Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.51 KB, 12 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 7A.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tình huống Bố Tâm là công nhân khuân vác ở chợ Cầu Muối, công việc rất nặng nhọc, nhưng chả bao giờ nghe bố than thở. Bố muốn Tâm được học hành nên người. Chiều hôm qua khi cùng các bạn đến thăm cô giáo bị ốm, ngang chợ, nghe tiếng bố gọi rối rít, Tâm giả như không thấy gì. Tối hôm ấy bố rất buồn bã. Sự im lặng của bố làm tim Tâm thắt lại. Tâm biết mình đã xúc phạm đến bố. Trước giọt nước mắt ân hận của con trai, bố chỉ nhẹ nhàng nói: “Lần sau con đừng làm như vậy nữa nhé, lao động chân tay thì không có gì xấu cả con ạ!”..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Tiết 10 - Bài 8 KHOAN DUNG. I. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiêu biểu cho tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh là lời tuyên bố của Người về cái chết của bác sĩ Nguyễn Vǎn Thinh. Nguyễn Vǎn Thinh là một trí thức được nhiều người biết đến ở Nam Bộ. Do ham muốn địa vị và cũng có thể do bị dụ dỗ, lừa gạt, ông ta đứng ra nhận chức Thủ tướng bù nhìn của cái gọi là "Xứ Nam Kỳ quốc", cộng tác với địch trong âm mưu chia cắt đất nước, chống lại độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta. Việc làm phản bội của Thinh đã bị nhân dân ta phỉ nhổ, cả nước lên án. Nhưng dù sao ở ông ta vẫn còn một chút lương tri của người trí thức, nên biết hổ thẹn và sám hối, cuối cùng đã tự vẫn để trả giá cho sự lầm lạc của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Về chính trị, ông Nguyễn Vǎn Thinh đã đi lầm đường, nên đã bị cô lập, nhưng ông chết đi, dù sao nước Việt Nam cũng mất một nhà bác sĩ mà nước Việt Nam đang cần những nhân tài như ông để kiến thiết".
<span class='text_page_counter'>(5)</span>
<span class='text_page_counter'>(6)</span>
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nối những tình huống ở cột A với cách cư xử ở cột B sao cho hợp lí. A - TÌNH HUỐNG. B - CÁCH CƯ XỬ. 1. Bạn có thái độ gắt gỏng khó chịu. 2. Bạn cố tình đổ lỗi cho mình. 3. Bạn đặt điều nói xấu mình. 4. Bạn cố tình làm đổ mực vào vở mình.. a. Nhẹ nhàng giải thích để bạn thấy đó là hành vi không tốt. b. Tìm hiểu nguyên nhân gây ra thái độ đó và cố gắng gần gũi với bạn. c. Tìm hiểu rõ sự việc, xác định người gây ra lỗi. Nhẹ nhàng chỉ ra sai trái của bạn. d. Bỏ qua cho bạn và khuyên bạn nên cẩn thận hơn..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sau khi chiến thắng quân Minh, Lê Lợi đã ra lệnh tha cho 10 vạn quân địch được an toàn trở về với quê hương xứ sở, lại còn cung cấp cho thuyền, ngựa, lương thực và sửa sang đường sá để cho chúng rút về nước. Quân Minh hết sức cảm động, kéo đến dinh Bồ Đề để lạy tạ những người lãnh đạo của nghĩa quân Lam Sơn..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Những hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? 1 1. 2. 3. 3 4.. 5. 5 6. 7. 7 8. 9.. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn Tìm cách che giấu khuyết điểm của bạn Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm. Hay chê bai người khác Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người Hay trả đũa người khác Đổ lỗi cho người khác. Đáp án.
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Xử lý tình huống Nam là 1 cậu bé đã từng phạm tội gây rối trật tự công cộng và trở về từ trường giáo dưỡng sau 6 tháng học tập ở đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước. Nhưng nhiều người trong khu phố vẫn cấm con em mình chơi với Nam vì họ cho rằng Nam là thằng hư hỏng. Câu hỏi: Trong tình huống này ai là người bị đối xử thiếu khoan dung? Người đó sẽ cảm thấy thế nào? Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung trong trường hợp trên là gì?. Đáp án: Nam là người bị đối xử thiếu khoan dung. Nam sẽ thấy buồn và có cảm giác mình bị xa lánh, hắt hủi. Nguyên nhân của sự thiếu khoan dung này là do sự thiếu hiểu biết của mọi người..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về chủ đề khoan dung: * Một điều nhịn chín điều lành. * Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài. * Những người đức hạnh thuận hòa Đi đâu cũng được người ta tôn sùng. * Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Câu truyện “Túi khoai tây” Một lần, cô giáo dặn tất cả học sinh của mình mang theo một túi rỗng vào lớp. Cô giáo mang ra một ra một rổ khoai tây to và bảo: “Hãy viết tên tuổi mỗi người mà các em không thể tha thứ lên một củ khoai tây và cho vào túi của mình. Các em luôn phải giữ túi bên mình”.Vì luôn phải mang bên mình nên túi khoai tây càng to thì càng mang lại nhiều rắc rối. Hơn thế nữa sau vài ngày thì khoai tây bị phân hủy và có mùi khó chịu. Lúc này các bạn HS cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nè kè kè bên cạnh. Cuối cùng các bạn HS quyết định xin cô giáo cho quẳng túi khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.. Lúc ấy cô giáo từ tốn nói “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự thông cảm với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình”..
<span class='text_page_counter'>(13)</span>