Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.24 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC MẦM NON. Giảng viên hướng dẫn : Trần Dương Quốc Hòa Sinh viên thực hiện Lớp MSSV. : Trần Thị Mộng Hà : Tiểu học A- K4. : 1141070022.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý TƯỞNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Trong quá trình học hỏi, tìm hiểu về cách dạy và quy trình dạy của các phân môn của môn tiếng việt. Em thấy môn Tập làm văn cũng có vị trí quan trọng trong chương trình dạy học môn tiếng việt. Rèn cho các em kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Sau đây em xin trình bày ý tưởng về hoạt động 2 nói lời chia buồn, an ủi của bài:” Tập làm văn: Chia buồn, an ủi” như sau: Để tạo sự hứng thú trong tiết học thay vì giáo viên đưa tranh và hỏi tranh vẽ gì, em phải nói lời an ủi như thế nào thì em nghĩ giáo viên nên đưa ra tình huống để các em tự chủ động hỏi và trả lời và giáo viên cùng theo dõi giúp đỡ học sinh vì: Trong đời sống giao tiếp hằng ngày hội thoại là kĩ năng giao tiếp cần thiết nhất, dược sử dụng nhiều nhất. Vì vậy, dạy kỹ năng hội thoại cho học sinh là việc làm có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. Bài tập về tình huống giao tiếp kích thích được sự hứng thú, nhu cầu giao tiếp của học sinh. Giúp học sinh tham gia vào các tình huống hội thoại một cách chủ động, tự nhiên, mạnh dạn, hào hứng. Những nhân tố giả định của bài tập đã giúp các em học sinh trở thành các nhân vật giao tiếp thực sự. Ứng với mỗi vai của hội thoại học sinh rèn luyện được việc sử dụng từ xưng hô đối với vai ngang, vai trên, vai dưới; cách diễn đạt các tình thái từ phù hợp với từng vai. Mặt khác, thông qua việc dạy kỹ năng hội thoại giúp học sinh rèn luyện khả năng ứng xử tế nhị, khéo léo phù hợp với tình huống giao tiếp. Ví dụ: Giáo viên đưa ra tình huống: Bà em bị vỡ cái kính em sẽ nói gì để an ủi bà. Giáo viên sẽ gọi hai em, một em đóng vai bà và một em đóng vai cháu. Bà:( tỏ vẻ buồn rầu). Cháu:( hỏi) bà ơi bà làm sao thế? Bà: Cái kính của bà bị vỡ rồi cháu à. Cháu:(an ủi bà) Bà ơi bà đừng buồn nữa cháu sẽ nói mẹ mua tặng cho bà cái kính mới nhé. ....
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngoài những tình huống trong sách giáo khoa giáo viên còn mở rộng thêm nhũng tình huống khác như: Khi thấy bạn bị té em phải làm gì và nói gì. Em A là học sinh bị té, em B là học sinh thấy bạn té. A: Đang chạy thì vấp cục đá và té. B: Chạy tới đỡ bạn dậy và hỏi: Bạn ơi bạn có làm sao không? A: Khóc, chân mình bị chảy máu rồi. B: Bạn đừng khóc nữa, mình dẫn bạn xuống phòng y tế để băng lại vết thương nhé. A: Cám ơn bạn nha. ... Trên đây là ý tưởng của em. Cám ơn thầy đã đọc hết..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>