Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN KINH NGHIEM TRONG QUAN LY CHI DAO DOI VOI CONG TAC HOC SINH NOI TRU TAI TRUONG THCS ANG CANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.41 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>
<b>Năm học 2015-2016</b>


<b>Tên đề tài :</b>


<b>KINH NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO ĐỐI VỚI CÔNG TÁC</b>
<b>HỌC SINH NỘI TRÚ TẠI TRƯỜNG THCS ẲNG CANG</b>


Người thực hiện: Hoàng Đức Ân
Nhiệm vụ được giao: Hiệu trưởng


<b>A. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
<b>1. Lí do khách quan</b>


Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các
cấp. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục,
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của
Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng và Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông.


Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục dân tộc năm học
2015-2016 của các cấp có nêu các nhiệm vụ chung, nhiệm vụ cụ thể, trong đó
có các nội dung như:


Tiếp tục đổi mới và tăng cường cơng tác quản lí giáo dục dân tộc;


Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học ở
miền núi, vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và hệ thống các trường phổ thông dân tộc
nội trú (PTDTNT), phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), trường dự bị đại học


dân tộc (DBĐHDT);


Tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù trong trường PTDTNT, PTDTBT gắn
với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh;


Tổ chức và quản lí học sinh trong khu nội trú; hoạt động tự học của học
sinh ngồi giờ chính khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Giáo dục học sinh tinh
thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt; xây dựng nếp
sống văn minh, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường; tăng cường giáo dục kỹ
năng sống và kĩ năng hoạt động xã hội cho học sinh với các nội dung thiết thực,
phù hợp tâm lí, sinh lí lứa tuổi và đặc điểm văn hóa DTTS; tổ chức bếp ăn tập thể
bảo đảm dinh dưỡng an toàn vệ sinh thực phẩm theo đúng quy định; phối hợp với
các cơ sở y tế của địa phương chăm sóc sức khỏe cho học sinh, chủ động, tích cực
phịng chống dịch bệnh.


<b>2. Lý do chủ quan</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khu nội trú. Trong khoảng thời gian này, học sinh thực hiện các hoạt động như: học
tập, sinh hoạt cá nhân, tập thể, giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, với bạn bè, với môi
trường xung quanh. Tuy nhiên đa số học sinh chưa có ý thức được việc tự học, công
tác vệ sinh môi trường, đồ đạc trong phòng chưa ngăn nắp, khả năng giao tiếp hạn
chế, vẫn cịn tình trạng nói tục, xả rác, vệ sinh không đúng nơi, đúng chỗ, viết vẽ bậy
tùy tiện, gây ồn ào trong giờ tự học ở phòng, làm hỏng các đồ dùng, thiết bị trong
phòng ở, trong khu nội trú.


Trong các năm qua hoạt động quản lý, chỉ đạo của cán bộ quản lý đối với
công tác học sinh nội trú của trường cịn có những hạn chế nhất định như: Việc
quản lý mới chỉ dừng lại ở việc quản lý về số lượng, về công tác nấu ăn, bố trí chỗ
cho học sinh nghỉ học sinh, chưa đi sâu vào quản lý, chỉ đạo nền nếp nội trú, việc
tự học; công tác bảo quản, bảo vệ tài sản cơ sở vật chất nội trú cịn hạn chế.



Trước tình hình thực tế của trường, trước các địi hỏi phải nâng cao hơn nữa
chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục dân tộc nói riêng, nhằm đáp ứng được
những yêu cầu trong quá trình đổi mới căn bản và tồn diện của giáo dục. Là
người làm cơng tác quản lý của trường THCS, tôi suy nghĩ để cùng tập thể cán bộ,
giáo viên của trường không ngừng tìm tịi, cải tiến nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
việc quản lý, chỉ đạo đối với công tác học sinh nội trú trong năm học 2015-2016
và những năm tiếp theo.


Xuất phát từ những lý do trên, với cương vị là Hiệu trưởng trường THCS
Ẳng Cang tôi chọn nghiên cứu đề tài: "<b>Kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo đối</b>
<b>với công tác học sinh nội trú tại trường THCS Ẳng Cang”.</b>


<b>B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI</b>
<b>1. Mục đích nghiên cứu</b>


Tìm hiểu những vấn đề có tính lý luận, những qui định của hệ thống văn
bản pháp qui về quản lý, chỉ đạo đối với công tác giáo dục dân tộc nói chung và
cơng tác học sinh nội trú nói riêng.


Thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề thực tế xác định rõ
nhiệm vụ cuả cán bộ quản lý, của thành viên Ban quản lý nội trú trong việc quản
lý, chỉ đạo cơng tác học sinh nội trú. Tìm hiểu nội dung và cách tiến hành biện
pháp thực hiện hoạt động của Ban quản lý nội trú.


Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác học sinh
nội trú. Đề xuất những biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với công tác học sinh nội
trú tại trường THCS Ẳng Cang.


<b>2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu</b>



Nghiên cứu về các biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với công tác học sinh nội
trú ở trường THCS Ẳng Cang.


Đề tài tập trung nghiên cứu các Biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với công tác học
sinh nội trú tại trường THCS Ẳng Cang, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Nhiệm vụ nghiên cứu.</b>


Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác học sinh
nội trú.


Đề xuất và áp dụng những biện pháp quản lý, chỉ đạo đối với công tác học
sinh nội trú tại trường THCS Ẳng Cang.


<b>4. Phương pháp nghiên cứu</b>


4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề
có tính lý luận, những qui định của hệ thống văn bản pháp qui, những tài liệu,
kinh nghiệm về quản lý, chỉ đạo đối với công tác học sinh nội trú, công tác học
sinh dân tộc.


4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực tế bằng trao
đổi, gặp gỡ giáo viên, nhân viên, học sinh để thu thập thông tin, xử lý số liệu;
nghiên cứu thực tế, trải nghiệm; tham khảo và tổng kết kinh nghiệm.


<b>C. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI</b>
<b>Chương I. Cơ sở lý luận</b>


<b>1. Khái niệm quản lý, Chỉ đạo</b>



1.1. Quản lý là các tác động có mục đích, có kế hoạch, có phương pháp,
cách thức tiến hành, phù hợp với quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực và phối hợp mọi nỗ lực của cá
nhân để đưa tổ chức tiến đến mục tiêu đã xác định.


1.2. Chỉ đạo là hướng dẫn cụ thể, theo một đường lối, chủ trương nhất định.
1.3. Yêu cầu của Quản lý công tác học sinh nội trú


- Quản lý nhân lực: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; các tổ
chức, đoàn thể, các ban trong nhà trường; bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện
công tác học sinh nội trú; năng lực, phẩm chất, khả năng đáp ứng, sở trường, kinh
nghiệm,..


- Quản lý vật lực: Đất đai, điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều
kiện đáp ứng khác,...


- Quản lý tài chính: Các nguồn tài chính có thể phục vụ cho cơng tác HS
nội trú.


1.4. Công cụ quản lý công tác học sinh nội trú
- Tổ chức bộ máy quản lý học sinh nội trú;


- Xây dựng Kế hoạch hoạt động công tác học sinh nội trú năm học;


- Ban hành, quán triệt thực hiện nội quy quy định về công tác học sinh nội
trú của nhà trường;


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>2. Nội dung hoạt động quản lý, chỉ đạo công tác học sinh nội trú trong</b>
<b>trường phổ thông</b>



2.1. Tổ chức và quản lý Học sinh ở nội trú;
2.2. Tổ chức giáo dục Học sinh nội trú;


2.3. Tổ chức và hướng dẫn Học sinh nội trú tự học;


2.4. Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe Học sinh nội trú;
2.5. Tổ chức đời sống tinh thần cho Học sinh nội trú.


<b>Chương II. Thực trạng công tác quản lý nội trú tại trường THCS Ẳng</b>
<b>Cang</b>


<b>1. Khái quát nhà trường</b>


Trường THCS xã Ẳng Cang được chia tách và thành lập từ trường phổ thông
cơ sở xã Ẳng Cang với diện tích 6.123 m2<sub>, là trường đạt chuẩn Quốc gia năm</sub>
2013, trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ ba năm 2014.


Nhà trường được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại và đạt chuẩn. Đảm bảo đầy
đủ điều kiện cho tổ chức các hoạt dộng dạy và học, tổ chức các hoạt động bổ trợ
khác. Có khu nội trú với 10 phòng ở học sinh, 01 bếp ăn tập thể.


Tổng số 40 Cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó, Ban giám hiệu 2, Giáo viên
33, nhân viên 5 được biên chế hoạt động trong 3 tổ chun mơn và 1 tổ Văn phịng.


Tổng số 17 lớp với 529 học sinh, 100% là học sinh dân tộc. Nhìn chung
học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức rèn luyện, có chất lượng học tập khá cao.


<b>2. Thực trạng</b>



Năm 2015-2016 có 164 học sinh thuộc diện bán trú, trong đó có 53 học
sinh ở nội trú trong trường.


Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy – Hội đồng nhân
dân-Ủy ban nhân dân huyện Mường Ảng, Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng uỷ, chính
quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà.


Chế độ trợ cấp về kinh phí cũng như hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú nói
chung, học sinh ở nội trú nói riêng được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng, tạo
điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện việc nấu ăn chung cho học sinh tại
bếp ăn tập thể.


Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú, nội trú của học sinh, tập
thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, nhiệt tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Học sinh chưa có ý thức được việc tự học, công tác vệ sinh môi trường, đồ đạc
trong phịng vẫn luộm thuộm, vẫn cịn tình trạng nói tục, xả rác, vệ sinh khơng đúng
nơi, đúng chỗ, viết vẽ bậy tùy tiện, gây ồn ào trong giờ tự học, cá biệt học sinh cố ý
làm hỏng các đồ dùng, thiết bị trong phòng, trong khu nội trú.


<b>3. Biện pháp và giải pháp áp dụng</b>


3.1. Tổ chức bộ máy quản lý học sinh nội trú. Xây dựng kế hoạch hoạt
động phù hợp đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương:


- Thành lập Ban quản lý nội trú, phân công cụ thể các thành viên. Ngay từ
đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường thành lập Ban quản lý nội trú bao gồm đại
diện Ban giám hiệu, Ban chấp hành cơng đồn, Bí thư chi đoàn trường, tổng phụ
trách Đội, các tổ trưởng, nhân viên Y tế, phục vụ, kế toán, nhân viên hợp đồng
nấu ăn. Nhà trường cử 01 cá nhân thay mặt Ban quản lý chuyên phụ trách, đôn


đốc học sinh nội trú, có tính giảm số tiết dạy định mức cho đồng chí này.


- Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch quản lý công tác nội trú trong
năm học. Kế hoạch cần thể hiện được các nội dung: Mục đích, yêu cầu (Tại sao
lập kế hoạch này; nó có ý nghĩa như thế nào; kết quả mong đợi); Nội dung (Thể
hiện các nội dung quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác học sinh nội trú của
nhà trường trong năm học); Điều kiện thực hiện (Nhân lực, vật lực, thời gian thực
hiện); Tổ chức thực hiện (Cụ thể nhiệm vụ của tập thể, cá nhân thực hiện)


- Căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng và tình hình thực tế Ban quản lý nội trú
xây dựng Kế hoạch hoạt động, quản lý nội trú. Kế hoạch này phải cụ thể hóa kế
hoạch quản lý của Hiệu trưởng, nó bao gồm: Mục đích, yêu cầu ( trả lời được
câu hỏi Tại sao lập kế hoạch này; nó có ý nghĩa như thế nào; kết quả mong đợi);
Nội dung (Thể hiện các nội dung hoạt động công tác học sinh nội trú của nhà
trường trong năm học. Cần xác định cụ thể các hoạt động công tác học sinh nội
trú thực hiện theo từng tháng về các mảng nội dung: Tổ chức và quản lý học
sinh ở nội trú + Giáo dục học sinh nội trú + Tổ chức và hướng dẫn học sinh nội
trú tự học + Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe học sinh nội trú +
Tổ chức đời sống tinh thần cho học sinh nội trú); Điều kiện thực hiện (Cần xác
định rõ thời hạn thực hiện, nhân lực, kinh phí, cách thức thực hiện, kết quả cần
đạt được); Tổ chức thực hiện (Nêu cụ thể nhiệm vụ của cá nhân thành viên thực
hiện hoạt động). Song song với đó Ban quản lý nội trú tham mưu cho Hiệu
trưởng xây dựng và ban hành nội quy quy định thực hiện các hoạt động công tác
học sinh nội trú của nhà trường


3.2. Tăng cường việc bồi dưỡng, học hỏi nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt
động quản lý học sinh nội trú cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đa dạng hố các
hình thức hoạt động quản lý phù hợp nhu cầu và hứng thú của học sinh, phù hợp
với điều kiện nhà trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

huynh là người dân tộc thiểu số. Xây dựng đội ngũ trưởng, phó các phịng ở.
Hướng dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này
sẽ đóng góp vai trị tích cực cho hoạt động tự quản của học sinh trong khu vực
nội trú nhà trường.


- Để đa dạng hố các loại hình hoạt động quản lý, Hiệu trưởng cần phát huy
những năng lực, sáng tạo của Ban quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm, mở rộng,
phát huy tính dân chủ, khuyến khích học sinh trình bày ý kiến, tham gia góp ý để
tìm ra những hình thức hoạt động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung
hoạt động quản lý cho phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, phù hợp với
phong tục, nhu cầu chính đáng của học sinh.


3.3. Tổ chức đời sống vật chất và chăm sóc sức khỏe Học sinh nội trú
Tiếp tục bổ sung cơ sở vật chất nhằm bảo đảm những yêu cầu về trang thiết bị và
chế độ cho hoạt động quản lý học sinh nội trú.Đầu tư, tu sửa cơ sở vật chất: phòng
ở, bếp ăn, khu vui chơi, các điều kiện phục vụ sinh hoạt khác. Trong năm học nhà
trường đã chủ động tham mưu, xin kinh phí tu sửa tồn bộ các phịng ở nội trú, tu
sửa hệ thống bể nước, lát gạch sân bể nước tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo vệ
sinh cho các em khi tắm, giặt; mua sắm đồ dùng vật dụng cần thiết phục vụ cho
việc ăn ở của học sinh nội trú như là: tủ đựng quần áo, dụng cụ làm bếp, các vật
dụng phục vụ cá nhân như bát ăn, ca uống nước. Ban quản lý nội trú cũng quan
tâm mua sắm dụng cụ thể thao cho học sinh nội trú nhằm thu hút các em vào ác
hoạt động bổ ích.


Song song với việc đầu tư, sửa chữa thì Ban quản lý nội trú đề ra các biện
pháp để chấm dứt tình trạng cố ý hay vơ tình làm hư hỏng tài sản của nội trú. Đầu
năm khi được bàn giao tài sản trong từng phòng, học sinh, phụ huynh phải cam
kết chấp hành việc sử dụng và bảo quản tài sản của nhà trường, của khu nội trú.


3.4. Tổ chức và hướng dẫn Học sinh nội trú tự học: Quản lý giờ học vào


các buổi không lên lớp theo thời kháo biểu, giờ học buổi tối. Nhà trường phân
công luân phiên cán bộ, giáo viên trực nội trú vào các buổi tối. Các cá nhân trực
phải đảm bảo quản lý được trật tự an toàn và nhắc nhở học sinh học bài. để Để
thuận lợi cho công tác quản lý, nhà trường đã bố trí các em học cùng một ca thì ở
cùng trong một hoặc một số phòng liền kề nhau. Việc này hạn chế được hiện
tượng trốn học trên lớp để về phịng, đồng thời đảm bảo tính trật tự trong giờ tự
học ở phòng của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

3.6. Tổ chức đời sống tinh thần cho Học sinh nội trú. Gần gũi, động viên
các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở khu nội trú.


Đối với học sinh nội trú thì những người làm cơng tác quản trú vừa là
người thầy, người cha, người anh, người bạn của các em. Vì các em xa gia đình,
hàng ngày được tiếp xúc nhiều với những người làm công tác quản trú. Cho nên
người làm công tác quản trú luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với các em để
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các em
để từ đó các em an tâm hơn. Bên cạnh đó các tổ chức như Cơng đồn, Đồn thanh
niên, Đội thiếu niên cũng cần phải thường xuyên quan tâm và tổ chức các hoạt
động vui chơi để động viên các em, ví dụ như Tổ chức Tết trung thu, lễ khai xuân,
tổ chức công tác thi đua, khích lệ kịp thời cũng là một trong những biện pháp dẫn
đến hiệu quả trong công tác quản lý nội trú. Ngoài ra Ban quản lý nội trú còn
thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh khu vực nội trú, trồng và
chăm sóc bồn hoa, vườn rau nhằm giáo dục cho các em tinh thần và ý thức lao
động, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ môi trường sống.


<b>Chương III. Kết quả nghiên cứu</b>


Qua một năm học áp dụng đề tài vào trong quá trình chỉ đạo, quản lý đối
với cơng tác cơng tác học sinh nội trú, công tác học sinh dân tộc tại Trường THCS
Ẳng Cang, tơi thấy có những chuyển biến đáng kể:



- Nền nếp kỷ cương được thiết lập, quy củ. Các kế hoạch quản lý, chỉ đạo
công tác nội trú được triển khai và thực hiện một cách hiệu quả.


- Công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo,
chất lượng bữa ăn được nâng lên, trong năm qua nhà trường đảm bảo tuyệt đối
các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó


- Cơng tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn về tài sản, con người ở khu nội
trú được đảm bảo thường xuyên. Không có hiện tượng mất trộm đồ dùng, khơng
có hiện tượng người ngồi vào gây rối từ đó tạo tâm lý yên tâm cho học sinh cũng
như phụ huynh khi gửi con em vào ở nội trú. Đặc biệt trong năm học này ý thức
bảo vệ tài sản của nội trú được nâng lên rõ nét. Khơng cịn hiện tượng phá hỏng
đồ dùng, tài sản của nhà trường, của khu nội trú. Qua tìm hiểu các gia đình gần
khu nội trú, các gia đình đều cho rằng các cháu đã ngoan ngỗn rất nhiều, khơng
cịn hiện tượng ồn ào gây mất trật tự, thậm chí là phá phách hay lấy trộm hoa
màu, vật nuôi như trước đây nữa.


- Chất lượng học tập, ý thức đạo đức của học sinh nội trú được cải thiện
theo hướng tích cực. Các em đã có ý thức tự giác hơn trong học tập, hiện tượng
không chuyên cần đã giảm nhiều. Học sinh được giáo dục và hình thành các kỹ
năng sống một cách phù hợp, các em biết tự giác chăm sóc bản thân, biết chia sẻ
và tự tin hơn trong giao tiếp với bạn bè, thầy cô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

việc áp dụng các biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác nội trú mà cụ thể hơn là để
giáo dục, thay đổi ý thức của rất nhiều học sinh tôi nghĩ rằng chưa đủ để đem lại
kết quả mỹ mãn, nhưng chừng đó những thay đổi cũng là động lực để Ban giám
hiệu, Ban quản lý nội trú tiếp tục mạnh dạn đổi mới quản lý, chỉ đạo công tác nội
trú trong thời gian tiếp theo.



<b>D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM</b>


Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thức
được rằng: Quản lý, chỉ đạo công tác học sinh nội trú là một hoạt động đa dạng và
phong phú, gắn liền với quản lý hoạt động dạy và các hoạt động khác, bổ sung
cho nhau để tạo nên một kết quả tổng hợp đó là việc hồn thành tốt các mục tiêu
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường đã đề ra.


Qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin đưa ra một số bài học kinh
nghiệm trong quản lý, chỉ đạo công tác nội trú như sau:


- Cần có kế hoạch quản lý, chỉ đạo chi tiết, cụ thể, phù hợp với tình hình thực
tiễn của cơ quan song phải đảm bảo tính phù hợp với sự chỉ đạo của các cấp; đảm bảo
sự linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh.


- Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, trang
thiết bị cho khu nội trú.


- Phát huy tính tích cực của việc tự quản của học sinh, phát huy vai trò của
học sinh được bầu làm trưởng phịng.


- Tăng cường cơng tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, nhiệm
vụ; Ban giám hiệu cần có những Quyết định kịp thời nhằm chấn chỉnh, điều chỉnh
hoạt động của công tác nội trú.


<b>E. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT</b>


<b>1. Đối với UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo</b>


- Tiếp tục đầu tư xây dựng, tu bổ hệ thống nhà ở nội trú để đảm bảo nhu cầu ở


nội trú cho học sinh của nhà trường.


<b>- Tổ chức để cán bộ quản lý tham quan học hỏi các mơ hình quản lý nội trú,</b>
bán trú điển hình trong tỉnh; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý
học sinh bán trú giữa các trường có học sinh nội trú, bán trú.


<b>2. Đối với chính quyền địa phương</b>


- Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xã hội hố giáo dục, tun truyền để
phụ huynh thấy rõ vai trị, tính ưu việt của việc đưa con em đến ở nội trú trong
trường, tránh hiện tượng để con em trọ ngoài nhà trường theo ý thích riêng của
con em và gia đình.


- Có kế hoạch chỉ đạo, phối hợp đảm bảo công tác an ninh, trật tự khu vực
nội trú của các nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm bước đầu mà tơi đã đúc rút, thực hiện
trong q trình quản lý, chỉ đạo công tác nội trú tại trường THCS Ẳng Cang. Chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót hay chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng
nghiệp cùng tham khảo và tham gia góp ý./.


<b>ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG</b>
<b>CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG</b>


Tổng điểm: ...
Xếp loại: ...


<i>Ẳng Cang, ngày 25 tháng 4 năm 2016</i>


<b>NGƯỜI VIẾT</b>



</div>

<!--links-->

×