Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.97 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 01/12/2016 – Ngày giảng dậy: 06/12/2016. Tiết 58 – Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc hoạ bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu Trinh. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sự mở mang kiến thức về văn học đầu thế kỉ XX. - Chí khĩ lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của người chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạng được thể hiện qua bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc hiểu văn thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích vẻ đẹp nhân vật chữ tình được thể hiện qua bài thơ. - Cảm nhận được hình ảnh, giọng điệu hào hùng của bài thơ. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: -. Sách giáo khoa, sách giáo viên.. -. Các tài liệu liên quan khác. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo sgk. IV.. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:. 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh 3. Giới thiệu: Ở bài trước các em đã tìm hiểu về một người anh hùng với sức mạnh, tư thế hiên ngang xa cơ lỡ vận. Bài học hôm nay các em sẽ lại tìm hiểu một nhà chí sĩ yêu nước khác đầu thế kỉ XX đó là Phan Châu Trinh. 4. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ GV: Dựa vào soạn bài ở nhà hãy cho thầy. NỘI DUNG GHI BẢNG I. Tìm hiểu chung:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> biết đôi nét về tác giả Phan Châu Trinh? HS: Trả lời.. 1) Tác giả: Phan Châu Trinh (1872 – 1926) -. Tỉnh: Quảng Nam. -. Nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX, đòi bãi bỏ chế độ quân chủ sớm nhất ở VN. Hoạt động cách mạng phong phú.. -. Văn chính luận hào hùng, đanh thép, thấm đẫm tinh thần yêu nước, dân chủ.. GV: Đọc chú thích sgk kết hợp với việc soạn bài ở nhà. Hãy cho biết thời điểm ra đời của bài thơ? HS: Trả lời GV: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Hãy nêu những bài thơ, tác giả mà em đã học có cùng thể thơ? HS: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Các bài thơ cùng thể loại: Qua đèo Ngang – Bà huyện Thanh Quan; Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến; Vào ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu. GV: Dựa vào ý nghĩa có thể chia bài thơ thành mấy đoạn? Ý mỗi đoạn muốn nói là gì? HS: Hai đoạn - Đoạn 1 (4 câu đầu) Hình ảnh hiên ngang bất khuất của người tù cách mạng trong cảnh tù đầy. - Đoạn 2 (4 câu cuối) Tinh thần kiên chung; ý chí sắc đá của người anh hùng.. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập; Tỉnh quốc hồn ca; Xăng – tê thi tập; ... 2) Tác phẩm: Năm 1908, Phan Châu Trinh cùng những chí sĩ yêu nước bị đầy ra Côn Đảo. Tại đây ông đã viết bài thơ. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật. 3) Bố cục (2 phần) + Đoạn 1 (4 câu đầu) Hình ảnh hiên ngang bất khuất của người tù cách mạng trong cảnh tù đầy. + Đoạn 2 (4 câu cuối) Tinh thần kiên chung; ý chí sắc đá của người anh hùng.. GV: Thầy mời một bạn đọc cho thầy hai câu thơ đầu?. II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Hình ảnh hiên ngang bất.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> HS: Trả lời. GV: Từ “làm trai” được PCT nhắc đến ở đầu bài thơ có ý nghĩa gì? HS: Thể hiện chí làm trai GV: Trong kho tàng văn học VN có rất nhiều câu thơ có từ “làm trai”. Hãy đọc cho thầy một vài câu mà em biết? HS: - Làm trai phải lạ ở trên đời (Phan Bội Châu) - Làm trai trong cõi thế gian Phò đời giúp nước, phơi gan anh hào. - Làm trai cho đáng nên trai Xuống đông đông tĩnh, lên đoài đoài yên. - Nguyễn Công Trứ cũng từng có bài thơ: +Làm trai đứng trong trời đất Phải có danh gì với núi sông. +Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn biển. GV: Theo em, Phan Châu Trinh đã khơi nguồn cảm xúc bài thơ bài thơ bằng cách nào? HS: Phan Châu Trinh đã khơi nguồn cảm xúc bài thơ chính từ hiện thực khốc liệt mà ông phải nếm trải – một công cuộc nặng nhọc nguy hiểm, khó khăn, vất vả. GV: Phan Châu Trinh đã làm những công việc nặng nhọc đó để thể hiện vẻ đẹp hào hùng, can trường của những người tù cách mạng. GV: Các em ạ, Côn Đảo là một hòn đảo nằm ở cách xa đất liền, nó ngăn cách hoàn toàn với không gian bên ngoài và xung quanh chỉ có biển nước mênh mông, núi non hùng vĩ. Nhưng ý thơ lại có gì đặc biệt. HS: Ý thơ của hai câu thơ không hề gợi lên cảm giác cô đơn. GV: Ý thơ tràn đầy một niềm tin về ý trí nghị lực,kiên cường dũng cảm của người tù; vẫn khát khao mãnh liệt thể hiện những. khuất của người tù cách mạng trong cảnh tù đầy. a. Hai câu đề: -. Làm trai: chí làm trai. + Vấn đề được đề cập đến trong nhiều bài thơ ca. + Bài thơ:. “Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây Cho thỏa sức vẫy vùng trong bốn biển.”. -. Sử dụng công việc nặng nhọc để làm nổi bật khí thế hào hùng của người tù cách mạng.. -. Ý thơ không có cảm giác lẻ loi mà tràn đầy ý chí, nghị lực, kiên cường. Khát khao mãnh liệt thể hiện trách nhiệm của kẻ làm trai trong thời loạn..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> hành động cao cả phi thường; vẫn nung nấu quyết tâm khẳng định sức mạnh và thể hiện ý thức trách nhiệm của kẻ làm trai thời loạn. Làm trai thì phải có sức mạnh rời non lấp biển để thay đổi vận mệnh của non sông đất nước. GV: Các em ạ, nếu những câu thơ đầu nói lên chí làm trai của tác giả, nhà chí sĩ yêu nước thì đến hai câu thơ tiếp theo đã cụ thể hóa ý chí làm trai đó. Thầy mời một bạn đọc cho thầy hai câu thơ thực? HS: Trả lời. GV: Hình ảnh người tù ở hai câu thơ trên thể hiện với vẻ đẹp như thế nào? HS: Hình ảnh hiên ngang bất khuất của người tù. GV: Đúng rồi, hình ảnh đó có thể sánh ngang với tầm vũ trụ , một người cháng sĩ đầu đôi trời chân đạp đất. Các em ạ, hình ảnh mãnh liệt đó của người tù có đang muốn làm những hành động xoay chuyển cả trời đất. GV: Với những vần thơ ở hai câu thơ thực đã có những đóng góp về tư thế, ý chí gì của người tù yêu nước? HS: Tư thế hiên ngang, tự hào về chính bản thân mình. GV: Hãy nêu những dẫn chứng thể hiện sức mạnh đó? HS: sách búa, ra tay, đánh tan, đập bể. GV: Sức mạnh đó là sự thể hiện ý chí khí thế nghị lực của sĩ phu yêu nước. GV: Về mặt nghệ thuật, câu thơ còn sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? HS: Bài thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá. Đã khẳng định vẻ đẹp chinh phục thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh, tiềm ẩn sức mạnh nội tại lớn lao.. b. Hai câu thực:. Người tù ở Côn Lôn hiện lên với vẻ đẹp rất đẹp đầu đôi trời chân đạp đất. Hành động chuyển dời trời đất.. Tư thế tự chủ, tự tin, tự hào về chính bản thân mình thông qua các từ: sách búa, ra tay, đánh tan, đập bể.. Với cách nói khoa trường mượn công việc nặng nhọc khẳng định vẻ đẹp chinh phục thiên nhiên bất chập mọi khó khăn trên con đường đấu tranh cách mạng..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV: Với cách nói khoa trường, phóng đại Phan Châu Trinh đã mượn công việc nặng nhọc, tù đầu, khổ sai để về sức mạnh phi thường của người anh hùng; khẳng định vẻ đẹp chinh phục thiên nhiên, làm chủ hoàn cảnh, tìm ẩn sức mạnh nội tại lớn lao, sẵn sàng bất chập mọi khó khăn trên con đường đấu tranh cách mạng. GV: Một bạn hãy đứng lên tổng kết đánh giá cho thầy về nội dung và nghệ thuật của bốn câu thơ đầu bài thơ? HS: Bốn câu thơ đầu đã dựng lên hình ảnh người từ các mạng giữa điện ngục trần giang với khí phách hiên ngang.. Bốn câu thơ đầu đã tạc dựng tượng đài uy nghi về người tù Côn Đảo – những người anh hùng cứu nước giữa điện ngục trần giang với khí phách hiên ngang lâm liệt đứng giữa trời đất. 2. Tinh thần kiên chung; ý chí sắc đá của người anh hùng. a. Hai câu luận: -. Quan niệm nhà tù là trường học thiên nhiên để con người rèn luyện những phẩm cách. GV: Thầy mời một bạn đọc cho thầy hai câu thơ luận? HS: Trả lời. GV: Các em ạ, khi mới bị bắt ra Côn đảo. Theo một số nhà chí sĩ ở Côn Lôn từng nói rằng Phan Châu Trinh đã ném một mẩu giấy nhỏ và ghi rằng: “Đây là trường học thiên nhiên. Mùi cay đắng ấy làm trai giữa thế kỉ XX này không thể không nếm trải cho biêt”. Vậy quan niệm này cũng được Phan Châu Trinh thể hiện trong bài thơ. GV: Quan niệm đó đã thể hiện ý chí, nghị lực tinh thần như thế nào của người tù cách mạng? HS: Thể hiện ý chí, nghị lực, tinh thần tự tin. GV: Đằng sau ý chí, nghị lực, khí phách đó là cả sự tin tưởng vào bản thân, là những hoài bão, khát vọng; khát khao càng lớn thì ý chí càng cao. GV: Em hãy giải thích ý nghĩa của các từ ngữ: Tháng ngày; mưa nắng; thân sành sỏi;. cao đẹp của người anh hùng.. -. Sự tin tưởng vào bản thân, là những hoài bão, khát vọng; khát khao càng lớn thì ý chí càng cao.. -. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, tượng trưng.. -. Biện pháp nghệ thuật đối lấp.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> dạ sắc son? HS: Tháng ngày: là những ngày ở trong tù Mưa nắng: là những cay đắng mà người tù phải chịu Thân sành sỏi: thân dầy dặn phong trần Dạ sắc son: ý tường cách mạng không phai mờ GV: Nói như một số giáo sư thì thân sành sỏi tức là tấm thân cứng chắc như mảnh sành, mảnh sỏi; còn dạ sắc son chính là dạ cững như sắt, đỏ như son vậy. Đây chính là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ tượng chưng. GV: Cho hai câu thơ luận trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. Dựa vào kiến thức của lớp 7 em hãy cho biết bài thơ có nghệ thuật gì? HS: Biện pháp nghệ thuật đối lập. GV: Đúng rồi đấy, trong những bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường có một biện pháp nghệ thuật quen thuộc đó là nghệ thuật đối. Ở bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của chúng ta cũng vậy; hãy tìm những từ ngữ đối nhau trong hai câu thơ luận của bài thơ? HS: Tháng ngày – mưa nắng; bao quản – càng bền; thân sành sỏi – dạ sắc son. GV: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối? HS: Tạo ra sự tăng tiến của ý chí nghị lực. GV: Các em ạ, thủ pháp nghệ thuật đối lập đã tạo ra mức độ tăng tiến của ý chí, nghị lực, tinh thần; cho dù những tháng ngày đầy đọa có kéo dài triền miên, cho dù những hiện thực có tàn nhẫn, cho dù những vật chất tinh thần bị thiếu thốn; người anh hùng vẫn giữ ý chí đấu tranh, vẫn trung. →. mức độ tăng tiến của ý. chí, nghị lực, tinh thần; hiện thực tăm tối của nhà tù là nơi tỏa sáng của những tấm lòng son sắc.. b. Hai câu kết: “Kẻ vá trời” : muốn chống đỡ sự nghiêng lệch của non sông trong thời kì lúc bấy giờ.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> thành với lý tưởng cách mạng, hiện thực tăm tối của nhà tù là nơi tỏa sáng của những tấm lòng son sắc. GV: Thầy mời một bạn đọc cho thầy hai câu thơ cuối? HS: Trả lời. GV: Các em ạ, mở đầu bài thơ tác giả đã tự xưng là kẻ “làm trai” đến cuối bài thơ tác giả lại tự xưng mình là gì? HS: Kẻ và trời GV: Đây là hình ảnh gắn liền với vẻ đẹp của một truyền thuyết loài người. Nếu trong học thuyết tiến hóa đầy sơ hở của Darwin, con người được cho là bắt nguồn từ cỏ cây dưới nước, bò sát lưỡng cư rồi thành vượn, từ đó tiến hóa thành con người; huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra con người Adam và Eva trong vườn địa đàng; huyền sử Hy Lạp: Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người. Còn người Phương Đông chúng ta lại có truyền thuyết gì để giải thích về loài người? HS: Đó là truyền thuyết Nữ Oa. GV: Hình ảnh người tù ở đây mang yêu tố thí vị, lãng mạng, thần thoại, đầy ý nghĩ hào hùng. GV: Tự xác định là kẻ vá trời đã thể hiện ý thức trách nhiệm như thế nào của Phan Châu Trinh. HS: Đó thể hiện sự gắn vận mệnh của mình với đất nước non sông.. GV: Phan Châu Trinh đang muốn trở thành trụ cột của đất nước, muốn chống đỡ sự nghiêng lệch của non sông trong thời kì lúc bấy giờ. GV: Còn từ “lỡ bước” ở đây thể hiện một quan niệm như thế nào của tác giả khi đã xa chân vào chốn tù đầy? HS: Là một quan niệm nhẹ nhàng về những cơ cực trong nhà tù.. -. “Lỡ bước”: niềm động lực giúp cho những người tù có thể trụ vững giữa điện ngục trần giang.. -. Trên con đường đấu tranh cách mạng đầy khó khăn gian khổ và sự thử thách những cực hình của người tù chỉ là việc con con và tất yếu người tù phải vượt qua.. -. Từ láy “con con”: Coi mọi khó khăn, gian khổ, thủ thách của nhà tù nhẹ tựa lông hồng → biểu hiện tuyệt vời nhất cho vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người chiến sĩ cách mạng.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> GV: Các em, điều đó chính là niềm động lực giúp cho những người tù có thể trụ vững giữa điện ngục chần giang để tiếp tục trờ đợi thời cơ để mở ra con đường cách mạng, giải phong dân tộc. GV: Câu thơ kết là sự tỏa sáng của quan niệm và lý tưởng song: Trên con đường đấu tranh cách mạng đầy khó khăn gian khổ và sự thử thách những cực hình của người tù chỉ là việc con con và tất yếu người tù phải vượt qua.. GV: Từ láy “con con” có nghĩa là gì? HS: Là việc rất nhỏ bé. GV: Coi mọi khó khăn, gian khổ, thủ thách của nhà tù nhẹ tựa lông hồng, chỉ có sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc mới là điều quan trọng. Đó chính là biểu hiện tuyệt vời nhất cho vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người chiến sĩ cách mạng trong những năm đầu thế kỉ XX. GV: Bốn câu toát lên lòng tự hào với sự nghiệp cứu nước chính nghĩa; ý thức rõ về công việc lớn lao mình đang làm ở tầm cao của lý tưởng, tác giả đã nhìn ra những khó khăn vất vả của mình và coi đó chỉ là việc con con. Đó là ý chí, là khí phách của người tù cách mạng. Đoạn thơ vừa có yếu tố thực, vừa có những yếu tố hoang đường mang tính thần thoại. Đó là sự thử thách của niềm tin, lý tưởng và khí phách của tác giả. GV: Một bạn đứng lên đọc ghi nhớ sách giáo khoa cho thầy? HS: Trả lời. Bốn câu toát lên lòng tự hào với sự nghiệp cứu nước chính nghĩa, tác giả đã nhìn ra những vất vả, coi đó chỉ là việc con con. Đoạn thơ vừa có yếu tố thực, vừa có những yếu tố hoang đường mang tính thần thoại. Đó là sự thử thách của niềm tin, lý tưởng và khí phách của tác giả. III. Tổng kết: (sgk).
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 5. Củng cố: Trình bày cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng đập đá ở giữa đất Côn Lôn. V/ Bài tập về nhà: - Sưu tầm một số bài thơ văn và hình về nhà tù Côn Đảo hoặc nhà tù cả thực dân Pháp để hiểu rõ hơn về văn bản. - Soạn bài tiếp theo. VI/ Rút ra kinh nghiệm: ........................................................................................... ........................................................................................... ........................................................................................... ....
<span class='text_page_counter'>(10)</span>