng dùng thêm tả huyệt Đào đạo, mỗi ngày điểm huyệt 1 – 2 lần. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại từ 60 – 100 lần. Ngoại cảm thì gia phép chấm gõ ở da. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt thương phong cảm mạo, chữa thì có thể lui sốt trong ngày hôm đó. Các nguyên nhân khác gây sốt, từ 1 – 2 ngày có thể khỏi. 2. Thổ tả Nguyên nhân bệnh: Do ăn uống không han chế, tỳ vị bị hại, hoặc bị lạnh phát sốt gây ra thổ tả (miệng nôn trôn tháo ) Chứng trạng : Cấp tính thổ tả thì ăn uống vào đến dạ dày sẽ nôn ra hoàn toàn, ngày đêm đi tả liền mấy lần đến mấy chục lần, phân ra lỏng như nước. Mãn tính thổ tả thì nôn mửa ít, ngày đêm đi tả răm ba lần không chừng.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> mực. Cách chữa: Bổ huyệt Nội quan, tả huyệt Hợp cốc, có thể thanh nhiệt dứt nôn. bổ túc tam lý, tả Nội đình có thể làm khẻo dạ dày, lại có công năng thanh nhiệt ở vị, kiêm có sức dứt nôn, dứt tả. Nếu như tì hư đi tả lâu dàI, hoặc thuộc về lương tả ( bị lạnh mà đi tả ), phải gia bổ Thần môn, Thận du. Cuối cùng, làm phép rung rẩy ở vùng bụng. Mỗi huyệt đều làm các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả chấm gõ ở da, mỗi loại 100 lần. Riêng huyệt Nội quan không thêm phép chấm gõ ở da. Khi nắn day ngang bằng ở huyệt Hợp cốc phạm vi nên hơi lớn. Trẻ nhỏ thân yếu khí hư cần dùng thủ pháp cực nhẹ. Thứ tự điểm huyệt : Từ trên mà xuống, thủ pháp cực nhẹ là hợp Hiệu quả chữa: Chữa 1 lần là có thể giảm nhẹ từ 2 – 3 lần là khỏi. Bệnh nặng, thời gian dàI cần chữa 10 trở lên mới có thể khỏi hết. 3. Trẻ em tiêu hoá kém Nguyên nhân bệnh ; Phần lớn là do từ thương thực ( ăn quá ngon hoặc quá no, ăn không điều độ gây hại ) Chứng trạng: Không thiết ăn uống, không ăn sữa châu, bò , không ăn bánh ngọt, hoặc các loại thức ăn khác, chỉ ăn một lượng ít hoặc đi đại tiện nhiều lần. Cách chữa: Bổ Nội quan, tả Hợp cốc, tả Nội đình, bổ Tam âm giao, Âm lăng tuyền ( nếu không nghĩ đến ăn thì dùng phép bổ, nếu phân lỏng thì dùng tả pháp ). Bổ Túc tam lý. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng nhấn nhả, mỗi loại đều 100 lần. Đẩy theo ở vùng lưng từ đốt thắt lưng thứ 2 – 3 trên đường tứ của kinh bàng quang cạnh mỏm gai đốt sống dùng cạnh 2 ngón tay cái hướng lên, đẩy lên đến trỗ ngang với mỏm gai đốt sống số 7 của lồng ngực làm 1 lần. Đẩy như thế 36 lần, sau đó dùng hai ngón cái và trỏ tay véo da thịt lôi lên tại các huyệt vị Tỳ du, Vị du lôi lên nhấn xuống tính làm 1 lần, làm 36 lần, thế là tả pháp. Kế đó là dùng cạnh ngón tay cái áp tại huyệt Tỳ du, Vị du áp xuống, nới ra tính làm 1 lần, áp như thế 54 lần. Sau đó dùng hai cạnh ngón tay cái đẩy xuống trên đường thứ nhất của kinh bàng quang cạnh 2 bên mỏm gai đốt sống từ đốt sống thứ 7 lồng ngực xuống đến ngang đốt 2 – 3 – 4 vùng thắt lưng, đây 54 lần, như thế là bổ pháp. Phép này có tác dụng làm khoẻ tỳ vì cường tráng cơ năng. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Đối với bệnh nhi không muốn ăn hoặc tiêu chảy mãn tính, chữa 2 –3 lần thì thu hiệu quả, 5 – 10 lần thì khỏi. Nếu như là mãn tính bàI tiết dạ dày ( lạp đỗ ), có 1 tháng trở lên, thì cần chữa vài ba tháng mới có thể khỏi. 4. Trẻ em bị sợ hãi Nguyên nhân bệnh : Do người lớn vui cười to tiếng hoặc do trẻ em đã nhìn thấy người sợ hãI trong ( phim điện ảnh ) màn ảnh, cảnh đánh nhau dữ dội hoạc là sau khi tự nhiên va chạm té ngã gây ra. Chứng trạng : Khi nhìn người thì nhớn nhác đông tây, có vẻ sợ hãI, hai mắt nhìn ngây dại, nhìn đường thẳng ngón tay loạn động, khi khóc khi dừng, về đêm càng quá lắm, không thể ngủ yên, có khi hai bàn tay co quắp lại. Cách chữa: Lấy chấn tĩnh ngủ yên làm chủ, bổ Ấn đường, tả Hợp cốc, tả Thái xung,.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> bổ Tam âm giao. Tứ chi co quắp thì cắt ở huyệt Liệt khuyết, tả huyệt Xích trạch cắt ở huyệt Dương lăng tuyền. Ban đêm sợ mà tỉnh dậy là đảm và thận hư, gia bổ huyệt Thái khê, bổ huyệt Khâu khư, thần trí không yên ổn, bổ huyệt Thần môn. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả mỗi loại đều làm 50 – 100 lần. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Chữa 2 – 7 lần là có thể khỏi 5. Quai bị ( viêm tuyến mang tai ) Nguyên nhân bệnh : Phế , vị có nhiệt toả lên, ngoại tà xâm nhập vào làm cho tuyến mang tai sưng lên. Chứng trạng: Do ở ngoại cảm nặng nhẹ khác nhau, vì vậy mà trên lâm sàng thấy chứng trạng khác nhau. Thời kỳ đâù có phát sốt lại có cảm giác lạnh, hoặc tinh thần không hăng hái, đau đầu, nôn mửa, không thiết ăn. chừng 1 – 2ngày sau, một bên hoặc hai bên tuyến mang tai sưng lên, cục bộ hơi đỏ, đau đớn, thân nhiệt khoảng 38 – 40oC . Cách chữa: Phế nhiệt thì tả huyệt Hợp cốc của kinh đại trường kế theo là dùng ngón táy cái và ngón tay trỏ miết từ huyệt Tam gian đến huyệt Thương dương trên ngón tay trỏ của nạn nhi, sau khi làm cho đầu ngón tay sưng huyết thì cắt ( bấm bằng máng tay ) ở huyệt Thương dương, để tăng mạng tác dụng tả ( có tác dụng cho lui sốt ), vị nhiệt , thì tả huyệt Dương trì ở tam tiêu kinh ( tả ở huyệt Dương trì và Dịch môn cũng có huệu quả giống nhau ), kế đó là dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ miết ở ngón tay đeo nhẫn từ huyệt Dịch môn đến huyệt Quan xung, để tăng mạnh tác dụng tả, ở nơi sưng là kinh thủ thiếu dương tam tiêu, kinh thủ dương minh đại trường tuần hành, lấy hai huyệt trên có thể thanh nhiệt của thượng tiêu và phế kinh. Do nhiệt thịnh thì thương âm, kế đó bỏ huyệt Nội quan của thủ quyết âm kinh, Nội quan là huyệt ở âm duy mạch trong kỹ kinh bát mạch, có thể gìn giữ mọi thứ âm (chư âm ). Kế đó là tả huyệt Đại chuỳ, để thanh cái nhiệt của mọi thứ dương ( chư dương ) . Do thận thuỷ không thể chế được hoả, thì nhiệt hoả càng thịnh, vì vậy bổ huyệt Thái khê của thận kinh có thể dẫn thuỷ đi lên những huyệt này không những làm giảm nhiệt nhânh, mà làm cho dễ khôi phục những cơ năng vì sốt cao làm cho bị tổn hại. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng và nhấn nhả mỗi loại 100 lần . Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Mỗi ngày điểm huyệt từ 1 – 3lần, chữa khoảng từ 2 – 3 ngày thì khỏi. 6. Ho gà ( ho bách nhật ) Nguyên nhân bệnh: Bị cảm tà của thời khí đem đến thành bệnh. Chứng trạng: Mới thoạt đầu cùng một dạng như cảm mạo, có phát sốt, tắn mũi hắy xì hời, ho hắng thành từng cơn một, ho liền moọt hơi mấy chục viếng. Khi ho, nước mắt nước mũi giàn dụa, trong hầu có đờm không lợi, kiêm có nôn mửa, đờm dãi nôn ra phát dính. Do ho hắng, bắt buộc mặt phải đỏ, mắt đỏ có khi trong mũi chảy ra máu hoặc trong đờm có day mấu, đồng thời hai cánh tay có sự co động như phong co giật ( theo tiếng ho mà co động). Cách chữa: Lấy bổ Thái uyên, tả.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> Thiên dịch, tả Xích trạch, tả Thân trụ, bổ Cách du, tả Trung quản, bổ Khí hải, bổ Túc tam lý. Như thế có thể làm khoẻ tỳ vị, dứt nôn mửa, kiêm có tác dụng hoá đờm. Mỗi ngày chữa một lần, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả mỗi loại thủ pháp đều từ 50 – 100 lần, Huyệt phế du phải gia chấm gõ ở da 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt từ 2 – 3 tuần thì có thể chữa khỏi. 7. Trẻ em bại liệt Nguyên nhân bệnh: Do ngoại cảm tà của thời khí, đưa đến trệ khí của kinh lạc, huyết mạch mất được nuôi dưỡng, tang can, tỳ, thận bị bệnh trước hết, kế đó là chuyển làm chứng tê bại, mà phần lớn là tê bại chi dưới. Chứng trạng: Nhất loạt ở trẻ em sau khi bị sốt, thì phát hiện thấy một bên của chi dưới không thể dừng được, hoặc không thể hoạt động được, cũng có trường hợp cả hai bên của chi dưới cùng lúc bị bệnh, một bên nặng, một bên nhẹ, dần dần lưng và bụng cũng bại tê, thân mềm vô lực, không thể ngồi, cơ bụng không bình thường ( bệnh nhẹ thì một bên cơ bụng gồ lên, bệnh nặng thì một bên bụng lõm xuống ). Một bên chi dưới tê bại, có khi lây đến tê bại vùng bụng. Bệnh nặngvà lâu ngày, thì vùng đầu gối của chi dưới hoặc vùng xương trụ của cổ tay thàng dị hình, có khi hai đầu gối gần thành hình dùi “ X ”, có khi hai đầu gối lại xa nhau thành hình dùi “ O ”, có khi ở vùng dưới trước mắt có ngoài và chung quanh cổ chân thấy bắp thịt nhẽo ra mà dài, vùng dưới trước mắt cá trong và chung quanh của khớp cổ chân thấy bắp thịt co kéo căng, hình thành lòng bàn chân bại vào trong, cũng có khi ngón chân cái cũng tê bại, thường thường hiện rõ ra đầu ngón chân cái gục xuống, khớp đốt ngón chân lồi lên. Dựa vào bệnh tình cũ, mới nặng, nhẹ khác nhau mà sinh ra các loại chứng trạng khác nhau. Nhẹ thì khớp cổ chân và đầu gối nạn nhi không có sức, có thể men theo mà đi, hoặc là đi thọt rõ rệt. Cách chữa: Xương mềm không có sức, không thể đứng được, trách nhiệm của thận. Gân không có sức, không thể co duỗi, trách nhiệm của can. Bắp thịt không thể co và giãn ra, trách nhiệm của tỳ. Đó là chứng và hình ảnh của chứng, đều biểu hiện ở ngoài, ngoài thuộc dương, dương chủ về động. Dương kinh bị bệnh làm cho mất đi năng lực hoạt động. Dựa vào quan hệ biểu lý của kinh lạc. Thận thuộc tỳ, bàng quang thuộc biểu, Can thuộc lý, đảm thuộc biểu, Tỳ thuộc lý, Vị thuộc biểu. Bệnh tại biểu thì lấy Thận du của kinh bàng quang, và Thứ liêu, Uỷ trung. Lâý Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Khâu khư của kinh đảm, lại lấy các huyệt Giải khê, Túc tam lý, Tất nhỡn, Hạc đỉnh của kinh vị. Vùng bụng tê bại, gia các huyệt Thiên khu, Khí hải. Chi trên tê bại, lấy các huyệt Hợp cốc, Khúc trì, Kiên ngung, Kiển tỉnh, Đại trữ, nhu du. Tất cả đều dùng thủ pháp bổ dương, tả âm, và trợ thêm thì lấy phép dựa theo đường kinh ( bệnh này pháp ở túc kinh, chuyển vào thủ kinh, do đó trên lý luậnphải dựa theo túc kinh mà giải thích ). Mỗi huyệt đều nán day ngang bằng,.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> nhấn nhả chấm gõ ở da, mỗi loại thủ pháp làm 50 lần, lấy thủ pháp dựa theo đường kinh và lắc vần tứ chi trợ thêm. Ghi chú: 1. Bảo nạn nhi nằm sấp, trước hết điểm Thận du, Thứ liêu, Uỷ trung, thứ là điểm các huyệt Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Khâu khư. 2. Bảo nạn nhi nằm ngửa, làm phép xát vê ( thác niệm ) mấy lần, trước hết xát vê ở kinh dương minh ở mặt chính của đùi, và đến kinh thái dương ở mặt sau đùi ( xát vê bằng ngón tay các mặt trước đùi, hai ngón trỏ và giữa xát vê ở mặt sau đùi ), lại xát vê thái dương kinh ở mặt ngoài đùi, và đến quyết âm kinh ở mặt trong của đùi, để lưu thông khí kinh lạc bị trệ ( thao tác trên là dọc theo hướng hoạt động của kinh lạc ). 3. Hai bàn tay hợp áp xát hai cạnh đùi, xát qua lại mấy lần. Trước hết từ bàn chân lên đến vùng đùi to, rồi lại từ đùi to đến bàn chân ( ở thao tác này là từ hướng chiếu ngang các loại hoạt động tổ chưcs ở chi của nạn nhi ) 4. Lại dùng hai bàn tay hợp áp vào cơ bắp của chi bị nạn một số lần, để ép tổ chức cơ bắp làm cho hiện rõ sự giãn nở và co rút, làm cho mạch máu chạy mạnh lên. 5. Làm phép lắc vần chi dưới 8 –9 lần. Một tay nắm lấy bàn chân, tay kia nắm lấy đầu gối, làm cho đùi gập lại rồi lại duỗi thẳng ra ( để làm cho khớp vùng đầu gối và háng khôi phục cơ năng duỗi gập ). Lại làm gập duỗi xoay ra hướng ngoài, và làm gập duỗi xoay vào hướng trong, mỗi phía 8 – 9 lần. 6. Dùng một tay đỡ gót chân ( đồng thời dùng ngón tay bấm móng, áp vào huyệt vị cục bộ tê bại xung quanh gót chân ), tay còn lại đỡ vùng lòng bàn chân ( đồng thời dùng đầu gón tay áp, bấm vào huyệt Thái xung ) , làm cho một mặt cổ chân xoay ra ngoài, xoay vào trong, hoạt động 8 – 9 lần lại bấm khe cac ngón ở bàn chân. 7. Điểm các huyệt Giải khê, Túc tam lý, Tất nhỡn, Hạc đỉnh. 8. Phàm da dẻ và bắp thịt teo lại, đều có thể gia phép chấm gõ ở da tại cục bộ, để thúc đẩy cơ năng của bắp, thịt tại cục bộ khôi phục. Cuối cùng dùng lòng bàn tay xoa xát da dẻ của người bệnh, xoa đi xoa lại mấy lần. Chi trên tê bại, dựa theo các huyệt trình bày ở trước, mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da. Mỗi loại thủ pháp đều 50 lần. Lại xát vê ở chi trên, từ bàn tay lên đến vai, lấy thủ dương minh kinh làm trọng điểm. Thứ đó là một bên của thủ tháidương kinh, xát vê đi lại mấy lần, lại dùng hai bàn tay hợp áp từ bàn tay lên đến vai mấy lần. Kế là một bàn tay nắm cổ tay, một bàn tay để lòng bàn tay vào khớp vai làm cho bàn tay nâng lên thõng xuống ho-ạt động 8 – 9lần, từ hướng trước xoay cánh tay sang hướng sau8 –9 lần, từ hướng sau xoay cánh tay sang hướng trước 8 –9 lần, làm hoạt động gập khuỷu và hoạt động gấp cổ tay 8 –9 lần, sau đó bấm ở khe nôí ngón tay ở bàn tay, vào xoa xát bàn tay trên da cánh tay, làm qua làm lại mấy lần. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên xuống dưới, theo đúng thứ tự mà điểm huyệt, thủ pháp nên nhẹ mà nhanh. Hiệu quả chữa: Trên lầm sàng, nhất loạt.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> chữa 1 –2 lần là thấy hiệu quả. Cạch ngày chữa 1 lần , chừng 6 –10 lần thì bệnh giảm nhẹ, trên dưới 20 lẩn thì khỏi. Bệnh mới dễ chữa, bệnh lâu ngày rất khó. Bệnh nhẹ thu hiệu quả nhanh, bệnh nặng thu hiệu quả chậm,. Tê bại hai chi dưới thu hiệu quả chậm , một bên chi dưới thu hiệu quả nhanh. Tóm lại: cắn cứ vào bệnh tình nặng, nhẹ, mới, cũ, quyết định hiệu quả chữa. nhưng có bệnh tuy nhẹ, chữa nhầm mà kéo dài thời gian thì thu hiệu quả chậm. Cũng có bệnh mới, thế bệnh nặng mà loạn tìm thấy, chữa không đúng, làm cho thi thể nạn nhi bị ảnh hưởng cũng thu hiệu quả chậm. Ghi thêm: Chi dưới tê bại, bất luận là một bên hoặc hai bên, khi nằm sấp điểm huyệt, huyệt vị ở hai chi dưới đêù điểm. Khi nằm nghiêng, điểm huyệt và làm các thủ pháp khác vẫn làm một bên người bệnh. 8. Chứng trẻ em lắc đầu: Nguyên nhân bệnh: Đầu là mọi đầu mối của mọi thứ dương, lắc mà không yên ổn là dương khí bất túc gây ra. Chứng trạng: có khi đầu không tự chủ mà làm thành dao động trước sau hoặc phải trái. Cách chữa: đốc mạch đốc dẫn mọi kinh dương, bổ hai huyệt Bách hội và Đại chuỳ, vì chỗ đó cũng là hội của thủ túc tam dương kinh, và bổ huyệt Hởu khê là chỗ giao hội của 8 mạch kỳ kinh. Khi điểm huyệt đại chuỳ lại có thể bổ huyệt Đào đạo, làm cho hiệu quả đó thêm mạch huyết Đốc mạch. Nếu như có những kiêm chứng khác, có thrrt liệu chừng mà gia thêm huyệt. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp đều làm từ 100 – 200 lần. Chương thứ tư: BỆNH NGOẠI KHOA 1. Sưng hạch ở cổ ( cảnh hạng ngật tháp ) Nguyên nhân bệnh: Hoả uất kết lên, tình cảm không thoải mái gây ra, cũng gọi là viêm tuyến lâm ba. Chứng trạng: Bệnh này thường ở dưới tai, khoảng giữa cạnh trước sau của gáy cổ, pháp sinh sưng đỏ đau đớn, cũng có loai hạch kết rắn Cách chữa: Tả Hợp cốc, bổ Liệt khuyết, trợ thêm lấy phép dựa theo thủ dương minh để thanh nhiệt tán sưng. Bổ huyệt Kiên tỉnh, Phong trì, để dẫn hoả của thiếu dương giáng xuống. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp đều 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Nếu chưa làm mủ, khoảng trên dưới 10 lần chữa thì khỏi. 2. Lòi dom ( thoát giang ) Nguyên nhân bệnh: Trung khí bất túc, khí hư hãm xuống mà làm thànnh lòi lom. Trẻ em loi dom phần lớn do lâu ngày gây ra. Chứng trạng: Khi đại tiện đoạn ruột loi ra ( giang môn của trực tràng ) không thu vào, dùng tay đỡ đẩy vào mới có thể thu vào. Cách chữa: Lấy bổ bổ thận, bổ hư, cố khí, kiện vị, lợi đại tiện làm chủ. Bổ Chiếu hải, tả Thừa sơn, bổ Thận du, Mệnh môn, Yêu du, Bách hội, tả Hợp cốc, bổ Túc tam lý, Khí hải, tả Trung quản, bổ Chiên trung. Mỗi huyệt đều dùng các thủ pháp nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại 100 lần. Huyệt Bách hội ngoài ra thêm chấm gõ ở da 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Từ trên mà xuống, theo đúng thứ tự kể trên tiến hành điểm huyệt Hiệu quả.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> chữa: Trị trẻ em lòi dom hiệu quả rất tốt, bệnh trình không lâu, điểm huyệt 3 – 5 lần thì có thể chữa khỏi, bệnh lâu ngày , sau khi qua chữa mấy lần đoạn ruột lòi ra đã có thể tự thu vào. 3. Sán khí ( hồ sán ) Nguyên nhân bệnh: Bệnh này do hàn thấp trù xuống ở trong bìu ( túi dái ), ( bao tinh hoàn ), là do can mạch bất hoà gây ra. Chứng trạng: Một bên tinh hoàn trướng to, khi đứng thơì nó trụt xuống, khi nằm thời nó vào bụng, như con cáo ra vào hang không thường, vì vậy gọi là hồ sán. Cách chữa: Bổ huyệt Đại đôn, huyệt Đại đôn riêng dùng phép chấm gõ ở da 200 lần đã được. Không dùng huyệt này mà bổ huyệt Thái xung, cũng cùng một hiệu lực ), bổ Tam âm giao, Quan nguyên, Tam giác ( huyệt này khi nắn day ngang bằng thì đi từ trong ra ngoài hướng lên ), Đại đôn là tỉnh huyệt của can kinh, can kinh lại vòng quanh bộ máy sinh dục, huyệt Tam âm giao chủ trị bộ máy sinh dục nam nữ, huyệt Tam giác, Quan nguyên cũng là yếu huyệt để chữa sán khí, huyệt Tam giác còn gọi là huyệt sán khí. Nếu có cảm giác đau co rút, ngoài ra thêm bổ huyệt Dương lăng tuyền. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, chấm gõ ở da, mỗi loại thủ pháp đều làm 100 – 200 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên. Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa 2 – 3 lần thì có thể thấy hiệu quả, chữa 10 lần thù có thể khỏi. Nếu bệnh tình nghiêm trọng, có thể phải qua ngoại khoa làm phẫu thuật. 4. Bong gân ( nữu thương ) Nguyên nhân bệnh: Bệnh này thường do vận động hoặc có khi trong lao động, có lúc nào đó không chú ý làm cho bong gân, khí huyết lưu thông bị trở ngại gây ra. Chứng trạng: Bệnh này thường pháp sinh ở vùng các khớp cổ tay , cổ chân, khớp khuỷu tay và đầu gối. Chỗ bị bệnh sinh ra xanh tím, sưng trướng, ấn vào thì đau đớn, khi hoạt động thì cũng đau đớn. Cách chữa: Lấy thư kinh lạc, hoạt huyết mạch làm chủ. Lấy huyệt ở hai đầu trên dưới của ổ bệnh. Nguyên tắc là: đều thì “ nghênh đoạt” ( ý nghĩa là tả ), đi thì “ tuỳ tế” ( nghĩa là bổ ). Nếu khớp khuỷu và khớp cổ tay bong gân, ở phạm vi của thủ dương minh kinh, thì lấy huyệt Hợp cốc, nghiênh đoạt để tả. lấy Kiên ngung theo giúp để bổ. Bổ trợ thì lấy phép dựa theo ( từ khuỷu tay hướng về bàn tay, và từ khuỷu hướng về vai, làm cho chỗ khí huyết ngưng trệ hướng về chung quanh mà tan mất đi ). Vùng các khớp khác đều dựa theo ví dụ vừa nêu mà suy ra. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp làm 50 – 100 lần. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Bệnh mới, chữa 1 – 2 lần là thấy hiệu qủa, chữa mấy lần thì có thẻ khỏi. 5. Sái cổ Nguyên nhân bệnh: Bị gối dày đầu cao, hoặc đầu để ở ngoài của gối, cổ để ở trên cái gối, khi ngủ say bị gió gây ra. Chứng trạng: Sau khi dậy khỏi giường, cảm thấy gáy cổ cứng đau, đau dần dần nặng thêm, vùng đầu xoay chuyển khó khăn, cúi đầu hoặc ngước lên nhìn không thể được. Cách chữa: Đầu không thể nâng lên và cúi xuống là bệnh của túc thái.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> dương kinh, thì tả huyệt Kinh cốt, bổ huyệt uỷ trung, tả huyệt Đại trữ, Phong môn. Đầu không thể quay hướng sang trái, sang phải là bệnh của thủ thái dương kinh, thì tả huyệt Kiên ngoại du, Hậu khê. Bất luận kinh nào bị bệnh, đều phải thêm huyệt Hạng cường, huyệt Hạng cường vị trí ở trên vai tiếp cận cạnh sau của gáy cổ, ấn ở đó có gân, gân ở hai bên có 2 huyệt. Chủ trị: chuyên trị cổ gáy cứng, không thể quay trái quay phải và cúi ngửa được (tả huyệt này, dựa theo túc tam dương kinh ), dùng tả pháp, liệu tình mà gia, tả huyệt Phong phủ hoặc huyệt Thừa tương. mỗi huyệt nắn day ngang bằng và nhấn nhả, mỗi loai thủ pháp đều làm 100 lần, và bổ trợ thì lấy phép dựa theo. Phụ : Phương chữa sái cổ ( bao gồm đốt sống cổ tăng sinh, hoặc chứng tổng hợp của đốt sống cổ). Sái cổ một bên dùng huyệt vị 1 bên, huyệt Nhu du làm chủ và nối tiếp dùng ngũ hành như sau: phối chấm gõ ở da tại huyệt Thiếu trạch, phối xoa đẩy ở huyệt Dương cốc, phối nhấn nhả sâu ở huyệt Tiền cốc, phối rung rẩy, lắc huyệt ở huyệt Hởu khê, phối nắn day ngang bằng sang trái, sang phải ở huyệt Tiểu hải, phép cắt lay, cắt dừng ở huyệt Thiếu trạch, Hậu khê, thì lắc xoay ngón tay út, véo ở huyệt Hạng cường 100 lần, huyệt Phong trì thì nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều làm 100 lần, nếu thủ pháp bình bổ bình tả thì chỉ nắn và đảo hướng nắn mỗi phía đều 50 lần ). Nếu là hội chứng gáy cổ ( tổng hợp chứng ), cả hai cạnh đều phải dùng thủ pháp trên, và tại huyệt Cảnh tổng ( tức là ở giữa đốt cổ 6 và đốt cổ 7 sang hai bên ) dùng loại thủ pháp : tức là tại huyệt này dùng nhấn nhả phối với huyệt Thông cốc, rung rẩy phối với huyệt Thúc cốt, chấm gõ da phối với huyệt Chí âm, xoa đẩy phối với huyệt Côn luân, nắn day ngang bằng sang phải sang trái phối với huyệ Uỷ trung. Và ở các huyệt Cân súc, Đại chuỳ thì nắn day ngang bằng và nhấn nhả đều làm 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên. Hiệu quả chữa: Chữa 1 – 2 lần thì thấy hiệu quả , 2- 3 lần có thể khỏi. 6. Bưới cổ. Nguyên nhân bệnh: Bệnh này ro nội thương thất tình ( 7 loại tình cảm gây hại từ bên trong ) khí huyết uất trệ gây ra. Chứng trạng: Vùng cổ sưng, không đỏ, không đau, kèm có trong ngực bứt rứt, ngắn hơn, hoặc có cảm giác có vật trong họng nuốt khó. Cách chữa: Tả huyệt Hợp cốc để thanh nhiệt, bổ huyệt Hợp cốc để làm khoẻ vị, bổ huyệt Khí xá để thông khí. đầu đau thì bổ huyệt Liệt khuyết, Phong trì,. Thấy có vật ở họng khó nuốt , thì thêm cả Thiên dột, Chiếu hải. Tim hỏng hốt, mất ngủ, thêm bổ Tâm du, Phế du, Can du, Đảm du, Thái xung, Khâu khư, Quan nguyên, phôí hợp thêm bổ Chiên trung, bổ Cự khuyết thì tác dụng càng tốt. Và tại chung quanh vùng sưng trướngấy dùng ngón tay trỏ và giữa làm phép rung rẩy, phối hợp tương hỗ sẽ có thể đạt đến thông kinh hoạt lạc, có tác dụng hoãn giải uất trệ. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa:.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Bệnh nhẹ thì chữa 8 – 9 lần có thể khỏi. 7. Áp xe do tiêm ( chỗ tiêm sưng đau ) Nguyên nhấn bệnh: Khi tiêm sát trùng không kỹ, hoặc tiêm xong lỗ tiêm bị viêm nhiễm. Chứng trạng: Lúc đầu, lỗ kim tiêm cục bộ hơi đau, dần dần tăng nặng, sưng đỏ, phát sốt. Nếu vùng mông bị phát viêm, đùi của bên có bệnh không muốn hoạt động, nếu không kịp thời chữa chạy, vùng sưng đó sẽ dần dần làm mủ. Cách chữa: Làm tiêu viêm dứt đau, nên lấy huyệt từ xa ở phía trên, phía dưới của đường kinh lạc tại chỗ có ổ bệnh. Nguyên tắc là phía đến dùng tả, phía đi dùng bổ, trước là làm cho khí huyết trong kinh mạch phía đến bị châm lại, sau là làm cho khí huyết trong mạch phía đi được nhanh hơn, như thế có thể làm cho giảm bớt áp lực xung huyết vùng sưng. Ví dụ: vùng mông tiêm xong bị phát viêm, khi gần túc thái dương kinh và túc thiếu dương kinh, thì ở đầu trên kinh thái dương lấy huyệt Trật biên hoặc Chí thất, dùng phép tả, đầu dưới thì bổ huyệt uỷ trungvà Thừa sơn, Kinh cốt, ở đầu trên túc thiếu dương kinh, lấy huyệt Kinh môn hoặc Cơ liêu, dùng tả pháp, đầu dưới thì bổ ở huyệt Dương lăng tuyền, Tuyệt cốt và Khâu khư. Nếu phát sốt hoặc có hiện tượng của chứng nặng, có thể liệu chừng mà lấy huyệt ở 3 kinh âm của chân, tại bờ trên của chỗ đau đớn, dùng phép bổ để dưỡng âm, lấy huyệt ở bờ dưới chỗ đau đớn dùng tả pháp để tán nhiệt, hoặc lấy huyệt ở dương kinh dùng tả pháp , lấy huyệt âm kinh dùng bổ pháp, và phải giúp thêm bằng lấy thủ pháp dựa theo. Khi làm phép dựa theo, có thể làm ho hấp sâu và dài để trợ cho hiệu quả chữa. mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp đều 100 lần. Chứng nặng, một ngày chữa 1 – 3 lần, chứng nhẹ, ngày chữa 1 lần. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa trên dưới nửa tháng thfi có thể khỏi hẳn. 8. Viêm ruột thừa. Nguyên nhân bệnh: Do ăn uống không điều độ hoặc bị hàn tà, huyết mạch ngưng trệ mà thành. Chứng trạng: Quặn bụng nôn mửa, đau bụng là chứng chủ yếum, phần lớn là mới đầu thì đau ở bụng trên và chung quanh rốn dần dần chuyển sang phía bên phải của vùng bụng dưới. Cách chữa: Tả hợp cốc, Tam âm giao, bổ Lan vĩ, trợ thêm thì lấy phép dựa theo ( huyệt Khúc trì đến huyệt Hợp cốc, huyệt Dương lăng tuyền đến huyệt Tam âm giao ). Theo đúng quan hệ kinh lạc tuần hành, phép này bổ tả, dựa theo đều lấy ván giải chỗ tập kết làm chủ ( tức là bổ tả, dựa theo đem khí huyết phân ra đầu chót của tứ chi ). Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần. Huyệt Lan vĩ thêm phép chấm gõ ở da 100 lần. Mỗi ngày chữa 1 lần, cấp tính thì có thể chữa ngày 2 lần. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Sau khi chữa, chứng trạng đều có thể giảm nhẹ ở các mức độ khác nhau. Nhất loạt trên dưới lo lần chữa thì có thể khỏi. Nếu đau đớn dữ dội, xuất hiện hạch đập nhanh mà yếu, tụt huyết áp, thân nhiệt giảm, cơ bụng tăng thêm sức cứng rắn thì phải chuyển đi ngoại khoa.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> chữa trị. 9. Viêm tổ chức dưới da Nguyên nhân bệnh: Do vi khuẩn làm mủ gây ra viêm tổ chức dưới da. Chứng trạng: Phát số, toàn thân mệt mỏi, ăn không biết ngon, kiêm có đau đầu, xuất hiện cụ bộ sưng đỏ, bờ cõ không rõ ràng. đau đớn có khi dẫn đến viêm hạch bạch huyết. Bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm nhiễm làm mủ toàn thân. Cách chữa: Lấy lui sốt, mất sưng, tư âm, dứt đau làm chủ. Tả Hợp cốc, Thủ tam lý, bổ Phong trì, Nội quan, tả Nội đình, bổ Thái khê. Pháp sốt nặng thì gia tả các huyệt Đại trùy, Đào đạo, để bổ trợ thì lấy thủ pháp dựa theo ( làm tả ). Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhân nhả, mỗi loại 100 lần và có thể mài cắt ( thác thiết – day và bấm bằng ngón tay ) ở huyệt Thương dương, Thiếu thương, Lệ đoài (mài, bấm có mục đích làm cho huyệt vị ở đầu ngón tay xung huyết ). Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt chữa 1 lần thì có thể thấy nhẹ bớt, chữa 5 – 10 lần thì có thể khỏi. 10.Dị ứng mẩn ngứa: Nguyên nhân bệnh: Do công năng hấp thu của trường vị có sai lạc, hoặc thể chất quá nhaỵ cảm, hoặc gặp gió lạnh thì gây ra mẩn ngứa. Chứng trạng: Khi pháp bệnh da dẻ mọc mụn chẩn nhỏ, hoặc là nổi cục bằng điều khắc, hoặc ngứa ngãi về đêm càng quá lắm. Cách chữa: Lấy các huyệt Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì, Huyết hải, Túc tam lý. Mỗi huyệt chấm gõ 100 – 200 lần. Nếu do bộ máy tiêu hoá không tốt gây ra thì tả huyệt Hợp cốc, Hậu khê, bổ huyệt Khúc trì. Huyết hải, bổ Túc tam lý, Chiêm trung, tả Trung quản, bổ Khí hải, bổ Phế du, Cách du, Tỳ du, mỗi huyệt đầu nắn day ngang bằng, nhấn nhả 50 – 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Một lần là có thể thấy hiệu quả, mấy lần thì khỏi, bệnh qua nhiều năm thì khó chữa dứt gốc. Chương thứ năm : BỆNH NGŨ QUAN 1. Tai kêu ( tai ù ) Nguyên nhân bệnh: Thận hư, hoặc thượng tiêu hoả thịnh, làm cho hoả của can, đảm thăng lên. Chứng trạng: Trong tai có tiếng kêu, lúc kêu lúc dứt, thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng tới thính lực. Cách chữa: Nhất loạt lấy huyệt Hợp cốc làm tả pháp, É phong làm tả, Thính hội, Nhĩ môn đều tả, những huyệt đó có thể tám nhiệt ở thượng tiêu ở tả Phong trì, đảm du, bổ Thận du, Túc tam lý có thể dẫn hoả giáng xuống, tâm hư thì gia bổ Thông lý, Đảm thực thì ra tả huyệt Uyển cốt, mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Tai kêu đơn thuần, quá trình bệnh không lâu, thì chữa 7 – 8 lần là khỏi, nếu như do các bệnh khác gây ra, thì chữa bệnh khác đó, bệnh đó khỏi thì tai khỏi theo. 2. Viêm tai giữa mãn tính ( cam tai) Nguyên nhân bệnh: Do viêm mũi, viêm họng gây ra, ngưới xưa gọi là thượng tiêu hoả thịnh gây ra Chứng trạng : Thoạt đầu có phát sốt, vành tai đỏ lên, lỗ tai ngoài đau đớn, thính lực giảm, nếu thủng màng nhĩ thì nước mủ từ trong tai chảy ra, lâu ngày không khỏi sẽ chuyển thành mãn tính viêm tai giữa..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Cách chữa: Lấy Hợp cốc để tả nhiệt của Dương minh, bổ huyệt Phong trì, tả dịch môn, ế phong, cắt huyệt Nhĩ môn, có thể tán nhiệt của thượng tiêu, kiêm có tác dụng dứt đau, đau đầu, thêm bổ huyệt Bách hội, Não không, để dứt đau tai, phối với cắt huyệt Giáp xa, tả huyệt Suất cốc, mãn tính thì gia bổ huyệt Đảng du, mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 100 lần, cấp tính thì mỗi ngày chữa 1 – 2 lần, mãn tính thì cách ngày trị 1 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Cấp tính chữa rễ ràng ,chữa khỏi, mãn tính rất khó chữa khỏi 3. Nhọt tai Nguyên nhân bệnh: Thượng tiêu hoả thịnh, đảm nhiệt uất kết ở trong lỗ tai ngoài. Chứng trạng: Vặt tai, gãi mang tai, vật vã không yên, ngủ không yên,kiêm có phát sốt, mấy ngày sau chỗ mang tai sưng đỏ. Nếu không chữa kịp thời thì trong lỗ tai ngoài rất dễ bị vỡ rách chảy nước mủ ra. Cách chữa: Tả Hợp cốc, Phong trì để làm mất đi cái nhiệt ở kinh đảng và thượng tiêu, bổ huyệt Thai khê, có thể dẫn thuỷ trị hoả, phát sốt thì bổ huyệt Nội quan, tả huyệt Đại trùy là phép tư âm thoái nhiệt. Giúp cho thủ dương minh; lấy phép dựa theo và dựa theo ở vùng lưng hướng trở xuống có hiệu quả tán thũng giải kết. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả 50 – 100 lần. Mỗi ngày nên điểm huyệt từ 1 – 3 lần. Bệnh tai trái, lấy Hợp cốc bên phải, huyệt Thái khê và huyệt Phong trì bên trái, bệnh tai phải lấy huyệt Hợp cốc bên trái, huyệt Thái khê và huyệt Phong trì bên phải. Cả hai tai có bệnh,lấy Hợp cốc, Phong trì, Thái khê, cả hai bên. Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chữa: Chữa trong vòng 1 – 2 ngày là khỏi 4. Đau răng Nguyên nhân bệnh Do bị nhiệt, hoặc đại trường có nhiệt, thêm vào đó là phong hàn ở ngoài kích thích vào mà gây ra. Ngoài ra có đau răng do thận hư, hoặc đau do sâu răng. Chứng trạng: Thường thì phần nhiều là đau một bên hàm răng, hoặc lợi răng sưng đau. Nếu răng sâu đau thì vùng răng có điểm đen hoặc vỡ, nếu thận hư đau răng thì lợi răng không sưng mà cảm giác đau đớn ở vùng chân răng. Cách chữa: Chế dứt đau răng, lấy tả huyệt Hợp cốc làm chủ. Đêm tối khi ngủ mà đau răng là vị nhiệt, gia tả huyệt Nội đình. Đại tiện phân rắn là đại trường có nhiệt gia tả Nhị gian, Thủ tam lý. Răng hàm trên đau thuộc vị, phối huyệt cục bộ lấy Giáp xa, Nhĩ môn, Ty trúc không làm phép áp huyệt. Thận hư đau răng bổ huyệt Thái khê. Kéo đau lên đầu, gia bổ Liệt khuyết, Phong trì, răng hàm dưới đau hoặc Đại trường, phối huyệt cục bộ lấy Giáp xa, đại nghinh, làm phép áp huyệt . Nếu là đau răng sâu, vẫn theo đúng phép trên mà chữa, và thêm tả huyệt Hành gian hoặc Thái xung. Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng và nhán nhả , mỗi thủ pháp 100 lần huyệt Hợp cốc nên lấy giao thoa ( là đau răng bên trái, lấy huyệt Hợp cốc bên phải , đau răng bên phải lấy huyệt Hợp cốc bên trái ). Lại làm phép dựa theo đường kinh từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc cảu kinh thủ dương minh , hoặc.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> đẩy theo ở thủ dương minh kinh 36 lần ( tứ là từ huyệt Khúc trì đến huyệt Hợp cốc ) , néu thận hư thì bổ huyệt Thái khê, và bổ trợ thì lấy phép dựa theo đường kinh ( điểm theo thứ tự trên đường kinh ) từ huyệt Thái khê dựa theo đến cạnh trong gần đầu gối hoặc đẩy theo từ huyệt Thái khê hướng về huyệt Phục truy ( phúc lưu ? ) làm 81 lần . Thứ tự điểm huyệt : Giống như trên Hiệu quả chứa: Đau răng do hoẳ, hoặc âm hư đau răng m, chữa 1 – 2 lần là khỏi. đau do lợi răng có mủ cần phải chích mủ. Răng sâu đau, nhất loạt đều có thrể thu hiệu quả được một lúc. 5. Chảy máu mũi Nguyân nhân bệnh: Hoả ở trêm là cho phế nhiệt mà tràn sang mũi. Chứng trạng: Mũi chảy máu ra, phần lớn thấy ở trẻ em và thanh niêm khoẻ mạnh. Khi chảy máu, nhét lỗ mũi lại máu sẽ từ miệng chảy ra. Có loại cách mấy ngày ra máu 1 lần, lượng cũng rất ít. Cách chữa: Hoả thịnh huyết nhiệt, cho nên lấy tả Hợp cốc của thủ dương minh và tả Thủ tam lý, và để bổ trợ thì lấy thêm phép dựa theo ( từ huyệt Kiên ngung đến huyệt Hợp cốc, hoặc dựa theo từ huyệt Khúc trì đến huyệt Hợp cốc ), làm từ 8 – 9 lần, huyệt Thượng tinh dùng phép áp huyệt, lấy huyệt Uỷ trung để dẫn huyết đi xuống, lại từ huyệt Thừa phù đến huyệt Thừa sơn, lấy phép dựa theo để bổ trợ, làm 8 – 9 lầ. Nếu như bệnh thế nặng, khi phép trước vô hiệu, thì thêm tả Cách du, Tỳ du, Can du, bổ huyệt Ẩn bạch. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 50 – 100 lần, huyệt Uỷ trung số lần làm thủ pháp có thể liệu chừng tăng nhiều hơn. Huyệt Ẩn bạch cần phải thêm riêng phép chấm gõ ở da 100 lần. Mỗi bên mũi ra máu, lấy huyệt Hợp cốc, Thủ tam lý của cạnh đối. Cao huyết áp gây ra chảy máu mũi, cần phải phối hợp với phương pháp làm xuống huyết áp. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Nhất loạt sau khi điểm huyệt thì có thể cầm máu, chữa nhiều lần thì khỏi. 6. Đau họng Nguyên nhân bệnh: Thường do phế, vị tích nhiệt, ngoài thì bị phong tà, đưa đến khí huyết vùng họng ngưng trệ, dẫn đến cục bộ sưng đỏ, đau đớn, phát đau cấp tính là thực chứng, phát đau mãn tính là hư chứng. Chứng trạng: Dưới họng đau đớn, có khi phát sốt , sợ lạnh. Cách chữa: Phế và đại trường có là biểu lý, tả huyệt Hợp cốc của kinh đại trường có thể làm mất đi phế nhiệt. Vị thuộc trung tiêu, tả Dương trì và huyệt Dịch môn, của kinh tam tiêu có thể thanh nhiệt của tam tiêu. Cắt ở huyệt Thiếu dương và Quan xung có thể tăng nhanh hiệu quả dứt đau, ở kinh Đại trường và kinh tam tiêu đều nên bổ trợ lấy phép dựa theo hoặc phép đẩy theo, tả Phong trì, bổ Thái khê là tư âm giải nhiệt. Nếu là chứng hư thì bổ huyệt Phong trì, không thêm thủ pháp dựa theo, phối huyệt để dứt đau có cắt giáp xa, ế phong, Khâu khư, Lâm khấp, thái xung. Nếu như uống thuốc mát và tiêm thuốc tiêu độc mà không hiệu quả, thì gia bổ huyệt Huyết hải, chấm gõ da ở huyệt Bách hội, làm cho nhiệt từ trong hướng ra ngoài mà giải. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> nhả đều 100 lần, thủ pháp vừa phải. Hiệu quả chữa: Trị 1 lần có thể dứt đau, hoặc giảm nhẹ chứng trạng, chữa mấy lần thì khỏi. 7. Miệng mắt méo lệch. Nguyên nhân bệnh: Nhất loạt do ở ban đêm ngủ thấy tỉnh lại rồi đi ra ngoài bị lạnh, hoặc sau khi ngủ say đầu mặt bị gió gây ra. Trẻ em thì phần lớn là do sau khi sốt cao dẫn đến, bệnh này. Chứng trạng: Miệng người bệnh hướng về phía khoẻ mà lệch, góc miệng dễ dàng chảy nước dãi ra, khi rung động để chụm miệng lại thì góc miệng phía có bệnh không kín, mí mắt khép lại không lên, có khi chảy nước mắt, gặp gió thì tròng mắt càng thấy khó chịu. Cách chữa: Điểm các huyệt Hợp cốc, Phong trì, Túc tam lý, đều làm song huyệt ( cả 2 bên ). Mỗi huyệt đều nắn day ngang bằng, nhấn nhả, mỗi loại thủ pháp làm 150 lần. Sau 3 lần dựa vào bên bị bệnh, bệnh ở bên trái ( miệng lệch về bên phải ), lấy huyệt Hợp cốc, Thủ tam lý bên phải, và lấy các huyệt bên trái là Địa thương, Giáp xa, Nghinh hương, Thính cung, Hạ quan, Ti trúc không, Đồng tử liêu, Dương bạch, Phong trì. Bệnh ở bên phải ( miệng lệc về bên trái , thì lấy huyệt ngược lại theo cách vừa nói trên. Thoạt đầu sưng đau thì làm tả pháp, chữa đã giảm bớt thì dùng bổ pháp, hoặc tả Hợp cốc, bổ Thủ tam lý. Vùng mặt dùng phép cắt huyệt ( bấm bằng móng tay ). Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả đều 20 – 50 lần. Và ở cạnh má mặt có bệnh, vùng tóc mai, vùng trên dưới vành tai, thêm các thủ pháp rung rẩy, đẩy xoay, xoa xát, và nên thêm cắt ở các huyệt Toản trúc, Lâm khấp, Đầu duy, Thừa tương, Nhân trung, các huyệt này thay nhau xử dụng để giúp thêm hiệu quả. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Cứ căn cứ vào thời gian bị bệnh lâu hay mau, nặng hay nhẹ, sẽ quyết định kỳ hạn chữa trị. Trẻ em bị bệnh này chữa rất dễ khỏi. 8. Miệng há không được to. Nguyên nhân bệnh: Do vị nhiệt, lợi răng sưng trướng, răng đau gây ra. Chứng trạng: Hàm răng co khít, lợi răng sưng, răng đau, miệng cố gắng cũng không mở ra được hoặc có mở miệng chẳng qua chỉ có thẻ cho đũa vào được, do đó chỉ có thể ăn ít một thức ăn và không thể nhai cắn được. Cách chữa: Dùng phép tán nhiệt dứt đau, tả các huyệt Hợp cốc, Thủ tam lý, tả Phong trì, Ế phong. Giúp thêm thì lấy phép dựa theo đường kinh ( ở kinh thủ dương minh ( từ khuỷu tay đến bàn tay ), và mái cắt ở huyệt Thương dương, Thiếu thương, áp huyệt ở huyệt Giáp xa. Đau đầu thì thêm bổ ở huyệt Liệt khuyết. Âm hư thì thêm bổ Lở huyệt Thái khê. Mỗi huyệt nắn day ngang bằng, nhấn nhả. Mỗi loại thủ pháp đều làm 50 – 100 lần. Thứ tự điểm huyệt: Giống như trên Hiệu quả chữa: Chữa mấy lần có thể khỏi hẳn. LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI DỊCH. Theo những tài liệu mà dịch giả hiện đã có trong tay thì phép điểm huyệt nói chung, tuy được gọi bằng những tên khác nhau như bấm huyệt, điểm huyệt, xoa bóp…, nhưng chúng có cùng một nguyên tắc là dùng áp lực của chi thể người thầy.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> thuốc tác động lên cơ thể người bệnh, nhằm giúp cho cơ thể tự phòng bệnh, chống bệnh. Khi đi sâu thêm một bước, chúng ta sẽ thấy trong mỗi trường phái đều có phạm vi riêng và hiệu quả riêng. Có thể quy tập các trường phái làm ba loại như sau: Phải bấm vuốt nhẹ, phải ấn day nặng và phải ấn day vừa phải. 1. Phải ấn day nhẹ, phép này dựa theo nguyên lý khai thông lạc mạch, lạc mạch ở mông (tĩnh mạch nổi, chữa những bệnh do tắc nghẹn tĩnh mạch mà gây ra đau đớn. Muốn khai thông tắc nghẽn ở tĩnh mạch, trước hết phải chận ở động mạch là nguồn ra của huyết dịch, làm giảm nhẹ áp lực chi tĩnh mạch, sau đó dùng cách vuốt xoanhẹ ở những chỗ tĩnh mạch bị tắc nghẽn, khi chỗ tắc nghẽn được những rung động làm lỏng hoá ra, bấy giờ ta thả động mạch, lượng máu ra mạnh, lượng máu thu về tĩnh mạch sẽ nhiều lên đột ngột, có tác dụng như thêm nước để thông cống, những chỗ tắc nghẽn vừa được làn lỏng sẽ có cơ hội lưu thông nhanh, bế tắc được giải toả, bệnh biến lùi nhanh. Có thể nói, phương pháp Thập thủ đạo của lương y Huỳnh thị Lịch tuy có những độc đáo về thủ pháp khác biệt về tên gọi huyệt vị, nhưng không ngoại nguyên tắc này. ( Xem sách Bấm huyệt chữa bệnh của lương y Huỳnh thị Lịch do tỉnh hội y học dân tộc tỉnh Tiền giang và bệnh viện y học dân tộc tỉnh Tiền giang phát hành 6 – 1983 ). 2. Phải ấn day, phải nhấn day nặng, dựa trên nguyên lý chèn ép gây ra những phản ứng mới cho động mạch và thần kinh ở sâu, nhằm qua đó làm cải tiến tình trạng cơ thể những động tác của phái này thường được theo hai hướng. Một là khi bệnh thuộc hệ thống thần kinh, hoặc khi cần gây tê cục bộ để chuyển bị cho các động tác chỉnh sai khớp sương, nắn bó gẫy sương … , người ta thường ấn chẹn vào những chi thần kinh hữu quan theo những thủ pháp khác nhau do yêu câù chữa bệnh khác nhau. Hai là : chẹn vào động mạch ở đoạn dưới nới có bệnh, nhằm cản trở lại một lượng lớn máu, số máu ở ứ lại này sẽ gây thành áp lực đột xuất mạnh trong các chi mạch nhỏ phía trên, có tác dụng làm giãn nở những nhánh động mạch nhỏ. ấn vùng có bệnh, lượng máu cung cấp vào nơi này nhiều hơn sẽ tăng chất bổ và chất chống bệnh. Như vậy, phép này có tác dụng chữa những bệnh do động mạch nhỏ bị co hẹp làm cho lượng máu cung cấp ít, các tổ chức cục bộ do đó mà bị suy giảm công năng, nhất là chứng tê bại do suy dinh dưỡng cục bộ, ( xem sách án ma của Thiên tân thị, Thiên tân y viện, Thạch gia trang thịnh, giao thông vận luân cục y viện hợp tác biên soạn, Tân hoa thư điểm Bắc kinh phát hành tháng 11 năm 1954 làm ví dụ ). 3. Phải ấn day vừa – phải ấn day vừa dựa trên nguyên lý điều hoà khí huyết, cân bằng âm dương, cho nên các thủ pháp của phái này thường ở độ sâu vừa phải, dùng sức mạnh vừa phải. Những thủ pháp của phái này luôn nhằm vào làm cho cục bộ có rung động theo nhịp khac nhau, chiều khác nhau. Khi có nhịp tác động của áp.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> lực vào thân thể sẽ cùng một lúc có hai tác dụng: Một là làm giãn nở thành mạch, các thành phần chất lỏng trong và ngoài mạch trao đổi được rễ ràng, thì cũng là thành phần huyết và dịch được trao đổi chuyển hoá cho nhau, sự cung cấp dinh dưỡng cũng sẽ tốt đẹp hơn. Hai là: khi rung động khác nhau về nhịp, khác nhau về chiều hướng, sẽ làm cho việc vận chuyển máu trong mạch và chất lỏng ngoài mạch được tăng nhanh hay chậm lại, có tác dụng làm cải biến tình hình thực ( nhiều, đầy ) hay hư ( thiếu, ít ) của khí huyết tại chỗ và tạng phủ hữu quan ( xem Bảo anh thần thuật trong sách châm cứu đại thành làm ví dụ và sách điểm huyệt liệu pháp này cũng cùng loại phải ấn day vừa ). Khi phân tích ra như tôi vừa nêu, chúng ta sẽ tình được những giá trị và những giới hạn của từng trường phái giúp cho việc học tập và vận dụng kinh nghiệm người xưa được hiệu quả vì đúng phạm vi và đúng mục đích. Hà nội, xuân Nhâm thân 1992 Kinh bút Lê Văn Sửu.

<span class='text_page_counter'>(66)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×