Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHTHAK4BUI NGUYEN KHANH LYKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.35 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ỦY BAN NHÂN DÂN TÌNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI . BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN: PP TIẾNG VIỆT 1. SINH VIÊN: BÙI NGUYỄN KHÁNH LY LỚP: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC A – K4. NĂM HỌC 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý TƯỞNG TỔ CHỨC MỘT HOẠT ĐỘNG CHO MỘT BÀI DẠY Trong đợt thực tập vừa rồi ở trường tiểu học Võ Thị Sáu, em có cơ hội được học hỏi những phương pháp dạy học mới và dự giờ một số tiết dạy mẫu trong đợt thi “Giáo viên dạy giỏi cấp trường”, sau mỗi tiết dạy thì các thầy cô trong khối sẽ góp ý các điểm được và chưa được của tiết dạy, nhờ đó em cũng tiếp thu được kiến thức, kinh nghiệm để làm hành trang cho đợt thực tập sau cũng như công tác giảng dạy của mình sau này. Ngoài những lúc dự giờ, thì đa số thời gian em sẽ ở trên lớp được phân công thực tập của mình – lớp 4/2 – để quan sát cũng như phụ giúp cô hướng dẫn một số việc trong lớp. Và trong thời gian quan sát các tiết dạy của cô hướng dẫn thì em có nảy ra một ý tưởng tổ chức một hoạt động trong một bài dạy. Em xin trình bày ý tưởng của mình. Phân môn Tập đọc: Có chí thì nên (SGK lớp 4 – tập một) 1. Nội dung ý tưởng: Ở Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng, sau khi xong các hoạt động đọc diễn cảm thì cô hướng dẫn sẽ yêu cầu học sinh ngồi học thuộc lòng sau đó cho học sinh đọc thuộc lòng lần lượt các câu thành ngữ, tục ngữ và đọc thuộc lòng cả bài. Theo em thì làm như vậy hơi đơn điệu và chưa kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh. Nếu là em, ở phần này em sẽ tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi mang tên : Vòng quay thành ngữ, tục ngữ. - Mục đích: + Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh của học sinh về các thành ngữ, tục ngữ đã học trong bài. - Chuẩn bị: + Làm chiếc vòng quay bằng bìa cứng gồm 2 lớp: Lớp phía dưới (vòng to) cố định, mép ngoài vẽ mũi tên chỉ vào chỗ dừng ở vòng bên trong, lớp phía trên (vòng nhỏ) quay được trên trục ở giữa, mép ngoài ghi các chữ cái đầu (hoặc âm đầu) của thành ngữ, tục ngữ. Dưới dây là hình mô phỏng vòng quay thành ngữ, tục ngữ của em cho bài Tập đọc: Có chí thì nên:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. C. Ch H. Th N. - Cách tiến hành: + Chia lớp thành các nhóm nhỏ, các nhóm lần lượt cử các thành viên lên tham gia. + Lần lượt từng học sinh tham gia chơi theo cách sau: Cầm mép vòng nhỏ quay nhẹ; khi vòng dừng lại, mũi tên ở vòng ngoài chỉ vào chữ cái (hoặc âm đầu) nào thì người quay phải đọc ngay câu thành ngữ, tục ngữ trong bài đã học ứng với chữ cái (hoặc âm đầu) đó. Ví dụ: + Mũi tên chỉ vào ô chữ C, thì đọc: Có công mài sắt có ngày nên kim. + Mũi tên chỉ vào ô âm Th, thì đọc: Thất bại là mẹ thành công. + Mũi tên chỉ vào ô chữ A, thì đọc: Ai ơi đã quyết thì hành Đã đan thì lận tròn vành mới thôi ! + Giáo viên và các học sinh khác cùng nhận xét và ghi điểm cho từng nhóm: Đọc đúng thành ngữ, tục ngữ thì được 10 điểm, nếu đếm từ 1 đến 5 mới đọc được thì được 5 điểm, nếu không đọc được thì không được điểm. Khi kết thúc, cộng số điểm của từng nhóm để xếp giải Nhất, Nhì, Ba (có thể có 1 phần quà nho nhỏ). 2. Các lưu ý: - Ngoài cách sử dụng cho bài Tập đọc: Có chí thì nên ta cũng có thể áp dụng cho một số bài khác. Ví dụ: + Có thể áp dụng để ôn lại các câu thành ngữ, tục ngữ đã học cho học sinh vào các tiết Ôn tập..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Có thể áp dụng để kiểm tra các bài thơ học thuộc lòng của học sinh (vòng nhỏ chia thành các phần; mỗi phần viết một từ đầu trong mỗi đoạn thơ).  Trên đây là ý tưởng của em về tổ chức một hoạt động cho một bài dạy ở phân môn Tập đọc. Em mong ý tưởng này có thể phần nào giúp các em hứng thú hơn trong việc học thuộc lòng và kiểm tra bài cũ. Ý tưởng của em còn nhiều thiếu sót em mong thầy cho em góp ý để hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy đã xem ý tưởng của em !.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×