Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ON TAP CHUONG AM VAT LI 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.32 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN ÂM HỌC Câu 1: Chọn câu trả lời đúng ,khi nói về nguồn âm . A. Những vật nhận được âm thanh truyền đến gọi là nguồn âm . B. Những vật phát ra âm gọi là nguồn âm . C. Mọi vật dao động đều phát ra âm mà ta có thể nghe được . D. Cả A, B , C đều đúng . Câu 2: Các nguồn âm có chung đặc điểm gì / A. Các nguồn âm khi phát ra âm thanh đều dao động . B. Các nguồn âm khi phát ra âm thanh có thể dao động hoặc không tùy từng trường hợp . C. Các nguồn âm khi phát ra âm thanh không dao động . D. Các nguồn âm khi phát ra âm thanh tai người đều nghe được . Câu 3: Chuyển động nào sau đây được gọi là dao động ? A. Chuyển động của một vật khi được ném xuống . B. Chuyển động của một vật khi được ném lên . C. Chuyển động lặp di lặp lại quanh một điểm nào đó trên một đoạn thẳng . D. Chuyển động của vật theo đường tròn . Câu 4: Trong đàn ghita , bộ phận nào phát ra âm ? A. Cần đàn ; B. Dây đàn : C. Không khí trong thùng đàn D.Cả B và C đều đúng , Câu 5: Khi ta nghe thấy âm thanh phát ra từ các loa thùng ,bộ phận nào của loa đã dao động phát ra âm : A. Màng loa ; B. Thùng loa C. Dây loa ;D. Cả ba bộ phận trên . Câu 6 : Khi bật quạt điện ta thường nghe thấy có âm thanh “ vù vù ” , theo em âm thanh đó phát ra từ đâu ? A. Từ cánh quạt . B. Từ lớp không khí xung quanh cánh quạt . C. Từ lớp chắn bảo vẹ bên ngoài cánh quạt .; D. Từ cả ba bộ phận trên Câu 7: Trường hợp nào sau đây không phải là nguồn âm : A. Mặt trống khi được gõ . B. Dây đàn ghita khi được gãy . C. Chiếc li thủy tinh D. Nước suối chảy . Câu 8: Tần số là : A. Số dao động trong một giây B. Số dao động trong một phút C. Số dao động trong một giờ D. Số dao động trong thời gian vật dao động . Câu 9: Một vật dao động càng ...............................tần số dao động càng ...............âm phát ra .............. Hãy chọn những cụm từ dưới đây theo thứ tự để điền vào chỗ trống cho thích hợp : A. nhanh/lớn /cao ; B.chạm/nhỏ /cao ; C. chậm /nhỏ /thấp ; D.Cả A và C đều đúng Câu 10 : Vật A thực hiện được 90 dao động trong 6giây .Vật B thực hiện được 40 dao động trong 2 giây . Câu trả lời nào sau đây là đúng ? A. Tần số dao động của vật A lớn hơn vật B. B. Tần số dao động của vật A nhỏ hơn vật B. C. Tần số dao động của hai vật bằng nhau . D. Chưa thể so sánh được tần số của hai vật Câu 11: Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Vật dao động càng nhanh ,âm phát ra càng trầm . B. Vật dao động với tần số càng nhỏ ,âm phát ra càng cao . C. Vật dao đọng càng chậm ,âm phát ra càng thấp . D. Vật dao động với tần số càng lớn ,âm phát ra càng trầm . Câu 12 : Kết luận nào sau đây là sai ?.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Tần số là số dao động trong một giây . B. Đơn vị của tần số là hec C. Tai người có thể nghe được âm thanh có tần số bất kì . D. Các âm có độ cao khác nhau thì có tần số khác nhau Câu 13: Thông thường ,tai người có thể nghe được tần số trong khoảng nào ? A. Từ 200Hz đến 2000Hz ; B. Từ 200Hz đến 20000Hz ; C. Từ 20Hz đến 2000Hz ; D. Từ 200Hz đến 20000Hz ; Câu 14: Trên dây đàn ghita ,dây to thường phát ra âm trầm , dây nhỏ hơn thường phát ra âm cao hơn ,theo em giải thích nào sau đây là đúng ? A. Do dây nhỏ dao động mạnh hơn dây to . B. Do dây nhỏ dao động nhanh hơn dây to . C. Do dây nhỏ dao động lâu hơn dây to . D. Do vị trí của dây nhỏ khác với vị trí của dây to trên đàn ghita . Câu 15 : Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Biên độ dao động là độ lệch nhỏ nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng của nó . B. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật khi dao động so với vị trí cân bằng của nó . C. Biên độ dao động là độ lệch của vật khi dao động so với vị trí cân bằng của nó . . D. Cả A và B đều sai . Câu 16 : Vật phát ra âm to hơn khi : A. Vật dao động nhanh hơn ; B. Tần số dao động của vật lớn hơn . C. Biên độ dao động của vật lớn hơn ; D . Cả ba yếu tố trên Câu 17 : Vật phát ra âm cao hơn khi : A. Vật dao động nhanh hơn ; B. Vật dao động chậm hơn . C. Biên độ dao động của vật lớn hơn ; D . Vật dao động lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn. Câu 18 : Muốn có tiếng trống vừa to vừa cao thì cần có yêu cầu nào ? A. Trống phải có kích thước lớn ; B. Mặt trống phải được kéo căng. C. Phải gõ mạnh vào mặt trống ; D. Cả 3 yếu tố trên . Câu 19 : Trong cac giá trị sau ,giá trị nào về độ to của âm chưa làm đau ,nhức tai người : A. 100dB ; B. 140dB ; C. 130dB ; D. Cả A và B đều đúng Câu 20 : Khi nghe nhạc và Quan sát độ rung màng loa của chiếc loa thùng ,nhận xét nào sau đây không đúng ? A. Khi âm phát ra càng to thì màng loa rung càng mạnh . B. Khi âm phát ra càng cao thì màng loa rung càng nhanh . C. Khi âm phát ra càng thấp thì màng loa rung càng yếu . D. Cả A và B đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 21 : Âm có thể truyền qua các môi trường : A.Chất khí và chất lỏng ; B.Chất rắn; C. Chân không ; D.Cả A và B đều đúng . Câu 22 : Nói chung , vận tốc truyền âm trong các môi trường giảm theo thứ tự : A.Rắn ,lỏng ,khí ; B. Khí ,lỏng ,rắn ; C. Lỏng ,khí ,rắn ; D. Lỏng ,rắn ,khí . Câu 23 : Dùng thìa khuấy nước chanh ,ta nghe được những âm phát ra từ li đá chanh đó .Theo Em âm thanh mà em nghe được đã truyền qua những môi trường nào đến tai ta ? A. Lỏng và khí ; B. Lỏng ,rắn và khí ; C. rắn và khí ; D.Rắn và lỏng ; Câu 24 : Câu kết luận nào sau đây là sai ? A. Chất rắn ,chất lỏng ,chất khí là những môi trường truyền âm . B. Chân không không phải là môi trường truyền âm . C. Chân không không truyền được âm vì nguồn âm nếu đặt trong chân không sẽ không dao động . D. Nói chung ,vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng ,trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí . Câu 25 : Âm phát ra sẽ thay đổi như thế nào nếu gặp vật chắn ? A. Âm khi gặp vật chắn bị hấp thụ một phần và phản xạ một phần . B. Âm sẽ phản xạ lại tất cả . C. Âm sẽ bị vật chắn hấp thụ tất cả . D. Vật chắn không gây ảnh hưởng trong quá trình truyền âm . Câu 26 : Vật nào sau đây hấp thụ âm kém ? A. Đệm mút ; B. Tấm kính ; C. Tấm gỗ ; D. Đệm cao su . Câu 27 : Vật nào sau đây phản xạ âm kém ? A. Tường bê tông ; B. Tấm kim loại ; C. Tấm gương ; D.Tấm vải ; Câu 28 : Khi nói ở đâu ta thường nghe được tiếng vang ? A. Cạnh hồ nước ; B. Trong lớp học ; C. Trong hang núi ; D. Ngoài sân trường Câu 29 :Tai ta nghe được âm to nhất khi nào ? A.Khi âm trực tiếp đến tai trước âm phản xạ . B. Khi âm trực tiếp và âm phản xạ đến tai gần như cùng một lúc . C. Khi có tiếng vang . D.Khi chỉ nghe được âm trực tiếp . Câu 30 :Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ? A.Khi âm trực tiếp đến tai trước âm phản xạ . B. Khi âm trực tiếp và âm phản xạ đến tai gần như cùng một lúc . C. Khi âm trực tiếp đến tai sau âm phản xạ . D.Khi âm trực tiếp phát ra phải có độ to rất lớn . Câu 31: Làm thế nào để hạn chế tiếng vang trong phòng ? A. Làm tường sần sùi ; B. Đóng xốp trên trần nhà C. Tất cả các cửa đều làm bằng kính ; D. Cả A ,B đều đúng Câu 32 Trong không khí , để có tiếng vang thì khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm phải có giá trị nào sau đây ? A. 8m ; B. 10m ; C. 12m ; D. Cả A,B,C đều đúng Câu 33: Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Tất cả âm thanh có độ to rất lớn đều gây ô nhiễm tiếng ồn B. Tất cả những âm thanh phát ra liên tục đều gây ô nhiễm tiếng ồn C. Tất cả những âm thanh to và kéo dài ,ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người đều gây ô nhiễm tiếng ồn D. Cả A ,B , C đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 34 Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ? A. Tiếng còi xe cứu hỏa ,xe cứu thương ;B. Làm việc cạnh nơi nổ mìn ,phá đá C. Tiếng sét khi trời mưa ; D. Tiếng hét rất to ở bên tai . Câu 35 Nhận xét nào sau đây là đúng ? A. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn càng dễ gây ô nhiễm tiếng ồn . B. Nguồn âm dao động càng nhanh càng dễ gây ô nhiễm tiếng ồn . C. Tần số dao động của nguồn âm càng lớn càng dễ gây ô nhiễm tiếng ồn . D. Cả A , B ,C đều đúng Câu 36 Những vật liệu nào sau đây có tác dụng làm giảm ô nhiễm tiếng ồn ? A. Gương , kính ; B. Cây xanh ; C.Vải dạ ,vải nhung ; D. Tất cả các vật liệu trên Câu 37 Cách nào sau đâu không đúng khi làm giảm ô nhiễm tiếng ồn ? A. Dùng vật phản xạ âm tốt ,để thay đổi hướng truyền của âm . B. Dùng những vật hấp thụ âm tốt để ngăn bớt âm truyền qua C. Cần để thông thoáng những nơi bị ô nhiễm tiếng ồn . D. Trồng cây xanh để phân tán đường truyền của âm . Câu 38 Vì sao các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện bình thường với nhau như khi ở trên trái đất ? A. Vì ở ngoài vũ trụ là chân không nên không truyền được âm . B. Vì tiếng động cơ quá to gây ô nhiễm tiếng ồn C. Vì chiếc mũ đội trên đầu các nhà du hành vũ trụ là vật cách âm . D. Vì các nhà du hành vũ trụ phải tập trung vào công việc nên không được pháp nói chuyện với nhau Câu 39: Ta nghe được tiếng hát của ca sĩ trên ti vi . Vậy đâu là nguồn âm ? A. Người ca sĩ phát ra âm B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm . C. Màn hình ti vi dao động phát ra âm . D. Màng loa trong ti vi dao đông phát ra âm Câu 40 Hộp đàn trong các đàn ghita ,violong ,măngđôlin , violong sen .....có tác dụng gì là chủ yếu ? A. Để tạo kiểu dáng cho đàn . B. Để khuếch đại âm do đay đàn phát ra C. Để người nhạc sĩ có chỗ tì khi đánh đàn . D. Để người nhạc sĩ có thể vỗ vào hộp đàn khi cần thiết.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1B 11C. 2A 12C. 3C 13D. 4D 14B. 5A 15B. 6B 16C. 7C 17A. 8A 18D. 9C 19A. 10B 20C. 21D 31D. 22A 32C. 23B 33C. 24C 34B. 25A 35A. 26B 36D. 27D 37C. 28C 38A. 29B 39D. 30A 40B.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TỔNG KẾT CHƯƠNG II : ÂM HỌC I. Tự kiểm tra : 1. a ) Các nguồn phát âm đều ( dao động ) b ) Số dao động trong một giây là ( tần số ) . Đơn vị tần số là hec ( Hz) c ) Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben ( dB) d ) Vận tốc truyền âm trong không khí là ( 340m/s ) e ) Giới hạn tiếng ồn là 70dB 2. a ) Tần số dao động càng lớn ,âm phát ra càng bỗng . b ) Tần số dao động càng nhỏ ,âm phát ra càng trầm . c ) Dao động mạnh ,biên độ lớn ,âm phát ra to . d ) Dao động yếu ,biên độ nhỏ ,âm phát ra nhỏ . 3. a ) Không khí ; c ) Rắn ; d ) Lỏng 4. Âm phản xạ là âm dội ngược trở lại khi gặp một mặt chắn . 5. D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra 6. a ) Các vật phản xạ âm tốt là các vật ( cứng và có bề mặt ( nhẵn ) b ) Các vật phản xạ âm kém là các vật ( mềm ) và có bề mặt ( gồ ghề ) 7. b ) Làm việc cạnh nơi nổ mìn phá đá d ) Hát karaoke to lúc ban đêm . 8. Một số vật liệu cách âm tốt là : bông , vải xốp ,gạch ,gỗ ,bê tông . II. Vận dụng : 1. Vật dao động phát ra âm trong đàn ghita là dây đàn Vật dao động phát ra âm trong kèn là là phần lá bị thổi Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống 2. C . Âm không thể truyền qua chân không 3. a ) Dao động của các sợi dây đàn mạnh ,dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to .Dao động của các sợi dây đàn yếu ,dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ . b ) Dao động của các sợi dây đàn nhanh khi phát ra âm cao . Dao động của các sợ dây đàn chậm khi phát ra âm thấp . 4. Tiếng nói đã truyền từ miệng người này qua không khí đến hai cái mũ và lại qua không khí đến tai người kia . 5. Ban đêm yên tĩnh ,ta nghe rõ tiếng vang của chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tương ngõ .Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ ,hoặc bị tiếng ồn trong thành phố át nên chỉ nghe thấy mỗi tiếng chân . 6. A . Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ . 7. Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm cạnh quốc lộ : - Treo biển báo cấm bóp còi gần bệnh viện - Xây tường chắn xung quanh.,đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm . - Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo hướng khác. - Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm . - Dùng nhiều đồ dùng mềm ,có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm . III. Trò chơi ô chữ : 1. CHÂN KHÔNG 2. SIÊU ÂM 3. TẦN SỐ 4. PHẢN XẠ ÂM.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 5. DAO ĐỘNG 6. TIẾNG VANG 7. HẠ ÂM ÂM THANH KIỂM TRA CHƯƠNG ÂM 1. Hoàn thành câu sau : Âm được tạo ra khi một vật ....................................... 2. Khi ta đang nghe đài thì : A. Màng loa của đài bị nén . ; B. Màng loa của đài bị bẹp C. Màng loa của đài dao động ; D. Màng loa của đài bị căng ra . 3. Số dao động trong một giây gọi là : A. Vận tốc của âm ;B. Tần số của âm ;C. Biên độ của âm ; D. Độ cao của âm 4. Đơn vị đo tần số là : A. m/s ; B. Hz ( héc ) ; C. dB ( ddeexxiben ) ; D. s ( giây ) 5. Âm phát ra càng cao khi : A. Độ to của âm càng lớn ‘ B. Thời gian để thực hiện một dao động càng lớn . C. Tần số dao động càng tăng ; D. Vận tốc truyền âm càng lớn 6. Trong năm âm đầu của bài hát Quốc ca : “ Đoàn quân Việt nam đi ” ( rề mi rề son son ) .âm nào cao nhất ? 7. Âm phát ra càng to khi : A. Nguồn âm có kích thước càng lớn ; B. Nguồn âm dao động càng mạnh C. Nguồn âm dao động càng nhanh ; D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn . 8. Em đi xa dần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn .Tiếng nhạc mà Em nghe được : A. Càng kéo dài ;B. Có vận tốc càng giảm ;C.Càng nhỏ ;D. Có tần số càng giảm 9 Hãy chọn câu đúng : A. Âm không thể truyền qua nước .; B. Âm không thể phản xạ C. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng ; D. Âm không thể truyền qua chân không 10. Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi : A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra ;B.Âm phát ra và âm phản xạ đến tai cùng lúc C. Âm phát ra đến tai ta trước âm phản xạ ; D. Âm phản xạ gặp vật cản 11. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt : A. Phẳng và sáng ;B. Nhẵn và cứng ;C. Gồ ghề và mềm ;D. Mấp mô và cứng . 12. Hãy chọn từ điền vào chỗ trống : Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn là :......................................................... 13 .( 2đ ) Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn ? tại sao ? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. 14. ( 2đ ) Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống . Hãy đề ra bốn biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên . ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................. ĐÁP ÁN CHƯƠNG ÂM 1. dao động 2. C 3. B 4. B 5. C 6. son son 7. B 8. C 9. D 10. C 11. B 12. bông ,vài ,gỗ , xốp , gạch , bê tông .... 13. Trong phòng rộng ,âm dội lại từ tường đến tai có thể đến sau âm phát ra nên ta có thể nghe thấy tiếng vang và âm nghe được không rõ Trong phòng nhỏ ,âm dội lại từ tường đến tai gần như cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn . 14 . – Quy định mức độ to của âm phát ra từ công trường không được quá 80dB - yêu cầu công trường không được làm việc vào giờ nghỉ trưa . - Xây tương bao quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường - Treo rèm - Đóng cửa - Bịt tai - Trải thảm trong nhà.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> KIỂM TRA HỌC KỲ I. I/ TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án đúng: Câu 1: Ta nhìn thấy một vật khi: A. Có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào. B. Vật đó là nguồn phát ra ánh sáng . C. Có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. D. Vật đó đặt trong vùng có ánh sáng . .Câu 2: Cùng đặt một vật trước ba gương, gương nào tạo ra ảnh lớn hơn vật? A. Gương cầu lồi. B. Gương phẳng. C. Gương phẳng và gương cầu lồi. D. Gương cầu lõm. Câu 3: Đứng trên mặt đất, trong hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực? A. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất nơi ta đứng B. Ban ngày, khi Trái đất che khuất Mặt trăng. C. Ban đêm, khi Trái đất che khuất Mặt trăng. D. Ban đêm, khi mặt trời bị nửa kia của trái đất che khuất nơi ta đứng . Câu 4: Trong các hình dưới đây,hình nào vẽ đúng tia phản xạ: S. n. S. n. R S. n. S. n. R I. I. I. I. R A .. B . Hình 1. C .. R. D .. Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, vật phát ra âm khi nào?. A. Khi kéo căng vật.. C. Khi nén vật.. B. Khi uốn cong vật. D. Khi vật dao động.. Câu 6: Ta nghe được âm to và rõ hơn khi: A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra. B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra. C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai. D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai. II/ TỰ LUẬN: (7 điểm). Câu 7: (1 điểm). Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ “sét đánh” là bao nhiêu không? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 8: (2 điểm). Cho vật AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ: a. Áp dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương. A.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> phẳng, hãy trình bày cách vẽ và vẽ ảnh A’B’ của AB qua gương phẳng. b. Dùng vòng cung đánh dấu vùng đặt mắt để có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’? Câu 9: (2 điểm): Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Hãy chỉ ra vài tiếng ồn mà trường hoặc gia đình em bị ảnh hưởng (ô nhiễm). Câu 10: (2 điểm). Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 300 dao động. a. Tính tần số dao động của lá thép? b. Dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao? ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... .............................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(11)</span> C. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án C A A B. 5 D. 6 A. B. TỰ LUẬN: 7 điểm. Câu Câu 13 (1 điểm). Nội dung. Điểm. - Có thể biết được khoảng cách từ nơi đứng đến nơi bị sét đánh. - Khoảng cách đó là: s = v.t = 340.3 = 1020 (m) a. B' A. 0,5 0,5. 0,5. A'. 0,25. - Lấy A' đối xứng A qua gương. - Lấy B' đối xứng với B qua gương. - Nối A' với B' ta được A'B' là ảnh AB qua gương. Câu 14 (2 điểm). B'. 0,25. Vùng nhìn thấy A'B'. A. B'. 1. A' B'. Câu 15 (2 điểm) Câu 16 (2 điểm). b. Vùng đặt mắt có thể quan sát được toàn bộ ảnh A’B’ được giới hạn như hình vẽ. Ô nhiễm tiếng ồn là những âm thanh to và kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động bình thường của con người. Những trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn: - Tiếng ồn của máy sát thóc. - Tiếng ồn của máy cưa trong xưởng cơ khí, xưởng gỗ. (Hs kể được ít nhất 02 trường hợp đúng). 1 0,5 0,5. a) Tần số dao động của lá thép: 300 15(Hz) 20. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> b) Dao động của lá thép có phát ra âm thanh. Tai con người không cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra. Vì tai người chỉ nghe âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000 Hz.. . ĐỀ BÀI:. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Câu 1: (1điểm) Hãy phát biểu nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng ? Cho biết trong môi trường không khí ánh sáng truyền theo đường nào ? Câu 2:(1,5 điểm) Vật A trong 20 giây dao động được 400 lần. Vật B trong 30 giây dao động được 300 lần. Tìm tần số dao động của hai vật, vật nào dao động nhanh hơn, vật nào phát ra âm thấp hơn ? Câu 3: (2 điểm) So sánh tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm (đối với gương cầu lỏm vật đặt sát gương)? Câu 4: (1,5 điểm) Giả sử trường em học gần một ngôi chợ.Theo em cần có những biện pháp gì để chống ô nhiểm tiếng ồn trên. Câu 5: (1,5 điểm) a. Hãy so sánh âm phản xạ và tiếng vang. b. Một người đứng cách vách đá 15m và kêu to . Người đó có nghe được tiếng vang không ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 6: (2,5điểm) Cho tia tới SI chiếu đến 1 gương phẳng với S là điểm sáng và I là điểm tới như hình vẽ bên: a. Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S I b.Vẽ tia phản xạ IR c. Biết góc tới i = 400. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR d. Cho rằng SI= S’I. Chứng tỏ đường truyền của tia sáng SàIàR là ngắn nhất S. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câ u 1. Ý. Nội dung. Điể m -Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một 0,75 đường thẳng - Đối với môi trường không khí là gần như trong suốt và đồng tính nên ánh sáng truyền theo đường thẳng - Tần số dao động của vật A : 400/20 = 20Hz - Tần số dao động của vật B: 300/30 = 10Hz -Vật A dao động nhanh hơn vật B -Vật B phát ra âm thấp hơn. 2. 3. 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5. - Giống nhau: Đều là ảnh ảo - Khác nhau: Gương cầu lồi cho ảnh nhỏ hơn vật. Gương phẳng cho ảnh lớn bằng vật Gương cầu lõm cho ảnh lớn hơn vật. 0,5 0,5 0,5. Để chống ô nhiểm tiếng ồn của chợ gần trường học: -Tác động vào nguồn âm: Ý kiến các cấp, ngành liên quan để đưa chợ 0,5 hoặc trường ra xa nhau. -Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh ở chợ, 0,5 trường .. -Ngăn chặn sự truyền âm: Đóng kín cửa, xây tường rào bê tông cao.... 4. a . -Giống nhau: Đều là âm phản xạ - Khác nhau: Tiếng vang cách âm trực tiếp ít nhất là. 1 s 15. b. Quãng đường âm truyền từ người đến vách đá và dội lại đến người : S = 2. 15 = 30 m Thời gian từ lúc âm phát ra đến khi cảm nhận được âm phản xạ là t = S/v = 30 / 340 = 0,088 s > 1/15= 0,066s . Nên người đó nghe được tiếng vang. 5. 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25. a,b. Vẽ đúng hình:. 1,5 R. i I i’ I. N. S. S’.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 6 c d. Theo định luật phản xạ ánh sáng: i = i’ = 400 Ta có: góc SIR = i + i’ = 400 + 400 =800 Vì SI =S’I nên SI + IR = S’I +IR Mà S’I là đường kéo dài của tia phản xạ IR nên S’,I, R là đường thẳng. Nên nó sẽ ngắn nhất. Vậy đường truyền của tia sáng SàIàR là ngắn nhất. 0,5 0,5.

<span class='text_page_counter'>(16)</span>

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×