Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

su 6 tuan 15 tiet 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.9 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 15 Tiết : 15. Ngày soạn: 14/11/ 2016 Ngày dạy: 19/11/ 2016. Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Biết sử dụng kênh hình để mô tả nét chính về thành Cổ Loa và giá trị của nó -Nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc kháng chiến, nguyên nhân thất bại của nước Âu Lạc, bài học kinh nghiệm từ thất bại của An Dương Vương. 2. Thái độ: - GD HS biết trân trọng những thành quả mà ông cha ta đã xây dựng, GD HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống, phải kiên quyết giữ gìn độc lập… 3. Kĩ năng: Rèn kỹ năng trình bày 1 vấn đề lịch sử theo bản đồ. Kỹ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: phóng to sơ đồ thành Cổ Loa, máy chiếu 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: 6A1…………….6A2………………..6A3………………… 6A4……………..6A5……………….6A6………………….6A7........................... 1. Kiểm tra bài cũ: Các câu hỏi trắc nghiệm: - Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tần cuối thế kỉ III TCN - Kinh đô của nước Âu Lạc 2.Giới thiệu bài mới: Thời Âu Lạc các ngành thủ công nghiệp đặc biệt phát triển đó là ngành xây dựng và luyện kim. Để tìm hiểu về sự phát triển đặc biệt ngành xây dựng chúng ta cùng tìm hiểu về công trình thành Cổ Loa và tìm hiểu vì sao đất nước ta rơi vào ách đô hộ 1000 năm của phong kiến phương Bắc qua bài học này. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động1: Tìm hiểu Thành Cổ Loa GV: Sau khi lên ngôi, An Dương Vương cho xây thành ở Phong Khê GV: cho học sinh quan sát lược đồ nước Âu Lạc xác định vị trí Phong Khê - GV: chiếu sơ đồ thành Cổ Loa, giải thích tại sao gọi là Loa Thành - GV hướng dẫn HS quan sát thành Cổ Loa và mô tả theo SGK từ “ Thành có 3 vòng….10 – 20 m ” theo. 4. Thành Cổ Loa. - Trên khu đất rộng có 3 vòng khép kín, chu vi 16.000m như hình chôn ốc, gọi là Loa thành (hay thành Cổ Loa).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> bảng sau: Tên:………………………………………… Thời gian:…………………………… Vị trí:…………………………………………… Quy mô: +Rộng:……………………………………… + Chiều dài chu vi:……………………………… +Chiềucao:………………………………… + Mặt thành rộng:…………………………… + Chân thành rộng:…………………………… Cấu trúc: +…… vòng thành ………………….. ………………….. +Hào…………………………………………… - GV mô tả thêm, cụ thể 3 vòng trên sơ đồ. =>Các thành đều có hào bao quanh…… ? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III-II TCN ở Âu Lạc khi mà trình độ kĩ thuật nói chung của loài người còn thấp? HS: Đây là công trình lao động quy mô nhất của Âu Lạc, cách đây hơn 2000 năm, thể hiện tài, sáng tạo, kỹ thuật xây thành của nhân dân ta… GV giảng theo SGK Yêu cầu học sinh đọc chú thích “quân thành” ? Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành? (việc bố trí quân đội trong thành Cổ Loa như thế nào?) HS:Lực lượng quân đội lớn, bộ binh, thuỷ binh được trang bị vũ khí băng đồng, giáo, rìu, …nỏ. Phía Nam thành – cầu Vực, phát hiện mũi tên đồng, đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến, vừa luyện tập vừa sẵn sàng chiến đấu. - Âu Lạc có thành Cổ Loa, vừa là kinh đô vừa là trung tâm chính trị, kinh tế, là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia => uy quyền của An DươngVương cao hơn vua Hùng. GV: khẳng định: Thành Cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ Vận dụng kiến thức liên môn văn học: Giáo viên cho học sinh đọc bài ca dao / SGK- 46, giáo dục lòng tự. - có hào bao quanh và thông với nhau. - Trong thành nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và lạc hầu, lạc tướng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> hào về di sản thành cổ Loa ? hiện nay dấu tích thành Cổ Loa có còn không và ở đâu? HS: dấu tích thành Cổ Loa còn ở vùng Cổ Loa- huyện Đông Anh, Hà Nội GV: chiếu một số hình ảnh minh họa Hoạt động 2: Tìm hiểu Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN GV: Giải thích sơ lược sư ra đời của nước Nam Việt Nhà Triệu thành lập đặt tên nước là Nam Việt, song chúng vẫn mang nặng tư tưởng bành chướng và quyết tâm xâm lược Âu Lạc. - GV trình bày trận đánh trên lược đồ: Quân của Triệu Đà kéo vào nước ta theo đường sông Thương, tiến xuống vùng Tiên Du ( Tiên Sơn- Bắc Ninh) và vùng núi Vũ Ninh (Quế Võ- Bắc Ninh), quân dân Âu Lạc từ Cổ Loa kéo lên chặn đánh giặc ở Tiên Du, Vũ Ninh. Tại đây quân ta với nỏ Liên Châu ( do tướng Cao Lỗ chế tạo), đã chặn đánh giặc rất ác liệt, quân của Triệu Đà không thể tiến sâu đành giảng hoà rút lui. Nhưng với ý đồ xâm lược Âu Lạc,Triệu Đà đã dùng mưu kế để xâm chiếm Âu Lạc - GV: kết hợp hình ảnh kể chuyện Mị Châu- Trọng Thủy ? Chuyện Mị Châu- Trọng Thủy nói lên điều gì? HS: âm mưu của Triệu Đà dùng mưu kế để chia rẽ nội bộ nước ta, giả vờ giảng hòa, trộm vũ khí tốt của Âu Lạc ( đơn giản hóa sự thực về âm mưu cướp nước của Triệu Đà ) - GV: Sau khi tìm kế li gián, Triệu Đà đem quân vào Âu Lạc, An Dương Vương chủ quan “ Không sợ nỏ thần của ta à”…ADV không giữ nổi thành bỏ chạy về phía Nam đến Diễn Châu- Nghệ An chết ở đây (179 TCN). Từ đó Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà- Mở đầu hơn 1000 năm Bắc thuộc. ? Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc HS(yếu): dựa vào SGK, trả lời GV:đọc bài đoạn thơ trong bài “Tâm sự” của Tố Hữu. - Cổ Loa là một quân thành.. 5. Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN a. Hoàn cảnh - Năm 207 TCN nhà Tần suy yếu, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt -> đánh xuống Âu Lạc b. Diễn biến - Quân dân Âu Lạc chiến đấu dũng cảm giữ vững được nền độc lập - Triệu Đà vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta - Năm 179 TCN Triệu Đà lại đánh nước ta, An Dương Vương chủ quan không đề phòng bị thất bại nhanh chóng c. Kết quả: nước ta rơi vào ách thống trị của Triệu Đà. d. Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc: - An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> để nói rõ âm mưu của Triệu Đà- Trọng Thủy, và sự thất bại của An Dương Vương do chủ quan không đề phòng. “ Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu Trái tim lầm chổ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu....” ? Theo em sự thất bại của ADV để lại cho đời sau bài học gì? HS: Suy nghĩ, trả lời(Bài học không được chủ quan, quá tự tin, mắc mưu kẻ thù, nội bộ ko còn thống nhất để cùng nhau chống giặc…) GV: khẳng định bài học chống ngoại xâm là tinh thần đoàn kết và cảnh giác trước kẻ thù Vận dụng kiến thức môn GDCD giáo dục tinh thần đoàn kết, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết. GV: Cho học sinh nghe bài hát An Dương Vương Khẳng định mặc dù mắc sai lầm trong việc để đất nước rơi vào tay Triệu Đà nhưng An Dương Vương đã có những công lao to lớn đối với lịch sử dân tộc ? Qua bài 14, 15 Nước Âu Lạc và bài hát vừa nghe, em hãy nêu những công lao của An Dương Vương? HS: Nêu những công lao của An Dương Vương GV: để ghi nhớ công ơn An Dương Vương nhân dân ta đã lập đền thờ ông 4. Củng cố: GV khái quát toàn bộ bài 14, 15 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Ôn tập các kiến thức đã học từ đầu năm học. - Chuẩn bị giờ sau ôn tập chương 1 và chương 2. IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×