Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TC VĂN - TIẾT 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.03 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 28 / 10 / 2020 Tiết 9 ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày khái niệm văn biểu cảm. Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm. - Các phương thức biểu cảm: biểu cảm trực tiếp và gián tiếp - Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn biểu và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm. - Cách làm bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: * Kĩ năng bài học : Trình bày, nhận biết, nhận biết được văn biểu cảm, bước đầu rèn luyện các bước làm văn biểu cảm => vận dụng viết bài văn biểu cảm * Kĩ năng sống - Suy nghĩ sáng tạo, phân tích để đưa ra ý kiến cá nhân về nhận biết đề văn biểu cảm và các bước làm văn biểu cảm - Giao tiếp trình bày những cảm xúc của cá nhân trước tập thể 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các thao tác làm bài. 4. Phát triển năng lực: Rèn cho HS: năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được ngữ liệu ), năng lực sáng tạo (có hứng thú, chủ động nêu ý kiến), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn; năng lực hợp tác khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong nhóm; năng lực giao tiếp trong việc lắng nghe tích cực, thể hiện sự tự tin chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài học. * Giáo dục đạo đức: trung thực trong khi làm bài, tôn trọng thành quả mà người khác đạt được, biết hợp tác để đạt kết quả tốt. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị kế hoạch dạy học, máy chiếu. - Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên. III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: Phân tích, vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, hỏi và trả lời, chia nhóm, trình bày một phút IV. Tiến trình dạy học và giáo dục 1. Ổn định.( 1').

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Lớp 7C. Ngày giảng. Sĩ số. Vắng. 32. 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong giờ học 3. Bài mới 3.1. Khởi động: - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học. - Phương pháp: thuyết trình - Kĩ thuật: động não. - Thời gian: 2p Để giúp các em nắm chắc kiến thức về văn biểu cảm, thực hành tốt khi viết đoạn văn, bài văn biểu cảm. Cô trò mình sẽ cùng đi ôn tập văn biểu cảm. 3.2. Ôn tập củng cố kiến thức: - Mục tiêu: Ôn tập củng cố kiến thức về đại từ - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não - Thời gian: 15p I. Ôn tập củng cố lí thuyết - Gv hướng dãn HS ôn tập, củng cố lý thuyết về văn biểu cảm 1. Khái niệm Văn biểu cảm: là văn bản được viết ra khi người viết có tình cảm dồn nén, chất chứa khụng nói ra được cần có nhu cầu đuợc bộc bạch thổ lộ nhằm khơi gợi ở người đọc sự đồng cảm. 2. Đặc điểm của văn biểu cảm: - Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. - Để biểu đạt tình cảm, người viết có thể chọn một trong hai cách: + Trực tiếp : Bộc lộ cảm xúc, t/c qua những tiếng kờu, lời than gợi ra t/c ấy. + Giỏn tiếp : Bộc lộ cảm xúc, t/c thông qua các biện pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm. - Bài văn biểu cảm cũng có bố cục 3 phần như mọi bài văn khác. Tình cảm trong bài phải trong sáng, rõ ràng, chân thực. 3 . Đề văn biểu cảm: Nêu được đối tượng biểu cảm, định hướng tình cảm cho bài làm. Lưu ý : - Đối tượng văn biểu cảm rất phong phú và đa dạng. Dựa vào đối tượng người ta chia làm 2 dạng bài biểu cảm : + Biểu cảm về đối tượng trong cuộc sống : sự vật, con người....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Biểu cảm về tác phẩm văn học - Phân biệt văn biểu cảm với văn miêu tả, tự sự : phương thức biểu đạt chính và mục đích giao tiếp hoàn toàn khác nhau. + Văn biểu cảm cũng được miêu tả, tự sự nhưng chỉ là cơ sở gợi cảm xúc, giúp tình cảm trong bài văn chân thực hơn. Vì vậy ta khụng miêu tả, kể lại đối tượng cụ thể, hoàn chỉnh mà chỉ chọn chi tiết cú khả năng gợi cảm, để từ đó biểu hiện cảm xúc, tình cảm. + Trong văn miêu tả, tự sự cũng có biểu cảm nhưng ít. 4. Các bước bài văn biểu cảm: Bước 1: Tìm hiểu đề: - Mục đích - Nội dung : tình cảm đ/v ai ? - Hình thức : đoạn văn hay bài văn Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý : - Đặc điểm nổi bật của đối tượng? mỗi đặc điểm gợi cho em cảm xúc gì ? - đối tượng có những kỉ niệm nào đáng nhớ đ/v em? - Đối tượng gợi cho em nghĩ đến hình ảnh nào tương tự, liên tưởng đến bài thơ, bài hát nào ? - trong tương lai, đối tượng có thay đổi không ? Nếu thay đổi hoặc em phải xa đối tượng đó thì tâm trạng, cảm xúc của em sẽ ntn? - Hồi tưởng quá khứ, quan sát suy ngẫm về hiện tại : quan sát bày tỏ cảm xúc, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng ra những tình huống... * Lập dàn ý : Gồm 3 phần: - MB: Giới thiệu đối tượng cần biểu cảm - TB: Nội dung biểu cảm - KB: Kết luận lại tình cảm của mình dành cho đối tượng ấy. Bước 3: Viết thành văn: - Cách viết câu văn biểu cảm : + Dùng nhiều câu văn có chứa các thán từ ( chao ôi,A, à...); những từ ngữ diễn tả cảm xúc( yêu, hờn,ghét,vui, nhớ, giận...) + Dùng câu hỏi tu từ để bộc lộ cảm xúc, thái độ. + Câu có hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá gợi cảm xúc. + Dùng điệp từ điệp ngữ tạo nhịp điệu gợi cảm xúc. + Dùng nhiều từ láy. - Cách viết đoạn văn biểu cảm :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong đoạn văn phải diễn tả được 1 ý, 1biểu hiện của tình cảm cảm xúc. Câu văn linh hoạt, có câu biểu cảm trực tiếp, có câu biểu cảm gián tiếp . Thông thường câu biểu cảm trực tiếp hay đứng đầu hoặc cuối đoạn để nêu tình cảm, cảm xúc chủ yếu. - Lưu ý: + Viết đúng chính tả, ngữ pháp + Sử dụng từ ngữ phù hợp + Sát với bố cục + Có tình liên kết chặt chẽ, mạch lạc + Lời văn trong sáng, thuyết phục. Bước 4: Kiểm tra bài viết 3.3. Luyện tập - Vận dụng - Mục tiêu: Hướng dẫn HS thực hành kiến thức. - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, luyện tập, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật : Động não, chia nhóm, - Thời gian: 23p II. Luyện tập Bài tập 1: Xác định phương thức biểu cảm và nội dung biểu cảm của các văn bản đã học: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn vọng, Côn Sơn ca, Sau phút chia ly, Bánh trôi nước. Gợi ý: Văn bản. Phương Nội dung biểu cảm thức biểu cảm Sông núi nước Nam Gián tiếp Thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược. Phò giá về kinh Gián tiếp Thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tự hào, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước mọi kẻ thù xâm lược. Bánh trôi nước Gián tiếp Thể hiện tình cảm trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam - Thương cảm sâu sắc cho thân phận cua họ. Bài tập 2:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Gạch chân dưới những từ ngữ, dấu hiệu có ý nghĩa biểu cảm trong các câu sau: a, Ôi chao! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! b, Kể sao cho xiết các thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương. c, Tôi tần ngần đứng lặng rất lâu trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngan ngát hương thơm ấy. d, Yêu quá, đôi bàn tay của mẹ, đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương. * Gợi ý: a, Ôi chao! Con chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! ( từ ngữ cảm thán) b, Kể sao cho xiết các thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, quê hương. (từ ngữ cảm thán) c, Tôi tần ngần đứng lặng rất lâu trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngan ngát hương thơm ấy. (cách miêu tả trạng thái của bản thân và hương sắc khu vườn) d, Yêu quá! Đôi bàn tay của mẹ, đôi bàn tay rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.(Qua từ ngữ cảm thán và chi tiết miêu tả đôi tay của mẹ) Bài tập 3 Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài sau: Cảm xúc về khu vườn nhà em. Gợi ý: 1. Tìm ý: a) Khu vườn có những đặc điểm gì nổi bật nhất ? Nó gợi cho em cảm xúc gì ? b) Vườn có vẻ đẹp ntn qua 4 mùa? Đặc biệt thời điểm nào là lúc khu vườn đẹp nhất ? Tình cảm của em ra sao ? c) Vườn đã có những kỉ niệm gắn bó với em và gia đình ntn ? Kỉ niệm đó vui hay buồn, em còn nhớ không? d) Trong tương lai khu vườn có gì thay đổi không? Nếu một ngày nào đó em phải xa khu vườn thì tâm trạng của em sẽ ntn ? e) Em nghĩ gì về việc chăm sóc khu vườn? 2. Lập dàn ý: - MB: Giới thiệu về khu vườn nhà mỡnh ( Em yêu khu vườn nhỏ trước nhà, có nhiều loài cây, đầy màu sắc,tiếng chim,hương vị... Ví dụ: Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành. ).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * TB: - Tả sơ lược về khu vườn + Khu vườn nhà em rộng khoảng 100m2 + Khu vườn có rất nhiều hoa lá, cây cối và cây ăn trái + Khu vườn là tâm huyết của ai? + Khu vườn rất đẹp, có rất nhiều chim và bướm đến thăm - Vai trò của vườn đối với em và gia đình em + Nhà em thường ăn rau trong vườn, quả trong vườn và hái rau trong vườn để cắm + Mỗi trưa hè nhà em đều ra vườn hóng mát + Mẹ em và bà còn hái rau và quả trong vườn để biếu hoặc bán - Khu vườn qua bốn mùa + Mỗi mùa khu vườn có một đặc điểm khác nhau + Khu vườn rất xinh đẹp + Mỗi mua mang mỗi màu khác nhau * KB: Em sẽ chăm sóc khu vườn để đẹp ,xanh tốt hơn. Bảo vệ và chăm sóc khu vườn chính là giữ gìn tình cảm gia đình, lưu giữ những kỉ niệm , làm đẹp cho quê hương. Bài tập 4 (BTVN) GV giao cho HS về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh 3.4. Tìm tòi - mở rộng - Mục tiêu: + Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức + Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo - Phương pháp: thuyết trình - Kỹ thuật: Giao nhiệm vụ - Thời gian: 3 phút - Đọc, tìm hiểu thêm các tài liệu tham khảo về văn biểu cảm - Sưu tầm, đọc tham khảo các bài văn biểu cảm xuất sắc 4. hướng dẫn về nhà (2p) * Đối với tiết học này: - Ôn tập, củng cố lý thuyết. - Hoàn thành bài tập trên lớp * Đối với tiết học sau: - Chuẩn bị bài mới: Ôn tâp thơ Trung đại Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×