Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Huong nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MÔ HÌNH HƯỚNG NGHIỆP. HIỂU MÌNH. HIỂU VIỆC. (Buổi 1). (Buổi 2). Tính cách Giá trị cá nhân. Kiến thức. Năng lực bản thân. Kỹ năng. Hiểu thị trường lao động. Năng khiếu. Hiểu Ngành/nghề.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Buổi 1 (4 tiết): Giúp học sinh tìm hiểu bản thân - Thực hiện vào học kỳ I MÔ HÌNH HƯỚNG NGHIỆP. HIỂU MÌNH (Buổi 1). Tính cách. Giá trị cá nhân. Kiến thức. Năng lực bản thân. Kỹ năng. Năng khiếu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 1/ Khái niệm về hướng nghiệp “Hướng nghiệp trong giáo dục là hệ thống các biện pháp tiến hành trong và ngoài nhà trường để giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội”. Khái niệm trên cho thấy: Thực chất của hướng nghiệp không phải là sự quyết định nghề mà là giúp các em có được những hiểu biết cần thiết về bản thân, về thế giới nghề nghiệp xung quanh, về những yếu tố ảnh hưởng/tác động tới bản thân trong việc chọn nghề để lựa chọn nghề phù hợp và giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa cá nhân với nghề, giữa cá nhân với xã hội..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 2/ Mục đích của hướng nghiệp Mục đích chủ yếu của GDHN là phát hiện, bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo của cá nhân, giúp các em hiểu mình và hiểu yêu cầu của nghề, chuẩn bị sẵn sàng tâm lí đi vào những nghề mà các thành phần kinh tế trong xã hội đang cần nhân lực, trên cơ sở đó đảm bảo sự phù hợp nghề cho mỗi cá nhân..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 3/ Lý thuyết Cây nghề nghiệp. Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng học, chọn nghề phù hợp và nó được coi là phần “Rễ” của cây nghề nghiệp. Rễ có khỏe thì cây mới khỏe và ra hoa, kết trái như mong muốn của người trồng cây..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 3/ Lý thuyết Cây nghề nghiệp. Vì vậy, muốn lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, trước hết phải hiểu rõ sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp của bản thân và phải dựa vào chính những hiểu biết này để lựa chọn nghề nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 3/ Lý thuyết Cây nghề nghiệp. Nói cách khác là phải chọn nghề theo “rễ” vì đây là yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự kết trái của cây nghề nghiệp. Thực tế đã chứng minh, những người quyết tâm chọn nghề và theo đuổi nghề phù hợp với “rễ” sẽ có nhiều khả năng thu được những “quả ngọt” trong hoạt động nghề nghiệp như: Có cơ hội việc làm cao, được nhiều người tôn trọng, lương cao, công việc ổn định....

<span class='text_page_counter'>(9)</span> I/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ LÝ THUYẾT CƠ BẢN 3/ Lý thuyết Cây nghề nghiệp. Ý nghĩa: Lý thuyết cây nghề nghiệp là lí thuyết quan trọng nhất trong hướng nghiệp vì lí thuyết này đã chỉ ra rằng, công việc đầu tiên cần làm khi GDHN là phải giúp cho học sinh nhận thức đầy đủ về bản thân để các em chọn được nghề phù hợp với “rễ”, tránh được tình trạng chọn nghề theo “quả”, chọn nghề theo cảm tính, theo ý kiến của người khác hoặc chọn nghề theo trào lưu chung..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 1/ Tìm hiểu tính cách (Trắc nghiệm khí chất Eysenck). Hans Eysenck sinh ra tại Đức vào ngày 04 tháng 3 năm 1916. Ông nhận bằng tiến sĩ tâm lý học ở Đại học London vào năm 1940. Trong Thế chiến II ông phục vụ như một nhà tâm lý tại một bệnh viện cấp cứu, nơi ông đã nghiên cứu về độ tin cậy của các chẩn đoán tâm thần. Các kết quả đã dẫn ông đến một sự đối kháng lâu dài cho chính dòng tâm lý học lâm sàng. Sau chiến tranh, ông giảng dạy tại Đại học London, cũng như phục vụ như giám đốc của bộ phận tâm lý của Viện Tâm thần học, kết hợp với Bệnh viện Bethlehem Hoàng gia. Ông đã viết 75 đầu sách và 700 bài báo. Ông nghỉ hưu vào năm 1983 và tiếp tục viết cho đến khi qua đời vào ngày 04 tháng 9 năm 1997..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 1/ Tìm hiểu tính cách (Trắc nghiệm khí chất Eysenck). Các bước thực hiện trắc nghiệm khí chất Eysenck: Bước 1. Trả lời 57 câu hỏi: Có ghi là (+), không ghi là (-) Cho mỗi câu 1 điểm nếu trùng dấu, 0 điểm nếu khác dấu. (Thời gian thực hiện trắc nghiệm là 20 phút). Bước 2: Kiểm tra độ trung thực của bạn: Đối với các câu: 6, 24, 36 => thì điểm là (+) Các câu: 12, 18, 30, 42, 48, 54 => thì điểm là (-) * Tính xem bạn được bao nhiêu điểm, Nếu tổng cột 1 là TC < 5 mới đủ độ tin cậy để xử lý tiếp, nếu không, cần trả lời lại. Chú ý khi trả lời lại: trả lời trung thực hơn, không để ý đến mẫu đã biết.. Biểu đồ khí chất Eysenk.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 1/ Tìm hiểu tính cách (Trắc nghiệm khí chất Eysenck). Các bước thực hiện trắc nghiệm khí chất Eysenck: Bước 3: Xác định mức độ hướng nội – hướng ngoại của nhân cách Đối với các câu: 1, 3, 8, 10, 13, 17, 22, 25, 27, 39, 44, 46, 49, 53, 56 => điểm (+) Các câu: 5, 15, 20, 29, 32, 34, 37, 41, 51 thì điểm (-) * Tính xem bạn được bao nhiêu điểm ở cột TL. Bước 4: Xác định thần kinh (Ổn định và không ổn định của cảm xúc) Các câu: 2, 4, 7, 9, 11, 14, 16, 19, 21, 23, 26, 28, 31, 33, 35, 38, 40, 43, 45, 47, 50, 52, 55, 57 => điểm (+), không có điểm (-). * Tính xem được bao nhiêu điểm ở cột TK.. Biểu đồ khí chất Eysenk.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 1/ Tìm hiểu tính cách (Trắc nghiệm khí chất Eysenck). Các bước thực hiện trắc nghiệm khí chất Eysenck:. Tổng điểm cột 2 - TL là điểm tâm lý (trục hoành), cột 3 - TK là điểm thần kinh (trục tung). Điểm có toạ độ (TL; TK) nằm ở cung phần tư nào thì khí chất thuộc kiểu đó, với một số nét đặc trưng tương ứng ghi ở phần dưới đây. Nếu điểm khí chất nằm trên một trục nào đó thì khí chất có tính pha trộn của cả 2 kiểu. Nếu điểm khí chất nằm ngay tâm hình tròn thì khí chất không rõ nét. Bạn có thể làm lại trắc nghiệm để xác định rõ hơn.. Biểu đồ khí chất Eysenk.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 1/ Tìm hiểu tính cách (Trắc nghiệm khí chất Eysenck). * Người ta chia ra 4 loại khí chất: Ưu tư: Thận trọng; trầm lặng; dè dặt; hay lo sợ, hồi hộp; cứng nhắc; dễ bi quan, không thích giao thiệp. Sôi nổi: Nhạy cảm; lạc quan; nhanh nhẹn; hay băn khoăn; hiếu chiến; dễ bị kích thích; dễ bị thay đổi; tính bốc đồng. Điềm tĩnh: Cẩn thận; nhã nhặn; nghiêm túc; điềm đạm; bình tĩnh; thụ động. Linh hoạt: Thích giao du; cởi mở; sôi nổi; nhanh mồm; dễ dãi; thích chỉ huy..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 1/ Tìm hiểu tính cách (Trắc nghiệm khí chất Eysenck). Chú ý: Một người có thể có nhiều đặc điểm pha trộn giữa các kiểu khí chất khác nhau. Tuy nhiên vẫn nhận ra đặc điểm nổi trội của kiểu khí chất của người đó. Kiểu khí chất là những đặc điểm có tính bền chặt hơn, nên có ảnh hưởng sâu sắc đến năng lực nghề của mỗi người..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 2/ Tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp (Trắc nghiệm Lý thuyết mật mã Holland). Lý thuyết Mật mã Holland (Holland codes) được phát triển bởi nhà tâm lí học John Holland (1919-2008). Ông là người nổi tiếng và được biết đến rộng rãi nhất qua nghiên cứu lí thuyết lựa chọn nghề nghiệp. Ông đã đưa ra lí thuyết RIASEC dựa trên 8 giả thiết, trong đó có 5 giả thiết cơ bản và một số luận điểm rất có giá trị trong hướng nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 2/ Tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp (Trắc nghiệm Lý thuyết mật mã Holland) Các bước thực hiện trắc nghiệm:. Bước 1: PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH (PHẦN 1) Đánh dấu X vào ô () trước mỗi câu mà bạn thấy phù hợp với mình. Đừng suy nghĩ quá nhiều khi lựa chọn câu trả lời. Thời gian hoàn thành: 20 phút. Mỗi ô được đánh dấu sẽ tính là 1 điểm, không phải điểm cao là làm giỏi mà phải lựa chọn theo đúng suy nghĩ bản thân..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 2/ Tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp (Trắc nghiệm Lý thuyết mật mã Holland) Các bước thực hiện trắc nghiệm:. Bước 2: PHIẾU TRẮC NGHIỆM SỞ THÍCH (PHẦN 2) Từ kết quả của phần 1, viết số điểm của ba nhóm cao nhất xuống dưới đây. Nếu bạn có hai hay ba phần bằng nhau thì cũng không sao. Đây là kết quả sở thích của bạn. Hãy dùng kết quả trắc nghiệm sở thích của bạn để tìm hiểu bạn có tính cách gì và một số công việc phù hợp với bạn nhất. Hãy gạch dưới chân những nghề mà bạn thấy thích ở cột bên phải:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 2/ Tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II/ Tìm hiểu bản thân. 2/ Tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp. Từ những giả thiết của lý thuyết Holland, có thể rút ra 2 kết luận sau: Kết luận thứ nhất: Hầu như ai cũng có thể được xếp vào một trong sáu kiểu tính cách và có sáu môi trường hoạt động tương ứng với 6 kiểu tính cách, đó là: Nhóm kỹ thuật; Nhóm nghiên cứu; Nhóm nghệ thuật; Nhóm xã hội; Nhóm quản lí; Nhóm nghiệp vụ. Kết luận thứ hai: Nếu một người chọn được công việc phù hợp với tính cách của họ, thì họ sẽ dễ dàng phát triển và thành công trong nghề nghiệp. Nói cách khác: Những người làm việc trong môi trường tương tự như tính cách của mình, hầu hết sẽ thành công và hài lòng với công việc..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> II/ TÌM HIỂU BẢN THÂN. 2/ Tìm hiểu sở thích và khả năng nghề nghiệp. Trong thực tế, tính cách của nhiều người không nằm gọn trong một nhóm tính cách mà thường là sự kết hợp của 2 nhóm tính cách, có khi còn nhiều hơn, ví dụ: NC - KT, NT - XH... Do đó, khi tìm hiểu bản thân có thể phải xem xét ở nhiều hơn một nhóm tính cách..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> III/ TÌM HiỂU GIÁ TRỊ CÁ NHÂN VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN 1/ Giá trị cá nhân là gì? Trước khi bắt đầu nói đến định nghĩa, tôi muốn hỏi các bạn một vài câu hỏi sau: 1. Trong các hãng xe máy (hoặc xe hơi), bạn chọn hãng xe nào và tại sao? 2. Đâu là yếu tố quan trọng nhất ở người bạn đời của mình? 3. Hai người bạn thân nhất của bạn có đặc điểm gì? 4. Giữa công việc lương cao nhưng bạn không yêu thích và công việc bạn yêu thích nhưng lương không cao, bạn sẽ chọn công việc nào? 5. Nếu bây giờ bạn có 100 triệu trong tay thì bạn sẽ làm gì? Và tôi dám chắc chắn với bạn một điều rằng câu trả lời của bạn sẽ khác 80% so với câu trả lời của tôi, hay của bất kỳ ai khác nếu bạn đưa cho họ danh sách câu hỏi này..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> III/ TÌM HiỂU GIÁ TRỊ CÁ NHÂN VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN 1/ Giá trị cá nhân là gì? Đến đây bạn có thể đoán ra Giá Trị Cá Nhân là gì không? Giá Trị Cá Nhân chính là những điều mà mỗi người chúng ta cho rằng là quan trọng, là ưu tiên cao nhất của chúng ta trong cuộc sống. Giá Trị Cá Nhân chính là nền tảng, là kim chỉ nam cho chúng ta, và nó dẫn dắt mọi hành động và lựa chọn của chúng ta trong cuộc sống. Trong lựa chọn nghề nghiệp chúng ta quá chăm chăm vào việc thi trường gì mà ít khi nào tự hỏi “Mình là ai? Mình mạnh gì? Mình yếu gì? Mình có năng lực gì? Mình có ước mơ gì?” để từ đó định hướng cho mình một con đường đi rõ ràng. Giá Trị Cá Nhân là yếu tố rất quan trọng để giúp cho việc định hướng nghề nghiệp, định hướng con đường tương lai của mình rõ ràng hơn rất nhiều..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> III/ TÌM HiỂU GIÁ TRỊ CÁ NHÂN VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN 2/ Tìm hiểu năng lực bản thân Chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân: - Hiểu chính mình Sở thích của em là gì? - Xác định nhu cầu bản thân Nhu cầu trong cuộc sống hiện tại và sau này của em là gì? - Hoạch định tương lai Đó là những bước khởi đầu ước mơ tương lai của em, hãy có những kế hoạch chi tiết, rõ ràng, những chiến lược thống nhất để bắt đầu xây dựng. Sau đây là các bước lập kế hoạch nghề nghiệp:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> III/ TÌM HiỂU GIÁ TRỊ CÁ NHÂN VÀ NĂNG LỰC BẢN THÂN 3/ Lập kế hoạch nghề nghiệp Mô hình lập kế hoạch nghề. *3 bước tìm hiểu: • Bản thân • Thị trường tuyển dụng/lao động. Thị trường tuyển dụng. Bản thân. • Những tác động/ảnh hưởng. *4 bước hành động: • Xác định mục tiêu Những tác động /ảnh hưởng. Thực hiện. • Ra quyết định • Thực hiện • Đánh giá Có thể thực hiện theo bất cứ trật tự nào.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ba bước tìm hiểu - Bước đầu tiên và quan trọng nhất là tìm hiểu bản thân trong các lĩnh vực: sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp - Tìm hiểu thị trường tuyển dụng lao động để biết những công việc đang cần nguồn nhân lực ở thị trường trong vùng, quốc gia, và quốc tế. - Tìm hiểu những tác động hoặc ảnh hưởng từ hoàn cảnh gia đình và điều kiện kinh tế - xã hội đến việc chọn hướng học, chọn nghề.. *3 bước tìm hiểu: • Bản thân • Thị trường tuyển dụng/lao động • Những tác động/ảnh hưởng.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> -. Bốn bước hành động: Xác định mục tiêu nghề nghiệp Ra quyết định nghề nghiệp Thực hiện quyết định nghề nghiệp Đánh giá xem quyết định ấy có thực sự phù hợp với bản thân hay không.. *4 bước hành động: • Xác định mục tiêu • Ra quyết định • Thực hiện • Đánh giá. Tất cả bảy bước trên có thể được thực hiện theo bất cứ thứ tự nào, miễn sao phù hợp với nhu cầu, khả năng của bản thân (có thể bị ảnh hưởng bởi định kiến và khuôn mẫu giới)..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> BẢN KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP Các bước thực hiện. Nội dung thực hiện Ba bước tìm hiểu. Ví dụ: Lúc đang còn học lớp 10, được giáo viên hướng nghiệp hướng dẫn, Nga đã tìm hiểu bản thân và khám phá ra mình thích sáng tạo, thích làm việc với máy móc; có khả năng và rất hứng thú đối với môn Tin học, đặc biệt là có khả năng dùng phần mềm trong chương trình của máy vi tính để vẽ rất tốt. Lúc đang còn học lớp 10, được giáo viên hướng nghiệp - Tìm hiểu bản thân: hướng dẫn, Nga đã tìm hiểu bản thân và khám phá ra mình thích sáng tạo, thích làm việc với máy móc; có khả năng và rất hứng thú đối với môn Tin học, đặc biệt là có khả năng dùng phần mềm trong chương trình của máy vi tính để vẽ rất tốt. Vào năm lớp 11, Nga đã tìm hiểu TTTDLĐ và biết được ngành thiết kế đồ họa là ngành phù hợp với sở thích và khả năng nghề nghiệp của bản thân. Đây cũng là ngành đem lại thu nhập cao cho người giỏi chuyên môn. Hơn nữa, TTTDLĐ đang có nhu cầu nhân lực cao đối với nghề này. Từ - Tìm hiểu thị trường những thông tin như vậy, Nga tiếp tục tìm hiểu thông tin về các cơ sở dạy tuyển dụng/lao động: nghề (CSDN), trung tâm dạy nghề (TTDN), trường Trung cấp nghề (TCN), trường cao đẳng, trường đại học có đào tạo ngành thiết kế đồ họa để sau khi tốt nghiệp phổ thông có thể đăng kí theo học..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Những tác động ảnh hưởng:. Cùng với việc tìm hiểu bản thân và tìm hiểu TTTDLĐ, Nga đã tìm hiểu yếu tố tác động hoặc ảnh hưởng đến việc chọn hướng học, chọn nghề của bản thân và nhận ra rằng hoàn cảnh gia đình của mình còn nhiều khó khăn. Gia đình Nga là gia đình thuần nông, bố mẹ không được khỏe mà còn phải nuôi hai anh em đi học. Em của Nga thì còn nhỏ.. Bốn bước hành động. Sau khi thực hiện 3 bước tìm hiểu, Nga xác định mục tiêu - Xác định mục tiêu nghề nghiệp: nghề nghiệp của mình là theo học ngành Kĩ thuật đồ họa. Nga luôn ước mơ sẽ được học Trường Đại học FPT để trở thành nhà thiết kế đồ họa giỏi. Nhưng xét hoàn cảnh gia đình của mình, Nga quyết định sau khi tốt nghiệp THPT sẽ tham gia học khóa học nghề ngắn hạn ở TTDN hoặc trường TCN tại địa phương về Kĩ thuật đồ họa để làm tiền đề cho việc phát triển sau - Ra quyết định này. Sau đó Nga đi làm để có công việc ổn định, phụ giúp gia định. Nga sẽ rèn luyện kĩ năng trong ngành đồ hoạ trong công nghề nghiệp việc hằng ngày cũng như các lớp ngắn hạn ở trường cao đẳng gần nhà. Khi có điều kiện hơn, Nga muốn lấy bằng đại học ngành Thiết kế đồ họa ở một cơ sở đào tạo cấp đại học, nơi có chất lượng đào tạo tốt..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Trong khi còn đang học lớp 10, Nga đã cố gắng trau dồi hơn - Thực hiện kế nữa về khả năng đồ họa trên máy tính để sau khi tốt nghiệp hoạch nghề THPT, Nga sẽ thực hiện quyết định nghề nghiệp của mình. nghiệp:. - Đánh giá:. Bước này sẽ được thực hiện sau khi Nga thực hiện kế hoạch theo học Kĩ thuật đồ họa. Nếu quyết định nghề nghiệp là đúng đắn thì trong suốt thời gian học, Nga sẽ luôn cảm thấy hứng thú học tập, yêu thích các môn học trong ngành kĩ thuật đồ họa và đạt được thành tích tốt trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×