Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TUAN 16 DUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.03 KB, 21 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 16 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2016. Chào cờ đầu tuần Tập đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa SGK III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ (5’) - Gọi 2 HS lên bảng. - Giáo viên nhận xét 2. Bài mới (30’) 2.1. Giới thiệu bài mới: Thầy thuốc tài năng nhân cách cao thượng tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của danh y nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông. 2.2. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc: - Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp. - Giáo viên đọc mẫu. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1, 2. + Hai mẩu chuyện Lãn Ông chữa bệnh nói lên lòng nhân ái của ông như thế nào? + Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi? - Giáo viên chốt. - Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3. - Yêu cầu học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài. + Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối như thế nào? + Thế nào là “Thầy thuốc như mẹ hiền”. - GV HD HS thảo luận rút đại ý bài? Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. - Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm. - Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: (5’) - Nhận xét tiết học. Học sinh - HS đọc và TLCH. - Nghe, nắm nội dung cần học.. - Học sinh lần lượt đọc bài. - 1 HS đọc. - Học sinh phát âm từ khó, câu, đoạn. - HS đọc, trả lời theo câu hỏi từng đoạn -Thương người nghèo–chữa bệnh không lấy tiền – nhân từ – không ngại khó, ngại bẩn–có lương tâm trách nhiệm. - Học sinh đọc đoạn 3. “Công danh trước mắt trôi như nước. Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương.” - HS trả lời theo ý hiểu. - Thầy thuốc yêu thương bệnh nhân như mẹ yêu thương, lo lắng cho con. - Các nhóm lần lượt trình bày. - Các nhóm nhận xét. - Học sinh đọc diễn cảm cả bài. - Học sinh thì đọc diễn cảm..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chính tả: (nghe- viết) Về ngôi nhà đang xây I. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, trình bày 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Về ngôi nhà đang xây” - Làm được BT2 a/b, tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3). II. Đồ dùng dạy học: - Vở BTTV5, bút dạ, bảng nhóm III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2. Dạy bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài - GV nêu mục tiêu, yêu cầu. 2.2. Các hoạt động: *Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết - GV đọc mẫu. Học sinh - HS viết các từ ngữ ở BT 2b tiết trước. - GV lưu ý HS những từ dễ viết sai: huơ huơ, nốt nhạc, hoàn thành … - GV đọc bài cho HS viết. - Hướng dẫn *Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả Bài 2b: Lựa chọn - Nhắc HS cách làm bài Bài 3: Lưu ý HS: Ô số 1: Chứa tiếng bắt đầu r hay gi Ô số 2: Chứa tiếng bắt đầu v hay d + Câu chuyện gây cười chi tiết nào? 3. Củng cố dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.. - HS đọc 2 khổ thơ cuối - 2 HS đọc nối tiếp 2 khổ thơ cuối - HS đọc thầm lại bài chính tả để ghi nhớ - Xem lại cách trình bày và các chữ dễ viết sai, luyện viết vào nháp. - HS gấp SGK và viết bài - HS tự dò bài - Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi. 2b) Vỗ về, vỗ vai, vỗ sóng… - Nêu y/c bài tập - HS hoàn thành bài tập - 1HS trả lời.. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Biết: - Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán. - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5) + Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số? Cho - 2 HS lên thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ví dụ. 2. Dạy bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: - Lưu ý HS đây là tính tỉ số phần trăm của 1 đại lượng Bài 2: Cho HS làm bài rồi chữa bài - Lưu ý HS cụm từ “Vượt mức kế hoạch”. *Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài toán - GV tóm tắt đề - Yêu cầu HS giải vào vở, 1 em lên bảng. - Chữa bài.. - HS tự đọc đề bài - Thảo luận cặp đôi về mẫu - HS tự làm bài rồi chữa bài - 3 bước giải: + 18 : 20 = 0,9 0,9 = 90% +23,5 : 20 = 1,175 1,175 = 117,5% + 117,5% – 90% = 17,5% - 1 em đọc đề Bài giải: a) Tỉ số phần trăm tiền rau và tiền vốn là: 52500 : 4200 = 1,25 1,25 = 125% b) Số phần trăm tiền lãi là: 125% – 100% = 25% Đáp số: a) 125% b) 25%. 3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nhận xét tiết học. Khoa học: Chất dẻo I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của cao su. - Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. - Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu. - Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra. - Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu - GDBVMT: Ngày nay các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 64,65 sgk. Một vài đồ dùng bằng nhựa. III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) Cao su. - Giáo viên yêu cầu 3 học sinh chọn hoa mình - 3 học sinh trả lời câu hỏi. thích. - Lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét 2. Dạy bài mới: (28’) 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Bài mới. *Hoạt động 1: Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bước 1: Làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc cả lớp. - Giáo viên nhận xét, chốt ý. *Hoạt động 2: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo. Bước 1: Làm việc cá nhân. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 59 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài. Bước 2: Làm việc cả lớp. + Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?. - Học sinh thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. Hình 1 - Hình 2 - Hình 3- Hình 4 - Đọc nội dung và trả lời câu hỏi GV nêu. HS khác nhận xét.. + Có thể chia chất dẻo thành 2 nhóm: - Loại nhựa nhiệt cứng: Không thể tái chế. + Nêu tính chất của chất dẻo và cách bảo quản - Loại nhựa nhiệt dẻo: Có thể tái chế. các đồ dùng bằng chất dẻo. + Chất dẻo không dẫn điện, cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ. Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát, đĩa, xô, chậu, bàn, ghế, ... + Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật + HS nêu. liệu nào để chất tạo ra các sản phẩm dùng hằng ngày? Tại sao? - Giáo viên chốt *Hoạt động 3: Thi kể tên các đồ dùng làm bằng - Chén, đĩa, dao, dĩa, vỏ bọc ghế, áo chất dẻo. mưa… - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.. Buổi chiều Mĩ thuật: (Có giáo viên chuyên dạy) Thể dục: (Có giáo viên chuyên dạy) Âm nhạc: (Có giáo viên chuyên dạy) Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2016. Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ I. Mục tiêu: - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1). - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm (BT2). II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu to kẻ cột sẵn - Từ điển HS III. Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Học sinh lần lượt sửa bài tập 4, 5. - Giáo viên nhận xét 2. Dạy bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài. 2. 2. Bài mới. *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tổng kết được các từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. Bài 1: - Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm việc theo nhóm 5. - Giáo viên nhận xét – chốt. Bài 2: - GV gợi ý học sinh nêu được ví dụ. - GV chốt lại: những hành động đối lập nhau. - Khuyến khích học sinh khá nêu nhiều ví dụ. Hoạt động 2: Bài 3: - Gợi ý: Nêu tính cách của cô Chấm (tính cách không phải là những từ tả ngoại hình).. Học sinh - Cả lớp nhận xét.. Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp. - Học sinh trao đổi về câu chuyện xung quanh tính cần cù. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1. - Đại diện nhóm dán lên bảng trình bày - Cả lớp nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu bài. - Học sinh làm việc theo nhóm đôi – Trao đổi, bàn bạc (1 hành động nhân hậu và 1 hành động không nhân hậu). - Cả lớp nhận xét.. - 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Lớp đọc thầm. - Học sinh thảo luận nhóm bàn ® Đại diện nhóm trình bày. - Những từ đó nói về tính cách gì? - Cả lớp nhận xét. - Gợi ý: trung thực – nhận hậu – cần cù – - Những từ đó nêu tính cách: trung thực – hay làm – tình cảm dễ xúc động. nhận hậu – cần cù – hay làm – tình cảm dễ - Giáo viên nhận xét, kết luận. xúc động. 3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau.. Tiếng Anh: (2 tiết ) (Có giáo viên chuyên dạy) Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. Mục tiêu: - Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK - Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp ghi sẵn đề bài - Tranh ảnh về cảnh sum họp gia đình III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’). Học sinh - 2 HS lần lượt kể lại câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Giáo viên nhận xét (giọng kể – thái độ). 2. Dạy bài mới: (28’) 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Bài mới. *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài. Đề bài 1: Kể chuyện về một gia đình sum họp đầm ấm. • Giúp học sinh tìm được câu chuyện của mình. *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện, dàn ý. - Yêu cầu 1 học sinh đọc gợi ý 3.. - Cả lớp nhận xét.. - 1 học sinh đọc đề bài. - Học sinh đọc trong SGK gợi ý 1 và 2 và trả lời. - Học sinh lần lượt trình bày đề tài. - Học sinh làm việc cá nhân (dựa vào bài soạn) tự lập dàn ý cho mình. 1) Giới thiệu: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia? 2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc – Em thấy sự việc diễn ra như thế nào? · Giáo viên chốt lại dàn ý mỗi phần, giáo viên - Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn hướng các em nhận xét và rút ra ý chung. ra đến lúc cao độ – Việc làm của em và · Giúp học sinh tìmh được câu chuyện của mọi người xung quanh – Kết thúc câu mình. chuyện. - Nhận xét. 3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc *Hoạt động 3: Thực hành kể chuyện và trao đổi làm trên. ý nghĩa câu chuyện.Tuyên dương. - Học sinh thực hiện kể theo nhóm. - Từng bạn kể trong nhóm – Các bạn trong nhóm sửa sai cho bạn – Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện kể - Cả lớp nhận xét. - Chọn bạn kể chuyện hay nhất. 3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: “Ôn tập”.. Toán: Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) I. Mục tiêu: - Biết tìm một số phần trăm của một số. - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi BT 2 III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2. Dạy bài mới: (30’) *Hoạt động 1: Hướng dẫn giải toán về tỉ số phần trăm - GV ghi tóm tắt lên bảng 800 x 52 ,5 - Có thể viết: 100. Học sinh - Kiểm tra vở bài tập của HS. - HS nêu ví dụ - HS nêu cách tính 800 : 100 x 52,5 = 420 hay : 800 x 52,5 : 100 = 420.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - GV hướng dẫn HS giải bài toán có liên quan. - Phát biểu quy tắc: Tiền lãi sau 1 tháng: 1000000 : 100 x 0.5 = 5000 (đồng) ĐS: 5000 đồng. *Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: H/dẫn HS tìm 75% của 32 h/s Tìm số HS 11 tuổi. - HS làm bài vào vở BT - Số học sinh 10 tuổi: 32 x 75 :100 =24(hs) - Số học sinh 11 tuổi: 32 – 24 = 8 (hs) Đáp số: 8 học sinh - Tiền tiết kiệm sau 1 tháng: 5000000 : 100 x 0.5 = 25000 (đồng) -Tổng số tiền gửi và lãi sau 1 tháng: 5000000 + 25000 = 5025000(đồng) Đáp số: 5025000 đồng. Bài 2: H/dẫn HS tìm 0,5% của 5000000 Tính tổng tiền gửi và tiền lãi 3. Củng cố dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.. Buổi chiều. Tiếng Việt:* Người cha của hơn 8000 đứa trẻ (Tiết 1 tuần 16) I. Mục tiêu: - Đọc lưu loát và trôi chảy toàn bài “Người cha của hơn 8000 đứa trẻ”. - Hiểu và trả lời được các câu hỏi liên quan đến nội dung. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Luyện đọc thành tiếng: (15’) - Chia đoạn. - Yêu cầu HS đọc nối tiếp. 3. Luyện đọc hiểu: (15’) Bài 2: - Cho HS đọc thầm lại bài và làm bài tập. - Gọi HS nêu câu trả lời. - Nhận xét, chốt câu trả lời đúng. Đáp án: a, ý 1 b, ý 2 c, ý 2 d, ý 3 e, ý 2 Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ đã cho. - Chữa bài. 4. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học. Học sinh - Lắng nghe. - 3 lượt HS đọc. 2 HS đọc toàn bài. - Cả lớp làm vào vở. - Lần lượt trả lời từng câu.. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. - Suy nghĩ và tìm, viết vào vở. - 4 HS lên bảng. - Trình bày kết quả, HS khác nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Toán:* Tìm tỉ số phần trăm của một số (Tiết 1 tuần 16) I. Mục tiêu: - Củng cố để HS biết thực hiện biết tìm tỉ số phần trăm của một số. - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi BT 2 III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên. Học sinh. 1. Bài cũ: (5’) Tính tỉ số phần trăm của hai số: - 2Học sinh lên làm bài tập 6 và 12 9,25 và 25 - Lớp nhận xét 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Bài 1: Bài giải: - Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, Số bài được điểm 8 là: nhận xét bổ sung. 30 x 60 : 100 = 18 (bài) Đáp số: 18 bài Bài 2: Bài giải: - Gọi HS đọc đề bài. Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau một tháng là: - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng 2500000 : 100 x 0,2 = 5000 (đồng) - Nhận xét. Đáp số: 5000 đồng Bài giải: Bài 3: Số tiền lãi sau khi thu hoạch là: - Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng. 1000000 x 20 : 100 = 200000 (đồng) - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng Số tiền cả vốn lẫn lãi sau khi thu hoạch là: - Nhận xét. 1000000 +200000 = 1200000 (đồng) Đáp số: 1200000 đồng. Bài 4: - Tự làm vào vở. - HD: Tìm số tiền vốn: - Nêu kết quả, nhận xét. 1000000 x 100 : 125 = 800000đ Tìm số tiền lãi:1000000-800000=200000 đ ĐA: câu B 3. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể: Ca múa sân trường - Trò chơi dân gian I.Mục tiêu: - Ôn lại một số bài hát quy định của trường năm trước. - Múa, hát đúng, điều, đẹp. II.Các bước lên lớp: - Lớp trưởng tổ chức cho lớp tự múa, hát các bài hát của lớp. - Tổ chức chơi trò chơi dân gian. - Thi đua giữa các tổ. - Bình chọn tổ chiến thắng để khen thưởng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> III .Nhận xét tiết học: - Tuyên dương các tổ múa hát đẹp, chơi nghiêm túc. - Về nhà ôn lại các bài hát, các trò chơi dân gian. Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2016. Tập đọc: Thầy cúng đi bệnh viện I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài văn. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Phê phán cách chữa bệnh bằng cúng bái, khuyên mọi người chữa bệnh phải đi bệnh viện. (Trả lời được các câu hỏi trong sgk). II. Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh minh họa SGK III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Lần lượt học sinh đọc bài. - Học sinh đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi - Giáo viên nhận xét theo từng đoạn. 2. Dạy bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Nội dung: *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc. - Học sinh đọc. - Rèn học sinh phát âm đúng. Ngắt nghỉ câu - Cả lớp đọc thầm. đúng. - Học sinh phát âm từ khó, câu, đoạn. - Bài chia làm mấy đoạn? 4 đoạn - Lần lượt HS đọc nối tiếp các đoạn. - Giáo viên đọc mẫu. - Đọc phần chú giải. *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. - Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1. + Cụ Ún làm nghề gì? Cụ là thầy cúng có tiếng như thế nào? + Khi mắc bệnh, cụ Ún đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?. + Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn bệnh viện về nhà? - Giáo viên chốt lại. + Nhờ đâu cụ Ún khỏi bệnh? Câu nói cuối bài giúp em hiểu cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ như thế nào? - Giáo viên chốt lại. *Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. - Giáo viên đọc mẫu. 3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học. - Học sinh đọc đoạn 1. - Cụ Ún làm nghề thầy cúng. Cụ Ún là thầy cúng được dân bản tin tưởng. - Khi mắc bệnh cụ cho học trò cúng bái cho mình, kết quả bệnh không thuyên giảm. Sự mê tín đã đưa đến bệnh ngày càng nặng hơn. - Học sinh đọc đoạn 3. - Càng mê tín hơn trốn viện. - Học sinh đọc đoạn 4. - Sự tận tình của các bác sĩ giúp cụ khỏi bệnh. - Các nhóm khác nhận xét. - Học sinh đọc diễn cảm theo nhóm - Học sinh thi đọc diễn cảm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Tiếng Anh: (2 tiết ) (Có giáo viên chuyên dạy) Tập làm văn: Tả người (Kiểm tra viết ) I. Mục tiêu: - HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện kết quả quan sát chân thực và diễn đạt trôi chảy. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn 4 đề kiểm tra (SGV) III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Học sinh đọc bài tập 2. - Giáo viên nhận xét. 2. Dạy bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài 2.2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. - GV hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra. - Giáo viên yêu cầu đọc 4 đề kiểm tra. - Giáo viên chốt lại các dạng bài Quan sát – Tả ngoại hình, Tả hoạt động ® Dàn ý chi tiết ® đoạn văn. - GV: Bài hôm nay yêu cầu viết cả bài văn. Hoạt động 2: Học sinh làm bài kiểm tra.. 3. Củng cố - dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học.. Học sinh - Cả lớp nhận xét.. - Lắng nghe. - 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm - Học sinh chuyển dàn ý chi tiết thành bài văn. - Chọn một trong các đề sau: 1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói. 2. Tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, em …) của em. 3. Tả một bạn học của em. 4. Tả một người lao động (công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, ý tá, cô giáo, thầy giáo …) đang làm việc. - Học sinh hoàn chỉnh vào vở. - Chuẩn bị: “Ôn tập”.. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: - Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán. - Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b); bài 2; bài 3. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Nhận xét. 2. Hướng dẫn học luyện tập: (30’) Bài 1(a,b): Tổ chức cho hs tự giải các bài toán rồi chữa bài Bài 2: Tiến hành tương tự. Bài 3: Hướng dẫn HS - Tính diện tích mảnh đất hình chữ nhật - Tính 20% của diện tích đó. *Bài 4: - Giáo viên hướng dẫn HS. 3.Củng cố dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học. Học sinh - 2 HS lên bảng làm bài hôm trước. - Học sinh tự giải các bài tập a) 320 x 15 : 100 = 48 (kg) b) 235 x 24 : 100 = 56,4 (kg) Bài giải: - Số gạo nếp bán được là: 120 x 35 : 100 = 42 (kg) Đáp số:42 kg Bài giải: Diện tích hình chữ nhật là: 18 x 15 = 270 (m2) Diện tích để làm nhà là: 270 x 20 : 100 = 54 (m2) Bài giải: 1% của 1200 cây là: 1200 : 100 =12 (cây) 5% của 1200 cây là: 12 x 5 = 60 (cây) Đáp số: 60 cây Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2016. Luyện từ và câu: Tổng kết vốn từ I. Mục tiêu: - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1). - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3. II. Đồ dùng dạy học: - 1 số tờ phiếu khổ to trình bày nội dung BT 1 - 5, 7 tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập 3 III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1.Kiểm tra bài cũ: (5’). Học sinh - 2 HS làm BT 1, 2 tiết trước. 2. Dạy bài mới: (30’) Bài 1: Cho HS đọc nội dung BT. Bài 2: GV giúp HS hiểu đúng nội dung bài tập. - Học sinh đọc yêu cầu bài 1. - Học sinh làm bài theo nhóm - Trình bày kết quả: a) đỏ - điều – son; xanh - biếc - lục trắng - bạch; hồng – đào b) Bảng đen chó mực mắt huyền quần thâm ngựa ô mèo mun - Học sinh đọc yêu cầu bài 2. - 1HS giỏi đọc bài văn: Chữ nghĩa trong.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bài 3: Yêu cầu HS nêu y/c BT - Lưu ý HS chỉ cần đặt được 1 câu. 3. Củng cố dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học. văn miêu tả của Phạm Hổ - Cả lớp theo dõi SGK - HS tìm hình ảnh so sánh ở đoạn 1 - HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá ở đoạn 2 - 1HS đọc nội dung bài tập - Học sinh làm bài cá nhân: Đặt câu + Dòng sông Hương như dải lụa đào. + Đôi mắt em tròn xoe như hòn bi ve. + Chú bé vừa đi vừa nhảy như chim sáo.. Toán: Giải toán về tỉ số phần trăm (tt) I. Mục tiêu: - Cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. - Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó. Bài 1; bài 2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Kiểm tả bài tập tiết trước. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Hoạt động 1: Hướng dẫn cách giải bài toán về tỉ số phần trăm. a) giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề rồi tóm tắt 52.5% số hs là: 420 hs 100% số hs là : …hs ? b)Giới thiệu bài toán liên quan. Hoạt động 2:Thực hành Bài 1 : Cho HS làm bài rồi chữa bài Bài 2 : Cho HS làm bài rồi chữa bài *Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài. - Chữa bài.. Học sinh. - 1 HS đọc đề bài - HS thực hiện cách tính 420 : 52.5 x 100 = 800 (hs) hay 420 x 100 : 52.5 = 800 (hs) - Phát biểu cách tính - 1 HS đọc đề trong sách giáo khoa - HS giải bài toán Số ô tô nhà máy dự định sản xuất là: 1590 x 100 :120 = 1325 (ô tô) Đáp số: 1325 ô tô. Bài giải: - Số HS trường Vạn Thịnh là: 552 x 100 : 92 = 600 (hs) Đáp số: 600 hs - Tổng số sản phẩm là: 732 x 100 : 91.5 = 800 (sản phẩm) Đáp số: 800 sản phẩm. - Học sinh làm: 10%=1/10 ; 25% = 1/4 Nhẩm: a) a x 10 = 50 (tấn).

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học. b) 5 x 4 = 20 (tấn). Khoa học: Tơ sợi I. Mục tiêu: - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi. - Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng tơ sợi. - Phân biệt tơ sợi tự nhiên, tơ sợi nhân tạo. - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm. - Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. II. Đồ dùng dạy học: - Hình và thông tin trang 66 sgk,phiếu học tập - 1 số loại tơ nhân tạo, tự nhiên,bật lửa III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Gọi 2 - 3 em trả lời câu hỏi tiết trước - Học sinh khác nhận xét. - Giáo viên tổng kết 2. Dạy bài mới: (28’) Hoạt động 1: Kể tên một số loại tơ sợi. - Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát và - Giáo viên cho học sinh quan sát, trả lời trả lời câu hỏi trang 60 SGK. câu hỏi SGK. - Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung. - Làm việc cả lớp. Câu 1: - Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay. - Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông. - Giáo viên chốt - Hình 3, 4: Liên quan đến việc làm ra sợi tơ tằm. Câu 2: - Các sợi có nguồn gốc thực vật: sợi bông, sợi Hoạt động 2: Làm thực hành phân biệt tơ đay, sợi lanh. sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. - Các sợi có nguồn gốc động vật: sợi len, sợi tơ - Làm việc theo nhóm. tằm. - Làm việc cả lớp. - Giáo viên chốt: Tơ sợi tự nhiên: Thấm nước, khi cháy có mùi khét. -Tơ sợi nhân tạo: Không thấm nước, khi Câu 3: cháy sợi sun lại,không có mùi khét. - Các sợi trên có tên chung: tơ sợi tự nhiên Hoạt động 3: Đặc điểm nổi bật của sản Câu 4: phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi. - Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi 1. Tơ sợi tự nhiên. ni-lông được tổng hợp nhân tạo từ công nghệ hóa học. - Sợi bông. Sợi đay. Tơ tằm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm thực 2.Tơ sợi nhân tạo. hành của nhóm mình. - Các loại sợi ni-lông. - Nhóm khác nhận xét. - Giáo viên chốt..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3.Củng cố-dặn dò: (5’) - Nhận xét tiết học.. Lịch sử: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới I. Mục tiêu: - Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. + Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm. Đẩy mạnh giáo dục. + Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.(5/1952) II. Đồ dùng dạy học: - Ảnh của các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc (5/1952). Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950? - Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950? 2. Dạy bài mới: (28’) Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết giúp các em biết hậu phương trong những ngày sau chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 HĐ1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2/1951) - Đại hội có tầm quan trọng thế nào? - Nêu nhiệm vụ của Đại hội? - Để thực hiện nhiệm vụ đó cần có những điều kiện gì? HĐ2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 - Sự lớn mạnh về kinh tế, văn hoá, giáo dục thể hiện như thế nào? - Theo em, vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy? HĐ3: Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lần thứ nhất - Đại hội được tổ chức khi nào? Nhằm mục đích gì? -Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn? 3. Củng cố, dặn dò: - Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho CM Việt Nam? - Nhận xét tiết học.. Học sinh - HS trả lời. - Đọc SGK rồi thảo luận theo cặp. - Từng HS nêu ý kiến. Cả lớp bổ sung cho hoàn chỉnh - Xem hình 2,3 - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện trình bày kết quả. - Cả lớp bổ sung cho hoàn chỉnh. - Thảo luận theo cặp từng HS nêu ý kiến những thông tin sưu tầm được. - Lắng nghe ghi chép - Chuẩn bị bài sau: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.. Địa lí: Ôn tập.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> I. Mục tiêu: - Biết số đặc điểm về địa lí tự nhiên, dân cư, các ngành kinh tế của nước ta. - Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. II. Đồ dùng dạy học: - Các bản đồ: Phân bố dân cư, kinh tế VN. - Bản đồ trống VN III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn HS ôn tập: (30’). - Giáo viên chốt và kết luận. Học sinh - Học sinh làm việc theo nhóm 4. - Các nhóm làm các bài tập ở sgk - Đại diện mỗi nhóm trình bày 1 BT 1) Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh đông nhất thường sống ở đồng bằng và ven biển. Các dân tộc ít người sống ở vùng núi 2) Câu sai :a,e Câu đúng: còn lại 3) Trung tâm c.nghiệp lớn: TPHCM, HN Cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM - HS đố vui,đối đáp, tiếp sức về vị trí các thành phố, trung tâm CN, cảng biển lớn ở nước ta.. - Tổ chức trò chơi cho HS 3. Củng cố, dăn dò: (3’) - Nhận xét tiết học Buổi chiều. Tiếng Việt:* Điền từ trái nghĩa (Tiết 2 tuần 16) I. Mục tiêu: - Điền từ trái nghĩa với từ in đậm để hoàn thành các câu thành ngữ, tục ngữ. - Viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lời văn sinh động, giàu hình ảnh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Giới thiệu bài: (5’) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập : (28’) Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu cả lớp chọn từ để điền. - Chữa bài. ĐA: kính, tiểu, dưới, mưa, rạng, vắng, chết,. Học sinh - Lắng nghe. - 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm. - Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> bán Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS viết vào vở. - Gọi một số HS đọc bài làm. - Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu. 3. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học. - Cả lớp đọc thầm. - Viết vào vở. - 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét. - Viết lại đoạn văn cho hay hơn.. Toán:* Tìm một số phần trăm của một số (Tiết 2 tuần 16) I. Mục tiêu: - Củng cố để HS biết thực hiện biết tìm một số phần trăm của một số. - Vận dụng được để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Học sinh 1. Bài cũ: (5’) Tính: - 2Học sinh lên làm bài tập 214,75 : 32 108,89 : 34,2 - Lớp nhận xét 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Bài 1: Bài giải: - Gọi 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, Lớp 5A có số học sinh là: nhận xét bổ sung. 18: 60 x 100 = 30 (học sinh) Đáp số: 30 học sinh Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Cả lớp đọc thầm - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng - Làm vào vở, nhận xét bài bạn - Nhận xét. Bài 3: - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. - HS đọc đề bài, xác định dạng. - Nhận xét. - 1 HS khá lên bảng Bài 4: - Chữa bài. - Tự làm vào vở. 3. Củng cố: (2’) - Nêu kết quả, nhận xét. - Nhận xét tiết học. Luyện viết I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết: HS nắm được mẫu chữ cái viết hoa, Biết cách viết tên riêng, viết đúng mẫu chữ đứng, chữ nghiêng. - Viết câu, và đoạn văn ứng dụng chữ viết đều, đẹp. II. Đồ dùng dạy - học:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học: Giáo viên 1.Giới thiệu bài: 2.Bài mới: Hoạt động 1: Ôn cách viết chữ hoa - Treo bảng phụ viết sẵn câu -Y.cầu HS tìm các chữ viết hoa. -GV viết bảng lớp, HD HS cách viết các chữ hoa trong bài. -Yêu cầu lớp viết bảng con các chữ hoa. -GV nhận xét Hoạt động 2: HS luyện viết DT riêng và viết câu -GV yêu cầu HS viết các tên riêng vào bảng con -GV nhận xét -Yêu cầu HS luyện viết -GV đọc bài -Hướng dẫn HS viết Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Học sinh. HS tìm và phát biểu -HS lắng nghe -HS viết bảng con -HS viết bảng con theo yêu cầu của GV -HS luyện viết vở -HS lắng nghe -HS theo dõi -Lớp viết bài. Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2016. Tập làm văn: Luyện tập tả người I. Mục tiêu: - HS viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy. II. Đồ dùng dạy học: - 1 số bài văn mẫu về tả người bạn thân của em. III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Bài cũ: (5’) + Nêu cấu tạo một bài văn tả người? 2. Dạy bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu bài - Ghi tên bài và nêu mục tiêu yêu cầu tiết học. 2.2. Luyện tập Đề bài: Hãy tả một người bạn thân của em. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS xác định trọng tâm của đề bài. - Cho cả lớp làm vào vở. - Gọi một số em trình bày bài viết của mình. - Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.. Học sinh - HS trả lời câu hỏi.. - Lắng nghe. - 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. - Nêu yêu cầu của đề bài. - Viết bài văn vào vở. - Một số em trình bày bài của mình..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học.. - Về nhà viết lại cho hay hơn.. Toán: Luyện tập I. Mục tiêu: Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm - Tính tỉ số phần trăm của 2 số - Tìm giá trị một số phần trăm của một số - Tìm một số khi biết một phần trăm của số đó. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ 2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập Tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài Bài 1(b): Cho HS nêu yêu cầu BT sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2(b): Cho HS nêu yêu cầu BT sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài Bài 3 (a): Cho HS nêu yêu cầu BT sau đó cho HS tự làm bài rồi chữa bài 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học.. Học sinh - Kiểm tra bài tập hôm trước. - Học sinh lần lượt tự làm bài rồi cùng chữa bài với giáo viên - 2 em lên bảng cả lớp làm vở Tỉ số phần trăm của số sản phẩm anh Ba làm được và số sản phẩm của tổ là: 126 : 1200 = 0,105 0,105 = 10,5 % b) Số tiền lãi của cửa hàng đó là: 6000000 : 100 x 15 = 900000 (đồng) - 2 em lên bảng. Cả lớp làm vào vở a) 72 x 100 : 30 = 240 hoặc 72 : 30 x 100 = 240 b) 420 x 100 :10.5 = 4000 (kg) 4000 kg = 4 tấn. Đạo đức: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1) I. Mục tiêu: - Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các họat động của lớp, của trường. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác. - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác) - Kĩ năng ra quyết định (biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống). - Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp họcvà địa phương. II. Đồ dùng dạy học:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - GV: phiếu học tập - HS: Thẻ màu III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) +Em đã làm gì để thể hiện thái độ tôn trọng người phụ nữ? 2. Bài mới: (28’) *Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống - GV treo tranh và nêu tình huống của 2 bức tranh - GV theo dõi. Học sinh - 2-3 HS trả lời - Cả lớp hát bài”Lớp chúng mình”. - HS quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi ở SGK theo nhóm 4 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận +Trong công việc chung để đạt kết quả tốt - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung chúng ta phải làm việc như thế nào? +Chúng ta phải làm việc cùng nhau,cùng hợp tác với mọi người xung quanh. *Hoạt động 2:Làm bài tập 1,SGK - 2 HS đọc phần ghi nhớ - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp thảo luận trả lời bài tập 1 - HS làm việc theo nhóm. Điền chữ Đ trước - GV theo dõi những việc làm thể hiện sự hợp tác .. - Đại diện các nhóm trình bày - Kết luận: Để hợp tác tốt với những người - Các nhóm khác nhận xét và bổ sung xung quanh, các em cần phân công, bàn - HS lắng nghe bạc, hỗ trợ, phối hợp nhau trong công việc chung *Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ - GV treo bảng phụ, lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2 - HS dùng thẻ màu để bày tỏ thái độ với từng - GV theo dõi ý kiến - Kết luận: - HS giải thích lý do vì sao tán thành hay + Tán thành: câu a,d không tán thành + Không tán thành: câu b,c *Hoạt động tiếp nối: - Chuẩn bị bài tập 4 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học. - HS đọc phần ghi nhớ. Kĩ thuật: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta I.Mục tiêu: - HS Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta - Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương. II. Đồ dùng dạy - học: -Tranh ảnh minh họa của một số giống gà - Phiếu đánh giá kết quả học tập.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> III. Các hoạt động dạy - hoc: Giáo viên A.Kiểm tra:(5p) + Nuôi gà có lợi ích gì? B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động Hoạt động1: Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta (8p) + Kể tên một số giống gà mà em biết?. - GV kết luận: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta (Gà nội, gà nhập nội, gà lai). Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà (9p) + Nêu đặc điểm một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta mà em biết? Gợi ý: Đặc điểm hình dạng: + Ưu điểm + Nhược điểm - GV kết luận, đưa tranh Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập(8p) - Nêu tiêu chuẩn đánh giá. - Yêu cầu HS tự đánh giá kết quả. - GV nhận xét đánh giá. 3. Củng cố - dặn dò:(3p) - Tổng kết bài. - Nhận xét tiết học. Học sinh - HS trả lời.. - Thảo luận nhóm đôi. - Hai em cùng bàn trao đổi tìm hiểu qua tranh ảnh, thực tế để kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Sau đó trình bày. + Gà ri, gà kiến, gà mía, gà tam hoàng… - Lớp nhận xét bổ sung.. - Thảo luận nhóm 4. - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. + Gà ri: Thân hình nhỏ, chân nhỏ, đầu nhỏ, gà mái lông màu nâu nhạt hoặc màu vàng, gà trống to hơn, lông màu tía. Thịt và trứng thơm ngon, thịt chắc, dễ nuôi, tầm vóc nhỏ, chậm lớn… - HS tự đánh giá. - Báo cáo kết quả đánh giá.. Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 16. - Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 17. - Giáo dục các em có ý thức tự giác trong mọi hoạt động. III. Các hoạt động dạy học: Giáo viên Hoạt động 1: Nhận xét tuần 16 - Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần. - GV nhận xét bổ sung. * Nhận xét về học tập:. Học sinh - HS nêu miệng.Nhận xét bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập. * Nhận xét về các hoạt động khác. - Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...... * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần. * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ. Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 17 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động: * Về học tập. * Về lao động. * Về hoạt động khác. - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động . * Kết thúc tiết học - GV cho lớp hát bài tập thể.. - Thảo luận nhóm 4, ghi vào nháp những ưu, khuyêt điểm chính về vấn đề GV đưa ra. - Đại diện trình bày bổ sung.. - HS tự nhận loại. - HS lắng nghe. - HS theo dõi. - HS biểu quyết nhất trí. - HS hát bài tập thể.. Buổi chiều Tin học: (2 tiết) (Có giáo viên chuyên dạy) Thể dục: (Có giáo viên chuyên dạy).

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×