Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THAK40 Ho Thi Nhu Lan KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.54 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường Đại học Đồng Nai Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Môn: PPDH Tiếng Việt 1. Giảng viên : TS Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên: Hồ Thị Như Lan Lớp: Cao Đẳng Tiểu học A-K40.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG Ý TƯỞNG Ý tưởng tổ chức một hoạt động cho bài dạy 1)Phân môn Luyện từ và câu: * Vị trí : - Luyện từ và câu bài Tính Từ (sgk/110,111 - Tiếng Việt 4 tập 1- Tuần 11). *Nội dung ý tưởng:Khi dạy, giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài và làm vào vở bài tậptheo nhóm 2, giáo viên phát phiếu bài tập cho 1 số nhóm bất kì để gạch chân tìm tính từ.Nhưng theo em, em sẽ sử dụng “kĩ thuật công đoạn” cho bài tập này. Kĩ thuật đó như sau: - 1 học sinh đọc đề -> giáo viên phát phiếu nhóm 5 cho nhóm điền tính từ vào bảng trong 2 phút. - Sau 2phút, giáo viên gõ thước lần 1 báo hiệu học sinh bắt đầu chuyển bảng nhóm cho nhau( theo chiều kim đồng hồ) , mỗi nhóm sẽ điền tiếp những tính từ còn thiếu hoặc gạch chân những tính từ cho là sai -> gõ thước lần 2,các nhóm tiếp tục làm như vậy -> Gõ thước lần 3 báo hiệu hoạt động kết thúc, các nhóm sẽ tự trả bảng nhóm về cho nhau. - Giáo viên lấy 2hoặc 3 bảng nhóm treo lên bảng và sửa bài. Lưu ý: Bút mỗi nhóm màu phải khác nhau vì khi chuyển bảng nhóm các nhóm khác điền thêm tính từ sẽ dễ nhận biết và rõ ràng hơn. *Mục tiêu của kĩ thuật: Giúp học sinh tích cực hơn trong giờ học, hăng say tham gia đóng góp bài, làm việc nhóm hiệu quả, , xác nhận đúng tính từ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2) Phân môn Chính tả *Vị trí: Có thể áp dụng cho các bài chính tả * Nội dung ý tưởng: Trước khi viết chính tả, giáo viên thường ghi mẫu các từ khó rồi hướng dẫn đọc cho đúng và ghi sẵn lên bảng.Nhưng em nghĩ giáo viên không nên làm như vậy vì sẽ tạo tính ỷ lại , không tích cực khi học. Em nghĩ giáo viên nên đọc mẫu bài 1 lần, học sinh thảo luận theo tổ mỗi bạn đưa ra 1 từ khó, cùng trao đổi với nhau những từ học sinh có thể tự sửa được, còn những từ thật sự khó sẽ nói giáo viên giải đáp trước lớp.Như vậy, nếu các từ không quá khó học sinh có thể tự giải đáp với nhau, giáo viên cũng không cần phải chọn lọc nhiều từ để giải thích - Ví dụ: Trong bài Chính tả “Người tìm đường lên các vì sao” ( TV4-Tập 1SGK/125) mỗi học sinh đưa ra 1 từ khó và tập hợp lại như: dại dột, cửa sổ, ngã, câu hỏi, thí nghiệm.. Học sinh trao đổi với nhau và chọn ra từ dễ sai nhất là từ dại dột đưa giáo viên giải đáp. Những từ còn lại học sinh tự sửa cho nhau. *Mục tiêu: làm việc nhóm hiệu quả, trao đổi kiến thức them cho nhau, tích cực hơn . 3) Phân môn Tập làm văn *Vị trí: Tập làm văn bài Luyện tập miêu tả đồ vật (SGK/150 -Tiếng Việt 4 ,tập 1Tuần 14. * Nội dung ý tưởng: - Đối với văn miêu tả, giáo viên thường đưa ra các câu hỏi để học sinh trả lời cá nhân hoặc thảo luận nhóm. Dù có trao đổi ý kiến với nhau nhưng phương pháp này ngay từ đầu đã làm hạn chế suy nghĩ, sự sáng tạo của các em bằng các câu hỏi sẵn có. Em nghĩ để bớt nhàm chán và làm cho học sinh có thể sáng tạo hơn khi làm văn thì nên cho học sinh hoạt động nhóm ,mỗi bạn tự nêu ý cá nhân thì các từ miêu tả sẽ đa dạng hơn và hay hơn.Giáo viên sẽ gọi 1 số bạn nói trước lớp nhưng theo ý kiến cá nhân đã được nhóm chỉnh sửa. - Ví dụ,giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm trao đổi vơi nhau về cách sử dụng từ ngữ để miêu tả thân hình cây phượng: o Lan: Cây phượng có màu đỏ tươi như màu cờ.Lá màu xanh,thân màu nâu xù xì ,hoa có năm cánh như năm ngón tay em..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> o Trịnh: Cây phượng tựa như chiếc ô xanh mát rượi, vỏ cây sần sùi nhiều mấu phủ lên một màu nâu bạc dãi dầu nắng mưa. Những chiếc lá xanh ươm mọc song song hai bên cuống như đuôi chim phượng. o … Khi nêu hết ý kiến của nhóm, bạn Lan sẽ cần chỉnh sửa lại để hay hơn dựa vào những ý mà các bạn đã nêu.Để học sinh tự sửa với nhau học sinh sẽ dễ nhớ hơn và cũng không bị ép buộc bởi 1 ý kiến nào.Đồng thời giáo viên cần cho học sinh đọc truyện,sách thật nhiều để mở rộng vốn từ của mình. *Mục tiêu: kích thích sự ham hiểu biết ở học sinh, tích cực hơn,giúp học sinh tự nêu được ý kiến bản thân không ỷ lại các bạn khác.. Ý tưởng tổ chức bố cục của các bài *Vị trí: Tập làm văn lớp 4 – Văn kể chuyện - Bố cục sgk như sau:  Tuần 6: + Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện  Tuần 7: + Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện + Luyện tập phát triển câu chuyện  Tuần 8: + Luyện tập phát triển câu chuyện + Luyện tập phát triển câu chuyện  Tuần 9: + Luyện tập phát triển câu chuyện + Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân  Tuần 11: +Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân + Mở bài trong văn kể chuyện  Tuần 12: + Kết bài trong văn kể chuyện.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Nội dung ý tưởng: - Em thấy cần chuyển 2 tiết Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân xuống và đưa 2 tiết Mở bài và Kết bài trong văn kể chuyện lên trên để cho phần học văn kể chuyện được liền mạch chứ không nên đan xen các loại kể chuyện khác dô văn viết kể chuyện.. CHUẨN BỊ 1)Kĩ thuật công đoạn: - Bút màu khác nhau: đỏ, cam, hồng, vàng, xanh, đen,…. - Bảng nhóm cụ thể như hình: NHÓM … Tìm các tính từ: a) b). 2) Phân môn Tập làm văn: - Mỗi học sinh phải tìm hiểu trước các từ miêu tả đồ vật .. Trên đây là toàn bộ ý tưởng của em trong quá trình thực tập. Do đây là bài cá nhân nên em cũng không chắc chắn toàn bộ ý tưởng đều có tính khả thi .Mong thầy cho em thêm ý kiến để ý tưởng của mình được trọn vẹn. Em cám ơn thầy!.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×