Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.37 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>ĐỀ BÀI</b>
<b>Phần I (7đ)</b>
Cho đoạn văn sau:
<i>“ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây...”, cái câu nói của người đàn bà </i>
<i>tản cư hơm trước lại dội lên trong tâm trí ơng.</i>
<i>Hay là quay về làng?...</i>
<i>Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay. Về làm gì cái </i>
<i>làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ </i>
<i>Hồ...Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho </i>
<i>thằng Tây(...)Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi </i>
<i>lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông</i>
<i>chịu mất hết à?</i>
<i>Không thể được! Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải </i>
<i>thù.</i>
( Trích Làng, Kim Lân)
a. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng của ai, tâm trạng ấy nảy sinh trong hoàn
cảnh nào?
b. Nét đặc biệt trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật trong đoạn văn
trên là gì? Tác dụng của cách miêu tả đó?
c. Viết đoạn văn khoảng 12 câu, theo cách quy nạp, nội dung phân tích tâm
trạng nhân vật được miêu tả trong đoạn văn đã dẫn trên. Trong đoạn có
câu ghép dùng cặp quan hệ từ, một phép thế, một thành phần phụ chú.
d. Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật được thể hiện trong đoạn văn trên
mang tính truyền thống. Trình bày suy nghĩ của em về việc tiếp nối
truyền thống đó trong cuộc sống hơm nay?(Trình bày đoạn văn dài
khoảng nửa trang giấy thi)
<b>Phần II (3đ)</b>
Trăng là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác nghệ thuật. Mở đầu một
khổ thơ trong một tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
<i>“ Trăng cứ tròn vành vạnh”</i>
b. Khổ thơ em vừa chép nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hồn cảnh
sáng tác của bài thơ?
c. Hình ảnh bao trùm trong bài thơ( có khổ thơ em vừa chép) là hình ảnh
nào? Hãy nêu những tầng ý nghĩa của hình ảnh đó?
ĐỀ BÀI
<i><b>Phần I(5. 0 điểm.)</b></i>
Câu 1 (2 điểm) Truyện "Chiếc lược ngà" xoay quanh một kỉ vật đơn sơ mà vô
giá nối hai cuộc gặp gỡ với ba con người. Nhưng vang vọng suốt cả câu chuyện,
suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ có một tiếng kêu, một tiếng
kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này, ấy là tiếng . . . ?
(Chu Văn Sơn, Phân tích - bình giảng tác phẩm văn học)
Tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của
<i>Câu 2 (3, 0 điểm)</i>
Đọc bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu nhiều người cho rằng, ba câu thơ cuối
trích dưới đây là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh vẻ đẹp cao q của tình
đồng chí:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
<i>(Trích Đồng chí - Chính Hữu)</i>
<i>Hãy viết một đoạn văn tổng - phân - hợp nêu chính kiến của em. Trong đoạn</i>
<i>văn có sử dụng một câu cảm thán.</i>
<i><b>Phần II (5. 0 điểm.)</b></i>
“Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. . ."
<i>(Trích " Báo cáo chính trị" của chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Đại hội đại biểu tồn</i>
<i>quốc lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam - tháng 2 năm 1951)</i>
Hãy phát biểu suy nghĩ của em về lời dạy của Bác.
<b>ĐỀ BÀI</b>
<b>PHẦN I (5 điểm) Hình ảnh con thuyền được nhắc đến nhiều trong thơ ca, có </b>
một nhà thơ đã viết:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
1 Những câu thơ trên thuộc bài thơ nào ? Của ai ? Bài thơ được viết trong hoàn
cảnh nào ? Em liên tưởng tới những câu thơ nào ở một bài thơ khác đã được
học, cũng miêu tả về con thuyên ra khơi đầy hứng khởi ?
2. Em hiểu cách nói "Thuyền ta" nghĩa là gì ? Theo em, có thể thay thế "Thuyền ta"
bằng đồn thuyền được khơng ? Vì sao ?
3 . Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 1 0 câu, mở
đầu đoạn bằng câu sau: "Hình ảnh đồn thuyền vụt lớn ngang tầm vũ trụ chính
là vị thế làm chủ biển khơi của những con người lao động mới". Trong đoạn văn
có sử dụng phép nối và một câu hỏi tu từ (gạch dưới phép nối, câu hỏi tu từ).
<b>PHẦN II (5 điểm) Trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, nhà văn Lê Minh </b>
Khuê viết: "Chị khơng khóc đó thơi, chị khơng ưa cả nước mắt. Nước mắt đứa
nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của
một sự tự nhục mạ. Khơng ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tơi đọc thấy
trong mắt nhau điềuđó.” ( Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 201 3)
1 Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Chị khơng khóc đó thơi, chị khơng ưa cả
nước mắt. " và cho biết đó là kiểu câu gì .
2. Đoạn trích trên nằm sau chi tiết quan trọng nào của truyện ? Em hiểu <i>chúng</i>
<i>tôi là những ai ? Phẩm chất chung nào của họ được thể hiện trong đoạn trích</i>
đó ?
3. Từ những tác phẩm viết về thế hệ trẻ Việt Nam trong Kháng chiến chống
Pháp, chống Mĩ mà em đã học, cùng với những hiểu biết về lịch sử, về xã hội,
em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu Tổ quốc của thế hệ trẻ Việt Nam
ngày nay (viết khoảng một trang giấy thi).
Đề văn & ĐA thi vào lớp 10 năm 2013 Hà Nội
<b>ĐỀ BÀI</b>
<b>Phần I: (6 điểm)</b>
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một
cành hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai – NXB Giáo dục, 2012)
2. Nốt nhạc trầm trong bài thơ có nét riêng gì? Điều đó góp phần thể hiện ước
nguyện nào của tác giả?
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo
cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ,
trong đó có sử dụng câu bị động và phép thế (gạch dưới câu bị động và những
từ ngữ dùng làm phép thế).
<b>Phần II (4 điểm)</b>
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết
chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có
lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên cơng
lớn.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài
thơ Sơng núi nước Nam có nội dung tương tự.
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ
(khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ
biển đảo thiêng liêng của dân tộc.
<b>ĐỀ BÀI</b>
<b>Phần I: 6 điểm:</b>
Cho câu thơ sau:
Khơng có kính, rồi xe khơng có đèn,
a. Chép tiếp ba câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ.
c. Từ “ trái tim” trong câu thơ cuối cùng của khổ thơ vừa chép được dùng theo
biện pháp tu từ gì, với ý nghĩa như thế nào?
d. Viết một đoạn văn 10 câu theo phương pháp tổng hợp – phân tích – tổng hợp
để để làm rõ nội dung khổ thơ trên. Trong đoạn có dùng trợ từ , thán từ ( Gạch
chân 2 từ đó )
<b> Phần II: 4 điểm</b>
Trong tác phẩm “ Chiếc lược ngà” ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu,
nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết:
“ Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người khơng cầm được nước mắt,
cịn tơi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tơi.”
a. Vì sao khi chứng kiến phút giây này, bà con xung quanh và nhân vật tơi có
cảm xúc như vậy?
b. Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để
tạo nên sự thành công của “Chiếc lược ngà” ?