Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BAO CAO BDTX 15 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.71 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015 -2016 Họ và tên giáo viên: Lê Xuân Tuyển Ngày tháng năm sinh: 10/10/1967 Tổ chuyên môn: 4,5 Năm vào ngành giáo dục: 1998 Nhiệm vụ được giao trong năm học: Giáo viên chủ nhiệm lớp 4B+5B- Căn cứ Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên ; - Căn cứ Thông tư 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT ; - Căn cứ kế hoạch của Phòng GD & ĐT huyện Đông Giang về ban hành Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên năm học 2015-2016. - Căn cứ tình hình thực tế, Trường PTCS xã Tư xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên năm học 2015-2016 như sau: I/ Nội dung 1: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học: - Thời lượng: 30 tiết Nội dung cần bồi dưỡng: 1) - Điều lệ Trường tiểu học : (Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2010/TTBGDĐTngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) a) Mục tiêu: - Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ Tuổi đạt trinh độ giáo dục trung học phổ thong và tương đương. - Nắm được những nhiệm vụ, quyền hạn của trường phổ thông, của giáo viên và học sinh để thực hiện. b) Kết quả đã nghiên cứu được: - Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức trách nhiệm , bổn phận của học sinh. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thong tin trong dạy và học. - Nắm được vị trí của trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng. Nắm được nhiệm vụ, quyền hạn của Trường tiểu học; biết cơ cấu, nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng trường. Nắm được các quy định về hồ sơ của giáo viên chủ nhiệm lớp; Cách đánh gia xếp loại học sinh. Nắm được các nhiệm vụ, quyền hạn, chuẩn trình độ đào tạo, hành vi ngôn ngữ, trang phục và những điều giáo viên không được làm. Nắm được độ tuổi học sinh Tiểu học, nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh. 2) Thông tư 30 /2014/TT-BGDĐT ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học . a) Mục tiêu: Giúp giáo viên điều chỉnh đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; Phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ, hướng dẫn, giúp đỡ để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập rèn luyện góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. b) Kết quả đã nghiên cứu được: + Nắm được các nội dung đánh giá: - Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức- kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. - Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh. - Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. - Biết cách đánh giá học sinh khuyết tật; Nắm được quy định hồ sơ của mỗi học sinh trong năm học. Nắm được cách xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình tiểu học. Nắm được quy định động viên khen thưởng. Nắm được trách nhiệm của giáo viên, trách nhiệm và quyền của học sinh. 3. Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 4/5/2007 ban hành quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học . - Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GD-ĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn; a) Mục tiêu: - Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm. Giúp giáo viên tiểu học tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Làm cơ sở để đánh giá giáo viên tiểu học hằng năm theo Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học. Làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với giáo viên tiểu học được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> b) Kết quả đã nghiên cứu được: Nắm được chuẩn nghề nghiệp có 3 lĩnh vực. + Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức Có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí + Lĩnh vực kiến thức Có 5 yêu cầu, mỗi yêu cầu có 4 tiêu chí + Lĩnh vực kĩ năng sư phạm Có 5 yêu cầu mỗi yê cầu có 4 tiêu chí Nắm được các tiêu chuẩn xếp loại, quy trình đánh giá giáo viên tiểu học theo tiêu chuẩn xếp loại các tiêu chí, yêu cầu, lĩnh vực của Chuẩn. 4. Chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng ban hành kèm theo Thông tư 29/2009/TT- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD-ĐT a) Mục tiêu: Đẻ HT tự đánh giá, xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện , hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lí. b) Kết quả đã nghiên cứu được: - Năm được đạo đức, năng lực chuyên môn, lãnh đạo quản lí; Cách đánh gia, xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, Hiệu phó. 5. Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên. a) Mục tiêu: - Tuyển chọn và suy tôn giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, tạo điều kiện để giáo viên học tập, tráo đổi kinh nghiệm. Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong trường học để kịp thời tuyên dương nhân rộng những điển hình tiên tiến góp phần phát triển giáo dục ở địa phương và toàn nghành. b) kết quả đã nghiên cứu được: Nắm được cách tổ chức Hội thi của các cấp của cấp tiểu học + Hội thi cấp trường được tổ chức mỗi năm 1 lần + Hội thi cấp huyện được tổ chức hai năm 1 lần + Hội thi cấp tỉnh được tổ chức bốn năm 1 lần + Liên hoan giáo viên dạy giỏi các cấp phổ thông và giáo dục thường xuyên toàn quốc được tổ chức 5 năm 1 lần - Nắm được nội dung hình thức; đối tượng điều kiện tham gia dự thi của các cấp. 6. Chương trình bồi dưỡng giáo viên GDTX ban hành theo thông tư 31/2011/TT-BGDĐ ngày 8/8/2011 của Bộ GD-ĐT; a) Mục tiêu: - Giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế-xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. - Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX, năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - BDTX làm cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên hướng đến đạt chuẩn quy định. b) kết quả đã nghiên cứu được: - Nắm được tình hình chính trị, kinh tế xã hội trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao vai trò trách nhiệm của người giáo viên cũng như trau dồi tư tưởng đạo đức, lối sống; Nắm được yêu cầu, nhiệm vụ, học tập trau dồi trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao giáo dục đạo đức, chất lượng cho học sinh. II/ Nội dung 2: (30 tiết/ năm học) 1. Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2015-2016 . - Chỉ thị số 18/ CT-UBND ngày 7 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2015-2016. - Hướng dẫn 537/PGD&ĐT ngày 9/9/2015 V/v thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đối với Giáo dục tiểu học a) Mục tiêu: Giúp các cấp Lãnh đạo và giáo viên, nhân viên toàn nghành của các cấp giáo dục nắm được khung kế hoạch thời gian năm học cũng như nhiệm vụ để thức hiện kịp thời, đảm bảo. b) Kết quả đã nghiên cứu được: + Nắm được kế hoạch, thời gian năm học. - Học kì I: Bắt đầu ngày 31/8/2015, kết thúc vào ngày 29 /01/2016 (trong đó có 18 tuần thực học, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác). - Học kì II: Bắt đầu ngày 01/02 /2016 đến ngày 23/5/2016 (trong đó có 17 tuần thực học, 2 tuần nghỉ Tết, thời gian còn lại dành cho các hoạt động khác). Nắm được xây dựng quan hệ nhà trường- xã hội 2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/05/2006. a) Mục tiêu: Giúp giáo viên hiểu chuẩn KT- KN là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức kĩ năng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được. b) Kết quả đã nghiên cứu được: - Bám chuẩn kiến thức - kĩ năng để thiết kế tiết dạy và lên lớp nhằm truyền thụ cho tất cả học sinh nắm được kiến thức môn học, bài học mà các em cần đạt. 3. Phương pháp dạy học theo đối tượng vùng miền. a . Mục tiêu: Nhằm đưa giáo dục đi vào nề nếp, đạt chất lượng và thực hiện công bằng trong giáo dục b. Kết quả đạt được - Bám sát công văn để giảng dạy và giáo dục học sinh có hiệu quả, chất lượng ngày một nâng cao. III/ Nội dung 3: Bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên - Thời lượng: 60 tiết TH24: Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1.MT: - Giúp gv nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về trình độ và phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra. Đánh giá kết quả học tập được hiểu là đánh giá học sinh về học lực và hạnh kiểm thông qua quá trình học tập các môn học cũng như các hoạt động khác trong phạm vi của nhà trường 2.Kết quả đạt được: - Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 30/2005/QĐ-BGD & ĐT) đưa ra 4 nguyên tắc đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh tiểu học. 1. Kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá và xếp loại Kết hợp đánh giá định lượng và đánh giá định tính trong đánh giá kêt quả học tập nhằm đảm bảo tính khách quan và toàn diện trong quá trình đánh giá. 2. Thực hiện công khai, công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện Nguyên tắc này bao hàm các nguyên tắc truyền thống trong đánh giá kết quả học tập như đảm bảo tính khách quan – chính xác, tính công bằng, tính công khai, tính toàn diện. 3. Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh “Coi trọng việc động viên, khuyến khích sự tiến bộ của học sinh” là nội dung cốt lõi của nguyên tắc đảm bảo tính nhân văn và tính giáo dục trong đánh giá học sinh. 4. Phát huy tính năng động, sang tạo khả năng tự học, tự đánh giá của học sinh, xây dựng niềm tin, rèn luyện đạo đức theo truyền thống của Việt Nam. TH13: Đặc điểm của học sinh yếu- kém. 1. T©m lý học sinh yếu – kém: Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến yếu – kém trong học tập ở học sinh tiểu học + Do hoàn cảnh gia đình. + Do mất căn bản. + Chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập hay nói thông thường là học sinh lười học, không chăm chỉ chuyên cần. 2.Các biện pháp khắc phục - giúp đỡ học sinh yếu kém: Trước những nguyên nhân xuất phát từ gia đình giáo viên cần: - Hệ thống kiến thức theo chương trình. - Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học. - Phân hóa đối tượng học sinh. - Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em,bằng nhiều hình thức tổ chức (thi đua cá nhân,thi đua tổ nhóm,đố vui,giải trí,…). Kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích Kèm chế sự bộc phát,tập thói quen chu đáo và cẩn thận.Tạo cơ hội để trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh, nắm bắt cụ thể hướng phấn đấu của em vì mục tiêu, kế hoạch chung của lớp,của trường…Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh. - Hợp tác giữa giáo viên và phụ huynh là điều cần thiết để học sinh học tập và.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> rèn luyện.Qua đó,giáo viên sẽ thông tin kịp thời đến phụ huynh về kết quả học tập,hạnh kiểm,các mặt tham gia hoạt động …của con em mình thông qua sổ liên lạc…Giáo viên và phụ huynh cần phải có sự liên kết hai chiều nhằm có biện pháp tác động phù hợp.Động viên khuyến khích khi các em tiến bộ,nhắc nhở kịp thời khi các em có biểu hiện cần uốn nắn. - Giáo viên chỉ mời phụ huynh khi cần thiết để bàn bạc biện pháp giáo dục các em. (không nên lạm dụng). - Giáo viên tạo điều kiện tốt nhất về thời gian để học sinh có thể hoàn thành bài học ngay lại lớp. Ngoài ra ,giáo viên cần phải trao đổi trực tiếp đến từng đối tượng học sinh bằng lời nói, cử chỉ, mệnh lệnh thật thuyết phục đến các em. Chính những tác động trực tiếp thường tạo ra dấu ấn tức thì về sự chuyển biến tâm lí như thái độ, hành vi, tình cảm…học sinh sẽ dần tiến bộ Mô đunTH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học + Phương pháp giải quyết vấn đề + Phương pháp làm việc theo nhóm + Phương pháp hỏi đáp… a)Tiếp thu kiến thức: - Hiểu được mục đích, đặc điểm, quy trình và điều kiện để thực hiện có hiệu quả một số phương pháp dạy học tích cực để áp dụng dạy học vào các môn học. b) Vận dụng kiến thức: - Nắm được cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp giải quyết vấn đề thường như sau: * Giải quyết vấn đề đặt ra: - Đề xuất cách giải quyết. - Lập kế hoạch giải quyết. - Thực hiện kế hoạch giải quyết. Nắm được lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 2 người hoặc 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết hay năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. * Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành: - Phân công trong nhóm. - Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm. * Hỏi đáp: Là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận với nhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> lĩnh hội được nội dung bài học. Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp: *Hỏi đáp tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học. *Hỏi đáp giải thích - minh họa: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe - nhìn. * Hỏi đáp tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định.. Xã Tư , ngày 15 tháng 04 năm 2016 TỔ TRƯỞNG. GIÁO VIÊN. .. Nguyễn Thị Cúc. Lê Xuân. Tuyển HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×