Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Giao an lop 4 dan mach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 10:. Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016 Mĩ Thuật 2 CHỦ ĐỀ 3 : HỘP MÀU CỦA EM (Tiết 2). I. MỤC TIÊU:Học sinh cần đạt : - Nhận ra và kể được tên một số màu sắc - Phân biệt được một số chất liệu và biết cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím. - Biết pha được và vẽ được màu theo ý thích vào tranh hoa quả, đồ vật - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II – PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp: + Vận dụng quy trình : Vẽ cùng nhau - Hình thức tổ chức: Hoạt động theo cá nhân , theo nhóm III- ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN GV chuẩn bị: - Sách Học Mĩ thuât lớp 2. - Hình ảnh về ba màu cơ bản - Bài vẽ hoa quả, đồ vật có màu sắc đẹp. HS chuẩn bị : - Màu vẽ, giấy vẽ, bút chì, tảy. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU (Tiết 2) 1.Hướng dẫn thực hành 1.1. Hoạt động cá nhân - Yêu cầu HS vẽ đồ vật, hoa quả trên giấy theo trí nhớ. - GV cho Hs vẽ từ 1- 3 hình và vẽ màu đã học. - Hướng dẫn HS cắt hnhf ra khỏi tờ giấy tạo kho nhình ảnh chung. 1.2. Hoạt động nhóm. - Gv cho các nhóm sắp xếp theo bức tranh tĩnh vật . 2 .Tổ chức trưng bày, giới thiệu sản phẩm - Hướng dẫn Hs trưng bày tác phẩm. - Hướng dẫn HS thuyets trình về sản phẩm của mình. + Bức tranh cuat em vẽ những hình anhrgif?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Em vẽ màu gì cho những đồ vật ấy ? + Bức tranh của em còn có màu gì khác nữa? + Màu nào đậm?, Màu nào là màu nhạt? + Em học tập được gì từ bức tranh của bạn? * Tổng kết chủ đề. - Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, động vien, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài. - Dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau .................................................. Mĩ thuật: 1 CHỦ ĐỀ 5 : EM VÀ BẠN EM (Tiết 1 soan tay) ............................................................... Hoạt động tập thể lớp 1. Chủ điểm : Biết ơn thầy cô I) Mục tiêu - Học sinh sinh hoạt văn nghệ . - Nghe cô giáo đọc báo Nhi đồng . II) GV chuẩn bị - Nội dung tiết sinh hoạt. III) Các hoạt động dạy học Hoạt động 1 : Giới thiệu nội dung tiết sinh hoạt (3’) - Giáo viên giới thiệu nội dung tiết sinh hoạt - Học sinh lắng nghe để thực hiện tốt nội dung tiết sinh hoạt Hoạt động 2: Học sinh Sinh hoạt văn nghệ (10’) - Học sinh hát tập thể những bài hát yêu thích dới sự điều khiển của quản ca. - Học sinh hát theo tổ - Giáo viên nhận xét và cho lớp khen thởng Hoạt động 3: Đọc báo cho học sinh nghe (20’).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Gv đọc báo Nhi đồng cho học sinh nghe. Vừa đọc vừa có những câu hỏi gợi mở cho học sinh nhớ câu chuyện vừa đợc nghe. - Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên. - Giáo viên nhận xét Hoạt động 4 : Tiếp nối (2’) - GV nhận xét về ý thức, thái độ của học sinh trong tiết học.. :. .............................................................. Thứ 4 ngày 9 tháng 11 năm 2016 Mĩ Thuật 4 CHỦ ĐỀ 3: NGÀY HỘI HÓA TRANG Tiết 2. I. MỤC TIÊU: - Học sinh phân biệt và nêu được đặc điểm một số loại Mặt nạ sân khấu Chèo, tuồng, lễ hội dân gian Việt Nam và một số lễ hội Quốc Tế. - Biết cách tạo hình mặt nạ. - Tạo hình được mặt nạ, mũ con vật nhân vật…theo ý thích.. - Giới thiệu, nhận xét và nêu được sản phẩm của mình, của bạn. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC - Phương pháp + Tạo hình từ vật tìm được, trình diễn sắm vai. - Hình thức tổ chức + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm III. ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN *GV chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Tranh minh họa về một số lễ hội hoặc giáo minh họa nhanh trên bản lớn cho HS nhận ra. - Một số bài vẽ hóa trang của hoc sinh nếu có. * HS chuẩn bị: - Sách học Mĩ thuật lớp 4. - Giấy vẽ A4, giấy màu, kéo, hồ, keo… IV . HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: TIÊT 2 4- Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm - Lần lược 4 tổ lên trưng bày.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * GV hỏi gợi mở: Em có thấy thú vị khi thực hiện chủ đề này không? * Em đã lựa chọn ình thức nào để tạo sp hóa trang thể của mìnht? * Em đã thể hiện màu sác thế nào để trang trí?... - Lần lược tổ nhóm giới thiệu sản phẩm của mình. - Khi hoàn bước gt sp xong GV ra hiệu cho các em nhận xét. Tổng kết chủ đề Nhận xét tuyên dương, động viên, khuyến khích. ( Chuẩn bị cho chủ đề sau) Vận dụng sáng tạo Gợi ý HS sử dụng linh hoạt, sáng tạo các chất liệu để tạo ra sp mặt nạ hóa trang ( có thể tạo sp hóa trang khác theo ý thích) * Nhận xét, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. ....................................................... Luyện Mĩ thuật 2 BÀI ÔN: TẬP VẼ TRANH CHÂN DUNG I . YÊU CẦU: - Tập vẽ tranh chân dung theo ý thích. II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC . - Sưu tầm một số tranh , ảnh chân dung - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ . - Tranh vẽ chân dung của HS năm trước. - Vở tập vẽ, bút chì , bút màu , tẩy,… III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tranh chân dung - GV cho một vài em nhắc lại : + Thế nào là tranh chân dung? + Tranh vẽ gì là chủ yếu? + Em hãy tả đặc điểm khuôn mặt của người mình vẽ? Hoạt động 2 : Hướng dẫn cách vẽ - HS nhắc lại quy trình cách vẽ: - GV goị ý thêm cách vẽ cho HS hệ thống lại - GV có thể gợi ý cách vẽ cho HS Hoạt động 3 : Thực hành . - HS thực hành vào giấy A4 - GV giúp HS chọn nhân vật để vẽ - GV thường xuyên quan sát, hướng dẫn thêm. - Khi HS vẽ màu GV để các em vẽ tự do . Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá . - GV chọn một số bài lên nhận xét và cho điểm. - Về nhà hoàn thành bài vẽ. - Nhận xét tiết học , chuẩn bị cho tiết sau . .................................................. Luyện mĩ thuật 1 BÀI ÔN VẼ QUẢ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. MỤC TIÊU: - HS vẽ được quả hình dạng tròn gần giống mẫu II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Một số quả thực khác nhau - Tranh vẽ của HS năm trước HS: Vở ôli, màu, giấy , chì, tẩy III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Giới thiệu một số loại quả GV đưa mẫu thực và giới thiệu, đặt câu hỏi ? Quả này hình gì ? (hình tròn) ? Màu gì ? (màu vàng) ? Thế quả này có hình gì (hình dài) ? Nó có màu gì ? (Màu xanh) ? Ai có thể kể một số loại quả mà em biết? 2. Hướng dẫn cách vẽ GV vừa vẽ vừa hướng dẫn ? Quả tròn nằm trong khung hình gì ? - Hình vuông ? Nếu em vẽ thì vẽ quả gì ? - Quả bưởi GV hướng dẫn về phần bố cục, cân đối - GV gợi ý HS chọn quả vẽ 3. Hướng dẫn HS thực hành GV hướng dẫn HS làm bài 4: Nhận xét, đánh giá Cuối tiết chọn một số bài để HS nhận xét , GV gợi ý - Hình dáng - GV nhận xét chung về động viên HS Dặn dò: Về nhà vẽ quả khác với ở lớp …………………………........................... : Thứ 5 ngày 10 tháng 11 năm 2016. Hoạt động tập thể 5 CHỦ ĐỀ: CHÚNG EM VIẾT VỀ CÁC THẦY CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU - HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Giấy viết HS, giấy A4, giấy A0 - Các loại bút vẽ, màu vẽ IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Thành lập Ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi. Thành phần Ban tổ chức có thể gồm: Đại diện BGH nhà trường, GV – TPT đội, GVCN mỗi lớp/ Phụ trách chi đội, đại diện HS mỗi lớp. - Ban tổ chức phổ biến nội dung, kế hoạch và yêu cầu viết báo tường cho HS trước từ 2 – 4 tuần. a) Nội dung: + Viết về thầy cô giáo, về tấm gương đạo đức của các thầy cô giáo. + Viết về những kỉ niệm sâu sắc tình thầy trò. + Viết về gương vượt khó học tập, rèn luyện. b) Hình thức thi và trình bày: + Mỗi lớp tham gia dự thi một tờ báo. + Mỗi bài viết trên giấy HS hoặc giấy khổ A4, trình bày sản phẩm trên giấy khổ A0 + Viết rõ ràng, sạch sẽ, trang trí bài báo đẹp. + Các lớp tham gia cử đại diện trình bày ý tưởng tờ báo của mình. c) Thời gian nộp báo sau khoảng 2 tuần, tính từ thời điểm phổ biến yêu cầu. d) Các giải thưởng nên gồm nhiều giải khác nhau nhằm động viên, khuyến khích HS. Ví dụ như: + Giải nhất, giải nhì, giải ba + Giải thưởng dành cho bài viết hay nhất, giải thưởng dành cho tờ báo, bài báo trình bày đẹp nhất, sáng tạo nhất,… - Mỗi lớp thành lập một nhóm phụ trách làm báo tường, bao gồm: Chi đội trưởng/Lớp phó phụ trách văn thể, một vài HS trong lớp có năng khiếu về vẽ, viết chữ đẹp, giỏi văn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - HS các lớp chuẩn bị các bài báo và các tiết mục văn nghệ trong hội thi. Bước 2: Viết báo - HS các lớp viết báo và gửi bài cho Tiểu ban báo tường của lớp mình. - Các tiểu ban lựa chọn, biên tập, trình bày và trang trí tờ báo của lớp mình. Bước 3: trưng bày, chấm thi báo tường của các lớp - Các tờ báo sẽ được trưng bày ở vị trí trung tâm của trường, đàm bảo an toàn, thuận tiện cho HS đứng xem và trao đổi về các bài báo của các bạn. - BGK lần lượt đi chấm báo tường của các lớp. Đến lớp nào, thì đại diện của lớp đó sẽ trình bày với BGK ý tưởng về nội dung tờ báo của mình. - BGK hội ý bình chọn, chấm điểm các tờ báo, thống nhất các giải thưởng. - Trong thời gian BGK họp với Ban tổ chức, các lớp trình bày các tiết mục văn nghệ tạo không khí vui tươi phấn khởi cho hội thi. Bước 4: Công bố kết quả và trao các giải thưởng - Trưởng ban tổ chức công bố các giải thưởng cho tập thể và cá nhân HS. - Mời đại diện lãnh đạo nhà trường và khách mời lên trao giải. Lưu ý: Lễ trao giải nên tổ chức nhẹ nhàng, vui tươi nhằm động viên, khuyến khích HS hăng say trong học tập và rèn luyện. ......................................................... Hoạt động tập thể 1 GIAO LƯU VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ: “ THẦY, CÔ GIÁO EM” I/ Mục tiêu : - Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS. - Hình thành tình cảm kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo. - Biết yêu trường, lớp. Hình thành và phát triển kĩ năng tự nhận thức, sự chia sẻ, hợp tác. II. Chuẩn bị : - Giấy vẽ - Bút chì, bút chì màu III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Hoạt động 1: Chuẩn bị Mục tiêu : Chuẩn bị đầy đủ các tư liệu phục vụ dạy - học. - GV phổ biến cho hs nắm được chương trình, kế hoạch cuộc giao lưu vẽ tranh, thể lệ cuộc thi, nội dung vẽ tranh. Hoạt động 2:Tổ chức giao lưu Mục tiêu: HS tham gia vẽ - GV tuyên bố lí do, công bố chương trình, nội dung, thể lệ, thơi gian thi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Gv phát giấy vẽ cho HS. - GV tiến hành thi Hoạt động 3 . Chấm thi, công bố kết quả Mục tiêu :Đánh giá khă năng vẽ tranh của HS - Gv chấm các tranh. - Nhận xét, tuyên dương các cá nhân có bài vẽ tốt. .................................................. Thứ 6 ngày 11 tháng 11 năm 2016 Mĩ Thuật 3 CHỦ ĐỀ 4 : Chân dung biểu cảm ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: Học sinh cần đạt : - HS bước đầu làm quen với cách vẽ chân dung biểu cảm. - HS vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. - HS giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II- ĐỒ DÙNG VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.Giáo viên : + Một số tranh, ảnh, bài vẽ chân dung biểu cảm của họa sĩ và của học sinh. + Một số bài chân dung, tranh vẽ về mẹ hoặc cô giáo . + Hình minh họa các quy trình thực hiện. + Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì, tẩy,…. 2. Học sinh : Giấy vẽ A3 ( A4), bút chì, màu, giấy màu, keo dán,... III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TIẾT 1 1:Tìm hiểu - GV cho HS xem hình 4.1/ SGK. - Cho HS thảo luận để tìm ra sự khác nhau của 2 bức tranh với một số gợi ý sau: + Hai bức tranh có gì giống nhau và khác nhau? + Màu sắc được thể hiện như thế nào? + Các bộ phận trên khuôn mặt của bức tranh (Hb) được vẽ như thế nào? - Gọi đại diện một số nhóm trình bày.Yêu cầu nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, chốt ý - GV giới thiệu để HS hiểu thế nào là vẽ chân dung biểu cảm - GV cho HS xem thêm một số tranh chân dung biểu cảm trong hình 4.2 để HS hiểu hơn. 2: Cách thực hiện 2.1. Trải nghiệm và vẽ không nhìn giấy - Cho HS quan sát hình 4.3/ SGK, giới thiệu cách vẽ không nhìn giấy - Vừa hướng dẫn vừa vẽ minh hoạ lên bảng để HS rõ hơn cách bước - Cho HS tham khảo hình 4.4 / SGK.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Yêu cầu HS trải nghiệm vẽ bảng con hoặc giấy - GV theo dõi, nhắc nhỡ HS tập không nhìn giấy, giúp đỡ thêm cho HS còn lúng túng - Cho HS trưng bày, GV chọn một số bài tốt và chưa tốt để cho HS nhận xét, gv nhận xét, lưu ý thêm về cách vẽ, bố cục,... 2.2. Cách thể hiện đường nét và màu sắc tranh chân dung biểu cảm. - Cho HS quan sát hình 4.5/ SGK, thảo luận nhóm 4 để tìm hiểu về nét vẽ biểu cảm và vẻ đẹp của đường nét - Gọi đại diện một vài nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung, chốt ý - Yêu cầu HS quan sát hình 4.6 để nêu các bước thực hiện - GV nhắc lại, hướng dẫn HS trang trí theo cảm xúc - Gọi HS đọc ghi nhớ- Cho HS tham khảo H4.7/ SGK và bài vẽ đã chuẩn bị để lấy cảm hứng và ý tưởng sáng tạo. - Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau 3: Thực hành - GV phân công và ổn định chổ ngồi cho HS - Nhắc lại cách thực hiện. Nêu lưu ý để có bức trang chân dung sinh động và bộc lộ rõ trạng thái cảm xúc của người được vẽ. - Quan sát HS thực hành, giúp đỡ, nhắc nhỡ thêm với từng đối tượng HS ..................................................... Hoạt động tập thể 3 GIAO LƯU VẼ TRANH VỀ CHỦ ĐỀ “THẦY CÔ GIÁO CỦA EM”. I.Mục tiêu hoạt động: - Khuyến khích khả năng sáng tạo của HS - Hình thành và bồi dưỡng cảm xúc của HS trong việc thể hiên sự kính trọng, biết ơn công lao to lớn của các thày cô giáo qua vẽ tranh - Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu trương, yêu lớp. - Rèn kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày, chia sẻ, hợp tác cho HS. II.Qui mô hoạt động: - Tổ chức theo qui mô lớp. III.Tài liệu và phương tiện: - Giá vẽ, giấy vẽ - Bút chì, bút chì màu, bút sáp và các loại màu vẽ IV.Các bước tiến hành : 1. Chuẩn bị: Trước 2 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được: - Nội dung, chương trình, kế hoạch thời gian tổ chức cuộc giao lưu. - Yêu câù: Tranh vẽ phải thể hiện được nội dung sau: + Kính trọng, biết ơn thày cô giáo. + Học tập tốt, rèn luyện tốt. + Yêu trường, yêu lớp. + Chia sẻ khó khăn, giúp đỡ bạn. - Hình thức giao lưu: cá nhân và tập thể. - Địa điểm tổ chức giao lưu: có thể ở sân trường..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Thông tin tuyên truyền, quảng bá, cổ vũ về buổi giao lưu đến các HS, thày giáo cô giáo - GV thông báo chi tiết cho HS về nội dung, chương trình. - Thành lập BGK và ban tổ chức triển lãm - Ban tổ chức, BGK họp thống nhất tiêu chí chấm tranh vẽ. - Cơ cấu giải thưởng: GV đưa ra. 2. Tiến hành vẽ tranh - Các giá vẽ được sắp xếp trước - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của cuộc giao lưu, giới thiệu BGK và danh sách những cá nhân tham dự. - Ban tổ chức công bố nội dung, chương trình, thể lệ, thời gian tiến hành vẽ ttranh. - HS vẽ tranh. 3. Chấm thi: - BGK tiến hành chấm theo tiêu chí đã công bố. - Trong thời gian BGK chấm tranh, để tạo không khí vui tươi phấn khởi, cac nhóm trình diễn các tiêts mục văn nghệ dưới sự dẫn dăt của người dẫn chương trình. 4. Công bố kết quả và trao giải: - BTC nên công bố cá nhân đoat giải và trao giải. - BTC cảm ơn các vị đại biểu cùng tất cả HS đã tham gia cuộc thi - Tuyên bố kết thúc cuộc thi. ............................................... Mĩ thuật 5 Chủ đề 4 : SÁNG TẠO VỚI NHỮNG CHIẾC LÁ ( Tiết 1 viết tay).

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×