Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.12 KB, 102 trang )

Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
LỜIMỞĐẦU
Đất nước ta đang ở trong giai đoạn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã
hội 2001-2010 đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoáđất nước, đưa đất nước
phát triển nhanh và bền vững, chủđộng hội nhập quốc tế có hiệu quả. Trong đó, chính
sách tài chính - thuế có vai trò hết sức quan trọng, đòi hỏi ngành thuế phải tập trung
nghiên cứu vàđề ra các biện pháp công tác cụ thể, phải tạo cho được sự chuyển biến
mới, có hiệu quả thiết thực trên các mặt công tác của mình.
Thời gian qua công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể có
nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của
các hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho ngân sách. Tuy nhiên, tiềm năng
vẫn còn và có thể khai thác thu đểđạt ở mức cao hơn. Tình trạng thất thu tuy có
giảm nhưng vẫn còn tình trạng quản lý không hết hộ kinh doanh, doanh thu tính
thuế không sát thực tế, dây dưa nợđọng thuế còn nhiều … Vì vậy, vấn đề mang tính
cấp thiết đặt ra cho Ngành Thuế là phải tìm cho được các giải pháp nhằm tăng
cường công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể.
Tình hình quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Hai
Bà Trưng cũng nằm trong thực trạng chung đó. Qua thực tập ở Chi cục Thuế Hai Bà
Trưng, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tăng cường công tác quản lý
thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Hai Bà Trưng". Đề tài tập
trung phân tích thực trạng quản lý, trên cơ sởđánh giá kết quảđạt được và những hạn
chế chỉ ra nguyên nhân vàđề xuất các giải pháp.
3
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Về kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG I:
NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINH
DOANHCÁTHỂ.
CHƯƠNG II:
THỰCTRẠNGCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHDO
ANHCÁTHỂTẠICHICỤCTHUẾQUẬNHAIBÀTRƯNG.


CHƯƠNG III:
GIẢIPHÁPTĂNGCƯỜNGQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHDO
ANHCÁTHỂTẠICHICỤCTHUẾHAIBÀTRƯNG.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo - Ts. Vũ Duy Hào cùng các cô chú trong
Chi cục Thuế Hai Bà Trưng đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
4
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
CHƯƠNG I
NHỮNGVẤNĐỀCƠBẢNVỀ
QUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHDOANHCÁTHỂ
1.1. VAITRÒCỦAKINHTẾCÁTHỂĐỐIVỚINỀNKINHTẾ:
1.1.1. Quan điểm của Nhà nước về thành phần kinh tế cá thể:
Sau hơn một thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới cùng với sự chuyển biến to
lớn của nền kinh tế, thành phần kinh tế cá thểđãđược "khai sinh trở lại" từng bước
phát triển và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều
thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước.
Vào những năm trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế cá thểđược coi
là "hàng ngày hàng giờ" đẻ ra tư bản chủ nghĩa, vì vậy luôn làđối tượng cải tạo của
xã hội chủ nghĩa và không được khuyến khích phát triển.
Đến Đại hội Đảng Toàn quốc Lần thứ VI, Đảng ta thực hiện đường lối đổi
mới kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị
trường có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế - trong đó có thành phần kinh tế
cá thể. Chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng VII "Nền kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ
quáđộở nước ta là kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản
tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước ...". Các thành phần kinh tế tồn tại khách quan
tương ứng với tổ chức và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn
hiện nay (điều kiện sản xuất nhỏ, phân công lao động đang ở trình độ thấp) nên quan
hệ sản xuất được thiết lập từng bước từ thấp đến cao, đa dạng hoá về hình thức sở
hữu. Trong đó kinh tế cá thể gồm những đơn vị kinh tế và hoạt động sản xuất kinh

doanh dựa vào vốn và sức lao động của từng hộ là chủ yếu. Nếu như thành phần kinh
tế quốc doanh đóng vai trò chủđạo nắm giữ nhiều bộ phận then chốt thì thành phần
kinh tế cá thể nói riêng và kinh tế ngoài quốc doanh nói chung tuy chiếm tỷ trọng nhỏ
hơn nhưng ngày càng phát triển và chiếm một vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc
5
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
dân. Kinh tế cá thể không những tạo ra một lượng sản phẩm không nhỏ trong tổng
sản phẩm xã hội mà nguồn thu từ thành phần kinh tế này vào Ngân sách Nhà nước
cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, đồng thời còn thu hút được một lực lượng
lớn lao động nhàn rỗi đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội mà thành phần kinh tế quốc
doanh chưa đảm bảo hết, tạo thu nhập và từng bước góp phần nâng cao đời sống của
các tầng lớp nhân dân.
Như vậy, thành phần kinh tế cá thể vẫn còn tồn tại như một tất yếu khách
quan, bắt nguồn từ nhu cầu sản xuất vàđời sống xã hội. Với quan điểm đó, hoạt động
của thành phần kinh tế cá thể ngày càng trở nên quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân trong hiện tại và tương lai.
1.1.2. Đặc điểm của thành phần kinh tế cá thể.
Thành phần kinh tế cá thể là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh
dựa vào vốn và sức lao động của bản thân mình là chính. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế, kinh tế cá thể phát triển rất nhanh trong cả nước, hoạt động trong mọi
ngành sản xuất, giao thông vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ. Đặc điểm của
thành phần kinh tế cá thể là dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, người chủ
kinh doanh tự quyết định từ quá trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản
phẩm. Hoạt động kinh tế cá thể mang tính tự chủ cao, tự tìm kiếm nguồn lực, vốn,
sức lao động. Thành phần kinh tế này rất nhạy bén trong kinh doanh, dễ dàng chuyển
đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với yêu cầu của thị trường và nền kinh tế.
Thành phần kinh tế cá thể có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghềở
nông thôn và thành thị, do đó nó có khả năng đóng góp vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước. Những ưu thế của thành phần kinh tế cá thể là:
- Thành phần kinh tế cá thể có một tiềm năng to lớn về trí tuệ, sáng kiến,

được phân bổ rộng rãi ở mọi nơi, mọi lúc. Nhờđó họ có thể phát huy được sáng
kiến của mình vào việc sản xuất và tìm tòi ra những hình thức kinh doanh thích
hợp với nền kinh tế mà sản xuất nhỏ còn phổ biến.
- Có tiềm năng về kinh nghiệm quản lý, tổ chức sản xuất, những bí quyết sản
xuất truyền thống được tích luỹ từ nhiều thế hệ. Điều này cho phép phát huy những
6
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xã hội và
xuất khẩu. Nó cóý nghĩa quan trọng trong điều kiện đất nước còn thiếu vốn như hiện
nay. Thực tế những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết vận dụng đúng đắn tiềm
năng này vàđã thành công trong quá trình phát triển kinh tế.
- Trong khi nguồn vốn của Nhà nước, của tập thể còn hạn hẹp thì nguồn vốn
tiềm năng trong dân lại rất lớn. Do đó, nếu có các chính sách kinh tế hợp lý sẽ
mởđường cho các hộ cá thể gia đình có khả năng bỏ vốn vào sản xuất, tiết kiệm trong
tiêu dùng để tích luỹ, mở rộng tái sản xuất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh
chóng.
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh, khu vực kinh tế cá thểđã thu hút một
lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho xã hội. Ở nước
ta hàng năm có khoảng 1,5 đến 2 triệu người bổ sung vào lực lượng lao động, bao
gồm nhiều loại hình như công nhân, kỹ sư, cử nhân kinh tế ... nhưng khả năng thu hút
lao động của khu vực nhà nước lại rất hạn chế, thậm chí dư thừa một số lao động
hiện có do sắp xếp lại quá trình sản xuất. Vì vậy, tình trạng người có sức lao động
nhưng chưa có việc làm và người có việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao
động còn phổ biến. Với hình thức kinh doanh linh hoạt trong nhiều ngành nghề và sử
dụng công nghệ - kỹ thuật thủ công, khu vực kinh tế cá thể có khả năng tận dụng lao
động dôi thừa trong xã hội.
- Sựđa dạng trong loại hình sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế này cho
phép tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm, dịch vụở mọi nơi, mọi lúc, đáp ứng nhu cầu
của xã hội, đóng vai trò vệ tinh cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trên thực tế,
có những ngành nghề nếu tổ chức sản xuất tập thể hoặc do Nhà nước đảm nhiệm với

quy mô lớn sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp hơn so với việc tổ chức sản xuất
nhỏở các hộ gia đình.
Bên cạnh những ưu thế trên, thành phần kinh tế hộ cá thể cũng có một số mặt
hạn chế. Đặc điểm của hộ cá thể là làm ăn riêng lẻ, tản mạn, rời rạc và luôn tìm mọi
cách để tìm ra những chỗ sơ hở, non yếu trong quản lý kinh tếđể kinh doanh trái
phép, trốn lậu thuế ... Dưới tác động của quy luật giá trị, thành phần kinh tế này rất dễ
bị phân hoá.
7
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Sự năng động của thành phần kinh tế cá thể mang tính chất tự phát theo thị
trường, nếu thiếu sựđịnh hướng thì sẽ không bao quát được nhu cầu thị trường.
Để phát huy được những tiềm năng vốn có và khắc phục được những khiếm
khuyết trên, cần phải tăng cường sự quản lý của Nhà nước về kinh tếđối với thành
phần kinh tế cá thể thông qua công cụ pháp luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý và
môi trường hoạt động lành mạnh, giúp thành phần kinh tế này hoạt động có hiệu quả
theo định hướng XHCN, trở thành một thành phần kinh tế trọng điểm đem lại hiệu
quả kinh tế và xã hội cho đất nước.
1.2. CÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚIHỘKINHDOANHCÁTHỂ.
1.2.1. Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh:
Kể từ ngày 1/1/1999 thực hiện chương trình cải cách thuế bước hai, hệ thống
thuế của nước ta bao gồm 10 sắc thuế, trong đó có 4 sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với
hộ kinh doanh.
1.2.1.1. Thuế môn bài:
Trong hệ thống thuế nước ta, thuế môn bài là một sắc thuế trực thu rất quen
thuộc với quần chúng, là thuếđăng ký kinh doanh được tính theo năm, mức thuếđược
áp dụng theo số tuyệt đối căn cứ vào loại hình doanh nghiệp. Đối với hộ kinh doanh
cá thể, mức thuế môn bài được áp dụng 6 mức từ 50.000 đồng / năm đến 1.000.000
đồng/năm căn cứ vào mức thu nhập tháng của hộ kinh doanh.
Hộ ra kinh doanh vào thời gian 6 tháng đầu năm thì nộp mức thuế môn bài cả
năm, của 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế môn bài cả năm. Hộđang kinh

doanh thì nộp thuế môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch, hộ mới ra kinh
doanh thì nộp thuế môn bài ngay trong tháng bắt đầu kinh doanh.
Tuy số thu hàng năm của thuế môn bài luôn giữ một địa vị khiêm nhường so
với số thu các loại thuế khác nhưng đây lại là một tài nguyên tương đối vững chắc
cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngay từđầu
mỗi năm khi các nguồn thu khác chưa nhiều. Một ưu điểm quan trọng nhất của thuế
8
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
môn bài là nó có giá trị chỉ dẫn cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia
tăng, thuế tiêu thụđặc biệt. Mọi tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh đều phải đăng ký
kinh doanh và nộp thuế môn bài. Vì thế, thuế môn bài có tác dụng kiểm kê, kiểm
soát, các cơ sở kinh doanh nhằm hỗ trợ cho việc hành thu các loại thuế có số thu cao
như thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng.
1.2.1.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào phần giá trị tăng thêm của các sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng.
- Đối tượng nộp thuế GTGT là tất cả các hộ có hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
- Các hộ kinh doanh cá thểáp dụng đồng thời cả hai phương pháp tính thuế
GTGT là: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT.
+ Phương pháp khấu trừ: áp dụng đối với các hộ kinh doanh lớn chấp hành
đầy đủ chếđộ kế toán, hoáđơn, chứng từ mua bán hàng hoá, hạch toán được cảđầu
vào, đầu ra.
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của

hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế bán ra
x
Khối lượng
hàng hoá bán ra
x
Thuế suất thuế
GTGT của hàng
hoá, dịch vụ tương
ứng
Thuế GTGT đầu vào là số thuếđược ghi trên hoáđơn mua hàng của hàng hoá,
dịch vụ mà hộđó mua vào.
+ Phương pháp trực tiếp: Theo phương pháp này có ba hình thức khác nhau.
9
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
•Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện đầy đủ chếđộ hoáđơn, chứng từ theo quy
định: Hàng hoá dịch vụ mua vào và bán ra đều có hoáđơn, chứng từ hợp lệ thì:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hoá,
dịch vụ
x Thuế suất thuế GTGT
tương ứng
GTGT của hàng hoá, dịch
vụ
= Doanh số bán ra - Giá thanh toán của hàng
hoá, dịch vụ mua vào
•Đối với hộ kinh doanh đã thực hiện chếđộ lập hoáđơn, chứng từ khi bán hàng
hoá, dịch vụ nhưng không cóđủ hoáđơn, chứng từđối với hàng hoá, dịch vụ mua vào
thì:
Thuế GTGT
phải nộp

= Doanh số bán ra x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất thuế
GTGT tương ứng
•Đối với hộ kinh doanh không thực hiện chếđộ kế toán, chếđộ lập hoáđơn,
chứng từ khi mua bán hàng hoá, dịch vụ: Về nguyên tắc, những hộ loại này thường là
những hộ kinh doanh nhỏ, bán lẻ và kinh doanh nhiều mặt vụn vặt, hàng bán có thể
không có hoáđơn, chứng từ (vì chi phí cho hoáđơn chứng từ chiếm tỷ lệ cao trong
doanh số). Những hộ này nộp thuế GTGT như sau:
Thuế GTGT
phải nộp
= Doanh sốấn định x Tỷ lệ GTGT x Thuế suất thuế
GTGT
Bước sang năm 2003, luật thuế GTGT có một số sửa đổi:
- Giảm bớt số lượng mức thuế suất từ 4 mức xuống còn 3 mức, bỏ mức thuế
suất 20%.
- Áp dụng một phương pháp tính thuế là phương pháp khấu trừ thuế. Các đối
tượng nộp thuế không đủđiều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì nộp thuế
theo một tỷ lệ % trên doanh thu.
1.2.1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
10
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Thuế TNDN là loại thuế trực thu tính trên phần thu nhập của doanh nghiệp sau
khi đã trừđi các chi phí hợp lý, hợp lệ.
- Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các hộ cá thể có hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ.
- Phương pháp tính thuế:
Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất thuế TNDN
Thu nhập chịu
thuế
= Doanh thu để tính thu
nhập chịu thuế

- Chi phí
hợp lý
+ Thu nhập khác
Các hộ kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng chếđộ
kế toán, hoáđơn, chứng từ, cơ quan thuế sẽấn định thu nhập chịu thuếđể tính thuế
TNDN.
Sang năm 2003, thuế TNDN sẽáp dụng thống nhất mức thuế suất chung cho
mọi đối tượng nộp thuế là 28%.
1.2.1.4. Thuế tiêu thu đặc biệt (TTĐB).
Thuế TTĐB là loại thuế gián thu đánh vào việc sản xuất và nhập khẩu một số
loại hàng hoá và dịch vụ thuộc diện đặc biệt.
- Đối tượng nộp thuế TTĐB là những hộ có sản xuất hàng hoá, kinh doanh
dịch vụ mặt hàng thuộc diện chịu thuế TTĐB.
- Phương pháp tính thuế:
Số
thuếTTĐB
phải nộp
=
Giá bán
1+ thuế suất
x
Lượng sản
phẩm tiêu
thụ
x
Thuế suất
thuế TTĐB
-
Thuế TTĐB
đầu vào (nếu

có)
Đối với các hộ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng chếđộ kế
toán, hoáđơn, chứng từ thì cơ quan thuế sẽấn định thuế TTĐB phải nộp.
11
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Bước sang năm 2003, một số hàng hoá, dịch vụ hiện đang chịu thuế GTGT ở
mức cao và một số hàng hoá, dịch vụ cần điều tiết để hướng dẫn tiêu dùng sẽđược
bổ sung vào diện chịu thuế TTĐB. Các mức thuế suất sẽđược thu gọn lại, đồng thời
điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TTĐB phù hợp với việc đánh giá GTGT vào
hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB.
1.2.2. Mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh.
Công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh nhằm đạt được các mục đích
cơ bản sau:
- Tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Ở nước ta, số thu bằng thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số
thu của NSNN. Số thuế thu được từ khu vực kinh tế cá thể tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
trong tổng thu nhập ngân sách nhưng đây lại là lĩnh vực phức tạp, khó quản lý. Vì
vậy, làm tốt công tác quản lý thu thuếđối với hộ cá thể sẽ có tác dụng động viên, tăng
thu cho NSNN.
- Thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước đối với khu vực kinh tế này.
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Song, những vai
tròđó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía
con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những
công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
- Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các hộ kinh doanh.
Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật
thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các
luật thuếđược nâng cao, từđó tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật" trong
mọi tầng lớp dân cư.
Yêu cầu của công tác quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh có thể khái quát

như sau:
12
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và
các văn bản dưới luật đểđối tượng nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.
- Tận thu, khai thác triệt để các nguồn thu, kết hợp nuôi dưỡng nguồn thu:
+ Thu hết số thuế ghi thu, không để nợđọng.
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hộ nghỉ kinh doanh.
+ Quản lý hết các đối tượng tham gia sản xuất, kinh doanh (gồm cốđịnh có cửa
hàng - cửa hiệu vàđối tượng kinh doanh vãng lai).
+ Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm
tra sổ sách kế toán, hoáđơn, chứng từ ..., rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán
ổn định).
- Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình nghiệp vụ của ngành đãđề ra cho từng
loại đối tượng kinh doanh.
1.2.3. Quy trình quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh.
Căn cứ vào các quy định về tổ chức bộ máy ngành thuế, các tổ, đội vàđối
tượng thuộc Chi cục Thuế liên quan trực tiếp đến quy trình quản lý thu thuế là:
• Lãnh đạo Chi cục Thuế.
• Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ (KH-NV).
• Các Đội thuế xã, phường.
• Tổ Kiểm tra
• Tổ Quản lýấn chỉ.
Trong đó, ba bộ phận chính trực tiếp thực hiện hành thu là: Tổ KH-NV, các
đội thuế và tổ kiểm tra.
Quy trình mô tả trình tự các bước thực hiện của các công việc sau:
13
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
1.2.3.1. Đăng ký thuế.
- Quản lýđịa bàn:

Đội thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền phường điều tra nắm chắc
số hộ có sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nắm diễn biến hoạt động của các hộ như:
hộ mới ra kinh doanh, hộ nghỉ kinh doanh, di chuyển địa điểm kinh doanh, ... Đối với
hộ mới ra kinh doanh, đội thuế cấp phát tờ khai đăng ký thuế và hướng dẫn cách kê
khai đểĐTNT kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế.
- ĐTNT kê khai đăng ký thuế: Có 2 trường hợp:
+ Hộ ra kinh doanh lần đầu phải tiến hành kê khai đăng ký thuếđểđược
cấp mã số thuế.
+ Hộ trước đóđãđược cấp mã số thuế nhưng nghỉ kinh doanh dài hạn,
sau đó lại ra kinh doanh lại vẫn phải thực hiện đăng ký nộp thuế lại
với cơ quan thuế, nhưng không cấp mã số thuế mới.
- Nhận tờ khai đăng ký thuế:
Đội thuế nhận tờ khai đăng ký thuế của các ĐTNT. Kiểm tra các chỉ tiêu kê
khai và trực tiếp liên hệ với ĐTNT chỉnh sửa tờ khai đăng ký thuế nếu có lỗi. Qua
kiểm tra tờ khai đăng ký thuế, nếu phát hiện ĐTNT chưa có giấy phép đăng ký kinh
doanh thì phải có biện pháp nhắc nhở hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý
phạt hành chính.
Đối với các ĐTNT mới ra kinh doanh lần đầu thì các Đội thuế lập Bảng kê tờ
khai theo mẫu số 01/NQD và tập trung tờ khai chuyển Tổ
KH-NV soát xét lại trước khi gửi về Cục Thuếđể cấp mã số thuế. Đối với các tờkhai
đăng ký thuếđã có mã số thuế thì Tổ KH-NV ghi bổ sung sổ danh bạđểđưa vào danh
sách lập bộ thuế.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế:
14
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Tổ KH-NV Chi cục Thuế nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế, các tờ khai
đăng ký thuế và bản danh sách ĐTNT được cấp mã số thuế của Chi cục từ Cục Thuế
gửi về. Căn cứ vào danh sách các ĐTNT được cấp mã số thuế từ Cục Thuế gửi về,
Tổ KH-NV lập sổ danh bạ thuế theo mẫu quy định. Sổ này luôn được cập nhật khi
nhận được danh sách mã số thuế từ Cục Thuế và thông báo hộ nghỉ, bỏ kinh doanh từ

các Đội thuế. Tổ KH-NV tổ chức lưu giữ các tờ khai đăng ký thuế của các ĐTNT
theo từng địa bàn vàđội thuế. Đăng ký thuế lưu theo thời gian hoạt động của ĐTNT,
chỉ huỷ sau khi ĐTNT nghỉ kinh doanh trên 5 năm.
Tổ KH-NV chuyển các Giấy chứng nhận đăng ký thuế cùng bảng kê danh
sách các đối tượng được cấp mã số thuế cho các Đội thuế.
- Gửi Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT:
Các Đội thuế nhận Giấy chứng nhận đăng ký thuế và lập sổ theo dõi việc phát
Giấy chứng nhận đăng ký thuế theo mẫu số 02/NQD. Sau đó, thực hiện phát Giấy
chứng nhận đăng ký thuế cho ĐTNT. Khi phát, cán bộđội thuế hướng dẫn ĐTNT các
thủ tục nộp thuế và việc sử dụng mã số thuế.
1.2.3.2. Điều tra doanh sốấn định.
- Giao chỉ tiêu phấn đấu:
Căn cứ vào dự toán thu được giao, doanh thu, mức thuế các tháng trước và
mức độ sản xuất kinh doanh trên địa bàn, phòng Nghiệp vụ Cục thuế và Tổ KH-
NV Chi cục Thuế tiến hành điều tra khảo sát doanh thu thực tế của một số hộ kinh
doanh, đối chiếu với tình hình thu hiện tại đểđánh giá mức độ thất thu trên từng
địa bàn, từng ngành nghề. Trên cơ sởđó, Cục Thuế giao chỉ tiêu phấn đấu tăng thu
trong thời gian tới cho Chi cục. Tổ KH-NV căn cứ trên chỉ tiêu Cục giao để phân
tích, tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục giao mức phấn đấu thu cho từng Đội thuế.
- Phân loại ĐTNT:
Qua công tác nắm địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh và các thông tin kê
khai đăng ký thuế của các ĐTNT, các Đội thuế tiến hành sắp xếp phân loại các hộ
15
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
kinh doanh theo ngành nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, quy mô kinh doanh và
theo phương pháp tính thuế.
Thời hạn ổn định thuế cho các hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định
thuếđược quy định thống nhất vào các tháng 6 và tháng 12 của năm. Các hộ kinh
doanh lớn (có môn bài bậc 1, 2) sẽổn định thuế 6 tháng, hộ kinh doanh vừa và nhỏ
sẽổn định thuế 1 năm. Các hộ mới phát sinh kinh doanh trong các tháng khác tháng 6

và tháng 12 thì sẽđược tính thời hạn ổn định thuế lần đầu bằng số tháng tính từ tháng
bắt đầu kinh doanh đến tháng 6 hoặc tháng 12 kế cận. Các thời hạn ổn định tiếp theo
sẽ là 6 tháng hoặc 1 năm tuỳ theo quy mô kinh doanh.
- Hướng dẫn ĐTNT kê khai thuế:
Đội thuế hướng dẫn các thủ tục kê khai thuế cho các hộ mới ra kinh doanh nộp
thuế theo phương pháp ấn định thuế và các hộ kinh doanh sắp hết hạn ổn định thuế
(kê khai dự kiến doanh số trung bình hàng tháng cho thời gian ổn định thuế tới). Đối
với thuế GTGT sử dụng mẫu số 06/GTGT, hạn nộp tờ khai chậm nhất là ngày 10 của
tháng trước tháng hết hạn ổn định. Đối với thuế TNDN sử dụng mẫu số 1b, hạn nộp
tờ khai chậm nhất là ngày 5 của tháng trước tháng hết hạn ổn định thuế.
- Điều tra xác định doanh số của ĐTNT:
Trước tháng 6 và tháng 12 đội thuế chọn mỗi ngành nghề, mỗi loại hộ, một số
hộđiển hình trực tiếp điều tra hoặc phối hợp với hội đồng tư vấn thuế phường, xã tổ
chức điều tra xác định doanh sốđiển hình theo mẫu số 03/NQD để làm căn cứ tham
khảo khi xác định doanh số chung của các hộ. Hàng tháng, đội thuế tổ chức điều tra
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ mới ra kinh doanh. Đầu tháng 6
vàđầu tháng 12, tổ KH-NV cung cấp danh sách các hộ tháng sau sẽ hết hạn ổn định
thuếđể các đội thuế tiến hành điều tra lại doanh số của các hộ này và dự kiến thời
hạn ổn định thuế tiếp theo. Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách dự kiến mức
doanh sốấn định của từng hộ theo mẫu số 04/NQD. Việc điều tra doanh số của các hộ
có sự tham gia của tổ kiểm tra hoặc tổ KH-NV (không để một cán bộ thuế làm).
16
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Sau khi điều tra, đội thuế lập danh sách các hộ và mức doanh sốấn định dự
kiến để thực hiện công khai hoá và chuyển cho Hội đồng tư vấn thuế xem xét trước
ngày 15 của tháng.
- Thực hiện công khai hoá doanh số dự kiến:
Đội thuế niêm yết danh sách dự kiến doanh sốấn định của các hộ mới ra kinh
doanh và các hộ phải điều chỉnh doanh số khi hết hạn ổn định thuế tại trụ sở UBND
phường, xã và các tổ ngành hàng. Tiến hành thu thập ý kiến đóng góp và thắc mắc

của các hộ kinh doanh để phân tích và xem xét lại mức doanh số dự kiến ấn định của
từng hộ. Nếu cần thiết có thể tiến hành điều tra lại đểđảm bảo mức doanh sốấn định
sát với thực tế kinh doanh.
- Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế:
Hội đồng tư vấn thuế tham gia ý kiến về danh sách dự kiến mức doanh thu ấn
định. Đội thuế có trách nhiệm giải thích cơ sở của việc điều tra xác định doanh số và
giải thích các mức doanh số dự kiến của từng ngành hàng, từng hộ. Sau khi thảo luận,
nếu thống nhất mức doanh thu ấn định cho từng hộ thìđội thuế chuyển kết quả dự
kiến doanh sốấn định về Chi cục Thuếđể làm căn cứ tính thuế. Những trường hợp
không thống nhất được, đội thuế tập hợp để báo cáo Lãnh đạo Chi cục Thuế quyết
định.
- Duyệt mức doanh sốấn định:
Sau khi Hội đồng tư vấn thuế xem xét và tham gia ý kiến về mức doanh số dự
kiến ấn định cho các hộ mới phát sinh và hết hạn ổn định thuế, Tổ KH-NV tập hợp,
kiểm tra lại kết quảấn định. Trong quá trình kiểm tra, Tổ KH-NV trao đổi lại với các
đội thuế hoặc phối hợp với tổ kiểm tra Chi cục điều tra lại doanh số của một số
trường hợp đểđiều chỉnh một số mức doanh số dự kiến cho hợp lý hơn và cân đối
giữa các địa bàn quản lý hoặc theo yêu cầu chỉđạo của Lãnh đạo Chi cục. Kết
quảđiều chỉnh mức dự kiến doanh số này sẽđược Tổ KH-NV sử dụng để làm căn cứ
tính thuế và lập sổ bộ thuế.
17
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
1.2.3.3. Xét miễn, giảm thuế.
- ĐTNT nộp đơn đề nghị miễn, giảm thuế:
Các hộ kinh doanh trong diện được miễn thuế (có mức thu nhập bình quân tháng
trong năm dưới 210.000 đồng) và các hộ tạm nghỉ kinh doanh trên 15 ngày phải viết đơn
đề nghị cơ quan thuế xét miễn, giảm thuế. Đơn nghỉ kinh doanh phải gửi cơ quan thuế
trước ngày 5 của tháng dự kiến nghỉ. Trường hợp gửi đơn chậm so với thời hạn quy định
vì các lý do khách quan sẽđược cơ quan thuế xem xét giảm thuế trong kỳ thuế tiếp sau.
Đội thuế tập hợp đơn nghỉ vàđơn đề nghị miễn thuếđể chuyển danh sách đơn

cho tổ kiểm tra của Chi cục. Tổ kiểm tra lập kế hoạch kiểm tra lại cơ sở trình lãnh
đạo duyệt, sau đó tổ chức kiểm tra tại cơ sở.
- Kiểm tra, giải quyết đơn đề nghị miễn, giảm thuế.
Tổ kiểm tra chi cục phối hợp với các đội thuế tổ chức tiến hành kiểm tra các
hộ cóđơn nghỉ kinh doanh. Sau khi kiểm tra, tổ kiểm tra phải lập danh sách các hộ
thực nghỉ kinh doanh theo mẫu số 05/NQD gửi Tổ KH-NV trước ngày 10 của tháng
để tính thuế. Trường hợp ĐTNT cóđơn nghỉ kinh doanh trước ngày mùng 5 nhưng
thời gian nghỉ bắt đầu từ giữa hoặc cuối tháng, hoặc các hộ nghỉ vì các lý do đột xuất
ngoài dự kiến thìđội thuế lập danh sách thông báo cho Tổ KH-NV để tính giảm thuế,
đồng thời gửi danh sách cho Tổ kiểm tra để tiến hành kiểm tra sau. Các tháng trước
hoặc sau Tết nguyên đán, nếu số hộ cóđơn nghỉ kinh doanh quá nhiều, tổ kiểm tra
không kiểm tra xong trước ngày 10 thì Tổ kiểm tra phải lập danh sách các hộđã kiểm
tra và chưa kiểm tra cho Tổ KH-NV để tính giảm thuế, sau đó tiếp tục tiến hành kiểm
tra sau và thông báo kết quả kiểm tra cho Tổ KH-NV.
Tổ kiểm tra phối hợp với các đội thuế kiểm tra xác minh thu nhập thực tếđạt
được trong quá trình kinh doanh của đối tượng nộp thuế cóđơn đề nghị miễn thuế.
Sau đó, chuyển kết quả kiểm tra cho Tổ KH-NV. Tổ KH-NV xem xét các trường hợp
đề nghị miễn thuế, kết quả kiểm tra đối chiếu với các quy định trong chính sách,
chếđộ về miễn thuế. Nếu thủ tục hợp lệ vàđúng diện được miễn thuế thì Tổ KH-NV
làm thủ tục trình lãnh đạo Chi cục quyết định. Kết quả duyệt sẽđược chuyển về Tổ
KH-NV đểđiều chỉnh miễn thuế. Đội thuế phải quản lý biến động về hoạt động kinh
18
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
doanh của các đối tượng trong thời gian miễn thuếđể phát hiện kịp thời các đối tượng
có thay đổi thu nhập kinh doanh tăng vượt quá mức được miễn thuếđể yêu cầu đưa
các đối tượng này vào diện nộp thuế.
1.2.3.4. Tính thuế, lập sổ bộ thuế.
- Tập hợp các căn cứ tính thuế:
Tổ KH-NV thu thập danh sách dự kiến doanh sốấn định của các hộ mới ra
kinh doanh và các hộ dự kiến điều chỉnh doanh sốấn định; danh sách hộ miễn thuế,

hộ nghỉ kinh doanh đểđiều chỉnh sổ bộ thuế cho kỳ thuế tới; danh sách các hộ tiếp tục
ổn định thuếđể làm căn cứ tính thuế cho kỳ thuế tới.
- Tính thuế, tính nợ và phạt (nếu có) và lập sổ bộ thuế:
+ Đối với các hộ còn trong thời hạn ổn định thuế: Tổ KH-NV thực hiện
chuyển sổ, giữ nguyên mức doanh số, thuế và tính tiền nợ, tiền phạt (nếu có) ngay
từđầu tháng, sau đó, thực hiện in thông báo thuế ngay Tổ KH-NV chịu trách nhiệm
vềđộ chính xác về việc tính nợ, phạt nộp chậm.
+ Đối với các hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế: Tổ KH-NV căn cứ vào
bảng dự kiến doanh sốấn định của từng hộ mới phát sinh hoặc hết hạn ổn định thuế (nếu
có), dựa vào bảng tỷ lệ GTGT, bảng tỷ lệ thu nhập chịu thuế và thuế suất ... để tính thuế
cho từng hộ này. Đồng thời tính nợ thuế và phạt nộp chậm (nếu có) đối với các hộ hết
hạn ổn định.
Tính phạt: Tổ KH-NV và Tổ kiểm tra Chi cục qua theo dõi việc nộp thuế của
các hộđề xuất danh sách các hộ phạt hành chính thuế. Dự thảo quyết định phạt hành
chính thuế trình Lãnh đạo Chi cục duyệt. Quyết định phạt được duyệt sẽ chuyển tổ
Hành chính sao 3 bản: gửi ĐTNT 1 bản, lưu tại tổ Hành chính 1 bản, gửi Tổ KH-NV
1 bản đểđiều chỉnh số thuế phải nộp trong kỳ lập bộ.
Tổ KH-NV tính phạt nộp chậm 0,1% đối với các hộ nộp tiền thuế chậm theo
đúng chếđộ quy định.
19
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
- Tổ chức duyệt sổ bộ thuế.
Tổ KH-NV lập sổ bộ thuế của các ĐTNT mới phát sinh trình Lãnh đạo Chi
cục duyệt. Riêng tháng lập bộ có cả các hộ hết hạn ổn định thuế sổ bộ thuế phải đưa
ra Hội đồng duyệt bộ của Chi cục xem xét. Nội dung duyệt bộ gồm các việc như: số
hộ ghi sổ bộ thuế (hộ mới phát sinh, hộ hết hạn ổn định thuế), mức doanh số và thuế
của từng hộ, xác định thời hạn ổn định thuế cho từng hộ, xem xét các trường hợp đề
nghị miễn thuế, nghỉ kinh doanh, kết quả kiểm tra hộ miễn thuế và nghỉ kinh doanh ...
Sau khi Hội đồng duyệt bộ thuế xem xét cho ý kiến, Tổ KH-NV điều chỉnh lại sổ bộ
thuế và trình Lãnh đạo Chi cục duyệt và chuyển trả Tổ KH-NV. Việc duyệt sổ bộ

thuế phải xong trước ngày 17.
- Công khai thuế:
Sau khi lãnh đạo duyệt sổ bộ thuế, các đội thuế thực hiện niêm yết công khai
hoá mức thuế của các hộ này tại trụ sở UBND phường, các tổ ngành hàng để các
ĐTNT được biết.
- Thông báo thuế:
Từ ngày 17 đến ngày 22, Tổ KH-NV căn cứ vào sổ bộđãđược duyệt để tiến
hành in thông báo thuế trên máy tính.
Thông báo thuế ghi đầy đủ mã sốĐTNT, số thuế nợ tháng trước chuyển qua,
số thuế phải nộp tháng này, địa điểm nộp thuế và các chỉ tiêu khác. Thời hạn nộp
thuế ghi trên thông báo chậm nhất là ngày cuối tháng, thông báo thuếđược gửi đến
ĐTNT chậm nhất trước 3 ngày so với thời hạn ghi trên thông báo.
Thông báo thuếđược Lãnh đạo Chi cục ký và chuyển Tổ Hành chính đóng
dấu. Liên thông báo chính chuyển cho các đội thuếđểđưa trực tiếp tới hộ kinh doanh.
Liên 2 chuyển Tổ KH-NV lưu.
- Công tác kiểm tra:
20
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Tổ kiểm tra khai thác thông tin về tình hình thu nộp, giám sát quá trình tính
thuế, lập bộđể kịp thời phát hiện các trường hợp có hiện tượng trốn lậu thuếđể lập kế
hoạch kiểm tra tại cơ sở.
1.2.3.5. Xử lý tờ khai.
- ĐTNT lập tờ khai thuế:
+ Hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT phải lập và gửi tờ khai
thuế GTGT chậm nhất là ngày 10 hàng tháng, lập và gửi tờ khai thuế TNDN của năm
chậm nhất ngày 25 tháng 1 hàng năm.
+ Hộ kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh số bán ra thì lập và gửi tờ
khai thuế GTGT và TNDN theo tháng. Hạn nộp tờ khai thuế GTGT chậm nhất là 10
ngày, thuế TNDN là ngày 5 hàng tháng.
- Nhận và kiểm tra tờ khai:

Đội thuế nhận tờ khai thuế từ các hộ kinh doanh. Ghi sổ theo dõi việc nhận tờ
khai theo mẫu sổ số 06/NQD. Sau đó tiến hành kiểm tra tờ khai để phát hiện các lỗi
như:
+ Ghi sai trên ĐTNT.
+ Không ghi mã số thuế.
+ Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai.
+ Áp thuế suất sai, tính toán sai.
+ Các chỉ tiêu bằng ngoại tệ chưa quy đổi ra tiền Việt.
Nếu phát hiện lỗi, đội thuế cử cán bộ trực tiếp liên hệ với ĐTNT để chỉnh sửa
lỗi. Thông qua kiểm tra tờ khai, bằng kinh nghiệm quản lý của mình, nếu cán bộ quản
lý thu còn phát hiện ra các nghi ngờ về việc kê khai thuế thì phải đánh dấu là tờ khai
có nghi ngờ cần kiểm tra sau.
Sau khi kiểm tra tờ khai thuế, đội thuế phân loại vàđóng tệp tờ khai theo ngày
kiểm tra.
21
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Đối với các trường hợp nghi ngờ kê khai không đúng, đội thuế chuyển tổ kiểm
tra đề nghị kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra phải được lập biên bản và gửi Tổ KH-
NV làm căn cứ tính thuếấn định.
- Ấn định thuế:
Tổ KH-NV qua việc lập sổ thuế, đối chiếu với danh bạĐTNT kê khai Chi cục
đang quản lýđể lập danh sách các ĐTNT trong diện nộp thuế kê khai chưa nộp tờ
khai thuế hoặc nộp tờ khai nhưng phải kiểm tra lại do khai không đúng hoặc thiếu chỉ
tiêu, không đủ căn cứ tính thuếđể thực hiện ấn định doanh số và thuế. Việc ấn định
được xác định qua điều tra doanh số và số thuế tương đương với các ĐTNT khác có
cùng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
Nếu sau khi đã phát hành thông báo thuế, ĐTNT mới nộp tờ khai, thì cơ quan
thuế không sửa lại số liệu đãấn định thuế. Đội thuế chuyển tờ khai nộp chậm cho Tổ
KH-NV. Tổ KH-NV so sánh số thuế kê khai trên tờ khai với thông báo thuếđã phát
hành. Số thuế chênh lệch sẽđược tính điều chỉnh vào số thuế phải nộp của kỳ thuế

tiếp sau.
- Tính thuế, tính nợ, tính phạt và lập sổ bộ thuế:
Tổ KH-NV căn cứ vào tờ khai thuế, danh sách thuếấn định, các kết quả kiểm
tra, quyết định phạt hành chính… để tiến hành tính thuế, tính nợ kỳ trước chuyển
sang và tính phạt nộp chậm tiền thuế. Sau đó lập sổ bộ thuế. Tờ khai sau khi được xử
lý lưu tại Tổ KH-NV (3 năm).
- Thông báo thuế:
+ Thông báo thuế lần 1:
Tổ KH-NV tiến hành in thông báo thuế. Hạn in thông báo thuế lần một là ngày
18 hàng tháng đối với thuế GTGT và ngày 15 tháng thứ ba của quýđối với thuế
TNDN. Tính thuế ngày nào viết thông báo thuế ngay trong ngày đó. Hạn nộp thuế ghi
trên thông báo thuế có thể sau ngày thông báo từ 4 đến 7 ngày.
+ Thông báo thuế lần 2:
22
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Qua theo dõi thu nộp của ĐTNT, Tổ KH-NV lựa chọn ĐTNT cần phát hành
thông báo thuế lần 2. Số tiền trong thông báo lần 2 gồm: số tiền thuế chưa hợp và số
tiền phạt của số thuế nộp chậm.
+ Ký và gửi thông báo thuế:
Thông báo thuếđược Lãnh đạo Chi cục thuế ký. Sau đó chuyển Tổ Hành chính
sao 2 bản, đóng dấu và gửi 1 bản cho ĐTNT, 1 bản chuyển Tổ KH-NV lưu (thời hạn
3 năm).
- Phạt hành chính thuế:
Trong quá trình quản lý thu, nếu phát hiện ĐTNT vi phạm quy định về phạt vi
phạm hành chính về lĩnh vực thuế, đội thuế hoặc Tổ Kiểm tra Chi cục đề xuất và dự
thảo quyết định phạt hành chính thuế trình Lãnh đạo Chi cục duyệt. Quyết định phạt
sao 3 bản: Gửi ĐTNT 1 bản, chuyển Tổ KH-NV 1 bản để theo dõi việc thu nộp, Tổ
Hành chính lưu 1 bản.
- Lập lệnh thu:
Tổ KH-NV phối hợp với đội thuế và Tổ Kiểm tra Chi cục lập danh sách ĐTNT

hộ thuế lớn, kéo dài nhiều tháng đểđề nghị lập lệnh thu trình lãnh đạo duyệt.
Tổ KH-NV lập lệnh thu trước ngày 5 hàng tháng theo danh sách lãnh đạo
duyệt và trình lãnh đạo ký lệnh thu, sau đó chuyển lệnh thu cho tổ hành chính sao 3
bản, đóng dấu, gửi ĐTNT 1 bản, lưu hành chính 1 bản và chuyển Tổ KH-NV 1 bản
để theo dõi việc trích chuyển tài khoản của ĐTNT.
Lệnh thu bao gồm thuế nợ, tiền phạt các tháng trước, không bao gồm số thuế
phát sinh phải nộp trong tháng phát hành lệnh thu. Nếu đến kỳ thuế tháng sau, lệnh
thu vẫn chưa được thực hiện thì số nợ và phạt trên lệnh thu sẽđược đưa vào sổ bộ
thuế theo dõi tiếp và thông báo thuế sẽ bao gồm cả số nợ và phạt ghi trong lệnh thu.
Trường hợp lệnh thu không được thực hiện vàĐTNT vi phạm Luật thuế với
tình tiết nặng tổ kiểm tra có trách nhiệm lập hồ sơ chuyển cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền để truy tố theo pháp luật.
23
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
- Công tác kiểm tra.
Tổ Kiểm tra khai thác thông tin về tình hình thu nộp thuếđể lựa chọn các ĐTNT
trong diện kê khai cần kiểm tra tại cơ sở. Lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt và
tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh.
- Quyết toán thuế:
Hộ kê khai lập quyết toán thuế và nộp cơ quan thuế chậm nhất là 60 ngày kể từ
khi kết thúc năm dương lịch. Đội thuế nhận quyết toán, kiểm tra thủ tục kê khai trên
tờ quyết toán, sau đó chuyển quyết toán cho Tổ KH-NV xem xét để xác định số thuế
phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa, nộp thiếu… Trong quá trình xem
xét, nếu phát hiện nghi ngờ về tờ khai quyết toán, Tổ KH-NV thông báo cho Tổ
Kiểm tra xác minh tại cơ sở. Kết quả xác định sẽđược Tổ KH-NV điều chỉnh số thuế
trong kỳ thuế hiện tại.
1.2.3.6. Xử lý giấy nộp tiền, lập báo cáo kế toán - thống kê thuế.
- Nộp thuế:
ĐTNT căn cứ vào thông báo thuếđể nộp thuế. Có 2 trường hợp nộp thuế:
+ Đối với hộ kê khai và hộ kinh doanh không xa địa điểm nộp thuế thì khi

nhận được thông báo thuế, ĐTNT viết giấy nộp tiền và nộp tiền thuế vào
Kho bạc hoặc Ngân hàng nơi ĐTNT mở tài khoản. Căn cứ vào thời hạn
nộp thuế trên thông báo, Chi cục Thuế thống nhất với Kho bạc tổ chức các
điểm và lịch thu tiền.
+ Đối với hộ kinh doanh ở xa địa điểm nộp thuế hoặc có hoàn cảnh đi lại
khó khăn thì cán bộ thuế trực tiếp thu thuế theo thông báo thuế và viết
biên lai thu tiền. Sau khi thu tiền, cán bộ thuế thực hiện thanh toán biên
lai, đồng thời, nhận giấy nộp tiền và nộp tiền thuế vào kho bạc.
- Thu thuế tại kho bạc:
24
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
Kho bạc thu tiền thuế của ĐTNT trực tiếp và của cán bộ thuế thu bằng biên lai
thuế; Ngân hàng thực hiện trích chuyển tài khoản của các ĐTNT nộp thuế qua Ngân
hàng. Kho bạc ghi ngày nộp tiền, số tiền nộp theo đúng chương loại, khoản mục, xác
nhận vào giấy nộp tiền và chuyển một liên cho cơ quan thuế.
- Theo dõi tình hình nộp thuế (chấm bộ thuế):
Tổ KH-NV hàng ngày nhận giấy nộp tiền từ kho bạc. Căn cứ vào số liệu trên
giấy nộp tiền để chấm sổ bộ thuế, theo dõi tình hình nộp thuế và nợđọng thuế của các
ĐTNT.
Cuối ngày, Tổ KH-NV lập báo cáo số thu trình Lãnh đạo Chi cục và cung cấp
cho các đội thuế và Tổ kiểm tra để thực hiện nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc hoặc kiểm
tra các ĐTNT chưa nộp hoặc nộp thiếu tiền thuế. Hàng tháng Tổ KH-NV có trách
nhiệm đối chiếu số thuế thu trên sổ bộ với số thuế thanh toán trên biên lai thu để phát
hiện các trường hợp đã thanh toán biên lai, đã viết giấy nộp tiền nhưng chưa nộp tiền
thuế vào kho bạc.
- Kiểm tra các ĐTNT nợđọng thuế:
Qua việc theo dõi tình hình thu nộp thuế, Tổ Kiểm tra phối hợp với các đội
thuế lựa chọn các ĐTNT nợđọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc nghi ngờ về trốn lậu
thuếđể lập kế hoạch kiểm tra.
- Thẩm hạch biên lai:

Tổ KH-NV hàng tháng tổ chức thẩm hạch biên lai theo phương pháp chọn
điểm, chọn địa bàn hoặc chọn ĐTNT … nhằm phát hiện biên lai giả, biên lai tẩy xoá,
cạo sửa, số tiền trên các liên của cùng một số biên lai không bằng nhau.
- Lập báo cáo kế toán, thống kê:
Theo kỳ hạn quy định, Tổ KH-NV lập các báo cáo kế toán, thống kê theo
chếđộđể gửi Lãnh đạo Chi cục và cấp trên để phục vụ cho công tác chỉđạo thu.
1.3.
25
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
NHỮNGNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾĐỐIVỚI
HỘKINHDOANHCÁTHỂ.
Thành công của công tác quản lý thu thuế phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố:
Nhân tố trước hết phải kểđến đó là hệ thống chính sách thuế. Để cho các
ĐTNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật
thuếđó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm trong khả
năng đóng góp của họ. Do đó, mỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ
hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và
người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân
tích khoa học, toàn diện để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính
hiệu quả của công tác quản lý thu thuế.
Một hệ thống chính sách thuế và cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và cơ
chế quản lý thu thuế kém sẽ không đạt được hiệu quả cao.
Mục tiêu của công tác quản lý thu thuế và tập trung huy động đầy đủ, kịp thời
số thu cho Ngân sách Nhà nước trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển
nguồn thu. Sự tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các ĐTNT làđiểm mấu
chốt để thực hiện mục tiêu đó.
Trình độ và trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế cóý nghĩa quyết định đến kết
quả công tác quản lý thuế và họ là người trực tiếp làm nhiệm vụ.
Phương tiện làm việc, chếđộ lương bổng, chếđộ khen thưởng, kỷ luật cũng là
những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế.

26
Vấn đề cơ bản về quản lý thu thuếđối với hộ kinh doanh cá thể
CHƯƠNG II
THỰCTRẠNGCÔNGTÁCQUẢNLÝTHUTHUẾ
ĐỐIVỚIHỘKINHDOANHCÁTHỂ
TẠICHICỤCTHUẾQUẬNHAIBÀTRƯNG
2.1.
ĐẶCĐIỂMTÌNHHÌNHHOẠTĐỘNGCỦAHỘKINHDOANHCÁTHỂTRÊNĐỊABÀN
QUẬNHAIBÀTRƯNG.
Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, phía Bắc giáp
quận Hoàn Kiếm, phía Đông giáp sông Hồng - Gia Lâm, phía Tây giáp quận Đống
Đa và Thanh Xuân, phía Nam giáp huyện Thanh Trì. Nằm trên vùng châu thổ sông
Hồng, địa bàn quận thấp, có nhiều hồ, ao, sông, mương - đã từ lâu là hệ thống thoát
nước của thành phố, có cảng phàĐen cùng hệ thống đường bộ qua các cửa ôđã nối
liền Hà Nội với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và các tỉnh phía Nam của Tổ quốc.
Quận Hai Bà Trưng có dân số khoảng 360,9 ngàn người, diện tích gần 15 km
2
gồm 25 phường. Toàn quận có 364 đơn vị quốc doanh Nhà nước; 1453 công ty
TNHH; tổ sản xuất; hợp tác xã; công ty cổ phần; 6 chợ lớn, 9 chợ vừa và trên 20 chợ
tạm, 3 trường đại học lớn: Kinh tế Quốc dân, Bách Khoa, Xây Dựng và 96 trường từ
mầm non đến trung học cơ sở; 5 bệnh viện lớn: Việt Xô, 108, Mắt, Thanh Nhàn,
bệnh viện Đường sắt và 34 cơ sở của các trung tâm y tế; cùng nhiều khu trung tâm vui
chơi giải trí: Công viên Lê Nin, Hồ Thiền Quang, Bể bơi Tăng Bạt Hổ … Điều đó cho
thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của quận diễn ra khá sầm uất.
Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, các hộ cá thể làđối
tượng kinh doanh chủ yếu. Hiện nay, trên toàn bộ quận có 13.600 hộ cá thể phân bố
rải rác trên khắp các phường, chợ. Trong số 25 phường, Ngô Thì Nhậm là phường có
số hộ kinh doanh cao nhất 655 hộ, thấp nhất là phường Hoàng Văn Thụ có 174 hộ.
Trong 6 chợ lớn là: chợĐồng Tâm, chợ Mai động, chợ Hôm, chợ Trương Đình, chợ
Mơ và chợ Hoà Bình thì chợ Mơ có số lượng tư thương cao nhất với 519 hộ. Các hộ

27

×