Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CT 06 cua BBT ve cung co va hoan thien mang luoi y te co so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.22 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG -------Số: 06-CT/TW. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ---------------Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2002. CHỈ THỊ VỀ CỦNG CỐ VÀ HOÀN THIỆN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá VII), công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã đạt được những thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và phát triển. Hiện nay, 100% số xã trong toàn quốc đã có cán bộ y tế hoạt động, trên 50% trạm y tế xã có bác sỹ, trên 70% thôn, bản có nhân viên y tế. Tuy nhiên, trước yêu cầu của tình hình mới, mạng lưới y tế cơ sở, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn bộc lộ nhiều hạn chế: cơ sở vật chất thiếu thốn, việc chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho nhân dân hết sức khó khăn. Nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của y tế cơ sở, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đúng mức và đầu tư thoả đáng để củng cố và phát triển mạng lưới y tế cơ sở. Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Ðảng yêu cầu các cấp uỷ đảng, các ngành, các đoàn thể quán triệt và thực hiện tốt những việc sau đây: 1. Nhận thức đầy đủ về vai trò của y tế cơ sở và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Mạng lưới y tế cơ sở (gồm y tế thôn, bản, xã, phường, quận, huyện, thị xã) là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất, bảo đảm cho mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chi phí thấp, góp phần thực hiện công bằng xã hội, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội chủ nghĩa. Các cấp uỷ đảng và chính quyền cần quán triệt, nhận thức rõ tầm quan trọng đặc biệt của mạng lưới y tế cơ sở; có kế hoạch thiết thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở tại địa phương mình. 2. Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả của mạng lưới y tế cơ sở. Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động của ban chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở; tăng cường phối hợp liên ngành, lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khoẻ; huy động cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể, tạo ra phong trào toàn dân vì sức khoẻ ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm cải thiện rõ rệt chất lượng chăm sóc sức khoẻ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng. Ngành Y tế có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan xây dựng chuẩn quốc gia về y tế cơ sở; nâng cao năng lực chuyên môn và y đức của các cán bộ y tế; coi trọng phát huy và phát triển y - dược học cổ truyền; tăng cường các hoạt động giám sát và hỗ trợ kỹ thuật của y tế tuyến trên đối với tuyến cơ sở, bảo đảm cho trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã, phường có đủ khả năng phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh theo tuyến kỹ thuật, góp phần giảm tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên; phát huy khả năng của y tế các lực lượng vũ trang trong việc kết hợp quân - dân y để chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tổ chức tốt việc quản lý và phát huy vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập. 3. Tăng cường cán bộ và trang bị kỹ thuật cho mạng lưới y tế cơ sở Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền. Phấn đấu đến năm 2010, 80% trạm y tế xã có bác sĩ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế với trình độ sơ học trở lên. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc tại trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ sở. 4. Có chính sách đầu tư thích hợp để củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Cần có kế hoạch điều chỉnh phân bổ ngân sách và huy động viện trợ quốc tế để tăng đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở. Ðảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã, phường. Ưu tiên dành ngân sách để nâng cấp y tế cơ sở ở các vùng khó khăn, nhất là các vùng trước đây là căn cứ cách mạng. Tiến hành tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đề ra các chính sách hỗ trợ tài chính nhằm phát triển bảo hiểm y tế ở nông thôn, đặc biệt là bảo hiểm y tế cho người nghèo, những người thuộc diện chính sách, trợ cấp xã hội và nông dân. 5. Nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân xây dựng và thực hiện kế hoạch củng cố mạng lưới y tế cơ sở trong toàn quốc; xây dựng các văn bản pháp luật và chính sách liên quan trình các cấp có thẩm quyền quyết định; có chính sách và biện pháp cụ thể để hỗ trợ các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng bào các dân tộc thiểu.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> số; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, nâng cao hiệu quả đầu tư. Ban Khoa giáo Trung ương và Ban Cán sự đảng Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và định kỳ báo cáo Ban Bí thư Trung ương Ðảng về tình hình thực hiện Chỉ thị này. Chỉ thị này phổ biến đến các tổ chức cơ sở đảng.. Nơi nhận:. T/M BAN BÍ THƯ T.TRỰC BAN BÍ THƯ. - Các tỉnh uỷ, thành uỷ, - Các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, - Các đồng chí Uỷ viên Trung ương Ðảng, - Lưu Văn phòng Trung ương.. Phan Diễn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×