ĐÁNH THUẾ THU NHẬP VỚI CỔ TỨC:
THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý ĐỐI VỚI
VIỆT NAM
Báo cáo chuyên đề số 2/2011
4/25/2011
Phòng Phân tích và Dự báo thị trường
Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN)
2
NỘI DUNG
1. Thực tiễn việc đánh thuế thu nhập cổ tức trên thế giới và Việt Nam .................... 03
1.1 Tình hình thuế thu nhập cổ tức ở các nước trên thế giới ....................................... 03
1.2 Quy định đánh thuế trên cổ tức tại Việt Nam ........................................................ 05
1.3 Các quan điểm về thuế thu nhập cổ tức tại Việt Nam ............................................ 08
2. Kết luận và gợi ý chính sách ...................................................................................... 11
3
1. Thực tiễn việc đánh thuế thu nhập cổ tức trên thế giới và Việt Nam
1.1. Tình hình áp dụng thuế thu nhập cổ tức ở các nước trên thế giới
Tại Mỹ, thuế đánh vào thu nhập từ cổ tức được bắt đầu áp dụng vào năm 1895. Cho
đến nay vẫn có nhiều ý kiến về việc không nên áp dụng thuế cổ tức tại Mỹ. Năm 2003, Chính
phủ Mỹ - đứng đầu là Tổng thống George W. Bush cam kết sẽ loại bỏ thuế đánh vào thu nhập
của các nhà đầu tư cổ phiếu với luận điểm chính là sự đánh trùng hai loại thuế trên cùng một
cơ sở thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, sau đó việc bãi bỏ thuế này cũng không được thực hiện
mà Quốc Hội Mỹ chỉ thông qua sắc lệnh giảm nhẹ thuế (Jobs and Growth Tax Relief
Reconciliation Act of 2003 - JGTRRA) sau nhiều tháng tranh luận. Mục tiêu của sắc lệnh
thuế này là nhằm tăng nhu cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và hướng tới các mục tiêu
tăng trưởng kinh tế. Mức thuế suất khởi điểm là 10% được áp dụng cho hầu hết các nhà đầu
tư với cổ tức thông thường (ordinary dividend). Một số nhà đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện
về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn (qualified dividend) sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi thấp hơn.
Quy định về thu nhập cổ tức tiêu chuẩn được áp dụng đến 31/12/2008 nhưng sau đó được gia
hạn hai lần, đến 31/12/2012 (lần gia hạn đầu tiên kéo dài thời hạn áp dụng đến 31/12/2010).
Bảng 1: Biểu thuế thu nhập cổ tức tại Mỹ từ năm 2003
2003 - 2012
2013 -
2003 - 2007 2008 - 2012
Thu nhập
thông
thường
Cổ tức
thông
thường
Cổ tức
tiêu
chuẩn
Cổ tức
thông
thường
Cổ tức
tiêu
chuẩn
Thu nhập
thông
thường
Cổ tức
thông
thường
Cổ tức
tiêu
chuẩn
10%
10% 5% 10% 0%
15%
15% 15%
15%
15% 5% 15% 0%
28%
28% 28%
25%
25% 15% 25% 15%
31%
31% 31%
28%
28% 15% 28% 15%
36%
36% 36%
33%
33% 15% 33% 15%
39.6%
39.6% 39.6%
35%
35% 15% 35% 15%
Nguồn: IRS
Tại Nhật Bản, theo chính sách miễn giảm thuế, mức thuế suất áp dụng cho thu nhập từ
cổ tức đối với các cổ phiếu niêm yết là 10% trong giai đoạn từ đầu năm 2009 đến hết năm
2012. Sau thời gian này, tất cả các khoản thu nhập từ cổ tức đều phải chịu thuế với mức thuế
suất là 20%. Chính sách giảm thuế này chỉ áp dụng cho các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ cổ
phiếu niêm yết và với tỷ lệ nắm giữ đối với một công ty là không quá 5%. Nếu tỷ lệ nắm giữ
của một nhà đầu tư cá nhân đối với một công ty vượt quá 5% hoặc đầu tư vào cổ phiếu chưa
4
niêm yết thì các khoản thu nhập cổ tức từ những khoản đầu tư đó đều phải chịu mức thuế suất
chung là 20%.
Canada cũng áp dụng chính sách thuế đối với thu nhập từ cổ tức. Tuy nhiên, các nhà
làm chính sách tại đây cũng có những chương trình hỗ trợ tín dụng thuế nhằm hỗ trợ cho các
nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của các công ty trong nước. Bắt đầu từ năm 2005, Canada còn
áp dụng chính sách thuế suất ưu đãi đối với các khoản thu nhập cổ tức tiêu chuẩn (eligible
dividend). Các khoản thu nhập cổ tức tiêu chuẩn là cổ tức mà nhà đầu tư cá nhân Canada
nhận được từ các công ty Canada và có chỉ định bằng văn bản từ các công ty đó. Các khoản
thu nhập cổ tức loại này được hưởng mức thuế suất thấp hơn với mục đích làm giảm tác động
đánh trùng thuế, đặc biệt đối với các công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức cao.
Bảng 2: Biểu thuế thu nhập cổ tức tại Canada năm 2010 và 2011
Thu nhập chịu thuế
năm 2011
Thuế suất năm 2011
Thu nhập chịu thuế
năm 2010
Thuế suất năm 2010
Thu nhập
khác
Lãi
vốn
Cổ tức
Thu nhập
khác
Lãi
vốn
Cổ tức
Tiêu
chuẩn
Không tiêu
chuẩn
Tiêu
chuẩn
Không tiêu
chuẩn
41.544$ đầu tiên 15.0% 7.5% -2.02% 2.08% 40.970$ đầu tiên 15.0% 7.5% -4.28% 2.08%
41.544$ - 83.088$ 22.0% 11.0% 7.85% 10.83% 40.970$ - 81.941$ 22.0% 11.0% 5.80% 10.83%
83.088$ - 128.800$ 26.0% 13.0% 13.49% 15.83% 81.941$ - 127.021$ 26.0% 13.0% 11.56% 15.83%
Trên 128.800$ 29.0% 14.5% 17.72% 19.58% Trên 127.021$ 29.0% 14.5% 15.88% 19.58%
Nguồn: Taxtips.ca
Ngoài mức thuế Chính phủ Liên bang thu theo biểu thuế suất ở trên, các bang cũng có
mức thuế riêng đánh trên thu nhập từ cổ tức của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, có thể thấy một
điểm là thuế suất thuế cổ tức thấp hơn khá nhiều so với các mức thuế thu nhập khác như
lương, thưởng... Trên thực tế đây cũng là một giải pháp mà Chính phủ Canada áp dụng nhằm
hỗ trợ các nhà đầu tư nhưng cũng đồng thời dung hòa những ý kiến ở chiều hướng ngược lại
cho rằng không nên đánh thuế vào cổ tức.
Ngoài ra, còn rất nhiều các nước khác cũng áp dụng hình thức thuế cổ tức với những
mức thuế suất khác nhau và tùy thuộc vào từng ngành nghề, loại hình công ty.
Bảng 3: Bảng tỷ suất thuế cổ tức một số quốc gia
Quốc gia Mức thuế suất
Anh 10 – 32,5%
Áo 25%
Ấn Độ 20 – 25%
5
Bỉ 15 – 25%
Bulgary 5%
Đài Loan 0% với NĐT trong nước
20% với NĐT nước ngoài
Đức 25%
Hà Lan 15%
Hàn Quốc 6 – 35%
Hồng Kông 0%
Indonesia 15%
Italia 12,5%
Malaysia 0%
Pháp 5%
Philippines 10%
Singapore 0%
Thái Lan 10%
Trung Quốc 10%
Úc 0 – 15%
Nguồn:Taxrates.cc
Nhìn chung, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuế trên thu nhập từ cổ tức.
Tuy nhiên, trong những trường hợp kinh tế gặp khó khăn, các nước này đã có những chính
sách ưu đãi như giảm thuế, tín dụng thuế nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư trên TTCK. Chỉ một số
ít các nước không áp dụng chính sách thuế cổ tức như Hồng Kông, Singapore, Malaysia với
quan điểm chủ đạo là chỉ đánh thuế một lần trên một khoản thu nhập.
1.2. Quy định đánh thuế trên cổ tức tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thuế thu nhập cổ tức được coi là một loại trong thuế thu nhập. Theo
Luật Quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà
nước, nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá
nhân. Nếu phân loại theo hình thức thu thì thuế được chia thành hai loại là thuế gián thu và
thuế trực thu. Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một,
6
ví dụ thuế VAT, nhà nước đánh thuế vào công ty – công ty nộp thuế và công ty lại chuyển số
thuế đó vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ - người tiêu dùng phải chịu và như vậy người tiêu
dùng mới là người chịu thuế cuối cùng. Thuế trực thu là thuế mà người chịu thuế và người
nộp thuế là một, ví dụ như thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay thuế thu nhập doanh nghiệp
(TNDN).
Thuế thu nhập là thuế đánh vào thu nhập của cá nhân và pháp nhân. Cơ sở để tính
thuế là thu nhập và hiện nay có nhiều cách để xác định thu nhập chịu thuế. Có thể đó là mọi
khoản thu nhập; hoặc những khoản thu nhập được xác định là thu nhập để tiêu dùng; hoặc là
những khoản thu nhập thường xuyên (thu nhập nhất thời, thu nhập ngoài kế hoạch không bị
đánh thuế)… Thời gian để xác định thu nhập chịu thuế thường là một năm tài chính. Thuế thu
nhập được tính bằng cách lấy thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế thu nhập.
Ở Việt Nam hiện nay, thuế TNCN được xác định theo Luật thuế Thu nhập cá nhân
của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2009. Theo đó, thu nhập chịu thuế bao gồm 14 loại thu nhập và có quy
định rõ biểu thuế đối với các trường hợp. Thu nhập từ đầu tư vốn (là một trong 14 loại thu
nhập chịu thuế TNCN) áp dụng biểu thuế toàn phần với tỷ lệ thuế suất là 5%.
Sau khi Luật thuế TNCN chính thức ra đời, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó
có quy định đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán (CK) của các NĐT như sau:
- Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng CK là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Trong đó thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán CK trừ giá mua và các chi phí
liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Thuế suất: có thể áp dụng 1 trong 2 cách tính
Nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất 20%. Cá nhân chuyển nhượng chứng
khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất
0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần. Cách tính thuế thu nhập cá nhân
phải nộp như sau:
Thuế thu nhập cá
nhân phải nộp
=
Thu nhập tính
thuế
x
Thuế suất
20%
Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu
thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển
nhượng chứng khoán từng lần. Cách tính thuế phải nộp như sau:
Thuế thu nhập cá
nhân phải nộp
=
Giá chuyển
nhượng
x
Thuế suất
0,1%