Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Huong dan TLVM lop 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.84 KB, 52 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI. HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Tài liệu chuyên đề. GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH HÀ NỘI Dành cho giáo viên Tiểu học Lớp. 3.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ban chỉ đạo Thành phố : Trưởng ban : NGÔ THỊ THANH HẰNG - Phó Chủ tịch UBND Thành phố. Hội đồng Tư vấn Khoa học : Chủ tịch : NGUYỄN TIẾN ĐOÀN Phó Chủ tịch : NGUYỄN VIẾT CHỨC Ủy viện : ĐÀO THỊ DUNG, ĐÀO THỊ NGUYỆT THU, ĐỖ THỊ KIM NGÂN, NGUYỄN THỊ MINH HÒA. Hội đồng Biên soạn : Chủ tịch : NGUYỄN HỮU ĐỘ Phó Chủ tịch : NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH, NGUYỄN KHẮC OÁNH Ủy viên : ĐOÀN HOÀI VĨNH, NGUYỄN HỮU HIẾU, NGUYỄN HIỆP THỐNG, PHẠM XUÂN TIẾN, NGUYỄN THÀNH KỲ, TRẦN MINH TRANG, NGUYỄN NGỌC DIỆP, MAI SĨ NHẬT. Tiểu ban Biên soạn Tiểu học : Trưởng Tiểu ban : PHẠM XUÂN TIẾN Ủy viên : MAI NHỊ HÀ, NGUYỄN THỊ THU HUYỀN, PHẠM THỊ PHÚC, HOÀNG THU HẰNG, TÔ THỊ HẢI HÀ. Ban Thư kí : Trưởng ban : HOÀNG HỮU TRUNG Ủy viên : NGÔ HỒNG VÂN, NGUYỄN PHƯƠNG HÀ, PHẠM THỊ THU TRANG, PHẠM THỊ KIM THOA, NGUYỄN TUẤN ĐẠT.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI NÓI ĐẦU Thanh lịch, văn minh là nét đẹp truyền thống đã được nhiều thế hệ người dân Hà Nội tạo nên và lưu giữ. Trân trọng, kế thừa và phát huy nét đẹp ấy trong đời sống người Hà Nội hôm nay và mai sau là trách nhiệm, là niềm tự hào và vinh dự của người dân thủ đô, trong đó có thế hệ trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường. Được sự đồng ý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức biên soạn bộ tài liệu chuyên đề Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. Bộ tài liệu được đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông của thành phố Hà Nội bắt đầu từ năm học 2010-2011. Nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội có biểu hiện vô cùng phong phú và có giá trị văn hóa cao. Tuy nhiên, bộ tài liệu chủ yếu giới hạn trong các nội dung cơ bản nhất liên quan đến môi trường hoạt động và điều kiện giao tiếp hàng ngày của các em học sinh, từ đó định hướng và chỉ dẫn cho các em những thái độ và hành vi cần có sinh hoạt, trong giao tiếp, ứng xử để trở thành người học sinh thanh lịch, xứng đáng là công dân của thủ đô Hà Nội có ngàn năm văn hiến. Quá trình biên soạn bộ tài liệu được chỉ đạo và triển khai hết sức công phu và khẩn trương. Trong thời gian vừa qua, bộ tài liệu đã được đưa vào giảng dạy thí điểm ở một số trường học trên địa bàn thành phố. Sau đó bộ tài liệu được tiếp tục chỉnh sửa, đã được Hội đồng nghiệm thu Thành phố đánh giá cao và được Ủy ban nhân dân Thành phố cho phép đưa vào giảng dạy tại các trường phổ thông trên toàn thành phố. Để có được kết quả đó, ngoài sự nỗ lực hết mình của Hội đồng biên soạn, sự làm việc tận tâm và đầy trách nhiệm của Hội đồng tư vấn, còn có sự đóng góp rất đáng quý của nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các vị cha mẹ học sinh. Nhân dịp này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Thành phố, các cơ quan, đơn vị và cá nhân đã quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ, tham gia thí điểm, thẩm định và nghiệm thu, góp phần tạo nên bộ tài liệu này. Đây là sản phẩm do các thày cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường phổ thông của thành phố Hà Nội biên soạn với tất cả tâm huyết và khát.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> vọng được góp phần giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh thủ đô; song do sự hiểu biết, kinh nghiệm và điều kiện còn hạn chế nên chắc chắn khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong được các nhà trường, các đồng nghiệp, các vị cha mẹ học sinh và đông đảo bạn đọc đóng góp ý kiến để bộ tài liệu ngày càng hoàn thiện. Trong quá trình triển khai giảng dạy, các nhà trường, các thày cô giáo cần quan tâm nghiên cứu, khai thác hợp lý nội dung tài liệu, chú trọng hướng dẫn hành vi, đặc biệt cần vận dụng tốt việc đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, hướng tới thực hành - vận dụng để các em có cơ hội tự nhận thức, tự rèn luyện, điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử trong các môi trường gia đình, nhà trường, xã hội, phù hợp với yêu cầu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Trân trọng cảm ơn !. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phần thứ nhất : CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI A. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH DÙNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Lớp. 1. Bài 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2. Chủ đề. Nói, nghe Ăn Mặc Cử chỉ Vui chơi Nói, nghe. 3 2. 3. 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2. 4. 5. 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8. Ăn Mặc Cử chỉ Nói, nghe Ở. Cử chỉ Vui chơi. Giao tiếp. Ứng xử. Tên bài. Em hỏi và trả lời Lêi chµo Bữa ăn trong gia đình Bữa ăn bán trú Trang phục tới trường Trang phục ở nhà Cách đi, đứng của em Vui chơi ở trường ý kiÕn cña em Tôn trọng người nghe Bữa ăn cùng khách Sinh nhật bạn Bữa ăn trên đường du lịch Trang phục khi ra đường Trang phục thể thao Cách nằm, ngồi của em Em biết lắng nghe Nói lời hay Em lu«n s¹ch sÏ Ngôi nhà thân yêu Góc học tập của em Ngôi trường của em Cử chỉ đẹp Vui chơi lành mạnh Chia sẻ với ông bà, cha mẹ Trò chuyện với anh chị em Đến nhà người quen Thân thiện vớihàng xóm Nói chuyện với thầy cô giáo Trò chuyện với bạn bè Giao tiếp với người lạ Gặp người nước ngoài Kính trọng người lớn tuổi Thân thiện với bạn bè, nhường nhịn em nhỏ Thương người như thể thương thân Tôn trọng người lao động Thăm khu di tích Em yêu thiên nhiên Tham gia giao thông Đi mua đồ dùng. B. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Bài. Tên bài. Số tiết.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 1 Bµi 2 Bµi 3 Bµi 4 Bµi 5. LỚP 6 Thanh lịch, văn minh – Nét đẹp của người Hà Nội Cách ăn uống của người Hà Nội Trang phục của người Hà Nội Nơi ở của người Hà Nội LỚP 7 Tiếng nói của người Hà Nội Giao tiếp, ứng xử trong gia đình Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường LỚP 8 Tác phong của người Hà Nội Giao tiếp, ứng xử ngoài xã hội Ứng xử với môi trường tự nhiên Ứng xử khi tham gia giao thông Ứng xử với các di tích, danh thắng LỚP 9 Hướng dẫn chung. 1 2 2 1 2 2 2 1 2 1 1 1 6. C. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỒ THÔNG. Bài Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 1 Bài 2 Bài 3. Tên bài LỚP 10 Xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh Phong cách thanh lịch, văn minh của người Hà Nội Người Hà Nội giao tiếp thanh lịch, văn minh LỚP 11 Người Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh nơi công cộng Người Hà Nội thân thiện với thiên nhiên môi trường Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giao lưu và hội nhập quốc. Số tiết 2 2 2 2 2 2.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> tế. Phần thứ hai : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIẢNG DẠY TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC. I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Học sinh (HS) nhận biết, phân biệt được: - Những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử. - Sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (ý nghĩa, tác dụng của việc làm đúng; tác hại của việc làm trái). - Cách thực hiện những chuẩn mực hành vi thanh lịch, văn minh (những việc cần làm, những việc cần tránh)..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Kĩ năng : - HS biết tự nhận xét hành vi bản thân, nhận xét hành vi người khác. - HS biết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản được học. 3. Thái độ : Học sinh thể hiện được những thái độ, tình cảm : - Trân trọng, kế thừa, phát huy truyền thống thanh lịch, văn minh. - Mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh. - Đồng tình với những hành vi thanh lịch, văn minh, không đồng tình với những hành vi chưa thanh lịch, văn minh. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : - Phương pháp dạy học được vận dụng linh hoạt giữa các phương pháp truyền thống như kể chuyện, đàm thoại, nêu gương, sử dụng đồ dùng trực quan và các phương pháp dạy học hiện đại như đóng vai, xử lí tình huống,… sao cho HS tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. Từ nội dung dạy học được gợi ý trong sách học sinh (SHS), sách giáo viên (SGV) > giáo viên (GV) gợi ý cho HS nhận biết, phân biệt được những chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh trong sinh hoạt và giao tiếp ứng xử, sự cần thiết thực hiện những chuẩn mực hành vi, cách thực hiện để dẫn dắt HS đến nội dung lời khuyên, giúp HS hiểu và mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện. - Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học chỉ đạt hiệu quả khi HS hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy-học. Do đó, GV cần căn cứ vào mục tiêu từng bài, căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương mà thiết kế tiết học thành các hoạt động phù hợp; tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen trong nếp sống thanh lịch, văn minh đã có để tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới. - Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh tiểu học phải gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của HS. Sau truyện kể, tấm gương mà GV sử dụng để minh họa các chuân mực hành vi cơ bản, cần khéo léo liên hệ ý nghĩa của bài với thực tế cuộc sống của HS. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN GIẢNG DẠY : 1. Tài liệu : - Sách, ấn phẩm viết về Hà Nội, người Hà Nội thanh lịch, văn minh..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh cho HS Tiểu học, THCS, THPT (giúp cho GV hiểu được nội dung giảng dạy được biên soạn theo hướng đồng tâm tiệm tiến trong ba cấp học). 2.. Phương tiện : - Tài liệu dành cho học sinh, phiếu bài tập (nếu có). - Các tranh ảnh, phim đèn chiếu, video clip, ... - Các loại dụng cụ, đồ vật, sản phẩm tự nhiên phục vụ cho việc bày tỏ ý kiến, sắm vai hay tổ chức trò chơi, ... * Phương tiện dạy học cần phù hợp mục tiêu tiết dạy, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trường, phát triển tư duy, gây hứng thú cho HS, dễ sử dụng. IV. TIẾN TRÌNH MỘT TIẾT DẠY : 1. XÁC ĐỊNH VỀ MỤC TIÊU : 2. XÁC ĐỊNH VỀ TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 3. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG TIẾT DẠY :. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài - GV gợi mở để HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). - GV giới thiệu bài, ghi tên bài. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi - GV tổ chức cho HS nhận xét các hành vi thông qua việc tìm hiểu nội dung được gợi ý trong SHS như Xem tranh, Xem truyện tranh, Quan sát tranh, Đọc truyện, … từ đó dẫn dắt HS nhận thấy sự cần thiết thực hiện các chuẩn mực hành vi cơ bản của nếp sống thanh lịch, văn minh. - GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của HS. Hoạt động 3,4, ...: Nhận xét hành vi; Bày tỏ ý kiến ; Trao đổi, thực hành - GV tổ chức cho HS thực hiện các bài tập trong phần Trao đổi, thực hành. Thông qua các bài tập, HS tiếp tục nhận biết các chuẩn mực hành vi nên thực hiện; HS được bày tỏ ý kiến trước những hành vi đúng hay hành vi sai; HS được trao đổi và thực hiện những kĩ năng phù hợp với chuẩn mực hành vi vừa học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GV liên hệ chuẩn mực hành vi vừa học với thực tế của HS. Hoạt động (5), (6),…: Tổng kết - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. Lưu ý: Giáo án có thể được trình bày theo hàng ngang hoặc cột dọc (cần phân phối thời gian cho từng hoạt động). V. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT (CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG) : * Lớp 1 Bài. 1. Em hỏi và trả lời. 2. Lời chào. 3. Bữa ăn trong gia đình. 4. Bữa ăn bán trú. Mức độ cần đạt 1. Học sinh nhận thấy khi hỏi và trả lời, cần lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, em nhỏ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Hỏi và trả lời đủ cả câu, không hỏi và trả lời trống không. - Lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, em nhỏ. - Biết nói lời yêu cầu, đề nghị với mọi người. 3. Học sinh có thái độ tự tin và biết thể hiện tình cảm đúng mực khi hỏi và trả lời. 1. Học sinh nhận thấy khi chào, cần lễ phép đối với người lớn tuổi, thân mật với bạn bè, em nhỏ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Lễ phép khi chào người lớn tuổi, thân thiện khi chào bạn bè, em nhỏ. - Biết chào cách, đúng lúc. - Chào hỏi mọi người theo thứ tự. 3. Học sinh có thái độ tự tin và biết thể hiện tình cảm đúng mực khi chào người lớn, bạn bè, em nhỏ. 1. Học sinh nhận thấy những việc cần làm khi ăn cơm với gia đình. 2. Học sinh có kĩ năng : - Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. - Nói lời mời mọi người trước khi ăn và nói lời xin phép khi rời khỏi bàn ăn. - Đưa và nhận bát, đũa thìa bằng hai tay. - Ăn uống từ tốn. Không nên vừa ăn vừa làm việc khác. 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác thực hiện những việc cần làm khi ăn cơm với gia đình. - Ủng hộ, tán thành với những hành vi thể hiện sự TL,VM trong bữa ăn gia đình. 1. Học sinh nhận thấy những việc cần làm trong bữa ăn trưa ở trường. 2. Học sinh có kĩ năng : - Đến giờ ăn cơm trưa ở trường, ngồi ngay ngắn vào chỗ quy định. - Biết cách ăn uống gọn gàng, không để rơi vãi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 5. Trang phục tới trường. 6. Trang phục ở nhà. 7. Cách đi, đứng của em. 8. Vui chơi ở trường. - Biết động viên khi thấy bạn ăn không ngon miệng. - Biết nói lời yêu cầu khi muốn ăn thêm. - Khi ăn xong, biết thu gọn bát, thìa để vào nơi quy định; uống nước, lau miệng và nghỉ ngơi hợp lí. 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác thực hiện những việc cần làm trong bữa ăn trưa ở trường. - Ủng hộ, tán thành với những hành vi thể hiện sự TL,VM trong bữa ăn trưa ở trường. 1. Học sinh nhận thấy khi tới trường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với quy định và phù hợp với thời tiết. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết lựa chọn trang phục đúng quy định, phù hợp với thời tiết. - Biết giữ gìn trang phục luôn gọn gàng, sạch sẽ. - Không mặc quần áo bẩn, quần áo nhàu nát hay tuột chỉ, đứt cúc. 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác lựa chọn trang phục tới trường theo quy định, phù hợp thời tiết. - Ủng hộ, tán thành với những người có trang phục tới trường quy định, 1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp với thời tiết và thuận tiện cho sinh hoạt. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp với thời tiết và thuận tiện cho sinh hoạt. - Không mặc quần áo lôi thôi, tùy tiện. 3. Học sinh có thái độ: - Vui vẻ, tự giác lựa chọn trang phục ở nhà phù hợp thời tiết, thuận tiện cho sinh hoạt. - Ủng hộ, tán thành với những người có trang phục ở nhà hợp lý. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc đi và đứng đúng cách thể hiện sự TL, VM. 2. Học sinh có kĩ năng : a) Khi đi : - Đi thong thả, nhẹ nhàng và tránh gây tiếng động mạnh. Quan sát phía trước để tránh bị va chạm. - Nhường đường cho người ra khi vào cửa hàng, cầu thang máy, lên xe buýt hay tàu điện,… - Không đi qua trước mặt người đang ngồi hay đang nói chuyện. Nếu cần phải đi qua thì phải xin phép và hơi cúi người xuống. b) Khi đứng nói chuyện với người khác : - Đứng ngay ngắn, mắt nhìn người nói chuyện với mình. - Biết chọn vị trí đứng thích hợp để không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. 3. Học sinh có thái đô : - Tự giác thực hiện việc đi, đứng đúng cách thể hiện sự thanh lịch, văn minh. - Đồng tình, ủng hộ với cách đi, đứng thanh lịch, văn minh. 1. Học sinh nhận thấy khi vui chơi ở trường cần lựa chọn những trò chơi bổ ích, có lợi cho sức khỏe, tránh những trò chơi nguy hiểm cho bản thân và mọi người xung quanh, chơi đúng lúc, đúng chỗ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chọn trò chơi, chỗ chơi và thời gian chơi thích hợp. - Chia sẻ, nhường nhịn và giúp đỡ bạn khi cùng chơi..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Biết cách giữ gìn và bảo vệ đồ chơi. - Không chơi những trò chơi nguy hiểm cho bản thân, cho mọi người xung quanh và có hại cho môi trường thiên nhiên. 3. Học sinh có thái độ : - Nhiệt tình, tự giác tham gia vào các hoạt động vui chơi hợp lí ở trường. - Đồng tình, ủng hộ các bạn tham gia vui chơi hợp lí ở trường.. * Lớp 2: Bài. Mức độ cần đạt 1. Học sinh nhận thấy cần mạnh dạn nêu ý kiến trong giờ học, giờ chơi hay trong sinh hoạt hàng ngày.. 1. Ý kiến của em. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết cách xin phép người nghe để nêu ý kiến. - Khi nêu ý kiến, đứng hoặc ngồi ngay ngắn, nói rõ ràng, ngắn gọn. - Biết nhắc nhở chân thành những điều sai của bạn. 3. Học sinh có thái độ tự tin khi nêu ý kiến. 1. Học sinh nhận thấy khi nói chuyện cần thể hiện sự tôn trọng người nghe.. 2. Học sinh có kĩ năng khi nói chuyên như : 2. Tôn trọng - Đứng cách người nghe một khoảng vừa phải. người - Không nói quá to hay quá nhỏ. nghe - Luôn chú ý thái độ người nghe để có cách ứng xử thích hợp. 3. Học sinh có thái độ tôn trọng người nghe. 1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ và việc làm phù hợp khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình mời cơm khách. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết giúp đỡ người lớn việc vừa sức. 3. Bữa ăn cùng khách.. - Biết nói lời cảm ơn khi nhận thức ăn được mời. - Ăn uống ý tứ, giữ vệ sinh. - Biết bày tỏ thái độ hiếu khách (nói lời mời, gắp thức ăn mời, trò chuyện thân thiện, cởi mở). - Ăn xong, biết lấy tăm, nước, hoa quả mời mọi người. 3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đi ăn cỗ hoặc khi gia đình mời cơm khách. 1. Học sinh nhận thấy cần chuẩn bị quà tặng sinh nhật bạn phù hợp, dự sinh nhật bạn. 4. Sinh nhật với thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở. bạn 2. Học sinh có kĩ năng :. - Biết chuẩn bị quà tặng sinh nhật phù hợp..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Biết chúc mừng sinh nhật lịch sự và có ý nghĩa. - Khi dự sinh nhật, ăn uống từ tốn, lịch sự, thái độ vui vẻ, thân thiện, cởi mở. 3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi dự sinh nhật. 1. Học sinh nhận thấy khi ăn ở khu du lịch hay ăn ở nhà hàng cần có những hành vi thanh lịch, văn minh. 2. Học sinh có kĩ năng : a) Khi đi du lịch: 5. Bữa ăn trên đường du lịch. - Biết cách chuẩn bị đồ ăn phù hợp. - Biết chọn vị trí ngồi ăn thích hợp, sử dụng đồ ăn hợp vệ sinh, biết chia sẻ với bạn bè. - Sau khi ăn, biết thu dọn chỗ ngồi sạch sẽ. b) Khi vào nhà hàng : - Ngồi ăn ngay ngắn, không đùa nghịch. - Không để lãng phí đồ ăn. - Có thái độ lịch sự và không làm phiền mọi người xung quanh. 3. Học sinh tự giác thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi ăn ở khu du lịch hoặc ăn ở nhà hàng. 1. Học sinh nhận thấy khi ra đường, cần lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình đến.. 6. Trang phục khi ra đường. 2. Học sinh có kĩ năng : - Lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình và phù hợp với nơi mình đến (trang phục không quá rộng hay quá chật). - Luôn giữ gìn trang phục sạch sẽ, gọn gàng. 3. Học sinh luôn có ý thức lựa chọn và giữ gìn trang phục khi ra đường. 1. Học sinh nhận thấy cần lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia.. 7. Trang phục thể thao. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết lựa chọn trang phục phù hợp với môn thể thao mình tham gia. - Biết cách thắt dây giày, buộc tóc gọn gàng.. 3. Học sinh tự giác lựa chọn và giữ gìn trang phục khi tham gia chơi thể thao. 8. 1. Học sinh nhận thấy khi nằm hoặc ngồi, cần lựa chọn chỗ và hướng nằm, ngồi thích Cách hợp. nằm, ngồi 2. Học sinh có kĩ năng : của em a) Khi ngồi : - Biết chọn chỗ thích hợp và ngồi đúng tư thế. - HS nữ biết thu váy và khép chân. b) Khi nằm : - Biết chọn chỗ và hướng nằm thích hợp. - Nằm đúng tư thế..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - HS nữ biết thu váy và khép chân. 3. Học sinh tự giác thực hiện cách nằm, ngồi lịch sự.. * Lớp 3: Bài. 1. Em biết lắng nghe. 2. Nói lời hay. 3. Em luôn sạch sẽ. 4. Ngôi nhà thân yêu. Mức độ cần đạt 1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói. 2. Học sinh có kĩ năng : - Chăm chú lắng nghe. - Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ. - Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... - Biết nghe và làm theo ý kiến đúng. - Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai. - Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói. 1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lựa chọn lời nói đúng mực, phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. 2. Học sinh có kĩ năng: - Trước khi nói, biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và tình huống giao tiếp. - Khi nói, thái độ tự nhiên, cởi mở, vui vẻ, thân thiện. - Biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,¼ - Không nói lời thô tục, không chửi bậy, không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác. 3. Học sinh tự giác nói lời hay mọi lúc, mọi nơi và thể hiện tình cảm đúng mực qua lời nói. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học sinh có kĩ năng thực hiện vệ sinh cá nhân : - Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay. - Sử dụng quần áo, tất, khăn,… sạch, phù hợp với công việc và thời tiết. - Giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì). - Không cắn móng tay, sơn móng tay, ngậm bút, đồ chơi... 3. Học sinh tự giác giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở và việc tôn trọng không gian chung, không gian riêng của từng thành viên trong gia đình. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp, giữ gìn đồ đạc trong từng phòng ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng. - Biết cách làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh). - Tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa trước khi vào phòng bố mẹ, anh chị...; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác). 3. Học sinh tự giác thực hiện các hành vi đẹp đối với ngôi nhà và các thành viên trong gia đình..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 5. Góc học tập của em. 6. Ngôi trường của em. 7. Cử chỉ đẹp. 8. Vui chơi lành mạnh. 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập ở nhà gọn gang, ngăn nắp, khoa học. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. - Biết cách trang trí góc học tập phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình. 3. Học sinh tự giác sắp xếp, trang trí góc học tập của mình. 1. Học sinh nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp. - Giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. - Giữ gìn khung cảnh trường, lớp xanh - sạch - đẹp. 3. Học sinh tự giác sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp. 1. Học sinh nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người. 2. Học sinh có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người như: - Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện. - Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi. - Giơ tay hay gật đầu (thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè. - Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng. … 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. 2. Học sinh có kĩ năng : - Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên. - Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi. - Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè. 3. Học sinh chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư.. *Lớp 4 : Bài. 1. Chia sẻ với ông bà, cha mẹ. 2. Trò chuyện với anh chị em. Mức độ cần đạt 1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ. - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ. - Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện. 3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông bà, cha mẹ. 1. Học sinh nhận thấy nên dành thời gian để chia sẻ và trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 2. Học sinh có kĩ năng : - Chủ động dành thời gian trò chuyện, tâm sự với anh chị em trong gia đình với thái độ hoà nhã, thân mật, vui vẻ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền khi mọi người có việc bận. 3. Học sinh mong muốn và chủ động dành thời gian trò chuyện với anh chị em trong gia đình. 1. Học sinh nhận thấy cần có những hành vi thể hiện sự tôn trọng các thành viên cũng như nếp sống riếng khi đến thăm người quen. 2. Học sinh có kĩ năng khi đến nhà người quen : 3. - Biết nói lời hẹn đến thăm với chủ nhà. Đến nhà - Có ý thức thực hiện nếp sinh hoạt của chủ nhà. người - Có cử chỉ, lời nói ý tứ, lịch sự và ý thức giữ vệ sinh. quen - Không tự ý vào các phòng hay sử dụng đồ đạc của người quen khi chưa được phép. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thanh lịch, văn minh khi đến nhà người quen. 1. Học sinh nhận thấy nên thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức và không làm phiền với hàng xóm láng giềng. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết bày tỏ sự thân thiện, quan tâm, giúp đỡ những việc vừa sức. 4. - Chủ động thăm hỏi, động viên khi hàng xóm ốm đau hoặc có chuyện không vui. Thân thiện với - Không làm phiền hàng xóm trong giờ nghỉ trưa, đêm khuya hay khi nhà có khách. hàng xóm - Không tự tiện sử dụng đồ đạc nhà hàng xóm. Nếu mượn đồ, nên giữ gìn cẩn thận và trả đúng hẹn. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự thân thiện với xóm giềng.. 5. Nói chuyện với thầy cô giáo. 6. Trò chuyện với bạn bè 7. Giao tiếp với người lạ. 1. Học sinh nhận thấy cần chủ động nói chuyện với thầy, cô giáo để bày tỏ lòng yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đồng thời để thầy, cô thêm hiểu và giúp đỡ mình mau tiến bộ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chọn thời gian, hoàn cảnh thích hợp để trò chuyện. Không nói chen hay làm phiền khi thầy, cô đang bận việc. - Biết hỏi thăm, quan tâm khi thầy, cô mệt hay gặp chuyện không may. - Biết chúc mừng thầy cô nhân ngày lễ, ngày Tết, những ngày đặc biệt hoặc khi thầy cô đạt thành tích cao trong công việc. 3. Học sinh có thái độ lễ phép, tin cậy, cởi mở khi nói chuyện với thầy cô giáo. 1. Học sinh nhận thấy nên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè để bày tỏ sự quan tâm, yêu quý và tin tưởng bạn. 2. Học sinh có kĩ năng : - Biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn. - Trò chuyện đúng lúc, không làm phiền khi bạn đang bận học hoặc đang bận việc. 3. Học sinh có thái độ chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng bạn bè. 1. Học sinh nhận thấy cần có thái độ tôn trọng và thái độ lịch sự khi giao tiếp với người lạ. 2. Học sinh có kĩ năng : - Có thái độ tôn trọng, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ người lạ khi cần thiết. - Có lời nói, cử chỉ lịch sự, tế nhị..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Không phân biệt thành thị, nông thôn, giàu nghèo. 3. HS tự giác thực hiện những hành vi tôn trọng, thái độ lịch sự khi gặp người lạ.. 8. Gặp người nước ngoài. 1. Học sinh nhận thấy cần lịch sự khi giao tiếp với người nước ngoài. 2. Học sinh có kĩ năng : - Có thái độ tự tin, thân thiện, chủ động khi gặp người nước ngoài. - Tận tình giúp đỡ khi khách yêu cầu. - Tự hào giới thiệu những điều em biết về đất nước và con người VN. 3. Học sinh có thái độ tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.. * Lớp 5 : Bài. Mức độ cần đạt. 1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi. 2. Học sinh có kĩ năng : - Thưa gửi, chào hỏi lễ phép, lời nói đúng mực, nét mặt thân thiện, cởi mở khi giao tiếp 1. với người lớn tuổi. Kính trọng - Biết cảm ơn, xin lỗi đúng lúc với thái độ chân thành. người lớn - Đưa và nhận bằng hai tay. tuổi - Biết chỉ đường, xách giúp đồ, nhường chỗ, giúp đỡ sang đường,... 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi thể hiện sự kính trọng đối với người lớn tuổi. 1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. 2. 2. Học sinh có kĩ năng : Thân thiện với - Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh bạn bè, khó khăn. nhường - Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình. nhịn em - Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương. nhỏ 3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Học sinh nhận thấy cần biết cách ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn. 3. 2. Học sinh có kĩ năng : Thương - Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người khuyết tật, người gặp hoàn cảnh người khó khăn. như thể - Biết cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ với những việc làm cụ thể, vừa sức với mình. thương - Biết cách ứng xử tế nhị tránh làm tổn thương. thân 3. Học sinh chủ động thể hiện thái độ ứng xử tế nhị, cảm thông và chia sẻ với người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn ở mọi nơi, mọi lúc. 4. 1. Học sinh nhận thấy cần ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động trong xã hội như bác Tôn trọng lao công, bảo vệ, người giúp việc, … người lao 2. Học sinh có kĩ năng : động - Chào hỏi lễ phép, thân thiện khi giao tiếp với người lao động..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài. 5. Thăm khu di tích. 6. Em yêu thiên nhiên. 7. Tham gia giao thông. 8. Đi mua đồ dùng. Mức độ cần đạt - Biết tôn trọng thành quả của người lao động qua các hành động cụ thể. 3. Học sinh tự giác ứng xử tế nhị, tôn trọng người lao động xung quanh mình. 1. Học sinh nhận thấy cần thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp trong các khu di tích lịch sử. 2. Học sinh có kĩ năng : - Tìm hiểu và thực hiện theo quy định khi thăm khu di tích. - Biết cách gìn giữ, tự hào và phát huy giá trị văn hóa của khu di tích. 3. Học sinh chủ động thực hiện đúng quy định với thái độ lịch thiệp khi tới các khu di tích lịch sử. 1. Học sinh nhận thấy cần có ý thức và thái độ tích cực để bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên. 2. Học sinh có kĩ năng : - Hiểu giá trị của môi trường thiên nhiên. - Thực hiện những việc làm góp phần bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên. 3. Học sinh tích cực thực hiện những việc làm bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc môi trường thiên nhiên ở mọi nơi, mọi lúc. 1. Học sinh nhận thấy cần tham gia giao thông với thái độ thân thiện, tích cực. 2. Học sinh có kĩ năng : - Đi bộ đúng luật giao thông (đi trên hè phố hoặc đi gọn vào lề đường bên phải). - Nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ mang thai và không chen lấn xô đẩy trên các phương tiện công cộng. - Biết xin lỗi khi va chạm vào người khác và biết cảm ơn khi nhận được sự nhường nhịn, giúp đỡ của mọi người. - Có ý thức giúp đỡ những người tham gia giao thông gặp sự cố trong điều kiện có thể. 3. Học sinh tự giác thực hiện luật giao thông với thái độ thân thiện, tích cực. 1. Học sinh nhận thấy khi đi mua đồ dùng, cần thực hiện đúng quy định của cửa hàng với thái độ lễ phép, thân thiện. 2. Học sinh có kĩ năng: - Tìm hiểu và thực hiện đúng quy định của các cửa hàng (vào siêu thị, cần gửi đồ vào tủ, xếp hàng lần lượt, không chen lấn, ...). - Khi lựa chọn đồ dùng, không làm hỏng, làm bẩn hoặc thay đổi vị trí. - Biết tôn trọng người bán hàng và những người xung quanh. 3. Học sinh chủ động ứng xử thanh lịch, văn minh khi đi mua đồ dùng.. VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH : - Đánh giá kết quả việc thực hiện nếp sống thanh lịch,văn minh của học sinh phải toàn diện về tất cả các mặt : kiến thức, thái độ, kĩ năng và hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. - Hình thức đánh giá là nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Đánh giá hành vi của học sinh phải kết hợp giữa tự đánh giá của học sinh với đánh giá của tập thể HS, của GV, của cha mẹ học sinh và của cộng đồng nơi ở.. Phần thứ ba HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY BỘ TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH, VĂN MINH CHO HỌC SINH LỚP 3. Tiết 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU : 1. Giúp học sinh nhận biết được: - Sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. - Chương trình học của học sinh tiểu học, học sinh THCS, THPT. - Chương trình, thời gian học 8 bài của học sinh lớp 3. - Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên). 2. Học sinh có kĩ năng : - Sử dụng tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh lớp 3 (đọc lời giới thiệu, chương trình, các bài học, mục lục). 3. Học sinh có thái độ đồng tình, ủng hộ và mong muốn học và thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Bộ tài liệu GD nếp sống thanh lịch, văn minh của 3 cấp (dùng cho GV)..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (3’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV giới thiệu khái quát về tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” dùng cho HS lớp 3. Bước 2 : GV giới thiệu mục tiêu tiết học, ghi tên bài. Hoạt động 2 : Giới thiệu về tài liệu (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV nêu một số ví dụ về hành vi chưa đẹp của học sinh lớp 3, dẫn dắt đến ý nghĩa của những hành vi đẹp, từ đó giúp HS hiểu giá trị của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh. Bước 2 : GV tóm tắt nội dung lời giới thiệu, SHS trang 3. Hoạt động 3 : Giới thiệu về tài liệu toàn cấp (5’) * Mục tiêu : Giúp HS biết chương trình học của học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, học sinh THCS, THPT. Bước 1 : GV hướng dẫn HS đọc nội dung chương trình cấp tiểu học, SHS trang 4. Bước 2 : GV giới thiệu với HS chương trình của tài liệu dùng cho THCS, THPT (giới thiệu tên các chương). Hoạt động 4 : Tìm hiểu sách HS lớp 3 (10’) * Mục tiêu : Giúp HS biết sơ lược NS thanh lịch, văn minh đối với HS lớp 3 Cấu trúc của từng bài học trong SHS (Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên). * Các bước tiến hành : Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau: - SHS gồm có mấy bài ? - Tên từng bài là gì ? - Mỗi bài gồm mấy phần ? Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - SHS lớp 3 gồm có 8 bài, nội dung xoay quanh chủ đề nói, nghe, ở, cử chỉ, vui chơi. Bài 1 - Em biết lắng nghe Bài 2 - Nói lời hay Bài 3 - Em luôn sạch sẽ Bài 4 - Ngôi nhà thân yêu Bài 5 - Góc học tập của em ài 6 - Ngôi trường của em Bài 7 - Cử chỉ đẹp Bài 8 - Vui chơi lành mạnh - Mỗi bài gồm 3 phần : Đọc truyện, Xem tranh, Xem truyện tranh - Trao đổi, thực hành - Lời khuyên. Hoạt động 5 : Tìm hiểu các bài học liên quan ở lớp 1, 2 (15’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các bài học có nội dung liên quan tới các chủ đề sẽ học ở lớp 3 (các bài học ở chủ đề nói, nghe, cử chỉ , vui chơi ở lớp 1, 2) * Các bước tiến hành : Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SHS theo gợi ý sau : - Nêu tên các bài học trong chủ đề nói, nghe, cử chỉ, vui chơi ở lớp 1,2 ? Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận tên bài theo yêu cầu. GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu lời khuyên của các bài trên (nên in nội dung lời khuyên các bài và phát cho học sinh). Bước 3 : GV có thể nêu một vài ví dụ minh hoạ về lời khuyên. Hoạt động 6: Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nêu vắn tắt về việc sử dụng tài liệu GDNSTL, VM cho HS lớp 3. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài 1 “Em biết lắng nghe”..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Tiết 2 : Bài 1 : EM BIẾT LẮNG NGHE I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lắng nghe khi người khác nói. 2. Học sinh có kĩ năng : - Chăm chú lắng nghe. - Biết cách hỏi lại những chi tiết mình chưa hiểu rõ. - Khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... - Biết nghe và làm theo ý kiến đúng. - Không nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai. - Biết xin lỗi trước nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói. 3. Học sinh chủ động thực hiện những hành vi đẹp khi nghe người khác nói. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến cách nghe người khác nói (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Em hỏi và trả lời (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1). - Lời chào (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1). - Ý kiến của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2). - Tôn trọng người nghe (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Em biết lắng nghe”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp HS thấy được sự cần thiết của việc chăm chú lắng nghe người khác nói. * Các bước tiến hành :.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Giờ Tự nhiên và Xã hội”, SHS trang 5, 6. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV trao đổi với HS theo các câu hỏi gợi ý sau: - Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận nhóm như thế nào ? (SHS tr.6) (Các bạn trong nhóm của Mai đã thảo luận rất sôi nổi.) - Vì sao Vy trả lời không đúng câu hỏi của cô giáo ? (SHS tr.6) (Vy không biết câu trả lời / Trong khi các bạn thảo luận nhóm, Vy giở bộ tú lơ khơ ra đếm / Vy không nghe ý kiến của các bạn trong khi thảo luận nhóm.) - Khi người khác nói các em nên có thái độ như thế nào ? (Khi người khác nói, chúng ta nên chăm chú lắng nghe.) GV mở rộng: Khi nghe người khác nói, chúng ta cần nhìn về phía người nói, không làm việc riêng, không quay đi chỗ khác, không nghĩ đến việc khác¼ Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không nên nói chen ngang hay có cử chỉ, thái độ tỏ ý chê bai khi nghe người khác nói; nếu cần thiết phải cắt ngang lời nói thì nên nói lời xin lỗi. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 6, 7. Bước 2 : GV và HS trao đổi theo các câu hỏi gợi ý sau: - Vì sao Long phải cắt ngang lời Minh ? (Long muốn biết về số dân của Va-ti-căng / Long không biết khi nào Minh sẽ kể xong / Có thể Minh sẽ không kể về số dân của Va-ti-căng). - Long đã cắt ngang lời Minh như thế nào ? (Đợi Minh nói hết câu, Long mới nói lời xin lỗi để cắt ngang lời bạn.) - Em có nhận xét gì về cách nghe bạn nói của Long ? (Long đã nghe rất lịch sự. Khi cần thiết phải cắt ngang lời bạn, Long đã đợi bạn nói hết câu và xin lỗi.) GV mở rộng : Khi nghe người khác nói, chúng ta không nên có cử chỉ, thái độ tỏ ý phản đối, chê bai. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3, ý 4 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như hỏi lại những.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> chi tiết mình chưa hiểu rõ ; khích lệ, động viên người nói bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... * Các bước tiến hành : Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 7. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống: - Tình huống 1 : Nếu là Ngọc trong tình huống này, không nên chạy đi ngay mà nên quay lại hỏi mẹ tên cuốn sách. - Tình huống 2 : Để bạn Duy tự tin kể tiếp, nên động viên, khích lệ bạn bằng cách nói lời động viên bạn như "Duy ơi, cố lên ! Cậu kể phần đầu rất hay đấy !", … GV mở rộng : Để người nói nhận thấy người nghe đang chăm chú theo dõi và thích thú với phần trình bày của họ, chúng ta có thể khích lệ, động viên bằng cách vỗ tay, gật đầu, mỉm cười... Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 7. Bước 4 : GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (7’) * Mục tiêu : Giúp học sinh nhận biết và thực hành kĩ năng nghe và làm theo ý kiến đúng. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Không được nhầm lẫn". (Tổ chức trò chơi : Quản trò hỏi to: Tay phải đâu? Tay phải đâu? Người chơi đáp: Tay phải đây! Tay phải đây! Đồng thời giơ tay phải lên. Quản trò hỏi: Tay trái đâu? Tay trái đâu? Người chơi đáp: Tay trái đây! Tay trái đây! Đồng thời giơ tay lên. Quản trò hởi tiếp: Tai phải đâu? Tai phải đâu? Người chơi đáp: Tai phải đây! Tai phải đây! Đồng thời tay chỉ vào tai phải. Quản trò lại hỏi: Tai trái đâu? Tai trái đâu? Người chơi đáp: Tai trái đây! Tai trái đây! Đồng thời tay chỉ vào tai trái Quản trò đề nghị mọi người thực hiện thật nhanh các yêu cầu sau: Tay phải cầm tai phải Tay trái cầm tai trái phải bắt tay phải Tai phải sát tay trái. (Trong trường hợp này người ngồi cạnh nhau, hoặc đứng cạnh nhau phải áp tai vào nhau. Hoặc đứng cạnh nhau phải áp tai vào nhau và nắm tay nhau). Cứ tiếp tục như vậy hoặc đảo ngược lại. Cách chơi như vậy rèn luyện sự chú ý của người nghe (tiếng “tay” và tiếng “tai” rất dễ bị nhầm nếu không chú ý lắng nghe).).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Bước 2 : GV và HS trao đổi về trò chơi. - Muốn chơi trò chơi này chúng ta cần lưu ý gì ? (Chú ý lắng nghe lời nói của quản trò, suy nghĩ xem câu nói đó là đúng hay sai, nếu câu quản trò nói là đúng thì mới làm động tác bay.) GV mở rộng: Trong cuộc sống, chúng ta nên nghe và làm theo ý kiến đúng. Nếu ý kiến nghe được là sai, ta không làm theo hoặc có ý kiến trả lời lại cho đúng. Cũng có trường hợp có người nói ra khuyết điểm của mình. Khi đó chúng ta nên bình tĩnh lắng nghe. Biết được khuyết điểm của mình chúng ta có thể sửa và trở thành người tốt hơn. Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 2 “Nói lời hay”..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Tiết 3 : Bài 2 : NÓI LỜI HAY I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh thấy sự cần thiết của việc lựa chọn lời nói đúng mực, phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. 2. Học sinh có kĩ năng: - Trước khi nói, biết suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với người nghe và tình huống giao tiếp. - Khi nói, thái độ tự nhiên, cởi mở, vui vẻ, thân thiện. - Biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,¼ - Không nói lời thô tục, không chửi bậy, không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác. 3. Học sinh tự giác nói lời hay mọi lúc, mọi nơi và thể hiện tình cảm đúng mực qua lời nói. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến chủ đề Nói lời hay (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Cảm ơn và xin lỗi (Đạo đức lớp 1). - Chào hỏi và tạm biệt (Đạo đức lớp 1). - Em hỏi và trả lời (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1). - Ý kiến của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2). - Tôn trọng người nghe (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2). - Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (Đạo đức lớp 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Nói lời hay”..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy trước khi nói cần suy nghĩ, lựa chọn lời nói phù hợp với đối tượng giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp; không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Tuấn và Nam”, SHS trang 8, 9. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau : - Khi gặp Tuấn, Nam đã có cử chỉ gì ? Nam chào Tuấn như thế nào ? (Nam hất hàm và hỏi Tuấn : "Ê, đi đâu đấy ?") - Khi chào bố con bạn Nam, Tuấn đã có cử chỉ, thái độ như thế nào ? (Tuấn dừng lại nhìn bố Nam và lễ phép chào : "Cháu chào bác ạ". Tuấn hỏi Nam thay cho lời chào : "Nam đấy à...") - Nhận xét cách chào hỏi, nói chuyện của hai bạn Tuấn và Nam. (SHS tr.9) (Bạn Tuấn chào hỏi bố Nam và Nam rất lễ phép, đúng mực còn Nam chào Tuấn chưa lịch sự, hỏi Tuấn trống không.) - Khi nhắc tới Sơn, Tuấn và Nam đã có thái độ khác nhau như thế nào ? (Nam nói về Sơn với giọng chê bai còn Tuấn đã nói tốt về bạn.) - Bố đã khuyên Nam điều gì ? (SHS tr.9) (Nam không nên nói trống không mà nên nói lịch sự như Tuấn.) GV mở rộng : Khi nói, chúng ta cần nói rõ ràng, đủ câu, lễ phép. Không nói lời thô tục, không chửi bậy. Không nói xấu, nói những chuyện làm tổn thương người khác như nói về khiếm khuyết, hay nói về gia cảnh khó khăn của họ¼ Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 11. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như khi nói luôn vui vẻ, thân thiện, cởi mở, tự nhiên và biết kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười,¼ * Các bước tiến hành : Bước 1 : Tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 10. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống: - Tình huống 1 : Lời nói của bạn Lan khi mua báo rất lịch sự. - Tình huống 2 : Khi làm rơi đồ của cô Tâm, An nói lời xin lỗi với thái độ lễ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> phép, hối hận với việc đã xảy ra còn Bình nói lời xin lỗi nhưng nói trống không và không hối hận về việc làm của mình. GV mở rộng : Khi muốn bày tỏ sự biết ơn với người đã giúp mình hoặc bày tỏ sự hối lỗi với người mình đã làm phiền, chúng ta cần có thái độ lễ phép, lời nói chân thành, biểu hiện tình cảm phù hợp trên khuôn mặt. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, ý 3 của lời khuyên, SHS trang 11. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hành nói lời hay trong các tình huống cụ thể. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 11. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV nhận xét từng trường hợp (Chú ý khuyến khích HS tự tin, nói to, rõ ràng, từ tốn, ngữ điệu, cử chỉ phù hợp với câu nói và hoàn cảnh). Một số gợi ý để học sinh đóng vai theo nội dung bài tập 2 : a) Em bé tự ý lấy truyện của em ra xem rồi làm rách truyện. Em không cáu kỉnh quát em mà nhẹ nhàng giải thích cho em bé hiểu em cần xin phép anh (chị) trước khi lấy truyện và phải giữ gìn truyện cẩn thận. b) Chị em có nhiều tranh ảnh về cảnh đẹp đất nước. Em đang cần sưu tầm những tranh ảnh đó cho bài học sắp tới. Em sẽ nói với chị là em muốn chị giúp em chuẩn bị cho môn học này được tốt. Sau đó em sẽ cùng chị sưu tầm tầm thêm tranh ảnh khác nếu chị cần. c) Em muốn tham gia câu lạc bộ ka-ra-te nhưng bố mẹ em lại muốn em tham gia câu lạc bộ mĩ thuật. Em sẽ trình bày với bố mẹ nguyện vọng của mình là em rất thích tập võ để rèn luyện sức khoẻ và em không có năng khiếu vẽ, không muốn học thêm vẽ nữa. Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 3 “Em luôn sạch sẽ”..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Tiết 4 : Bài 3 : EM LUÔN SẠCH SẼ I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học sinh có kĩ năng thực hiện vệ sinh cá nhân : - Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc, cắt móng tay. - Sử dụng quần áo, tất, khăn,… sạch, phù hợp với công việc và thời tiết. - Giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì). - Không cắn móng tay, sơn móng tay, ngậm bút, đồ chơi... 3. Học sinh tự giác giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến chủ đề Vệ sinh cá nhân sạch sẽ (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Gọn gàng, sạch sẽ (Đạo đức lớp 1). - Trang phục … (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1; 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Em luôn sạch sẽ”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết sự cần thiết của việc giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Một giấc mơ”, SHS trang 12, 13. Bước 2 : HS trình bày kết quả..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau: - Trong giấc mơ, cậu bé đã gặp chuyện gì ? (SHS tr.12) (Cậu bị một bác bò đuổi theo) - Vì sao cậu bị bác bò đuổi ? (cậu ở bẩn nên trong tai cậu có một búi cỏ.) - Sau giấc mơ, cậu bé đã thay đổi thế nào ? (SHS tr.12) (Ngay sáng hôm sau, không đợi mẹ nhắc, cậu đã đi đánh răng, rửa mặt. Cậu chăm rửa mặt mũi chân tay và còn làm rất kĩ, rất sạch sẽ.) - Câu chuyện nhắc em điều gì ? (Phải giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 14 (Chăm chải đầu, rửa mặt, tắm gội, cắt tóc). Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết một số biểu hiện khác của vệ sinh cá nhân sạch sẽ như sử dụng quần áo, tất, khăn,… sạch, phù hợp với công việc và thời tiết; giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì); biết cách làm sạch giày, dép. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 13. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận : - Vệ sinh sạch sẽ: sử dụng quần áo, tất, khăn,… sạch, phù hợp với công việc và thời tiết; giữ giường ngủ luôn sạch sẽ (gấp đồ dùng gọn gàng, thay đồ dùng sạch theo định kì); biết cách làm sạch giày, dép. - Vệ sinh chưa sạch sẽ: Bày bừa, để đồ ăn trên giường ngủ. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2, 3, 4 của lời khuyên, SHS trang 14. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết một số biểu hiện của vệ sinh cá nhân sạch sẽ khác như chăm cắt móng tay, không mặc quần áo bẩn, không lau tay bẩn vào quần áo, không ngậm bút, đồ chơi... * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 14. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung từng tranh :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Tranh 1: Bạn nữ chăm cắt móng tay (nên làm như vậy để giữ cho móng tay luôn sạch sẽ). - Tranh 2: Bạn nam mặc quần áo bẩn (không nên như vậy vì dễ mắc bệnh ngoài da,…). - Tranh 3: Bạn nam lau tay bẩn vào áo (không nên như vậy vì tay không sạch mà quần áo bị bẩn,…). - Tranh 4: Bạn nam ngậm bút chì (không nên như vậy vì rất dễ bị vi khuẩn bám ở bút chì hoặc chất chì theo vào bụng gây bệnh, … ); Bạn nữ nhắc nhở bạn nam giữ vệ sinh (việc nên làm). Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 14. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 4 “Ngôi nhà thân yêu”..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Tiết 5: Bài 4 : NGÔI NHÀ THÂN YÊU I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở và việc tôn trọng không gian chung, không gian riêng của từng thành viên trong gia đình. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp, giữ gìn đồ đạc trong từng phòng ngăn nắp, thuận tiện cho việc sử dụng. - Biết cách làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh). - Tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa trước khi vào phòng bố mẹ, anh chị...; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác). 3. Học sinh tự giác thực hiện các hành vi đẹp đối với ngôi nhà và các thành viên trong gia đình. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến chủ đề Giữ vệ sinh nhà ở (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Gọn gàng, ngăn nắp (Đạo đức lớp 2). - Chăm làm việc nhà (Đạo đức lớp 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Ngôi nhà thân yêu”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc giữ vệ sinh nhà ở..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Chuyện của Huy” , SHS trang 15,16. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau: - Huy đã chuẩn bị đón các bạn đến dự sinh nhật như thế nào ? (Huy dọn dẹp, sắp xếp lại mọi thứ trong phòng. Khi quét nhà, Huy tìm mãi mà không thấy cái chổi đâu cả. Trong lúc tìm chổi, Huy hất cái ghế suýt làm vỡ bể cá mà Huy thích nhất / Huy phải nhờ mẹ tìm giúp mới thấy chổi / Huy chuẩn bị đón bạn rất mệt.) - Vì sao Huy thấy mệt khi chuẩn bị đón bạn ? (SHS tr. 16) (Vì phòng Huy đồ đạc để bừa bãi, quần áo không treo lên mắc, mỗi chiếc vắt một nơi nên khi dọn dẹp mất nhiều công sức và thời gian.) - Câu chuyện trên muốn nhắc em điều gì ? (Cần sắp xếp đồ đạc, chăn màn, quần áo gọn gàng, ngăn nắp.) GV mở rộng: Nếu có phòng riêng, chúng ta nên sắp xếp và trang trí phòng của mình cho đẹp (sắp xếp gọn gàng góc học tập, chăn màn, quần áo, đồ chơi,¼; bỏ bớt những đồ dùng không cần thiết; bày những đồ vật phù hợp để trang trí). Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 19. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc tôn trọng không gian chung và không gian riêng của từng thành viên trong gia đình (gõ cửa xin phép trước khi vào phòng của bố mẹ, anh chị em... ; không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác). * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 17. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tranh : - Tranh 1 : Tuấn lục bàn làm việc như vậy sẽ ảnh hưởng tới công việc của bố. Tuấn không tôn trọng không gian riêng của bố. - Tranh 2 : Hoa gõ cửa trước khi vào phòng bố, mẹ giúp cho bố (mẹ) được báo hiệu, không ảnh hưởng tới công việc,… GV mở rộng: Trước khi vào phòng của người khác, ngay cả khi phòng mở cửa, em cũng nên gõ cửa. - Tranh 3 : Nam cất gọn giầy vào tủ như vậy sẽ giúp cho nhà gọn gàng và khi Nam muốn sử dụng giầy có thể lấy giầy nhanh chóng,….

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Tranh 4 : Nga chơi đồ chơi ở bộ sa lông như vậy sẽ khiến cho gia đình nếu có khách lại mất thời gian chờ Nga dọn đồ chơi, … GV mở rộng: Trường hợp nhà quá chật, các em không có chỗ chơi riêng thì khi cả nhà đi vắng, em có thể chơi ở nơi tiếp khách của gia đình nhưng sau đó phải dọn dẹp đồ chơi ngay. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 19. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hành các kĩ năng như không tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác; Làm vệ sinh phù hợp với từng phòng (phòng ở, phòng khách, phòng bếp, phòng vệ sinh). * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 18. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : - Tình huống 1 : Nếu là bạn của Lan, ta nên khuyên bạn không nên làm như vậy vì đồ dùng cá nhân cũng là của riêng mọi người, chúng ta không được tự ý sử dụng. - Tình huống 2 : Nếu là Nga, em nên nói với các bạn cứ đi chơi trước, khi nào dọn dẹp nhà xong em sẽ chơi cùng các bạn. GV nói thêm: Vệ sinh nhà cửa là trách nhiệm của tất cả mọi người trong nhà cần được tiến hành thường xuyên chứ không chỉ làm khi nhà có khách. Khi làm vệ sinh, cần biết cách làm sạch phù hợp với từng phòng (phòng ngủ, phòng ở, phòng bếp, phòng vệ sinh,…) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 19. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 5 “Góc học tập của em”..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Tiết 6 : Bài 5 : GÓC HỌC TẬP CỦA EM I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập ở nhà gọn gang, ngăn nắp, khoa học. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. - Biết cách trang trí góc học tập phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình. 3. Học sinh tự giác sắp xếp, trang trí góc học tập của mình. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. - Tranh vẽ, sản phẩm thủ công của học sinh để trang trí góc học tập. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến việc sử dụng góc học tập (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Gọn gàng, ngăn nắp (Đạo đức lớp 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Góc học tập gọn gàng”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc sắp xếp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, khoa học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Góc học tập của Hồng”, SHS trang 20, 21..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng câu hỏi gợi ý sau : - Vì sao Hồng không tìm thấy tập giấy thủ công ? (SHS tr.21) (Hồng để đồ dùng bừa bãi, không đúng nơi quy định, học bài xong. Hồng cho luôn cả chồng sách giáo khoa và vở viết vào một góc bàn, giấy thủ công bạn lại để vào trong chồng báo.) - Để góc học tập gọn gàng, ngăn nắp, Hồng nên làm thế nào ? (SHS tr.21) (Sắp xếp sách vở đồ dùng học tập riêng theo từng loại, gáy sách quay ra ngoài...). - Giữ góc học tập gọn gàng, ngăn nắp thì có lợi gì ? (Sắp xếp sách vở gọn gàng, ngăn nắp thì khi cần sẽ dễ thấy, dễ tìm và dễ lấy.) Bước 3 : GV chốt kiến thức và hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 22. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Trao đổi, thực hành (6’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và bày tỏ ý kiến trước việc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và trang trí góc học tập đẹp mắt. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 21, 22. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tranh : - Tranh 1 : Góc học tập được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt > ngồi học sẽ thấy vui, thực hiện các hoạt động học tập hiệu quả. - Tranh 2 : Góc học tập bừa bộn, trang trí không đẹp mắt > mất thời gian cho việc sắp xếp hay tìm đồ dùng, sách vở, thực hiện các hoạt động học tập không hiệu quả. - Tranh 3 : Góc học tập bừa bộn, trang trí không đẹp mắt (như tranh 2). - Tranh 4 : Góc học tập được sắp xếp gọn gàng, trang trí đẹp mắt (như tranh 1). Bước 3 : GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (6’) * Mục tiêu : Giúp HS biết cách sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và trang trí góc học tập của mình phù hợp với không gian và điều kiện của gia đình. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 22..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Hoàng để đồ chơi trên ngăn giá sách như vậy sẽ khó khăn khi cần tìm sách. b) Mai trang trí góc học tập của mình bằng những bức tranh xé dán, bông hoa năm cánh như vậy sẽ giúp cho Mai có góc học tập đẹp, khi học Mai thấy vui, học tập sẽ hiệu quả. c) Minh mang sách vở ra bàn tiếp khách làm bài như vậy thì học tập sẽ không hiệu quả (thiếu đồ dùng cấn thiết nếu cần sử dụng, không yên tĩnh vì phòng khách sẽ có nhiều người, làm ảnh hưởng tới không gian sinh hoạt của gia đình). Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 22. GV mở rộng : Việc sắp xếp, trang trí góc học tập thể hiện nền nếp và thẩm mĩ của người học sinh. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Thực hành (6’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hành làm sản phẩm để trang trí góc học tập. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện việc làm sản phẩm (hoặc trình bày sản phẩm) để trang trí góc học tập. Bước 2 : GV giúp HS nếu ý tưởng về sản phẩm của mình. Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 6 “Ngôi trường của em”..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tiết 7 : Bài 6 : NGÔI TRƯỜNG CỦA EM I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. 2. Học sinh có kĩ năng : - Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp. - Giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. - Giữ gìn khung cảnh trường, lớp xanh - sạch - đẹp. 3. Học sinh tự giác sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch - đẹp. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến việc giữ vệ sinh trường lớp (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Giữ gìn trờng lớp sạch đẹp (Đạo đức lớp 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Ngôi trường của em”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy khi đến trường, cần sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi học, bàn ghế trong lớp và giữ vệ sinh chung mọi lúc, mọi nơi. * Các bước tiến hành : Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiện phần Quan sát tranh, SHS trang 23. Bước 2 : HS trình bày kết quả..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> GV kết luận theo từng câu hỏi SHS tr.23 : - Em thích phòng học của lớp nào ? Vì sao ? (Phòng học của lớp 3B sạch đẹp, bàn ghế kê ngay ngắn, sách vở xếp ngăn nắp trong ngăn bàn, không có giấy rác, tranh ảnh treo tường cân đối). - Em có thể làm gì để lớp mình luôn sạch sẽ ? (Sắp xếp đồ dùng học tập và bàn ghế trong lớp gọn gàng, ngăn nắp, không vứt rác ra lớp, cùng các bạn làm trực nhật, tổng vệ sinh lớp theo định kì,…) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 25. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp nhận biết những việc làm thể hiện ý thức và trách nhiệm và tình cảm gắn bó trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 24. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) An thực hiện việc làm vệ sinh lớp học tự giác, trách nhiệm thể hiện tình cảm gắn bó với lớp. Sơn chưa có ý thức làm sạch đẹp lớp mình. b) Hưng chưa tự giác giữ chỗ ngồi của mình gọn gàng, sạch sẽ. c) Các bạn lớp 3A làm như vậy giúp cho lớp học luôn sáng sủa, thoáng khí. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ý 2 của lời khuyên, SHS trang 25. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện các việc làm thể hiện ý thức giữ gìn khung cảnh nhà trường xanh - sạch- đẹp.. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 25. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : - Tình huống 1: Ta nên nhắc bạn nhặt vỏ bim bim vứt vào thùng rác và lần sau không nên làm như thế. Trường hợp bạn không nghe, ta nên nhặt vỏ bim bim vứt vào thùng rác để sân trường sạch sẽ. - Tình huống 2: Ta nên khuyên bạn không nên viết tên mình ra bàn vì như vậy bàn sẽ bẩn và mình chưa là người thanh lịch, văn minh. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ý 3 của lời khuyên, SHS trang 25..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Thực hành (7’) * Mục tiêu : Giúp HS thực hiện kĩ năng sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp chỗ ngồi của mình. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thi sắp xếp sách vở, đồ dùng tại chỗ ngồi của mình. Bước 2 : GV trao đổi với HS theo câu hỏi : - Sắp xếp sách vở, đồ dùng ở chỗ ngồi của mình gọn gàng, ngăn nắp có lợi gì ? (Sắp xếp sách vở, đồ dùng ở chỗ ngồi của mình gọn gàng, ngăn nắp sẽ tiện cho việc học tập, giúp cho tâm trạng khi học vui, phấn khởi, kết quả học tấp tốt). GV nhắc HS hàng ngày chú ý sắp xếp chỗ ngồi của mình luôn gọn gàng như vừa thực hiện để kết quả học tập tốt hơn và lớp học thêm đẹp. Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 7 “Cử chỉ đẹp”..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Tiết 8 : Bài 7 : CỬ CHỈ ĐẸP I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy cần có những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người. 2. Học sinh có kĩ năng thể hiện những cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người như: - Vui vẻ, thân thiện khi nói chuyện. - Đứng dậy, cúi đầu chào thầy cô giáo, người lớn tuổi. - Giơ tay hay gật đầu (thay cho lời chào) khi không tiện nói lời chào với bạn bè. - Vỗ tay đúng lúc để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục và chúc mừng. … 3. Học sinh tự tin khi có những cử chỉ đẹp với mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến cử chỉ đẹp (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Cách đi, đứng của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1). - Cách nằm, ngồi của em (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 2). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Cử chỉ đẹp”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy biểu hiện của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người. * Các bước tiến hành :.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Bước 1: GV tổ chức cho HS thực hiên phần Quan sát tranh, SHS trang 26, 27. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo câu hỏi cuối bài : - Các bạn trong tranh có những cử chỉ đẹp nào ? Tranh 1 : Lan vui vẻ khi nói chuyện với mọi người. Tranh 2 : Sơn giơ tay ngay ngắn khi muốn phát biểu. Tranh 3 : Hoa đứng lại, cúi đầu khi nói lời chào cô giáo. Tranh 4 : Các bạn vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục người nghệ sĩ. - Những cử chỉ đó nói lên điều gì ? (Vui vẻ khi nói chuyện với mọi người, giơ tay khi muốn phát biểu ý kiến, đứng lại cúi chào khi gặp thầy cô giáo, người lớn tuổi, vỗ tay để bày tỏ sự tán thưởng, khâm phục, đôi khi động viên người nghệ sĩ đều là những cử chỉ đẹp của một người học sinh thanh lịch, văn minh.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1, 2, 3 của lời khuyên, SHS trang 30. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy những biểu hiện khác của cử chỉ đẹp khi giao tiếp với mọi người. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 28. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng trường hợp : a) Hùng vừa nói vừa chỉ tay vào mặt người khác như vậy sẽ làm cho người nghe cảm thấy rất khó chịu > cử chỉ không đẹp. b) Không sang đường được, Tâm và Lan vẫy tay thay cho lời chào > cử chỉ đẹp. c) Trong khi cả lớp chào cô, Tuấn loay hoay tìm vở trong ngăn bàn như vậy thể hiện thiếu lễ phép với cô giáo và thiếu tôn trọng cô giáo và các bạn > cử chỉ không đẹp. d) Hương đứng dậy, cúi đầu chào người lớn tuổi > cử chỉ đẹp. Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 4 trong lời khuyên của SHS trang 30. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết và thực hiện những cử chỉ đẹp trong các tình huống cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 29. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : - Tình huống 1 : Ở những nơi cần yên tĩnh như bệnh viện, rạp hát, rạp chiếu phim, em có thể giơ tay hay gật đầu thay cho lời chào để không làm ảnh hưởng tới mọi người. - Tình huống 2 : Em có thể làm dấu hiệu như vỗ tay để cổ vũ bạn mà không ảnh hưởng đến người xem khác. - Tình huống 3 : Trên sân khấu khi được nhận phần thưởng, em nên bắt tay và nói lời cảm ơn với người trao thưởng cho em. Bước 4: GV liên hệ với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Chuẩn bị bài 8 “Vui chơi lành mạnh”..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Tiết 9 : Bài 8 : VUI CHƠI LÀNH MẠNH I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. 2. Học sinh có kĩ năng : - Lựa chọn những trò chơi lành mạnh, tránh những trò chơi bạo lực, nguy hiểm, phá hoại môi trường thiên nhiên. - Biết cách chơi đúng lúc, đúng chỗ, không làm phiền người khác và giữ gìn đồ chơi. - Hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè. 3. Học sinh chủ động chọn trò chơi lành mạnh khi vui chơi ở khu dân cư. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Tranh minh hoạ trong sách HS. - Video clip có nội dung bài học (nếu có). - Đồ dùng bày tỏ ý kiến, sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIÊT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (5’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại kiến thức liên quan và định hướng về nội dung sẽ học. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV gợi mở cho HS nhắc lại kiến thức đã học liên quan đến vui chơi (tuỳ theo mức độ kiến thức của HS, GV nêu câu hỏi gợi mở cho phù hợp). Các bài học liên quan: - Vui chơi ở trường (TLGDNS thanh lịch, văn minh lớp 1). Bước 2 : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Vui chơi lành mạnh”. Hoạt động 2 : Nhận xét hành vi (10’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận thấy sự cần thiết của việc chơi các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện phần Đọc truyện “Trò chơi nguy hiểm”, SHS trang 31; 32; 33..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo câu hỏi gợi ý sau : - Các bạn trong truyện chơi trò chơi gì ? (SHS tr.33) (Các bạn trong truyện chơi đánh trận giả.) - Vì sao đang chơi, các bạn phải dừng lại ? (SHS tr.33) (Đang chơi, các bạn phải dừng lại vì Hùng bị kiếm của bạn đâm vào mặt.) - Em có nhận xét gì về trò chơi của các bạn ? (Trò chơi của các bạn rất nguy hiểm.) Bước 3 : GV hướng dẫn HS rút ra ý 1 của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 3 : Nhận xét hành vi (7’) * Mục tiêu : Giúp HS nhận biết các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 1, SHS trang 34 - 37. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng tranh (chú ý nói thêm ysu cầu đúng lúc, đúng chỗ với những trò chơi lành mạnh): - Tranh 1 : Bơi ở ao, hồ, sông rất nguy hiểm (có thể bị thương do vật sắc dưới lòng ao, hồ, song, có thể bị chết đuối khi bơi vào vùng nước sâu,…). - Tranh 2 : Chơi cầu lông giúp cho cơ thể khỏe mạnh. - Tranh 3 : Xếp hình là trò chơi giúp cho ta vui, rèn tính kiên nhẫn, rèn tư duy thông minh. - Tranh 4 : Trèo cây như vậy có thể ngã dẫn tới bị thương, có thể làm gãy cành,… - Tranh 5 : Thả diều giúp ta thư giãn, cơ thể khỏe mạnh. - Tranh 6 : Rồng rắn lên mây là trò chơi vui, đông người tham gia không gây nguy hiểm. - Tranh 7 : Game bạo lực là trò chơi gây căng thẳng thần kinh, gây nghiện,.. ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếp sinh hoạt và học tập hàng ngày. - Tranh 8 : Chơi bài cùng bạn giúp ta vui, thư giãn nhưng chơi bài sau giờ tan học là không đúng lúc. Đặc biệt, chơi bài ăn tiền là học sinh không được phép. Bước 3 : GV HS nhắc lại ý 1 và rút ra ý 2 của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 4 : Nhận xét hành vi (5’) * Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục nhận biết và thực hiện các trò chơi lành mạnh ở.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> khu dân cư đồng thời rèn ý thức giữ gìn đồ chơi, hoà đồng khi cùng chơi với bạn bè. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 2, SHS trang 38. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận nội dung theo từng trường hợp : a) Việc làm của Bống và Bi giúp cho đồ chơi được giữ gìn và dễ tìm khi muốn chơi. b) Cách chơi như Nhi sẽ làm cho đồ chơi chóng hỏng và gây sợ hãi khi liên tưởng búp bê với con người. c) Linh làm như vậy thì sẽ không có được cảm giác vui khi chơi đồ chơi cùng bạn bè,… d) Nam rủ các bạn chơi đá bóng ở sân khu tập thể vào buổi trưa như vậy sẽ làm cho mọi người ở khu tập thể bị ảnh hưởng tới giấc ngủ trưa, sự yên tĩnh, … Bước 3 : GV yêu cầu HS nahwcs lại ý 2 của lời khuyên và hướng dẫn HS rút ra ý 3 của lời khuyên, SHS trang 38. Bước 4: GV liên hệ nội dung lời khuyên với thực tế của HS. Hoạt động 5 : Trao đổi, thực hành (8’) * Mục tiêu : Giúp HS tiếp tục nhận biết và thực hiện các trò chơi lành mạnh ở khu dân cư và ý thức hoà đồng khi cùng chơi với anh, chị, em và bạn bè. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS thực hiện Bài tập 3, SHS trang 38. Bước 2 : HS trình bày kết quả. GV kết luận theo từng tình huống : a) Nếu là Long, ta nên bảo bạn đi chơi trước, học bài xong mình mới đi chơi. b) Nếu là Nga, ta nên rủ em bé cùng chơi. Hoạt động 6 : Tổng kết bài (2’) - GV yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung lời khuyên (không yêu cầu HS đọc đồng thanh) và hướng dẫn để HS mong muốn, chủ động, tự giác thực hiện nội dung lời khuyên. - Nhắc HS xem lại các bài đã học trong chương trình để chuẩn bị cho tiết tổng kết..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Tiết 10 : TỔNG KẾT I. MỤC TIÊU : 1. Học sinh ôn lại các chủ điểm đã học. 2. Thực hành một số kĩ năng đã học theo từng chủ điểm. 3. Luyện thói quen thực hiện các hành vi thanh lịch, văn minh. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : - Đồ dùng sắm vai. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY : Hoạt động 1 : Giới thiệu bài (2’) * Mục tiêu : Giúp HS định hướng về nội dung sẽ học trong tiết dạy. * Các bước tiến hành : GV giới thiệu bài học, ghi tên bài “Tổng kết”. Hoạt động 2 : Ôn tập các chủ điểm (7’) * Mục tiêu : Giúp HS nhớ lại các chủ điểm đã học và nội dung hành vi trong từng chủ điểm. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS ôn lại tên các chủ điểm đã được học ở lớp 3 và tên các bài theo từng chủ điểm. - Chủ điểm nói, nghe : Em biết lắng nghe, Nói lời hay. - Chủ điểm ở : Em luôn sạch sẽ, Ngôi nhà thân yêu, Góc học tập của em, Ngôi trường của em. - Chủ điểm cử chỉ : Cử chỉ đẹp. - Chủ điểm vui chơi : Vui chơi lành mạnh. Bước 2: GV yêu cầu HS nhớ và nêu lại những hành vi đã được học theo từng bài, từng chủ điểm. Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “Truyền tin” (8’) * Mục tiêu : Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS chơi.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> (GV chia lớp thành 8 đội chơi, mỗi hàng dọc là một đội. Người đầu tiên của mỗi hàng sẽ được nhận một tờ phiếu có ghi trông tin cần truyền đi của đội mình sau đó nói cho người thứ hai, người thứ hai nói tiếp cho người thứ ba, cứ thế đến người cuối cùng sẽ ghi thông tin nhận được vào một tờ phiếu. Đội nào truyền được tin chính xác là đội đó chiến thắng.) Bước 2 : GV tổng kết trò chơi - Để chơi tốt trò chơi này con cần lưu ý gì? (Chú ý lắng nghe bạn nói, nếu nghe không rõ phải hỏi lại ngay. Nói rõ ràng để bạn hiểu.) Hoạt động 4 : Xử lí tình huống (10’) * Mục tiêu : Giúp HS được thực hành kĩ năng nghe, nói. * Các bước tiến hành : Bước 1 : GV tổ chức cho HS đóng vai thể hiện lại các tình huống em đã nói lời hay. Bước 2 : HS trình bày. GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: Liên hệ (5’) - Sau khi học chủ điểm Ở, em có thay đổi gì trong sinh hoạt hàng ngày? Hãy kể cho các bạn cùng nghe. - Sau khi học bài Vui chơi lành mạnh, em có thay đổi cách chơi ở những trò chơi nào? Hoạt động 6 : Tổng kết (2’) - GV tuyên dưỡng những Hs có nhiều hành vi đẹp sau khi học thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Phần thứ tư : TÀI LIỆU THAM KHẢO. TT. Tên tài liệu. 1. 36 dấu ấn lịch sử - văn hóa Hà Nội, Quốc Văn (tuyển chọn), NXB Thanh niên, 2010.. 2. 36 khám phá văn hóa Hà Nội, Quốc Văn (tuyển chọn), NXB Thanh niên, 2010.. 3. 360 phép ứng xử trong gia đình, Anh Sơn, Thúy Hiền, NXB Thanh Hóa, 2000. 4. 101 lễ hội Hà Nội,Văn Quảng, NXB Lao động, 2010. 5 6. 1000 câu hỏi đáp về TL-HN (2 tập), Nguyễn Hải Kế (chủ biên), NXB Hà Nội, 2009 5678 bước chân quanh Hồ Gươm, Nguyễn Ngọc Tiến, NXB Văn học, 2008. 7 8 9. Ẩm thực dân gian Hà Nội, Nguyễn Thị Bảy, NXB Chính trị quốc gia, 2009 Bé học ứng xử văn minh,Thái Hà, NXB Thời đại, 2009 Ca dao về Hà Nội, Bích Hằng (biên soạn), NXB Lao động, 2009. 10 11. Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội, Nguyễn Vinh Phúc, Nguyễn Duy Hinh, NXB Lao động, 2009 Chùa Hà Nội, Lạc Việt, NXB Hà Nội, 2009. 12. Chùa Hà Nội, Nguyễn Thế Long, Phạm Mai Hùng, NXB Văn hóa Thông tin, 2005. 13. Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội, Doãn Kế Thiện, NXB Quân đội nhân dân, 2010. 19. Di tích danh thắng HN và vùng phụ cận, Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Hà Nội, 2000 Đình, đền, miếu, phủ HN, Văn Quảng, NXB Lao động, 2010 Hà Nội nghìn xưa, GS Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, NXB Hà Nội, 2009 Hà Nội như tôi hiểu, GS Trần Quốc Vượng, NXB Thời đại, 2009 Hà Nội những sắc màu văn hoá, Nhiều tác giả, NXB Lao động, 2009 Hà Nội những vấn đề ngôn ngữ văn hoá,Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, NXB Thời đại, 2010. 20 21 22. Hà Nội, những tình yêu không kỷ niệm, Nguyễn Trung Minh, Nguyễn Thu Hoàn, Nguyễn Minh Nghĩa, NXB Quân đội nhân dân, 2010 Hà Nội: văn hoá và phong tục, Lý Khắc Cung, NXB Thời đại, 2010 Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Hà Nội, 2009. 14 15 16 17 18.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 23. Hỏi đáp về 36 phố cổ HN, Hoàng Hải, Hoàng Anh, NXB Quân đội nhân dân, 2010. 25 26. Hỏi đáp về 82 bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám HN, Lê Thái Dũng, NXB Quân đội nhân dân, 2010 Hỏi đáp về ẩm thực và trang phục Hà Nội xưa và nay, Trần Thị Hà, NXB Quân đội nhân dân, 2010 Hỏi đáp về lịch sử Hà Nội, Nguyễn Văn Tân, NXB Văn hóa Thông tin, 2010. 27. Hỏi đáp về những đường phố HN, Đào Thị Luyến, NXB Quân đội nhân dân, 2010. 28. Hỏi đáp về sông hồ đền chùa HN, Đậu Xuân Luận, Nguyễn Phương Chi, Lê Thị Nga Phương, NXB Quân đội nhân dân, 2010. 29 30 31 32. Hướng về di tích lịch sử HN, Nguyễn Văn Nhiên, Đậu Xuân Luận, Lê Thị Nga Phương, NXB Quân đội nhân dân, 2010 Lịch sử Thủ đô HN, Trần Huy Liệu (chủ biên), NXB Hà Nội, 2009 Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Minh (chủ biên), NXB Giáo dục, 2003 Mặt gương Tây Hồ, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Hà Nội, 2009. 24. 33 34. Một trăm điều nên biết về phong tục VN, Tân Việt, NXB Văn hóa dân tộc, 1997 Nếp sống người Hà Nội, từ truyền thống của Thủ đô Thăng Long,Nguyễn Viết Chức (chủ biên), NXB Thời đại, 2010. 35. Nét văn hoá thanh lịch của người Hà Nội - Hoàng Đạo Thúy, NXB Quân đội nhân dân 2010. 36 37 38 39 40. Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 995 năm TL-HN, Thành ủy-UBND TP HN, Ban chủ nhiệm chương trình khoa học cấp NN KX09, NXB Hà Nội, 2005. Người Việt từ nhà ra đường, Băng Sơn, NXB Thanh niên, 2011. Những giá trị lịch sử văn hoá 1000 năm TL-HN, Nguyễn Viết Chức, NXB Thời đại, 2010 Những vị thần được thờ ở HN, Vũ Thanh Sơn, NXB Hà Nội, 2004 Thăng Long - Hà Nội nghìn năm truyền thống và thanh lịch, Giang Quân, NXB Thời đại, 2010. 43. Thăng Long - Hà Nội, Hoàng Tùng, Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, 1995 Thăng Long - Trung tâm văn hiến và trí tuệ VN, Vũ Khiêu, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Thời đại, 2010 Thủ đô ngàn năm tuổi - Nơi hội tụ và lan toả tinh hoa văn hoá VN, Nguyễn Vinh Phúc, NXB Thời đại, 2010. 44. Tìm trong truyền thống và di sản (nhiều tập), Lưu Minh Trị (chủ biên), NXB Lao động, 2008-2010. 41 42.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 45 46 47 48 49. TL-Đông Kinh - HN quê hương và nơi hội tụ nhân tài, Đặng Duy Phúc, NXB Thời đại, 2010 TL-HN qua các thời kỳ lịch sử, Đặng Duy Phúc, NXB Thời đại, 2010 Từ điển Học sinh thanh lịch, Hoàng Trà, Nguyễn Mộng Hưng, NXB Lao động xã hội, 2008 Văn hoá gia đình người Hà Nội,Giang Quân, NXB Thời đại, 2010. 50. Văn hóa tâm linh TL-HN, Văn Quảng, NXB Lao động, 2009 Văn hoá Thăng Long - Hà Nội hội tụ và tỏa sáng,Trần Văn Bính, NXB Thời đại, 2010. 51. Văn hóa ứng xử trong gia đình, Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Hằng, NXB Thanh niên, 2011.. 52. Văn hóa và con người, Nguyễn Trần Bạt, NXB Văn hóa Thông tin, 2006. 53. Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long - Hà Nội, Vũ Thế Khôi (chủ biên), NXB Lao động, 2010..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> MỤC LỤC TT 1 2 3 4 5. NỘI DUNG Lời nói đầu Phần thứ nhất : Chương trình GDNSTL, VM cho học sinh TP Hà Nội Phần thứ hai : Một số vấn đề chung về giảng dạy tài liệu GDNSTL, VM cho học sinh lớp 1 Phần thứ ba : Hướng dẫn giảng dạy tài liệu GDNSTL, VM cho học sinh lớp 1 Tiết 1 : Giới thiệu về tài liệu GDNSTL, VM cho học sinh tiểu học Tiết 2 : Bài 1 – Em biết lắng nghe Tiết 3 : Bài 2 – Nói lời hay Tiết 4 : Bài 3 – Em luôn sạch sẽ Tiết 5 : Bài 4 – Ngôi nhà thân yêu Tiết 6 : Bài 5 – Góc học tập gọn gàng Tiết 7 : Bài 6 – Ngôi trường của em Tiết 8 : Bài 7 – Cử chỉ đẹp Tiết 9 : Bài 8 – Vui chơi lành mạnh Tiết 10 : Tổng kết Phần thứ tư : Tài liệu tham khảo. TRANG.

<span class='text_page_counter'>(53)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×