Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

So ghi chep BDTX mo dun 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.65 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CƯ KUIN TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM. SỔ GHI CHÉP CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 - 2017. Họ và tên giáo viên: Đinh Văn Nhật Tổ chuyên môn: Hóa – Sinh – Địa. Chức vụ chuyên môn: Giáo viên.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. PHẦN I KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016 - 2017 Họ và tên : Đinh Văn Nhật Chức vụ : GIÁO VIÊN Trường : THCS Lê Thị Hồng Gấm – Cư Kuin – Đăk Lăk Căn cứ Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS; Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thực hiện Công văn số 1292/SGDĐT-TCCB ngày 23/10/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên; Thực hiện Công văn hướng dẫn số 21/ KH - PGD&ĐT ngày 14/7/2016 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Kuin về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2016 – 2017; Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, trường THCS Lê Thị Hồng Gấm lập dự thảo kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) cho CBQL và giáo viên năm học 2016 – 2017 như sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 1.Thuận lợi: - Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong công tác giảng dạy và các hoạt đông tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, nghiệp vụ chuyên môn. - Cơ sở vật chất nhà trường được đầu tư cơ bản, đảm bảo cho các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. - Bản thân an tâm công tác, có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi nhiệm vụ được giao. 2. Khó khăn: I. Mục đích bồi dưỡng 1. Cán bộ quản lý, giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục THCS và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, yêu cầu nhiệm vụ năm học, yêu cầu phát triển giáo dục THCS của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục THCS trong đơn vị. Nhằm nâng cao nhận thức về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát triển giáo dục THCS, chương.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục THCS thuộc chương trình giáo dục THCS. 2. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nâng cao mức độ đáp ứng với yêu cầu phát triển giáo dục THCS và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS. 3. Bồi dưỡng thường xuyên mục đích làm cho đội ngũ giáo viên luôn đạt chuẩn theo quy định và nâng cao nhận thức, phấn đấu thực hiện tốt nội dung và nhiệm vụ được giao trong năm học 2016-2017. II. Nguyên tắc 1. Bảo đảm tất cả CBQL và giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng bám sát Chương trình; thực hiện đúng Quy chế BDTX của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Bồi dưỡng trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, vấn đề thực tiễn gặp khó khăn; bảo đảm được tính kế thừa, hệ thống; không gây quá tải cho giáo viên. 3. Phát huy vai trò nòng cốt của nhà trường trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên bằng các hình thức tự học cá nhân, học tập theo nhóm, tổ chuyên môn. 4. Nhà trường chuẩn bị đầy đủ điều kiện trước khi tổ chức bồi dưỡng. 5. Các khối kiến thức bồi dưỡng (bắt buộc và tự chọn) đều được đánh giá; kết quả đánh giá làm cơ sở xét thi đua giáo viên cuối năm học. III. Yêu cầu: 1. Nghiên cứu nắm vững Quy chế, chương trình bồi dưỡng thường xuyên, lựa chọn xác định nội dung tự bồi dưỡng sát hợp, thiết thực đối với thực tiễn yêu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân. 2. Sau đợt bồi dưỡng giáo viên có kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng thiết bị dạy học, sử dụng kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học, có kĩ năng tổ chức các hoạt động trong công tác chủ nhiệm, có kĩ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm. Xây dựng kế hoạch, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch đảm bảo chất lượng. 3. Việc thực hiện BDTX phải được tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đạt được hiệu quả thiết thực. IV. Đối tượng BDTX. Cán bộ quản lý và tất cả giáo viên toàn trường. V. Nội dung, thời lượng BDTX. Tổng thời lượng BDTX mỗi năm học là 120 tiết/giáo viên. 1. Khối kiến thức bắt buộc: * Nội dung bồi dưỡng 1: - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học. - Thời lượng khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và hướng dẫn bao gồm các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục THCS, chương trình, sách giáo khoa, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục THCS thuộc chương trình giáo dục THCS..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Thống nhất: + Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006; + Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên, CBQL các nội dung và cách đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009, Công văn số 660/ BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn, chuẩn Hiệu trưởng trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TTBGDĐT ngày 22/10/2009, theo Kế hoạch số 142/KH-BGDĐT ngày 02/04/2010 và Công văn số 1962/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 14/04/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; + Tiếp tục bồi dưỡng các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, phù hợp với môn học và phù hợp với đặc thù cấp học, vùng miền; + Bồi dưỡng và nhân rộng đến giáo viên, CBQL nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và sáng tạo khoa học kỹ thuật; + Bồi dưỡng ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học; + Bồi dưỡng về năng lực sử dụng ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học theo Đề án ban hành kèm theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg, ngày 30/9/2008 về việc phê duyệt Đề án ”Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” * Nội dung bồi dưỡng 2: - Đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học (bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện). - Thời lượng khoảng 30 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học, bao gồm các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục THCS của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, kiến thức giáo dục địa phương; phối hợp với các dự án (nếu có) quy định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án. - Thống nhất: Chương trình học chính trị hè năm 2016: 20 tiết; Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của cấp học, ngành học: 10 tiết. 2. Khối kiến thức tự chọn * Nội dung bồi dưỡng 3: - Đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên; - Thời lượng khoảng 60 tiết/năm học/giáo viên. - Nội dung: Đây là khối kiến thức tự chọn gồm các môđun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên quy định theo từng cấp học. - Theo hướng dẫn, thống nhất của PGD&ĐT Cư Kuin; trường THCS Lê Thị Hồng Gấm quy định CBQL và giáo viên thực hiện bồi dưỡng 04 mô đun sau: 1. Mô đun 17: Tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng: 15 tiết..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Mô đun 18: Phương pháp dạy học tích cực: 15 tiết. 3. Mô đun 19: Dạy học với công nghệ thông tin: 15 tiết. 4. Mô đun 20: Sử dụng các thiết bị dạy học: 15 tiết. VI. Hình thức tổ chức BDTX. 1. Bồi dưỡng thông qua các lớp tập trung. 2. Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu. 3. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cụm trường; sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. 4. Thông qua theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet). WII NỘI DUNG BỒI DƯỠNG 1.. 2.. Nhiệm vụ năm học theo cấp học, ngành học 30 tiết/năm học/giáo viên.. Nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương: 30 tiết/năm học/giáo viên. 3.. STT. THỜI GIAN. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG. Nhiệm vụ năm học theo cấp học, ngành 8/2016 học 30 tiết/năm học/giáo viên... SỐ TIẾT 30tiết. Nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương. 1. - Học tập các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học tích cực. Chương trình học chính trị hè năm 2016: - Chuyên đề chuẩn kiến thức kỹ năng - Giáo dục kỹ năng sống, tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục bảo vệ môi trường vào các tiết dạy. 2. Bồi dưỡng kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 30 tiết 8/2016. 1. Phát triển nghề nghiệp: 60 tiết/năm học/giáo viên Thời gian tính theo năm học 2016 Nội dung công việc Số tiết - 2017 Tháng 8 +9 /2016 - Bồi dưỡng tập trung nội dung bồi dưỡng 1 và 30 tiết; nội dung bồi dưỡng 2. - Giáo viên xây dựng kế hoạch (chủ yếu nội dung bồi dưỡng 1 và 2). - Nhà trường dự thảo Kế hoạch BDTX của đơn vị năm Chương trình học chính trị hè.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> năm 2016: 20 tiết; Phương hướng nhiệm vụ năm học 20162017 của cấp học, ngành học: 10 tiết. học 2016 - 2017. Tháng 10/2016. -Tự nghiên cứu, tự học, mô đun 17 -Tiếp tục bồi dưỡng nội dung bồi dưỡng 1 và nội dung bồi dưỡng 2. - Bồi dưỡng nội dung 3: 15 tiết + Mã mô đun THCS 17 – Tìm kiếm, khai thác, xử lý thông tin phục vụ bài giảng. -Làm bài kiểm tra mô đun 17 THCS. -Tự nghiên cứu, tự học mô đun 18 - Bồi dưỡng nội dung 3: Tháng 11+12/2016; +Mã mô đun THCS 18 – Phương pháp dạy học tích cực. -Làm bài kiểm tra mô đun 18 -. 15 tiết. - Tiếp tục tự nghiên cứu; 15tiết - Thảo luận theo tổ, nhóm chuyên môn; Tháng 01+ 02/2017 - Bồi dưỡng nội dung 3: + Mã mô đun THCS 19 – Dạy học với công nghệ thông tin; -Làm bài kiểm tra mô đun 19 - Tiếp tục tự nghiên cứu; - Thảo luận theo tổ, nhóm chuyên môn; 15 tiết - Bồi dưỡng nội dung 3: + Mã mô đun THCS 20 – Sử dụng thiết bị Tháng 03 +04/2017 dạy học. -Làm bài kiểm tra mô đun 20 Viết bài thu hoạch, tự đánh giá công tác BDTX Tháng 05/ 2017 giáo viên THCS năm học 2016 – 2017. Trách nhiệm của giáo viên. - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường. BGH DUYỆT TỔ CM DUYỆT Người lập kế hoạch. Đinh Văn Nhật. PHẦN II.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TIẾN TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BDTX NĂM HỌC 2016 - 2017 NỘI DUNG 1 A. Nội dung bồi dưỡng: I. Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 1. Về nội dung - Chương trình phải là thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện, tiến trình giờ học và cách đánh giá kết quả của học sinh - ND dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn và đảm bảo tính phổ thông, toàn diện, hướng nghiệp - Nộ dung chương trình phải cơ bản, tinh giảm, thiết thực và cập nhật - Tiến kịp trình độ chung các nước trong khu vực và thế giớ - Giảm tính lí thuyết hàn lâm - Tăng tính thực tiễn, thực hành - Đảm bảo vừa sức, khả thi 2. Về phương pháp - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tự học, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học - Để đổi mới cần có cuộc cách mạng về tư duy - Hãy chiêm nghiệm những triết lí về phương pháp - Vì giáo viên chưa hiểu sâu sắc bản chất của đổi mới phương pháp là: “ GV phát huy tính tích cực chủ động của Hs” - Chưa quan tâm đến đối tượng học - Phương pháp dạy chưa đổi mới - Chưa kết hợp hài hòa giữa các phương pháp 3. Về kiểm tra đánh giá 3.1. Kiểm tra đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu điều chỉnh hoạt động dạy học, góp phần cải thiên, nâng cao chất lượng đào tạo con người 3.2. Yêu cầu đánh giá kết quả giáo dục 3.3 Hình thức đánh giá 3.4 Phương pháp đánh giá 3.5 Phương tiện đánh giá 3.6 Các tiêu chí của đánh giá - Đánh giá toàn diện - Đảm bảo độ tin cậy - Đảm bảo yêu cầu phân hóa - Đảm bảo tính khả thi 3.7 Thiết kế đề kiểm tra đánh giá HS - Xác định mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra - Xác định mục tiêu dạy học - Thiết lập ma trận hai chiều II. Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên, CBQL các nội dung và cách đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009, Công văn số 660/ BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên theo.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> chuẩn, chuẩn Hiệu trưởng trường THCS ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TTBGDĐT ngày 22/10/2009, theo Kế hoạch số 142/KH-BGDĐT ngày 02/04/2010 và Công văn số 1962/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 14/04/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; II.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên II.1.1. Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. 2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh. 3. Tiêu chí 3. ứng xử với học sinh Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. 4. Tiêu chí 4. ứng xử với đồng nghiệp Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục. 5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục 1. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. 2. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục. Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học 1. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 2. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn. 3. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. 4. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 5. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 7. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 8. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục 1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. 2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng. 3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. 4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng. 5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra. 6. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh Đánh giá kết quả rèn luyện đạo dực của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội 1. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường. 2. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp 1. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. 2. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục. II.1.2. Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn a) Đạt chuẩn: - Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt từ 3 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 4 điểm và có tổng số điểm từ 90 đến 100..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt từ 2 điểm trở lên, trong đó phải có ít nhất 15 tiêu chí đạt 3 điểm, 4 điểm và có tổng số điểm từ 65 đến 89. - Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt từ 1 điểm trở lên nhưng không xếp được ở các mức cao hơn. b) Chưa đạt chuẩn - loại kém: Tổng số điểm dưới 25 hoặc từ 25 điểm trở lên nhưng có tiêu chí không được cho điểm. II.1.3. Các mức điểm của mỗi tiêu chí Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị 1 điểm. Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia hoạt động chính trị, xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. 2 điểm. Tự giác chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tự giác tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân. 3 điểm. Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân. 4 điểm. Gương mẫu và vận động mọi người chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị, xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp 1 điểm. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao; có ý thức học hỏi đồng nghiệp; chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; không có hành vi tiêu cực. 2 điểm. Yên tâm với nghề, có ý thức cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục; hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu các nhiệm vụ được giao; tự giác chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; có ý thức đấu tranh với những hành vi tiêu cực. 3 điểm. Tận tuỵ với nghề, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục; gương mẫu chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; tự giác tham gia đấu tranh với những hành vi tiêu cực. 4 điểm. Say mê, toàn tâm toàn ý với nghề, thường xuyên đúc rút kinh nghiệm và vận dụng một cách sáng tạo trong hoạt động giáo dục; gương mẫu và vận động mọi người nghiêm chỉnh chấp hành các điều lệ, quy chế, quy định của bộ, ngành; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực. Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh 1 điểm. Thân thiện với học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh; không thành kiến, thiên vị; không có hành vi xúc phạm nhân phẩm, xâm phạm thân thể học sinh. 2 điểm. Chân thành, cởi mở với học sinh, sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có khó khăn; không phân biệt đối xử với học sinh; tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh. 3 điểm. Chân thành, cởi mở với học sinh, chủ động tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức; đối xử công bằng với học sinh; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh. 4 điểm. Luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh; dân chủ trong quan hệ thầy trò; tích cực tham gia và vận động mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học sinh. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp 1 điểm. Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2 điểm. Phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh, cùng với đồng nghiệp cải tiến công tác chuyên môn góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt. 3 điểm. Sẵn sàng hợp tác, cộng tác và chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; lắng nghe và góp ý thẳng thắn với đồng nghiệp để xây dựng tập thể sư phạm tốt. 4 điểm. Chủ động hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh; tiếp thu và áp dụng kinh nghiệm của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục; biết chấp nhận sự khác biệt của đồng nghiệp góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong 1 điểm. Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong đúng đắn. 2 điểm. Tự giác thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực. 3 điểm. Gương mẫu thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. 4 điểm. Gương mẫu và vận động mọi người thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học. Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 1 điểm. Tìm hiểu khả năng học tập và tình hình đạo đức của học sinh trong lớp được phân công dạy qua việc tổ chức kiểm tra đầu năm học và nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập của học sinh những năm trước, kết quả tìm hiểu được sử dụng để xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục. 2 điểm. Tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, tình hình đạo đức và hoàn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra kiến thức đầu năm; nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập năm trước, gặp gỡ phụ huynh học sinh, kết quả tìm hiểu được sử dụng để xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục. 3 điểm. Cập nhật được các thông tin về việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh qua kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh giúp cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học và giáo dục. 4 điểm. Có nhiều phương pháp sáng tạo và phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, Đội, cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục. Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 1 điểm. Nắm được điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn học của nhà trường, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục. 2 điểm. Biết thâm nhập thực tế tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương nơi trường đóng qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, đoàn thể và cha mẹ học sinh. 3 điểm. Biết vận dụng các phương pháp điều tra để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhà trường, gia đình, cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh. 4 điểm. Thông tin về môi trường giáo dục thường xuyên được cập nhật và được sử dụng trực tiếp có hiệu quả vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh. Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 1 điểm. Biết lập kế hoạch dạy học năm học, bài học (giáo án) theo yêu cầu quy định..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2 điểm. Kế hoạch dạy học năm học, bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, những hoạt động chính kết hợp chặt chẽ giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. 3 điểm. Kế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học sinh, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí. 4 điểm. Kế hoạch dạy học năm học đảm bảo kết hợp chặt chẽ dạy học với giáo dục, kết hợp các hoạt động đa dạng, chính khoá và ngoại khoá thể hiện sự phối hợp, hợp tác với đồng nghiệp. Kế hoạch bài học thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, có nhiều phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí. Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học 1 điểm. Nắm vững nội dung môn học được phân công để đảm bảo dạy học chính xác, có hệ thống. 2 điểm. Nắm vững các mạch kiến thức môn học xuyên suốt cấp học để đảm bảo tính chính xác, lôgic, hệ thống; nắm được mối liên hệ giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học. 3 điểm. Nắm vững kiến thức môn học; có kiến thức chuyên sâu để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi. 4 điểm. Có kiến thức sâu, rộng về môn học, có thể giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó. Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học 1 điểm. Đảm bảo dạy học bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, có tính đến yêu cầu phân hoá. 2 điểm. Đảm bảo dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình, thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã thiết kế, có chú ý thực hiện yêu cầu phân hoá. 3 điểm. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện đầy đủ kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tương đối tốt yêu cầu phân hoá. 4 điểm. Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn học, thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế, thực hiện tốt yêu cầu phân hoá. Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học 1 điểm. Vận dụng được một số phương pháp dạy học đặc thù của môn học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh đã xác định trong kế hoạch bài học. 2 điểm. Tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học. 3 điểm. Biết phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học gây được hứng thú học tập, kích thích tính tích cực, chủ động học tập của học sinh và rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh. 4 điểm. Phối hợp một cách thành thục, sáng tạo các phương pháp dạy học đặc thù của môn học, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hoá, phát huy tính tích cực nhận thức và phát triển kỹ năng tự học của học sinh. Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học 1 điểm. Sử dụng được các phương tiện dạy học quy định trong chương trình môn học (trong danh mục thiết bị dạy học môn học). 2 điểm. Biết lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3 điểm. Sử dụng một cách thành thạo các phương tiện dạy học truyền thống và biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học. 4 điểm. Sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác; biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới. Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập 1 điểm. Tạo được bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh, khuyến khích học sinh mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên; đảm bảo điều kiện học tập an toàn. 2 điểm. Biết khuyến khích học sinh mạnh dạn, tự tin không chỉ trả lời các câu hỏi của giáo viên mà còn nêu thắc mắc và trình bày ý kiến của mình; đảm bảo điều kiện học tập an toàn. 3 điểm. Tạo được bầu không khí hăng say học tập, lôi cuốn mọi học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có sự hợp tác, cộng tác với nhau; đảm bảo điều kiện học tập an toàn. 4 điểm. Luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi tình huống; tôn trọng ý kiến học sinh, biết tổ chức các hoạt động để học sinh chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học; đảm bảo điều kiện học tập an toàn. Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học 1 điểm. Xây dựng được hồ sơ dạy học và bảo quản, phục vụ cho dạy học theo quy định. 2 điểm. Trong hồ sơ dạy học, các tài liệu, tư liệu được sắp xếp một cách khoa học và dễ dàng sử dụng. 3 điểm. Hồ sơ dạy học được bảo quản tốt và thường xuyên được bổ sung tư liệu. 4 điểm. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học. Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 1 điểm. Bước đầu vận dụng được chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định. 2 điểm. Vận dụng được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp. 3 điểm. Sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học. 4 điểm. Sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp truyền thống và hiện đại, biết tự thiết kế công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 1 điểm. Kế hoạch thể hiện được mục tiêu, các hoạt động chính, tiến độ thực hiện. 2 điểm. Kế hoạch thể hiện mục tiêu, các hoạt động chính phù hợp với đối tượng giáo dục, tiến độ thực hiện khả thi. 3 điểm. Kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu; các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở học sinh; tiến độ thực hiện khả thi. 4 điểm. Kế hoạch đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 1 điểm. Khai thác được nội dung bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh. 2 điểm. Khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lí với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. 3 điểm. Khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách sinh động, hợp lí với thực tế cuộc sống gần gũi với học sinh để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh. 4 điểm. Liên hệ một cách sinh động, hợp lí nội dung bài học với thực tế cuộc sống ; biết khai thác nội dung môn học phục vụ cho giáo dục các vấn đề về pháp luật, dân số, môi trường, an toàn giao thông, v.v... Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 1 điểm. Thực hiện được một số hoạt động giáo dục chủ yếu theo kế hoạch đã xây dựng. 2 điểm. Thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. 3 điểm. Thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng. 4 điểm. Thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục, ứng xử kịp thời hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng 1 điểm. Thực hiện được một số hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã xây dựng. 2 điểm. Thực hiện một cách đầy đủ các hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã xây dựng. 3 điểm. Thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động giáo dục trong cộng đồng theo kế hoạch đã xây dựng. 4 điểm. Thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, ứng xử kịp thời, hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 1 điểm. Vận dụng được một số nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể. 2 điểm. Vận dụng được các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục. 3 điểm. Vận dụng hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực. 4 điểm. Vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực; có kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt. Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh 1 điểm. Biết thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh theo quy định. 2 điểm. Thực hiện được việc theo dõi, thu thập thông tin về từng học sinh làm cơ sở cho đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. 3 điểm. Biết phối hợp các cách thu thập thông tin về việc rèn luyện đạo đức của từng học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và có tác dụng thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên. 4 điểm. Phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn, Đội trong trường tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, đảm bảo tính khách quan công bằng, chính xác và có tác dụng giáo dục học sinh. Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 1 điểm. Thực hiện được việc phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua hình thức hội nghị cha mẹ học sinh, liên lạc với gia đình và thăm gia đình học sinh nhằm hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh. 2 điểm. Phối hợp với cha mẹ học sinh và với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa phương nhằm hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh. 3 điểm. Có nhiều phương pháp và hình thức phối hợp với cha mẹ học sinh và với chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh. 4 điểm. Có sáng tạo trong phương pháp và hình thức phối hợp thường xuyên với cha mẹ học sinh và chính quyền, tổ chức chính trị, xã hội của địa phương trong hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh. Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội 1 điểm. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ một thành viên của một trong các tổ chức chính trị, xã hội ở nhà trường; có tiến hành tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương nơi trường đóng. 2 điểm. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội do các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường khởi xướng và do địa phương tổ chức. 3 điểm. Chủ động tham gia các phong trào do các tổ chức chính trị, xã hội trong nhà trường khởi xướng và tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương tổ chức. 4 điểm. Biết cách vận động lôi cuốn đồng nghiệp và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong trường; biết tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào việc phát triển nhà trường, địa phương và xây dựng xã hội học tập. Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 1 điểm. Cầu thị, lắng nghe những nhận xét đánh giá của người khác; thực hiện đầy đủ yêu cầu đối với việc bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. 2 điểm. Biết rút kinh nghiệm trong công tác, tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó có kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện. 3 điểm. Biết phân tích, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó có kế hoạch và phương pháp tự học, tự rèn luyện phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân và thực hiện kế hoạch đạt kết quả rõ rệt. 4 điểm. Thực hiện đúng kế hoạch tự học, tự rèn luyện đã vạch ra, đem lại kết quả rõ rệt về phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; được tập thể thừa nhận là một tấm gương để học tập. Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục 1 điểm. Nhận ra được một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và cùng đồng nghiệp tìm cách giải quyết. 2 điểm. Đề xuất được các giải pháp giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. 3 điểm. Biết nghiên cứu phát hiện một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và đề xuất được giải pháp giải quyết. 4 điểm. Biết hợp tác với đồng nghiệp trong việc tổ chức nghiên cứu phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp. II.1.4. Nguồn minh chứng của các tiêu chuẩn Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 1 1. Hồ sơ thi đua của nhà trường. 2. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên. 3. Biên bản góp ý cho giáo viên của tập thể lớp học sinh (nếu cần). 4. Biên bản góp ý cho giáo viên của Ban đại diện cha mẹ học sinh (nếu có). 5. Báo cáo sáng kiến, kinh nghiệm (nếu có)..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần). 7. Biên bản đánh giá của Hội đồng giáo dục (nếu có). 8. Nhận xét của địa phương nơi cư trú (nếu có). Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 2 1. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành. 2. Kết quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra. 3. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần). Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 3 1. Bản kế hoạch dạy học; tập bài soạn thể hiện phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý. 3. Biên bản đánh giá bài lên lớp (của tổ chuyên môn, của học sinh ...). 4. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên. 5. Đề kiểm tra đánh giá; ngân hàng bài tập và câu hỏi môn học (nếu có). 6. Bài kiểm tra, bài thi, bảng điểm kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. 7. Báo cáo kinh nghiệm, sáng kiến của giáo viên (nếu có). 8. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần). Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 4 1. Bản kế hoạch các hoạt động giáo dục được phân công. 2. Các loại sổ sách, hồ sơ quản lý dạy học theo quy định của các cấp quản lý. 3. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên. 4. Sổ biên bản sinh hoạt lớp, sổ chủ nhiệm lớp, sổ liên lạc (đối với giáo viên chủ nhiệm); sổ công tác Đoàn, sổ tay công tác của giáo viên (đối với giáo viên không làm chủ nhiệm)... 5. Hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến, nếu có). 6. Nhận xét của đại diện cha mẹ học sinh, học sinh, các tổ chức chính trị, xã hội, đồng nghiệp... (nếu có). 7. Tư liệu về một trường hợp giáo dục cá biệt thành công (nếu có). Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 5 1. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá giáo viên và nhân viên. 2. Hồ sơ thi đua của nhà trường (kinh nghiệm, sáng kiến, nếu có). 3. Ý kiến xác nhận của lãnh đạo địa phương, đại diện cha mẹ học sinh. 4. Các hình thức khen thưởng về thành tích tích hoạt động xã hội của giáo viên (nếu có). Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 6 1. Hồ sơ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. 2. Văn bằng, chứng chỉ các lớp bồi dưỡng. 3. Sáng kiến kinh nghiệm. 4. Hồ sơ đánh giá giáo viên, nhân viên của nhà trường. B. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 2 tháng 8 năm 2016 đến ngày 30 tháng 8 năm 2016 C. Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng theo hình thức tập trung tại phòng HĐSP nhà trường bằng phổ biến lồng ghép trong buổi họp cơ quan. D. Kết quả đạt được: 95% E. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: Giáo viên có thể vấn dụng các vấn đề về nội dung, phương pháp dạy học, đánh giá kiểm tra kết quả học tập của học sinh theo Chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. Giáo viên đánh giá được năng lực bản than theo chuẩn nghề nghiệp từ đó phát huy hơn nữa để đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> F. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này G. Tự đánh giá: 95% NỘI DUNG 2 Chương trình học chính trị hè năm 2016; Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của cấp học, ngành học A. Nội dung bồi dưỡng: I. NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀNQUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG I.1. Những vấn đề cơ bản, điểm mới trong các chuyên đề được nêu trong Nghị quyết: Qua nội dung học tập Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XIIcủa Đảng, bản thân tiếp thu được những nội dung sau:Về kết cấu, NQ Đại hội XII gồm 6 phần: (1) Tán thành những nội dung cơbản về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011-2015)và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016-2020 nêu trong Báo cáo Chính trị, Báocáo KT-XH của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XI trình Đại hội; (2) thông quaBáo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XItrình Đại hội XII; (3) thông qua Báo cáo tổng kết việc thi hành Điều lệ Đảngkhoá XI; đồng ý không sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng hiện hành; (4) thông quaBáo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khoá XI; (5) thông qua kết quả bầuBan Chấp hành T.Ư Đảng khoá XII; (6) trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khaithực hiện. (NQ Đại hội XI của Đảng có thêm 2 phần: Thông qua dự thảo Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm2011); Thông qua dự thảo Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020).Nội dung Văn kiện Đại hội XII được xây dựng trên cơ sở tổng kết sâu sắclý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới, có sự kế thừa, bổ sung, phát triển Văn kiệnĐại hội XI, của các nghị quyết Hội nghị Trung ương trong nhiệm kỳ và đườnglối, quan điểm của Đảng trong các nhiệm kỳ trước đây. Trong đó, những quanđiểm cơ bản, tư tưởng chỉ đạo, nội dung cốt lõi, những vấn đề mới, đều hiệndiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng anninh, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cụ thể như sau:Về đổi mới mô hình tăng trưởng và hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế thừa những kết quả đạt được trongnhiệm kỳ Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII có những phát triển mới rất rõ nét,nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, xác định đặc trưng cơ bản của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Về lĩnh vực văn hoá – xã hội, Văn kiện đặc biệt chú trọng các nhiệm vụ,giải pháp gắn kết giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ với phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ hiệu quả quá trình đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lạinền kinh tế, thực hiện 3 đột phá chiến lược. Việc xây dựng, phát triển văn hoácon người Việt Nam, Văn kiện lựa chọn, định hướng 7 nhiệm vụ, giải pháp chủyếu, trong đó nhấn mạnh và đặt lên hàng đầu là nhiệm vụ xây dựng con người.Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợixã hội là một trong những thành tựu nổi bật trong 30 năm đổi mới, Văn kiện xácđịnh điểm nhấn và cũng là điểm mới, đó là thực hiện hiệu quả hơn trong 5 nămtới vấn đề quản lý phát triển xã hội. Về lĩnh vực quốc phòng, an ninh và hoạt động đối ngoại, Báo cáo chính trịĐại hội XII có nêu: “Tăng cường quốc phòng,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> an ninh, bảo vệ vững chắc Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới”. Cụm từ "trong tình hìnhmới" là điểm mới được nhấn mạnh. Về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế,Báo cáo chỉ ra vấn đề cốt lõi là phải xác định mục tiêu tối thượng là lợi ích quốcgia – dân tộc. Trong khi nhận rõ hợp tác phát triển là xu thế thì đồng thời khôngmơ hồ chỉ thấy hợp tác một chiều. Hợp tác đồng thời phải đi đôi với đấu tranh,cạnh tranh để bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia; đồng thời đấu tranh, cạnhtranh để hợp tác chứ không dẫn tới đối đầu, bất lợi.Về chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, so với Nghị quyếtĐại hội XI, điểm mới trong Văn kiện Đại hội XII có nêu: "Phát huy mạnh mẽmọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân"; "Tôn trọng những điểmkhác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc". Trong định hướngxây dựng các giai tầng trong xã hội, Văn kiện có yêu cầu mới đó là “tiếp tụchoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy những giá trịvăn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo”.Về phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủcủa nhân dân, ngoài một số nhiệm vụ, giải pháp mới, Văn kiện cũng bổ sungphương hướng: “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội”. “Tập trung xây dựng những văn bản pháp luậtliên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của nhân dân”. Bổ sung nội dung “giámsát” trong phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”.Về xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, Văn kiện nêu lên nhiềunhiệm vụ, giải pháp mới, nổi bật là việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Thực hiệnthí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện; mở rộngđối tượng thi tuyển chức danh cán bộ quản lý; hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơchế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi công vụ; xác định rõ quyền hạn,trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính. Về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, Báo cáo chính trị nêu trọng tâmlà kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI. Cáccấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnhđạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở nghiêm túc, tự giác và có kếhoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm.Ngoài ra, ở phần nhiệm vụ, giải pháp, Văn kiện đề ra 10 nội dung, tất cả đềuđược bổ sung phát triển trên cơ sở kế thừa từ các văn kiện Đại hội khoá trước.Những điểm mới nêu trong Văn kiện Đại hội XII phản ánh bước tiến về tưduy lý luận của Đảng và sẽ trở thành những định hướng chính trị quan trọng củamục tiêu xây dựng, phát triển đất nước trong 5 năm tới. Việc làm rõ những vấnđề mới trong Văn kiện Đại hội XII sẽ giúp cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủchốt các cấp trong tỉnh nắm vững một bước nội dung Văn kiện, chuẩn bị cho đợtsinh hoạt chính trị rộng lớn, từ đó góp phần thực hiện đúng đắn, sáng tạo Nghịquyết Đại hội XII của Đảng, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của tỉnhta, sớm đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sốngTăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lựclãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trịvững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩymạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững,xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theohướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo vệvững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảovệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổnđịnh để phát triển đất nước. Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khuvực và trên thế giới.. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức XII củaĐảng tập trung vào 6 nhiệm vụ trọng tâm sau: (1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoáivề tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyểnhoá" trong nội bộ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộcấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạtđộng hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãngphí, quan liêu. (3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng,năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệuquả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới môhình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nôngthôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơcấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công. I.2. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh và quản lý giá phải theo cơ chế thị trường. Đồng thời, Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân chủ, tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo, từng bước nâng cao phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh Đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. 2.1. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới 2.2. Đẩy mạnh cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2.3. Phát triển các ngành dịch vụ 2.4. Phát triển kinh tế biển 2.5. Phát triển các vùng và khu kinh tế 2.6. Tạo môi trường thuận lợi phát triển doanh nghiệp 3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường tiềm lực khoa học, công nghệ 5. Phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân 6. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 7. Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 8. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tuân thủ pháp luật 9. Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội 10. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước II. Phương hướng nhiệm vụ năm học 2016-2017 của cấp học, ngành học Các nhiệm vụ chủ yếu 1. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước Căn cứ vào các chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> và Đào tạo ban hành, các địa phương tổ chức rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung cấp, cao đẳng và giáo dục thường xuyên phù hợp với điều kiện của từng vùng, địa phương. Triển khai kiểm định các cơ sở giáo dục đại học để có căn cứ xếp hạng, phân tầng và sắp xếp lại mạng lưới một cách tổng thể, phù hợp với nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp Rà soát, hoàn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn ban hành, theo đó xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chuẩn; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chuẩn. Tăng cường gắn kết giữa các cơ sở đào tạo sư phạm với các địa phương trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng bồi dưỡng thường xuyên ngay tại nhà trường cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn, trao đổi, tự học. 3. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của thị trường lao động, nhằm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương. Hoàn thiện chương trình giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Xây dựng chính sách, cơ chế phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Biên soạn tài liệu giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp kinh doanh và quản lý giáo dục hướng nghiệp. Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình hướng nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học/giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả. 4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông. Hỗ trợ các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới; xây dựng chương trình và triển khai bồi dưỡng giáo viên giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, giảng dạy chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Xây dựng, hoàn thiện chương trình, sách giáo khoa, hệ thống học liệu ngoại ngữ trực tiếp và trực tuyến đáp ứng mục tiêu đào tạo chung. Xây dựng chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ tăng cường, chuyên ngữ và song ngữ ở các cấp học và trình độ đào tạo. Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Nam và từng bước hoàn thiện, phát triển ngân hàng đề thi quốc gia. Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia. 5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, trong đó quan tâm tới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin và xã hội hóa. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lý cho các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền. 6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học thực hiện tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về tự chủ các cơ sở giáo dục đại học. Các cơ sở giáo dục đại học chủ động thực hiện đầy đủ quyền tự chủ được giao, nhất là về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và học thuật để nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chủ động giải trình kết quả thực hiện quyền tự chủ được giao. Tổng kết, nhân rộng các mô hình tự chủ thành công trong hệ thống. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về quyền tự chủ. 7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo Thí điểm các mô hình giáo dục tiên tiến, chương trình giảng dạy, sách giáo khoa, kiểm tra, đánh giá học sinh của các nước ở bậc học phổ thông trong cả nước. Tăng cường áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình xây dựng, đổi mới chương trình và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp tiếp nhận chuyển giao chương trình tiên tiến của nước ngoài, sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, tăng cường thu hút chuyên gia nước ngoài và đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Các cơ sở giáo dục đại học chủ động mở rộng hợp tác quốc tế, phát triển các chương trình hợp tác trao đổi sinh viên, giảng viên với các trường đại học nước ngoài. Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, công nhận tín chỉ, đồng cấp bằng với các trường đại học được kiểm định của nước ngoài. 8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015, lộ trình đến năm 2020. Tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư, nâng cấp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối thuộc để đầu tư các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo, đồng thời giải quyết các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp. 9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Nghiên cứu dự báo nhu cầu thị trường lao động. Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng giảm dần các ngành nghề đào tạo đang dư thừa trên thị trường lao động như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng..., tăng cường đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật và công nghệ. Kiểm soát quy mô đào tạo theo hướng giảm chỉ tiêu các ngành ít có nhu cầu tuyển dụng và chất lượng thấp; tăng dần quy mô đào tạo các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao và chất lượng cao. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học. Thành lập các nhóm giảng dạy - nghiên cứu được đầu tư đồng bộ để kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học với nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, qua đó nâng cao chất lượng người học sau đào tạo. B. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 16 tháng 8 năm 2016 đến ngày 17 tháng 8 năm 2016 C. Hình thức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung D. Kết quả đạt được: 95% E. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: Văn kiện chỉ rõ: Các cấp ủy đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành và tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và chỉ đạo triển khai thực hiện. Bản thân sẻ tuyên truyền phổ biến những vấn đề cốt lõi đến các em học sinh tạo niềm tin vững chắc cho thế hệ tương lai tổ quốc đối với Đảng và sự lãnh đạo sang suốt đúng đắn của Đảng đối với tương lai đất nước. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ do ngành triễn khai để vận dụng cụ thể vào nhiệm vụ của bản thân trong công tác dạy học của mình. F. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này G. Tự đánh giá 95 điểm NỘI DUNG 3 MOUDULE THCS 17 1. Nội dung bồi dưỡng:. A - NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG I. Các khái niệm cơ bản 1. Thông tin Thông tin là một khái niệm trừu tượng mô tả các yếu tố đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người cũng như các sinh vật khác. Thông tin tồn tại khách quan, có thể được tạo ra, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị sai lạc, méo mó do nhiều nguyên nhân khác nhau: bị xuyên tạc, cắt xén… Những yếu tố gây sự sai lệch thông tin gọi là các yếu tố nhiễu..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Thông tin có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Người ta có thể định lượng tin tức bằng cách đo độ bất định của hành vi, trạng thái. Xác suất xuất hiện một tin càng thấp thì độ bất ngờ càng lớn do đó lượng tin càng cao. Chất lượng của thông tin thường được đánh giá dựa trên các phương diện chủ yếu sau: + Tính cần thiết + Tính chính xác + Độ tin cậy + Tính thời sự Khi tiếp nhận được thông tin, con người thường phải xử lý nó để tạo ra những thông tin mới,. Trong lĩnh vực quản lý, các thông tin mới là các quyết định quản lý. Với quan niệm của công nghệ thông tin, thông tin là những tín hiệu, ký hiệu mang lại hiểu biết, nhận thức của con người. Các tín hiệu thể hiện thông tin vô cùng đa dạng: âm thanh, hình ảnh, cử chỉ hành động, chữ viết, các tín hiệu điện từ…. Thông tin được ghi lại trên nhiều phương tiện khác nhau như giấy, da, đá, bảng tin, băng hình, băng ghi âm, đĩa từ, đĩa quang… Trong công nghệ thông tin, thông tin thường được ghi lên đĩa từ, đĩa quang, chíp điện tử (là tổ hợp các linh kiện điện tử)… Thông tin muốn được xử lý trên máy tính phải được mã hoá theo những cách thức thống nhất để máy tính có thể đọc và xử lý được. Sau khi xử lý, thông tin được giải mã trở thành các tín hiệu mà con người có thể nhận thức được. 2. Công nghệ thông tin và truyền thông Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT (Information Technology - viết tắt là IT) là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin. Có thể hiểu CNTT là ngành sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Truyền thông là sự luân chuyển thông tin và hiểu biết từ người này sang người khác bằng các ký hiệu, tín hiệu có ý nghĩa thông qua các kênh truyền tin. Công nghệ thông tin và truyền thông có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. II. Tác động của CNTT và truyền thông đối với giáo dục 1. Thay đổi mô hình giáo dục Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động PC Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục. 2. Thay đổi chất lượng giáo dục CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục do.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - CNTT ứng dụng trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm bắt trạng thái của hệ thống một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy. Thêm nữa, các hệ hỗ trợ quyết định trợ giúp thêm cho các nhà quản lý kịp thời ra được các quyết định quản lý chính xác, phù hợp. - CNTT ứng dụng trong dạy học giúp cho nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, người học nắm bài tốt hơn, Ngoài ra, internet cũng trợ giúp cho người học trong việc tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra bản thân, làm cho chất lượng nâng cao thêm. - CNTT ứng dụng trong định đánh giá chất lượng giúp cho công tác kiểm định được toàn diện, kết quả kiểm định được khách quan và công khai. Điều này làm nên động lực để các trường, các tổ chức có kế hoạch hoàn thiện nhà trường để đạt đến các chuẩn đề ra. Do tầm quan trọng của CNTT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Chỉnh phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm chỉ đạo việc ứng dụng CNTT trong trường học từ rất sớm. Sau đây là một số định hướng, chỉ đạo quan trọng Ngày 10/04/2007, Chính phủ đã có Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, giai đoạn 2008 – 2012, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Từ năm học 2007 – 2008, căn cứ nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 được Bộ GD&ĐT lấy làm năm học Công nghệ thông tin. Một trong những nhiệm vụ về CNTT năm học 2011 – 2012 là “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua các sở giáo dục đã chỉ đạo các trường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo 3. Thay đổi hình thức đào tạo Công nghệ thông tin và truyền thông phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện * Đào tạo từ xa: Hiện nay, có nhiều thuật ngữ để mô tả giáo dục – đào tạo từ xa như: Giáo dục mở, giáo dục từ xa, dạy từ xa, học từ xa đào tạo từ xa hoặc giáo dục ở xa… theo nhiều học giả trên thế giới thì “Giáo dục từ xa là một quá trình giáo dục – đào tạo mà trong đó phần lớn hoặc toàn bộ quá trình giáo dục – đào tạo có sự tách biệt giữa người dạy và người học về mặt không gian hoặc (và) thời gian”. Mặc dù chưa có định nghĩa chính xác về giáo dục từ xa. Tuy nhiên một cách tổng quát, giáo dục từ xa là hoạt động dạy học diễn ra một cách gián tiếp theo phương pháp dạy và phương pháp học từ xa. Giáo dục từ xa được hiểu bao hàm các yếu tố dưới đây: - Người dạy và người học ở một khoảng cách xa tức là có sự ngăn cách về mặt không gian: Khoảng cách này là tương đối, có thể là cùng trường học nhưng khác phòng học hoặc khác nhau về địa lý, có thể vài kilomet hoặc hàng ngàn kilomet. - Nội dung dạy học trong quá trình dạy học được truyền thụ, phân phối tới cho người học chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn bản in, âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu thông qua máy tính. - Sự liên hệ, tương tác giữa người học (nếu có) trong quá trình dạy học có thể được thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Tùy theo phương thức phân phối các nội dung dạy học và sự liên hệ, tương tác giữa người dạy và người học mà có các hình thức tổ chức, thực hiện giáo dục từ xa khác nhau. Về cơ bản người ta phân loại giáo dục từ xa dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học, đó là giáo dục từ xa tương tác và giáo dục từ xa không tương tác. Giáo dục từ xa tương tác (interactive/synchronous) tức là người dạy và người học có tương tác qua lại, trao đổi thông tin, kiểm tra thông tin thông qua các phương tiện truyền thông tin. Giáo dục từ xa không tương tác (non- interactive/synchronous) tức là người dạy và người học không có mối tương tác trao đổi thông tin với nhau. Các thông tin (tri thức) được đặt sẵn trong các kho tài nguyên thông tin, người học chủ động nghiên cứu nắm bắt. Công nghệ sử dụng cho giáo dục từ xa là rất đa dạng và phong phú. Trên cơ sở các phương thức giáo dục từ xa, có thể hiểu một cách tổng quát về giáo dục từ xa như sau: “Là một phương thức giáo dục – đào tạo dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Giáo dục từ xa lấy tự học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, công nghệ thông tin và viễn thông; có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo”. * Đào tạo trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và internet. Trong loại hình học tập truyền thống (hay còn gọi là học tập mặt đối mặt) học sinh trực tiếp nhận thông tin từ giáo viên. Một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học là các giao tiếp hai chiều giữa Thầy – Trò, Trò – Trò với cách thức học sinh tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình… học viên thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều đó. Học tập trực tuyến ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học sinh với giáo viên “ảo” và trao đổi với các đồng học “ảo” qua mạng máy tính hoặc internet. Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học sinh, hỗ trợ học sinh tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên. Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang, băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.v…Ưu điểm của đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không tốn kém như xây dựng trường học thật, không đòi hỏi giấy phép phức tạp. Nhược điểm duy nhất của đào tạo trực tuyến là nếu người dùng (client) mà có đường truyền chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn thì bị mất dữ liệu, dữ liệu bị sai lệch, thông tin sẽ không đến được hoặc mất mát dữ liệu là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, ngoài e-learning, còn có các hình thức đào tạo trực tuyến khác như mlearning (mobile learning), u-learning (ubiquitous learning) đã và đang được nghiên cứu. 4. Thay đổi phương thức quản lý Công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của các nhà trường trên mọi lĩnh vực: Tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch, thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học,…và ra quyết định. Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công nghệ thông tin cho các sở theo từng năm học, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi công tác quản lý. Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cơ sở hạ tầng CNTT của ngành Giáo dục và Đào tạo tăng lên đáng kể: Hầu hết các trường đã kết nối internet; nhiều trường THPT, THCS có phòng tin học, thư viện điện tử; tỷ lệ giáo viên mua máy.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> tính, kết nối Internet cũng tăng lên đáng kể; mạng giáo dục kết nối thành công mang lại nhiều cơ hội mới cho giáo dục. Tuy nhiên, do điều kiện về tài chính, con người nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các nhà trường hiện nay vẫn mang tính manh mún, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ nên hiệu quản chưa cao. Để nâng cao hiệu quả quản lý, cần thay đổi phương thức quản lý nhà trường, quản lý hệ thống giáo dục – quản lý qua mạng internet. Việc quản lý qua mạng sẽ mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý và điều hành nhà trường nhờ những ưu đểm sau: - Cho phép giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý có thể làm việc ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần máy tính có kết nối Internet. - Phụ huynh học sinh có thể biết được thông tin của nhà trường và kết quả học tập của con em mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet hoặc qua tin nhắn điện thoại di động. - Các cấp QLGD có thể nắm được tình hình, số liệu thống kê của các nhà trường học một cách nhanh chóng, kịp thời. - Cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ, dễ đảm bảo an toàn. - Khi triển khai hệ thống quản lý qua mạng, các trường tiết kiệm kinh phí trong việc trang bị máy chủ, thiết bị mạng, nhân lực quản trị mạng, bản quyền phần mềm - Tiết kiệm chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phần mềm Tuy nhiên, việc triển khai quản lý qua mạng internet cũng nảy sinh một số vấn đề: - Đòi hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh. - Đòi hỏi phải triển khai đồng bộ ở các cấp. - Phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống. - Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải có trình độ tin học nhất định. Năm học 2011 – 2012, Bộ đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục một số nội dung liên quan đến công tác quản lý: + Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail đối với giáo viên và học sinh + Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Bộ GD – ĐT + Xây dựng website của Sở, của Phòng và các trường + Tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn và liên kết đào tạo từ xa qua mạng giáo dục + Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục + Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành chính tại Sở GD & ĐT, các Phòng GD & ĐT và các trường học. B - CÁCH KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET Khai thác thông tin trên Internet 1.1. Tìm kiếm thông tin bằng website Google: - Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ: (trang Google Mỹ) hoặc (trang Google Việt Nam) Tất nhiên, chúng ta sẽ sử dụng trang Google Việt Nam. Đầu tiên là chúng ta truy cập vào trang này:(Chú ý là khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ các đồng chí nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode). Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta chỉ cần quan tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh. Về tìm kiếm trang Web, tôi xin lấy một số ví dụ như sau: VD1: Khi cần tìm thư viện bộ môn Vật lý, các đồng chí gõ vào phần tìm kiếm nội dung sau: Thư viện vật lý. Khi đó xuất hiện một danh sách các trang Web có các thông tintheo mục đích tìm kiếm của mình. Chúng ta di chuyển đến một trang Web ... VD2: Khi tìm trang Web để học ngoại ngữ, ta gõ vào phần tìm kiếm: Học ngoại ngữ ....

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Về tìm hình ảnh: Nhấn chuột vào liên kết Hình ảnh. VD1: Trong môn Ngữ văn hoặc Lịch sử, khi cần tìm hình ảnh về Văn Miếu, ta gõ: Văn miếu ... VD2: Trong môn Hóa học, để tìm hình ảnh về cấu trúc phân tử HCl, ... 1.2 Một số trang Web phục vụ cho dạy và học. Trang Web thư viện bài giảng: Trang Web dạy học trực tuyến: Mạng giáo dục edunet: Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký. 1.3 Lưu các địa chỉ thường dùng trong FavoritesCó những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần dùng ta không phải tìm kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm được điều này chúng ta Add tên các trang Web vào menu Favorites:B1: Mở trang Web cần Add.B2: Vào menu Favorites chọn Add to Favorites OKCách sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu Fovorites  chọn tên trang Web cần mở. Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như phương pháp giảng dạy mới mỗi giáo viên đã tự tạo được cho mình được các giáo án điện tử và cũng nhờ có Internet mà các giáo án điện tử phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức.Hầu như tất cả các giờ học có sử dụng giáo án điện tử không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều tỏ ra rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. Trong thời gian qua đã tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp của mình. Hầu như mọi giáo viên, từ già đến trẻ đều đang cố gắng chiếm lĩnh cho được phương pháp dạy học mới bằng việc tích cực tìm hiểu, vận dụng CNTT và sử dụng các thiết bị hiện đại để dạy học.. C. CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG THỰC HIỆN PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM THÔNG TIN PHỤC VỤ BÀI GIẢNG Bài 1 : Kỹ năng tìm kiếm thông tin phục vụ bài giảng 1. Kỹ năng vượt qua rào cản ngôn ngữ - Dịch một trang web: Nhiều khi lướt web để tìm tài liệu như thông tin về một bộ phim mới, một ca sĩ nổi tiếng nước ngoài, một diễn viên Hàn Quốc đẹp trai, ... bạn gặp một trang web chứa tài liệu đang cần nhưng nó lại toàn là tiếng Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc, ....nhìn hoa cả mắt. Rào cản ngôn ngữ đã ngăn cản bạn. Thế là bạn đành phải ngậm ngùi đóng nó lại. Nhưng nay Google đã giúp bạn xoá được rào cản ngôn ngữ này bằng cách giúp bạn dịch toàn bộ trang web nước ngoài đó sang tiếng Việt. Đó chính là chức năng Google Translate "Người phiên dịch". Để dịch một trang web bằng một ngôn ngữ bất kì nào đó sang tiếng Việt bạn làm theo các bước sau: 1) Truy cập vào trang chủ phiên dịch do google cung cấp: 2) Copy địa chỉ trang web bằng tiếng nước ngoài mà bạn muốn phiên dịch rồi past vào mục Enter text or a webpage URL 3) Chọn ngôn ngữ cần dịch ra. Ở đây bạn chọn Vietnamese rồi nhấn vào nút Translate. Khi đó trang web tiếng nước ngoài vô tri vô giác kia bây giờ lại toàn là tiếng Việt và bạn thoải mái khám phá. Chú ý: Google Translate còn cho phép bạn search những trang web tiếng nước ngoài bằng Tiếng Việt. Ví dụ bạn muốn tìm các trang web của Hàn Quốc có nói về nam diễn viên đẹp trai Jang Dong Gun bạn chỉ cần nhắp chuột vào nút Translated Search rồi gõ vào từ khoá "Jang Dong Gun " sau đó chọn ngôn ngữ gốc là tiếng Việt (Vietnamese) và ngôn ngữ cần dịch là tiếng Hàn (Korean) rồi Enter thế là bạn đã đọc được một loạt trang của Hàn Quốc về anh chàng đẹp trai này. Bây giờ bạn có thể đọc báo điện tử của.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Apganistan để biết thêm thông tin về Bin La Đen rồi đó. Hãy thử và khám phá thế giới bạn nhé. - Sử dụng trang Vdict.com để dịch thuật - Sử dụng công cụ dịch trên Google 2. Cách tìm văn bản và lấy văn bản từ Internet - Copy văn bản từ các trang web Nếu muốn copy nội dung của một trang web được bảo vệ, bạn có thể sử dụng một trong số các cách sau: 1/ Select/Copy/Paste: Dùng chuột hoặc dùng phím tắc chọn nội dung, copy và paste vào một trình soạn thảo nào đó (MS Word chẳng hạn). 2/ View Source (Alt + V + C hoặc Menu View/Source), copy code HTML và paste vào Web Editor nào đó (Frontpage chẳng hạn). 3/ View Source bằng lệnh: view-source. Cú pháp: viewsource:_trang_web.com/ten_file.com. 4/ Dùng Web Editor để open file tương ứng trong "C:Documents and Settings[User]Local SettingsTemporary Internet Files" (trong trường hợp dùng IE). Vì cơ chế hoạt động của Web browser là lưu tạm thời các file sử dụng cho một trang web vào thư mục tạm thời và gọi file đó khi cần thiết. 5/ Chụp hình màn hình (dùng phím Print Screen trên bàn phím), paste vào Photo Editor nào đó (MS Paint, Adobe Photoshop, ...) và lưu nội dung lại dưới dạng file hình ảnh. 6/ Dùng chương trình download web (Teleport Pro chẳng hạn), rồi dùng Web Editor để mở ra. 7/ Tự lập trình viên viết chương trình để đọc nội dung trang web, save lại dạng file text và edit. Việc viết chương trình như vậy cũng không khó cho một Lập trình viên lập trình mạng 3. Cách tìm và lấy ảnh và từ Internet Cách tìm kiếm thông tin trên Internet với Google; Wikipedia; Yahoo,… trong đó các trang ; ; ;...là những công cụ tìm kiếm khá phổ biến, thuận lợi và hữu ích. * Tìm kiếm tư liệu trên Internet với Ở đây giáo viên và học sinh có thể tìm thấy nhiều thông tin lịch sử của nước ngoài cũng như trong nước dưới dạng văn bản, hình ảnh, bản đồ... Các bước tìm kiếm như sau: a/ Tìm kiếm tư liệu văn bản - Kích đúp biểu tượng Internet Explorer trên desktop để mở trang Internet, gõ địa chỉ vào ô Addresss  Enter. - Giao diện của Google xuất hiện. Gõ cụm từ chìa khoá (trong dấu kép) cần tìm kiếm vào, ví dụ: “Văn minh Sông Hồng”, “Gandhi”,… Enter. Để lưu lại nội dung bài viết trên trang web này thì dùng chuột bôi đen nội dung cần lưu  kích chuột phải  copy rồi mở trang word để dán vào (paste) vào hoặc chọn File  Save as… chọn đường dẫn (Save in) để lưu vào máy tính hay USB  gõ tên tài liệu vào ô file name (gõ không dấu) Save. b/ Tìm kiếm tư liệu tranh, ảnh, bản đồ… - Sau khi vào trang tìm kiếm Google, thay vì chọn Web để tìm các bài viết thì chọn Hình ảnh để tìm hình ảnh rồi nhập từ chìa khoá cần tìm  Enter. - Trang web sẽ xuất hiện các hình ảnh liên quan đến từ chìa khoá với các kích cỡ khác nhau, nên chọn cỡ Trung bình hoặc Lớn trong khung Hiển thị (với các cỡ ảnh từ 50Kb trở lên mới có thể sử dụng tốt trong dạy học). - Kích chuột phải vào hình lớn  kích vào Save Picture As (hay kích vào biểu tượng Save ở góc trên,.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> trái của hình)  chọn đường dẫn đến nơi lưu trên máy tính hay USB (Save in), đặt lại tên trong ô File name (nếu cần)  Save.. trái của hình)  chọn đường dẫn đến nơi lưu trên máy tính hay USB (Save in), đặt lại tên trong ô File name (nếu cần)  Save.. - Cách lấy nhạc: 1. Download thủ công Khi truy cập vào một Website nào đó có chứa nhạc hay video, nếu Website này cho phép download, thì bạn chỉ việc nhấp vào nút download hay làm theo hướng dẫn trên Website mà bạn đang xem để download tập tin về máy tính. Tuy vậy, không phải website nào cũng dễ dàng cho để bạn download nhạc và video từ website của họ vì nhiều lý do khác nhau. Khi đó, bạn hãy thử lần lượt một trong cách cách sau: Nếu bạn thấy trên Website mà bạn đang nghe nhạc có thanh công cụ của Windows Media Player, hãy thử nhấp chuột phải vào thanh công cụ đó. Nếu website đó cho phép bạn nhấp chuột phải vào thanh công cụ (có một menu con hiện ra), hãy chọn tiếp Properties. Trong cửa sổ Properties, ở phần Location, có thể bạn sẽ thấy được đường dẫn chính thức đến tập tin nhạc hay video mà bạn đang nghe (Có đuôi *.mp3, *.wma, *.wmv,…), và bạn chỉ việc copy đường dẫn này sau đó dán vào chương trình hỗ trợ download có trên máy tính như Flashget để download. Một trường hợp khác (Có thể áp dụng cho website Nhacso.net) là trong phần Location không có đường dẫn đến một tập tin nhạc hay video (*.wma, *.mp3, *.wmv,…), mà lại chứa đường dẫn đến một tập tin khác có đuôi *.asx, hay *.aspx, thì bạn hãy vẫn cứ copy đường dẫn đó và download về máy. Thời gian download sẽ rất nhanh vì tập tin có đuôi .ASX này chỉ có dung lượng khoảng 1KB. Sau đó, bạn hãy dùng Notepad để mở tập tin ASX vừa mới download về (nhấp chuột phải vào tập tin, chọn Open With… và chọn Notepad hay mở Notepad trước rồi chọn File>Open sau đó chọn tập tin ASX vừa download về để mở nó ra). Lúc này, bạn sẽ thấy được đường dẫn chính thức tới tập tin nhạc mà bạn đang nghe. Hãy copy đường dẫn này và dán vào FlashGet để download về máy tính của mình. 2. Sử dụng các công cụ lấy đường dẫn Đối với một số website không cho phép nhấp chuột phải vào thanh công cụ (khi bạn nhấp chuột phải vào thanh công cụ thì sẽ không có một menu xuất hiện), hay những website sử dụng Flash để phát nhạc hay video (như Youtube) thì cách trên sẽ không thành công. Khi đó, bạn hãy thử bước tiếp theo, đó là sử dụng các công cụ lấy đường dẫn của tập tin. Có thể nói với cách này thì khả năng thành công khoảng 90%. Một trong những công cụ phổ biến nhất hiện nay là URL Helper, có thể download tại www.urlhelper.com/download.htm. Ngòai ra, bạn cũng có thể dùng đến phần mềm miễn phí URL Snooper. Bạn nhấp vào nút Select Adapter, chọn card mạng có trên máy tính, sau đó nhấp vào Sniff Network để bắt đầu. Chương trình này sẽ lấy tất cả các đường dẫn của nhiều loại tập tin khác nhau. Bạn hãy chọn các đường dẫn của những tập tin nhạc và video (Có đuôi *.mp3, *.wma, *.wmv, *.flv,…) để download bằng chương trình hỗ trợ download có trên máy. Ngoài ra, một công cụ lấy đường dẫn khác là phần mềm miễn phí Orbit Downloader. Đây là một chương trình hỗ trợ download tương tự FlashGet hay IDM, và có kèm thêm cả công cụ lấy link tương tự như URL Helper. Sau khi cài đặt và chạy phần mềm, bạn nhấp chuột phải vào biểu tượng của chương trình ở khay hệ thống và chọn Grab++. Bạn nhấp qua thẻ Music hay Video để lấy đường dẫn của tập tin nhạc hay Video tương ứng. Để download tập tin nào, bạn chỉ việc đánh dấu chọn vào tập tin đó và chọn Download để download bằng chính công cụ Orbit Downloader..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Lưu ý là bạn phải mở URL Helper hay Grab++ trước khi bắt đầu nghe nhạc hay xem video, để chương trình có thể lấy được các đường dẫn một cách hiệu quả nhất. 3. Tìm tập tin thay thế ở các bộ máy tìm kiếm Nếu bài hát hay đoạn video có trên trang web mà bạn đang xem là những bài hát hay những đoạn video phổ biến trên internet, thì bạn có thể tìm những tập tin tương tự ở những website khác, thay vì phải cố download ở website không cho download. Để tìm các tập tin nhạc và Video một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng công cụ tìm kiếm nhạc và Video của Việt Nam như baamboo.com, socbay.com, mp3.zing.vn, 7sac.com,... Có thể nói kết quả tìm kiếm nhạc và video ở những website này khá tốt, những công cụ này cũng cho phép bạn nghe trước bài hát hay xem trước video và cung cấp sẵn cho bạn đường link, để chỉ cần một cú click chuột là bạn có thể dễ dàng download tập tin về máy tính. 4. Dùng các công cụ ghi âm và ghi hình Nếu bạn không thể áp dụng tất cả các cách trên, thì hãy thử đến cách này, đó là thu âm và quay lại màn hình. Công cụ Jet Audio có thể giúp bạn thu lại âm thanh phát ra từ máy tính. Bạn mở Jet Audio, chọn Record (Ctrl + 3), đánh dấu chọn Stereo Mix. Khi website mà bạn đang xem bắt đầu phát nhạc thì bạn nhấp vào Start để bắt đầu thu. Để quay phim lại màn hình, thì bạn có thể dùng công cụ miễn phí Free Screen Recorder với dung lượng chỉ 559 KB, download tại Sau khi chạy chương trình, bạn vào Options>General Options, đánh dấu chọn Fixed Region, nhấn vào nút Select Fixed Region và quét chọn phần màn hình chứa đoạn video đang phát. Sau đó, nhấn vào nút Record để bắt đầu thu lại đoạn video. Điều lưu ý khi sử dụng cách này là bạn nên để cho file nhạc hay video phát qua một lần, rồi cho phát lại để bắt đầu thu, mới đảm bảo âm thanh và hình ảnh không bị giật trong quá trình thu âm hay ghi hình. BÀI 2 : KỸ NĂNG XỬ LÝ PHIM, ẢNH 1. Xử lý hình ảnh - Chỉnh sửa ảnh có sẵn : Cắt ảnh, đổi kích cỡ, chỉnh sửa màu sắc ảnh, sửa mắt đỏ. - Tạo ảnh : tạo ảnh từ chụp màn hình, tạo ảnh từ PowerPoint * Sử dụng phần mềm ACD See Sử dụng ACD See để xem, xử lý hình ảnh khá đơn giản và hiệu quả (cắt, xóa từng phần, nâng cao chất lượng hình ảnh). Đây là giao diện của phần mềm ACD See 5.0. Vào Editor để mở các công cụ chỉnh sửa. * Sử dụng công cụ Picture trên MS. PowerPoint hoặc Word để chỉnh sửa ảnh Tuy không phải là công cụ chỉnh sửa ảnh chuyên dụng nhưng công cụ Picture trên MS. PowerPoint / Word cũng có thể giúp cắt hoặc nâng chất lượng hình ảnh đã được chèn vào PowerPoint / Word một cách khá tiện ích. 2. Làm phim từ ảnh : - Giới thiệu về DigitalStoryteling (Câu chuyện số) Mỗi bức tranh đều có thể kể một câu chuyện và một h.nh ảnh có thể diễn đạt hơn ngh.n câu chữ. Câu chuyện h.nh ảnh số là sự kết hợp giữa nhiều phương tiện truyền thông. Nó được xây dựng dựa trên h.nh ảnh, kết hợp với văn bản, giọng nói, chuyển động, sự chuyển tiếp (giữa các h.nh ảnh), âm nhạc, tạo nên một sản phẩm phong phú để diễn đạt, chia sẻ, mô tả, tr.nh bày về một câu chuyện. Mặc dù Câu chuyện h.nh ảnh có thể được tạo bằng các bức ảnh in ra giấy, nhưng công nghệ máy tính và các phần mềm chuyên dụng cho phép tạo ra một ứng dụng hỗn hợp đa phương tiện (mash up), giải phóng sự sáng tạo trong quá tr.nh kể chuyện..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> “Digital Storytelling là một cách thể hiện hiện đại của nghệ thuật kể chuyện xưa. Các câu chuyện số phát huy được sức mạnh của nó bằng cách dệt các hình ảnh, âm nhạc, lời kể và âm thanh với nhau, tạo nên một màu sắc sống động và một không gian sâu lắng cho các nhân vật, tình huống, trải nghiệm và suy ngẫm.” - Làm phim từ Windows Movie Maker Câu chuyện h.nh ảnh có thể được tạo bằng các phần mềm ứng dụng như MS PowerPoint, các công cụ tr.nh bày tương tự khác hay các phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chuyên dụng nhất là Photo Story 3 for Windows. Liên kết tải phần mềm * Photo Story 3 for Windows: URL: Câu chuyện hình ảnh (Nhấn vào Continue- Download Plug-in- Download Photo Story, và tiến hành chạy Photo Story) Giấy phép: Bản quyền © 2010 Microsoft Corporation * Phần mềm Windows Media Player phiên bản từ 10. trở lên (phải cài đặt trước khi chạy phần mềm Photo Story 3): URL: Giấy phép: Microsoft Windows Media & HDCD—Logo License Agreement Hướng dẫn sử dụng Phần hướng dẫn sử dụng phần mềm Photo Story (xem đĩa CNTT cho DHTC) đưa ra từng bước cơ bản để xây dựng một Câu chuyện h.nh ảnh: từ việc mở phần mềm, đến xem sản phẩm cuối cùng. Phần hướng dẫn sử dụng sẽ minh họa các chức năng cơ bản của Photo Story 3 for Windows. Những bước sau sẽ được tr.nh bày chi tiết trong phần hướng dẫn này: 1. Mở phần mềm Photo Story 2. Bắt đầu một câu chuyện mới 3. Sắp xếp h.nh ảnh 4. Nhập và sắp xếp các h.nh ảnh trong Photo Story 5. Thêm tiêu đề cho h.nh ảnh 6. Tường thuật h.nh ảnh 7. Thêm nhạc nền 8. Lưu câu chuyện 9. Xem câu chuyện 3. Xử lý phim: - Đổi định dạng phim>Đa phương tiện>Chuyển đổi định dạng Multimedia>file cài đặt: SUPERsetup.exe - website: 1. Chọn nơi lưu tập tin mới - Nhấn chuột phải > chọn menu “Output - File Saving Management > chọn thư - mục lưu tập tin > nhấn nút “Save Changes” 2. Chọn tập tin cần chuyển đổi Nhấn chuột phải > chọn menu “Add multimedia files ” > chọn tập tin cần chuyển đổi 3. Chọn định dạng mới - Mở danh sách “Select the>Output container” > Chọn định dạng mới - Chọn Video Codec và Audio>Codec tương ứng (nên để mặc định) -Trong phần Video đánh dấu>chọn mục Stream copy>Trong phần Audio đánh dấu chọn mục Stream Copy.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 4. Thực hiện chuyển đổi>Nhấn nút Encode (Active Files) - Cắt phim>Cắt nối tập tinPhần mềm Free Fast Mpeg Cut - Dùng để cắt tập tin định dạng MPEG - file cài đặt: FreeFastMpegCut.exe - website: Chọn tập tin cần cắt; trong mục Input File; (chỉ cắt được tập tin MPEG ); Đổi lại tên và thư mục; tập tin được cắt ra (nếu cần) trong mục Output file; . Nhấn nút Play để xem H4. Xử lý âm thanh : - Đổi định dạng âm thanh - Tách âm thanh từ phim - Cắt file .mp3 1. Một số công cụ xử lý Video, âm thanh thông dụng * Sử dụng phần mềm Hero để cắt video, âm thanh Để cắt trích một đoạn phim: Kích đúp chuột vào biểu tượng HeroVideo, giao diện của phần mềm video sẽ mở ra  kích trỏ vào biểu tượng Play VCD để chạy VCD hoặc DVD. Khi phim đang chạy hoặc có thể kéo trỏ ở thanh trượt đến đoạn phim cần cắt thì kích trỏ vào biểu tượng chuẩn bị cắt phim (Loop/ Select) ( Xuất hiện thanh trượt màu xanh đậm). Tiếp theo, chọn điểm đầu (Select Start Point) và điểm cuối (Select End Point) của đoạn phim cần cắt để xác định giới hạn và kích trỏ vào biểu tượng Save MPG MPV để lưu lại đoạn phim vừa cắt. Cửa sổ lưu Save MPEG Stream sẽ xuất hiện để yêu cầu người sử dụng chọn nơi lưu (Save in) và đặt tên cho đoạn phim vừa cắt (File name)  Save. Vậy là chúng ta có một đoạn phim thích hợp để chèn vào trang trình chiếu PowerPoint. - Để cắt trích một đoạn âm thanh: Kích đúp chuột vào biểu tượng HeroAudio, giao diện của phần mềm HeroAudio sẽ mở ra  kích trỏ vào biểu tượng Play CD để chạy CD. Các thao tác chuẩn bị cắt đoạn ghi âm(Loop/ Select); chọn điểm đầu (Select Start Point); điểm cuối (Select End Point) và lưu lại đoạn ghi âm vừa cắt (Save to MP3) cũng được tiến hành tương tự như thao tác cắt và lưu một đoạn phim bằng phần mềm HeroVideo. Thông thường độ dài của đoạn phim hay âm thanh được chèn vào trong BGĐT là không nên quá 01 phút để đảm bảo thời gian lên lớp. * Sử dụng phần mềm Total Convert để chuyển đổi định dạng video, âm thanh Phần mềm MS. PowerPoint thích hợp với định dạng video *MPEG, *AVI và định dạng âm thanh MP3, WAV. Các phim tải về từ Internet thường có định dạng …*flv, định dạng này không tương thích trên PowerPoint nên phải đổi định dạng. Trên giao diện của phần mềm, chọn New Task à Import Media File để tìm đường dẫn và chọn file phim cần chuyển đổi. Kích đúp vào file phim đã chọn, phần mềm sẽ yêu cầu chọn định dạng theo yêu cầu Kiểm tra file list xem đã chọn đúng file cần chuyển đổi chưa à chọn mặc định MPEG à MPEG1 (định dạng này phù hợp để chèn vào PowerPoint) Sau khi đã chọn định dạng MPEG1, cần lưu ý chọn đường dẫn nơi lưu (Output File) à Chọn Mpeg1 video high quality à Convert Now. Định dạng *mpg cũng là định dạng chuẩn có thể xem, xử lý cắt, nối trên phần mềm HeroVideo và tương thích để chèn vào Ms. PowerPoint 2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày 1 tháng 10 năm 2014 đến ngày 30 tháng 10 năm 2014 3. Hình thức bồi dưỡng: Tự học 4. Kết quả đạt được: 95% 5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: Hiểu được cách khai thác thông tin hữu ích phục vụ bài giảng.Biết cách khai thác và xử lí thông tin để nâng cao chất lượng giảng dạy..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu điểm): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Tự đánh giá : Đạt 9,5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> NỘI DUNG 4 MOUDULE THCS 11 CHĂM SÓC, HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC SINH NỮ, HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ 1. Nội dung bồi dưỡng: Nội dung 1. Khái quát chung về tâm lí học sinh trung học cơ sở và chăm sóc, hô trợ tâm lí cho học sinh trung học cơ sở: Do có sự thay đổi điều kiện sổng, điều kiện hoạt động trong gia đình, nhà trường và xã hội mà vị thế của học sinh lứa tuổi THCS được nâng lên. Các em ý thức đuợc sự thay đổi này' và tích cục hoạt động cho phù họp với sự thay đổi đó. Giai đoạn phát triển cửa học sinh ờ lứa tuổi THCS rất phúc tạp và có tầm quan trọng đặc biệt. Trong các em tồn tại song song đặc điểm cửa trẻ con và đặc điểm của người lớn. Các em đang tập làm người lớn nhưng vẫn còn là tre con. Chiều hướng phát triển tính người lớn ờ lứa tuổi thiếu niên có khác nhau, nhưng đều thể hiện một nội dung chung: các em mong sao luôn chứng tỏ mình đã là người lớn, đuợc đối xử như người lớn. Do sự phức tạp của lứa tuổi này, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của trẻ em lứa tuổi học sinh THCS; chủ động hướng dẫn và tổ chức các hoạt động phù hợp để phát huy những lợi thế của từng trẻ em trong giai đoạn phát triển này. Học sinh lứa tuổi THCS cần được giáo viên hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí. Hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí cho học sinh THCS là nhằm giúp các em vượt qua được những khỏ khăn, rào cản trong học tập, trong quan hệ với bản thân và quan hệ với những người xung quanh. Mặc dù không phải là những nhà hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí chuyÊn nghiẾp, nhưng để cỏ thể hướng dẫn, tư vẩn và chăm sóc tâm lí cho học sinh một cách tổt nhất, các thầy, cô giáo cần phải cỏ những đặc điỂm cửa một người hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc tâm lí cỏ kinh nghiệm. Mặt khác, khi thục hiện huỏng dẫn, tư vẩn và chăm sóc lâm lí cho tre em, các thầy, cô giáo cần tôn trọng các nguyên tấc và những khuyến cáo trong huỏng dẫn, tư vấn và châm sóc tâm lí nói chung.. Nội dung 2. Chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh nữ, học sinh dân tộc thiểu so ở trường trung học cơ sở 64 2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày….tháng….năm…….đến ngày……tháng…..năm……. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Hình thức bồi dưỡng: (ghi rõ BD bằng hình thức tự học hay tập trung. Nếu BD bằng hình thức tập trung thì nêu rõ địa điểm và họ tên báo cáo viên). …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4. Kết quả đạt được: (ghi rõ đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức nào) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu điểm): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch) ……………………………………………………………………………………. NỘI DUNG 4 MOUDULE THCS 10 1. Nội dung bồi dưỡng: 2. Thời gian bồi dưỡng: Từ ngày….tháng….năm…….đến ngày……tháng…..năm……. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. Hình thức bồi dưỡng: (ghi rõ BD bằng hình thức tự học hay tập trung. Nếu BD bằng hình thức tập trung thì nêu rõ địa điểm và họ tên báo cáo viên). …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 4. Kết quả đạt được: (ghi rõ đã tiếp thu, nắm bắt được những kiến thức nào) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục tại đơn vị: (nêu rõ các nội dung vận dung vào thực tế và cách thức vận dụng) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng nhằm giải quyết những nội dung khó này (ghi rõ từng nội dung, đơn vị kiến thức khó, ý kiến đề xuất cho những nội dung khó nêu điểm): …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 7. Tự đánh giá (nêu rõ bản thân sau khi bồi dưỡng đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn công tác được bao nhiêu % so với yêu cầu và kế hoạch) …………………………………………………………………………………… Kết quả đánh giá, xếp loại BDTX của giáo viên năm học 2014 - 2015 (Ghi vào trang cuối cùng của sổ) Điểm do GV tự đánh giá Nội dung đánh giá. Nội dung bồi dưỡng 1 Nội dung bồi dưỡng 2. Nội dung bồi dưỡng 3. Mã mô đun. Điểm từng Mô đun. Điểm TB. Điểm do tổ CM đánh giá Điểm từng Mô đun. Điểm TB. Điểm do nhà trường đánh giá Điểm từng Mô đun. Điểm TB.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×