Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

sang kien kinh nghiem an toan giao thong moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.33 KB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN 1 THÔNG TIN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN - Họ và tên tác giả sáng kiến: PHẠM THỊ HƯƠNG THƠM - Ngày, tháng, năm sinh: 05 - 01 - 1979 - Chức vụ, đơn vị công tác : Giáo viên – trường Tiểu học Vĩnh Kiên (Tăng cường giảng dạy tại trường tiểu học Thác Bà) - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Tiểu học - Tên đề tài, sáng kiến đề nghị công nhận: Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học - Đề nghị xét, công nhận sáng kiến: Cấp cơ sở - Lĩnh vực áp dụng: Học sinh Tiểu học tham gia giao thông..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG. 1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị Trường Tiểu học Vĩnh Kiên – Yên Bình – Yên Bái. Là một trường năm trên trục đường giao thông liên xã phía đông của hồ Thác Bà huyện Yên Bình. Đây là tuyến đường có nhiều loại phương tiện giao thông tham gia. Đặc biệt một số năm gần đầy kinh tế nông thôn đang phát triển. Nhiều nhà máy, xưởng sản xuất tư nhân được xây dựng. Các loại xe cơ giới ngày càng nhiều là ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia giao thông của học sinh. Đặc biệt với trẻ em nông thôn cụ thể là học sinh trường Tiểu học Vĩnh Kiên chủ yếu là tự đi học từ nhà đến trường. Trong những năm học gần đây đã có một số vụ va chạm giao thông có liên quan đến học sinh trong trường đã sảy ra rất may đều là những tai nạn nhỏ. Không thiệt hại lớn song đó cũng là bài học kinh nghiệm đối với cả người giáo dục và người được giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường là quản lí trực tiếp trẻ trong độ tuổi đến trường và xây dựng văn hóa giao thông cho các em là rất cần thiết. Việc hình thành kĩ năng và thói quen giao thông, thông qua một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học được mỗi giáo viên hằng ngày xây đắp cho học trò. 2. Lý do chọn sáng kiến An toàn giao thông không chỉ là vấn đề chung của xã hội mà còn cần sự đóng góp của mỗi cá nhân. Mồi chúng ta cần ý thức tốt khi lưu thông thì sẽ giảm thiểu số lượng tai nạn gây ra. Vấn đề an toàn giao thông đang được tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình …Ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng được chú trọng, nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy. Mỗi năm ở Việt Nam, trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và với hơn 20.000 vụ tai nạn, va chạm giao thông, có nhiều vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả rất lớn về người và tài sản. Nhìn vào số liệu thống kê hằng năm cho thấy tai nạn giao thông đang để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe, tính mạng của con người..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bảng thống kê số liệu tai nạn giao thông (Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông) Số vụ. Số người chết. Số người bị thương. Năm. Đường bộ. Đường thủy. Đường bộ. Đường thủy. Đường bộ. Đường thủy. 2010. 47.397. 196. 11.029. 146. 46.194. 17. 2011. 43.786. 171. 10.950. 146. 48.356. 25. 2012. 35.820. 118. 9.540. 108. 38.170. 12. 2013. 31.266. 92. 9.805. 49. 32.253. 11. 2014. 25.579. 90. 9.025. 66. 24.853. 10. An toàn giao thông luôn là vấn đề hết sức quan trọng và đang được sự chú ý quan tâm trong thực tế cuộc sống. Thực hiện tốt An toàn giao thông đồng nghĩa với việc xây dựng một cộng đồng văn minh phát triển. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất con người càng được nâng cao. Một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình đó là phương tiên tham gia giao thông. Phương tiện giao thông phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng giao thông không phát triển kịp và đồng bộ ngay với nhu cầu vật chất của con người được. Hàng ngay chung ta vẫn thấy tin tức về những tai nan đáng tiếc sảy ra. Có rất nhiều lí do trong đó một phần lớn phải kể đến là sự thiếu hiểu biết của con người. Sự thiếu hiểu biết đó là do thói quen sinh hoạt của người tham gia giao thông, hay do thiếu kiến thức về luật giao thông Việt Nam... Những năm gần đây ngoài những bài học giáo dục An toàn giao thông trong chương trình. Việc tích hợp giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học cũng được chú trọng. Ngay từ nhỏ các em đã được học tập và tìm hiểu về luật An toàn giao thông, các em được thực hành. Ngoài ra các em còn được bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về các hành vi và thoi quen tham gia giao thông có những hiểu biết của mình khi tham gia giao thông là một việc làm hết sức cần thiết. Hiện nay, tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ của học sinh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> và chuyện vi phạm giao thông của học sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học cần phải trang bị những kiến thức về luận Giao thông cho các em và cách thức, hoạt động như thế nào là nhiệm vụ của giáo viên tiểu học. Chính vì lí do đó tôi thấy việc giáo dục cho học sinh những hiểu biết về luật và hành vi tham gia giao thông là cần thiết nên tôi chọn “Một số hoạt động giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học” là đề tài nghiên cứu và làm sáng kiến kinh nghiệm cho mình. 3. Nêu mục đích của sáng kiến. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông trong các trường học, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành giáo dục được giao tại Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao nhận thức, ý thức khi tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông cho học sinh Tiểu học. Giúp học sinh trong trường đi bộ trên đường an toàn, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an toàn. Ngồi trên xe đạp, xe máy an toàn, an toàn khi đi ô tô, xe buýt. Thông qua các hoạt động giáo dục học sinh biết hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, hiệu lệnh của CSGT. Giáo dục học sinh thói quen cư xử có văn hóa, đúng luật pháp, xóa bỏ những thói quen tùy tiện vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác khi tham gia giao thông; tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện, từng bước hình thành thói quen “văn hóa giao thông”. Mặt khác nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh, tạo bước chuyển biến ngày càng tốt hơn về nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong đơn vị. An toàn giao thông cho học sinh cũng là đem lại niềm vui cho cộng đồng. Các em hiểu được câu: An toàn là bạn – Tai nạn là thù..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến. - Phương pháp điều tra thông tin: Thông qua tìm hiểu nắm bắt thông tin liên quan đến hành vi, thói quen, hoạt động, tai nạn giao thông có liên quan đến học sinh. Thông qua các tiết hoạt động ngoại khóa đánh giá phân loại học sinh. - Phương pháp nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến giáo dục ATGT cho học sinh Tiểu học. 5. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến sáng kiến. a) Cơ sở khoa học - Dựa vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học. - Nghiên cứu luật giao thông, tài liệu, các văn bản chỉ đạo về giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học. b) Cơ sở pháp lí Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; gắn nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục. An toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Nhiệm vụ trọng tâm của việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh. Đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong trường học. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên trong phạm vi cả nước. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong học sinh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CHƯƠNG 2: NỘI DUNG 1. Thực trạng của sáng kiến 1.1. Thực trạng giao thông ở địa phương: - Theo thống kê của ban ATGT tỉnh yên Bái 6 tháng đầu năm 2015: “TNGT trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ mới nguy hiểm, mới đáng lo ngại chứ giáo thông nông thôn thì chẳng có gì đáng nói! Nhưng thực tế thì TNGT ở các vùng nông thôn ngày một gia tăng và rất đáng lo ngại. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 93 vụ TNGT, làm chết 29 người, bị thương 108 người (so với cùng kỳ giảm 41 vụ, 1 người chết, 55 người bị thương). Điều đáng nói là số vụ TNGT chủ yếu diễn ra ở đường tỉnh 29 vụ, đường nội thị 12 vụ và đường nông thôn 13 vụ. - Tại địa bàn xã Vĩnh Kiên trong những năm gần đầy tai nạn giao thông vẫn thường xuyên xảy ra. Cũng may không thiệt hại về người nhưng cũng thiệt hại về của. Nhiều người bị thương tích nặng nề còn để lại dị tật. - Một bộ phân thanh thiếu niên nông thôn thích lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ. - Biển báo hiệu đường dựng lên được một thời gian là bị hỏng hoặc bị phá hỏng. Ngay gần trường có một gương cầu lồi cũng bị chính các em ném làm méo mó. - Bên cạnh đó tai nạn sông nước cũng tiềm ẩn khôn lường phần lớn là do sự chủ quan của người tham gia. Năm nào ở Vĩnh Kiên cũng sảy ra tai nan đuối nước chết người và đều là người lớn. - Nguyên nhân chính là không chấp hành đúng luật giao thông, ý thức chủ quan của con người, thói quen sinh hoạt,... 1.2. Thực trạng của học sinh: a) Khi tham gia giao thông đường bộ: - Khi đi học đến trường là các em phải tham gia giao thông. Phải hòa mình vào dòng người hối hả, tất bật đi lại trên đường. Phần lớn trẻ em ở trười tiểu học Vĩnh Kiên tự đi học bằng xe đạp hoặc đi bộ. Các em đi theo nhóm với nhau vừa đi vừa trò chuyện, chơi đua. Nhiều khi tràn hết lòng đường. - Phần lớn xe của các em trong trường không đúng kích cỡ dành cho lứa tuổi của các em. Nguyên dân là do điều kiên kinh tế mà gia đình không mua xe mới cho trẻ, khi biết đi xe đạp cũng là lúc bố mẹ đỡ phải đưa đến trường. Chiếc xe cũ của.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> bố, mẹ anh chị chuyển cho em đó. Hoặc nêu có mua mới thì cũng là chiếc xe cỡ lớn để dung luôn nhiều năm sau. Xe của các em có khi không có phanh, muốn dừng xe hay xuống dốc là phải phanh bằng chân, Năm học 2013 – 2014 có em Nguyễn Văn Tâm học lớp 5c nhà ở thôn Trò còn có chiếc xe đạp chỉ có một bên ghi đông xe. Còn lại bị gãy em đã buộc lại bằng dây chun. Có thể bật đi bật lại được. Nhiều xe của các em thiếu đủ các bộ phận. Có em còn bảo chỉ có em mới đi được xe của mình thôi còn người khác thì chịu. - Nếu đi bộ thi cũng chơi đua, đuổi nhau, chạy nhảy, dàn hàng ngang quên nguy cơ tai nạn tiềm ẩn. - Phụ huynh đua đến trường do thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có khi cho răng đường làng ta thi cần gì phải đội mũ bảo hiểm.. Hình ảnh minh họa việc đón trẻ đi học về trước khi có quay định bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ từ 6 tuổi khi ngồi trên xe gắn máy.. Hình ảnh minh họa việc học sinh tự đến trường. - Trong năm học 2013 – 2014 có 7 vụ TNGT, làm em Nguyễn Thị Ánh lớp4a bị gãy chân phải nghỉ học gần 1 tháng sau đó người nhà phải cõng đến trường. Những trường hợp khác trầy xước,… ảnh hưởng đến học tập..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> b) Tham gia giao thông đường thủy. - Trên địa bàn xã có một bộ phận học sinh phải đi qua suối như thôn Tai Voi, Đát Dẻ; qua câu như Tranh Yên, Đồng Lâm những ngày mưa to có khi gặp lũ không qua suối được. Nhiều gia đình còn sống ở ngoài đảo trên hồ Thác Bà để làm kinh tế con cái phải đi thuyền vào bờ để đi học việc trang bị kĩ năng cho các em là rất cần thiết. 1.3. Thực trạng của giáo viên: - Trong những năm học gần đây việc lồng ghép nội dung Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường ngày càng được quan tâm. Song việc học tập kiến thức chính khóa đã chiến gần hết thời lượng học tập của các em. để lồng ghép dạy trong chính khóa dựa theo sách giáo khoa, sách giáo viên để giáo viên thực hiện giảng dạy đã có nhưng chưa đáp ứng đủ cho tất cả các khu. - Tranh ảnh mô hình sa bàn thiết bị đèn xanh đèn đỏ không có. - Băng hình chỉ phục vụ được cho khu điểm trường chính. Khu lẻ không có màn hình để phục vụ cho các em. - Mặc dù năm nào cũng tập huấn chuyên môn hè nhưng chưa có chuyên đề cụ thể nào về cách dạy lồng ghép An toàn giao thông cho học sinh. - Để thực hiện một hội thi tìm hiểu về An toàn giao thông giáo viên phải chuẩn bị rất vất vả. - Để phục vụ cho việc dạy - học thuận lợi nhà trường đã mua một số tranh ảnh về biển báo giao thông cho các em học tập. 1.4. Quan điểm của bản thân trước thực trang: - Trước thực trạng trên bản thân tôi thấy mình phải có phần trách nhiệm vào việc trang bị cho các em một số những kiến thức cơ bản về An toàn khi tham gia giao thông. - Phối kết hợp với nhà trường tổ chức ngoại khóa, học tập, hội thi tìm hiểu về luật giao thông. - Phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua tuyên truyền vận động. - Phôi kết hợp với công an xã kiểm tra, nhắc nhở. - Thành lập đội tuyên truyền an toan giao thông, đành gia thi đua của các lớp. - Dành 5 - 7 phút tổng kết và tuyên truyền an toàn giao thông vào giờ sinh hoạt dưới cơ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Nội dung sáng kiến 2.1. Giải quyết vấn đề (1) Lồng ghép nội dung bài học theo quy định: Nội dung giáo dục còn được cụ thể bằng những tiết học trong các môn học như: tự nhiên và xã hội, Đạo đức cụ thể như sau: Lớp 1: 3 tiết trong môn Tự nhiên – Xã hội và Đạo đức Lớp 2: Thời lượng: 2 tiết trong môn Tự nhiên Lớp 3: 1 tiết trong môn Tự nhiên – Xã hội Lớp 4: 1 tiết ở chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học; 2 tiết trong môn Đạo đức Lớp 5: 1 tiết ở chủ đề Con người và sức khỏe trong môn Khoa học Ngoài ra 6 bài học về ATGT trong Tài liệu Giáo dục ATGT cho học sinh theo từng lớp: Lớ p. 1. Bài 1 2 3 4 5 6 1 2 3. 2 4 5 6 1 2 3 3 4 5 6. Nội dung An toàn và nguy hiểm Tìm hiểu đường phố Đèn tín hiệu giao thông Đi bộ an toàn trên đường Đi bộ sang đường an toàn Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố Em tìm hiểu đường phố Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ Đi bộ và qua đường an toàn Phương tiện giao thông đường bộ Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường phố Em tìm hiểu đường phố Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và biển báo hiệu giao thông đường bộ Đi bộ và qua đường an toàn Phương tiện giao thông đường bộ Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy. Số tiết 1 1 1 2 2 2 1 1 2 2 2 2 1 1 2 2 1 2.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 4. 1 2 3 4 5 6 1 2 3. 5 4 5. Biển báo hiệu Giao thông Đường bộ Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn Đi xe đạp an toàn Lựa chọn đường đi an toàn Giao thông Đường thủyvà phương tiện Giao thông Đường thủy An toàn khi đi trên các phương tiện Giao thông công cộng Biển báo hiệu Giao thông đường bộ Kĩ năng đi xe đạp an toàn Nguyên nhân gây tai nạn giao thông cách phòng tránh tai nạn giao thông Chọn đường đi an toàn Em làm gì để giữ an toàn. 1 1 2 2 1 2 2 2 1 2 1. - Thời lượng để dạy được lồng ghép với các tiết học Giáo dục ngoài giờ lên lớp và vào tiết sinh hoạt đội và sinh hoạt sao. - Ở lớp Một, HS được học sách “Pokemon cùng em học an toàn giao thông” gồm có 6 bài , về hình thức đẹp, các mẫu chuyện gần gũi quen thuộc được minh họa bằng tranh vui nhộn phù hợp với lứa tuổi nhỏ rất bổ ích giúp các em hiểu bài nhớ lâu, nhận biết đúng sai và có ghi nhớ những điều đúng thành những bài thơ dễ hiểu có ý nghĩa giáo dục. GIÁO ÁN MINH HỌA Bài dạy được lồng ghép vào chủ đề Giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ đề tháng 9: tuần 2 – Giáo dục An toàn giao thông Bài 3: lớp 1: ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG A. Mục tiêu : - Học sinh nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông. - Biết nơi có đèn tín hiệu điều khiển giao thông. - Biết tác dụng của đèn tín hiệu điều khiển giao thông. B. Chuẩn bị : - Đèn tín hiệu điều khiển giao thông có ba màu : đỏ vàng xanh . - GV : đĩa “Pokemon cùng em học an toàn giao thông ”, Đầu máy VCD, ti vi.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - HS : Sách “Pokemon cùng em học an toàn giao thông ” thẻ ý kiến Xanh, C. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định: trò chơi “ đèn xanh đèn đỏ” ( 1 phút ) 2. Giới thiệu môn học bài học ( 2 phút ) Đây là một môn học mới : AN TOÀN GIAO THÔNG, ở môn học này, các em sẽ được làm quen với hai người bạn mới trong quyển sách giáo khoa “Pokemon cùng em học an toàn giao thông ” đó là Pikachu và Meoth giúp cho các em những điều mới lạ và rất bổ ích và như thế nào là đúng hoặc sai về luật giao thông qua bài học đầu tiên là “Tuân thủ tín hiệu điều khiển giao thông .” Hoạt động của giáo viên 3. Bài mới. Hoạt động 1:( 10 phút ) GV kể lại nội dung câu chuyện :. Hoạt động của học sinh Học sinh lắng nghe cô giáo kể chuyện và theo dõi vào tranh trong truyện Rùa và Thỏ. Ngày chủ nhật mẹ dắt Bo đi dạo phố. Đến ngả tư, Bo chỉ vào đèn tín hiệu hỏi : -Mẹ ơi sao cây đèn kia lại có tới ba màu hả mẹ? - À! Đó là đèn tín hiệu giao thông đó con .Đèn có ba màu khác nhau màu xanh, màu đỏ và màu vàng - Ồ! Mẹ ơi sao tất cả xe đang chạy bổng dưng dừng lại hết vậy mẹ ? Bo thắc mắc kêu lên Mẹ mỉm cười giải thích : Khi đèn đỏ bật sáng thì tất cả người và xe phải dừng lại, nhường đường cho xe phía có đèn xanh đi con ạ, khi đèn xanh bật sáng thì xe mới được chạy kia kìa con thấy chưa ? Dạ, con thấy rồi mẹ! Bo lẩm bẩm: đèn đỏ bật sáng thì xe dừng, đèn xanh bật sáng thì xe chạy nhưng còn đèn màu vàng cháy khi nào và để làm gì hở mẹ ? - Mẹ phì cười nói:- đèn vàng sẽ bật sáng là thay đổi tín hiệu để cho người lái xe biết giảm tốc độ từ từ dừng lại và đèn đỏ sẽ bật sáng lên . - Bo: - Nhưng nếu đèn đỏ bật sáng mà xe vẫn cứ chạy thì sao ạ? - Mẹ: - Nếu vậy thì rất dễ gây ra tai nạn mà còn làm ùn tắt giao thông.Con hiểu không ? - Bo : dạ con biết rồi mẹ ạ !.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Sau khi kể xong, GV chọn 1 HS phân vai con, GV trong vai mẹ rồi đọc chuyện lại một lần nữa . Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện : GV nêu câu hỏi. Hs trả lời câu hỏi. - Bo nhìn thấy đèn tín hiệu điều khiển giao - Bo nhìn thấy đèn tín hiệu điều thông ở đâu ? khiển giao thông ở ngả tư - Đèn tín hiệu điều khiển giao thông có mấy - Có ba màu, gồm màu đỏ, xanh, màu? Là những màu nào ? vàng - Mẹ nói khi gặp đèn đỏ bật sáng thì xe và người phải làm gì ? - Đều phải dừng lại cho xe bên - Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đèn đỏ bật sáng đường kia đi. mà xe cộ cứ vượt qua ?. - Nếu đèn đỏ bật sáng mà xe cộ cứ vượt qua sẽ dễ gây ra tai nạn GV tổ chức trò chơi sắm vai cho HS thảo mà còn làm ùn tắt giao thông. luận chọn bạn phân vai trong câu chuyện trên Cho 2 nhóm lên đóng vai Cho HS nhận xét các bạn đóng vai của 2 nhóm : - diễn xuất tốt , nội dung đầy đủ GV kết luận: Qua câu chuyện trên các em thấy ở ngã tư thường có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, đèn tín hiệu điều khiển giao thông có màu: đỏ, vàng xanh. Khi đèn đỏ bật sáng thì người và xe phải dừng lại. Đèn xanh bật sáng đựơc phép đi , đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu xe phải dừng lại trước vạch đường. Ngoài ra, còn có loại đèn tín hiệu dành cho người đi bộ ( giữa đèn có hình người đi bộ ) Cho HS xem tranh đèn tín hiệu Hoạt động 2 : ( 7 phút) dành cho người đi bộ ( giữa đèn Mở đĩa hình “Pokemon cùng em học an có hình người đi bộ ) toàn giao thông ” . GV cho HS thảo luận nhóm đôi kể lại lời hội thoại của Meoth và Pekachu. HS xem nội dung của băng.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> GV kết luận: Khi đi đến ngả tư các giao lộ hình có đèn tín hiệu điều khiển giao thông ta cần phải tuân thủ để giữ an toàn cho bản thân và HS lắng nghe và nhận xét lời người khác hội thoại của Meoth và Pekachu Hoạt động 3 : ( 4 phút) Trò chơi kiến thức: dùng thẻ nêu ý kiến đúng sai .GV nêu câu hỏi :. HS lập lại. - Ngả tư các giao lộ có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, đúng hay sai ?. HS lắng nghe và dùng thẻ giơ - Đèn xanh bật sáng tất cả xe và người được lên để nêu ý kiến đúng sai của từng câu hỏi lưu thông ,đúng hay sai ? - Đèn đỏ bật sáng tất cả xe và người được Hs giơ thẻ xanh tượng trưng cho ý đúng lưu thông, đúng hay sai ? Nếu có HS nào giơ thẻ ngược lại đáp án thì Hs giơ thẻ xanh tượng trưng GV nêu thêm câu: Vì sao em chọn như thế? cho ý đúng Gv nhận xét góp ý . Trò chơi vận động :. Hs giơ thẻ đỏ tượng trưng cho ý sai. Trò chơi “đèn xanh đèn đỏ " GV hướng dẫn phổ biến luật chơi :. Hs giải thích. Gv đưa tín hiệu đèn xanh đỏ bằng bìa giấy màu , tùy theo màu mà HS thực hiện động tác chạy xe bằng hai tay quay vòng tròn trước ngực . GV vừa hô khẩu lệnh : Tất cả chuẩn Hs tham gia chơi tập thể cả lớp bị- “xe đâu xe đâu ?” hoặc nhóm Gv hô tiếp : xe chạy GV đưa tín hiệu đèn màu xanh GV đưa tín hiệu đèn màu vàng đưa tín hiệu đèn màu đỏ. Hs trả lời : xe đây xe đây!. Trò chơi tiếp tục do GV điều khiển thay đổi Hs cho xe nổ máy bằng âm tín hiệu đèn để HS tham gia có phần hào thanh mồm hai tay quay tròn hứng..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Kết thúc cuộc chơi, GV nhận xét khen đội nào chơi tốt.GV kết luận: Chúng ta phải tuân theo tín hiệu đèn tín hiệu điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn tránh xảy ra tai nạn và không làm ùn tắc giao thông GV hướng dẫn HS đọc ghi nhớ ở SGK 4. Củng cố :Cho HS nhắc lại tựa bài học ngày hôm nay. GV hỏi: Em hãy kể thứ tự màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông trên đường phố ? Tuân thủ theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông để làm gì ? Giáo dục tư tưởng : Khi cùng cha mẹ đưa đi chơi hoặc đi học, tới ngả tư có tín hiệu đèn điều khiển giao thông em nhớ nhắc cha mẹ tuân thủ theo tín hiệu đèn điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác . 5. Dặn dò Nhận xét tiết học : Tuyên dương nhắc nhở. -Xe vẫn chạy -Xe chạy chậm -Xe dừng hẵn Nào nào dừng lại Đèn đỏ bật rồi . Chờ đèn xanh bật Mình cùng đi thôi ! - HS nhắc lại Hs trả lời kể theo thứ tự đèn đỏ, đèn vàng , đèn xanh Hs :Chúng ta phải tuân theo tín hiệu đèn tín hiệu điều khiển giao thông để đảm bảo an toàn tránh xảy ra tai nạn và không làm ùn tắc giao thông. Tương tự như vậy ở mỗi khối lớp giáo viên sẽ soạn giảng theo tài liệu “Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học” Do tác giả Lê Thanh nghị chủ biên do nhà xuất bản Giao thông vân tải phát hành đã được cấp phát đến nhà trường. Khi còn ở lứa tuổi tiểu học, HS rất dễ tiếp thu những kiến thức mới, việc giáo dục ATGT sớm sẽ tạo cho các em có thói quen từ nhỏ. Vậy nên, từ khi các em bước vào cấp tiểu học đã được làm quen với những bài học về vấn đề này. Việc giáo dục không chỉ là những lời giáo điều khô cứng theo sách vở, mà thầy cô cần phải vận dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau. (2) Kết hợp với đoàn thể trong và ngoài nhà trường a) Phối hợp với liên đội và mô hình cổng trường ATGT:.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Kết hợp với Liên đội nhà trường thành lập đội sao đỏ phụ trách theo dõi An toàn giao thông. Vào đầu các buổi học và lúc tan học đội sao đỏ theo dõi các hành vi vi phạm của các bạn. Các lỗi vi phạm xẽ được ban thi đua trừ điểm thi đua của lớp. Cá nhân bạn vi phạm được nhắc nhở để nhận ra lỗi của mình. Việc làm này hết sức có hiệu quả với các em. Bởi việc cá nhân học sinh mắc lỗi làm ảnh hưởng thi đua của lớp là bị các bạn trong lớp không đồng tình, các lỗi vị phạm ATGT bị ghi vào sổ cụ thể như: Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy; đi xe đạp không phanh; đi xe từ trong sân trường xuống đường; đạp xe trong sân trường; ... Ngoài ra chính các em còn phát hiện ra lỗi của bạn trên đường như phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang, buông tay khi đi xe đạp trên đường. Những lỗi có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông đều bị trừ điểm. Hết tuần học các em tổng hợp kết quả và tiết chào cờ tổng kết thi đua chuyên mục ATGT của đội Sao đỏ được các em rất quan tâm. Có học sinh trong trường khi bố đi đón đã không mang cho em mũ bảo hiểm mà em nhất quyết không lên xe vì sợ mất điểm thi đua của lớp vì vi phạm luật ATGT. Bản thân học sinh khi được giáo dục về luật các em chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện mô hình cổng trường ATGT Ngoài ra học sinh còn được nhà trường cho kí cam kết thực hiện ATGT vào đầu năm học. Vào những giờ ra chơi các em được nghe băng đĩa: Thông điệp về ATGT, đội tuyên truyền măng non của trường đọc bào, tin bài tuyên truyền ATGT cho các em. b) Phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương Thông qua buổi học phụ huynh đầu năm học giáo viên có thể cho phụ huynh kí cam kết thực hiên tốt ATGT cho học sinh. Tuyên truyền vận động để phụ huynh hiểu tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ chính làm làm đúng pháp luật. Trước khi có Nghị định 171, trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Thì trên địa bàn xã Vĩnh Kiên việc đưa đón trẻ đến trường không có mũ bảo hiểm diễn ra hầu khắp trừ con em các đồng chí giáo viên. Việc cho rằng đi ngay trong làng cần gì phải đổi mũ bảo hiểm là suy nghĩ của đại bội phận người dân. Nhiều em bị trừ điểm thi đua đã khóc và bảo: “Bố mẹ em không mua cho” Việc mua mũ bảo hiểm cho trẻ theo yêu cầu của con đã có nhưng chưa đồng bộ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Sau khi có nghị định 171. Công an xã đã tiến hành tuyên truyền nhắc nhở tại các trường học. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, tập trung vào khu vực xung quanh trường học, sau đó duy trì theo kế hoạch tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm, trật tự an toàn giao thông. Những trường hợp vi phạm lại được giáo viên nhắc nhở tới từng phụ huynh và học sinh vi phạm. Sau khi được tuyên truyền nhắc nhở và nói rõ nguyện vọng của học sinh là muốn tuân thủ pháp luật. Các bậc phụ huynh rất áy náy và nhanh chóng sửa sai. Nếu không sẽ bị chính con mình nhắc nhở. (3) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến học sinh: Để thực hiện tốt việc giáo dục ATGT cho học sinh trước tiên giáo viên phải là người thực hiện tốt nội quy, quy định của luật. Đúng như vậy toàn bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều chấp hành đúng luật giao thông. Trong năm học không có đồng chí nào vi phạm luật, không có đồng chí nào bị tai nạn giao thông. Chính điều đó là điều kiện tốt cho công tác tuyên truyền. a) Tuyên truền về phòng trách tai nạn đuối nước: Ngoài những nội dung theo chường trình giáo viên cần giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho các em. Địa bàn của xã có tiếp giáp với hồ Thác Bà và sông chảy. Hằng năm đều có tai nạn đuối nước sảy ra. Rất may được giáo dục tốt nên không có học sinh nào say ra tai nạn. Nhưng không vì thế mà công tác giáo dục học sinh lơ là. Giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh khi đi tắm sông hay tập bơi phải có người lớn đi cùng. Không biết bơi phải mặc áo phao đúng cách. Tuyên truyền động viên phụ huynh nên cho con em tập bơi và học bơi đúng cách. Khi đi qua sông suối vào mùa lũ phải có người lớn đưa sang. Một số lưu ý khi đi thuyền bè.....

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Phụ huynh dạy trẻ tập bơi b) Tuyên tryền chấp hành quy định luật giao thông đường bộ. Ngay từ những tuần đầu năm học giáo viên hướng dẫn và tuyên truyền các em tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường trong buổi đầu tập chung như sau: NỘI DUNG TUYỀN TRUYỀN Đi bộ an toàn Những điều cần biết khi đi bộ trên đường - đi bộ an toàn + Tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ: Đi sát mép đường về phía tay phải, đi đúng phần đường dành cho người đi bộ + Nắm vững cách qua đường an toàn ở địa phương nơi không có điều kiện an toàn (không có vạch kẻ đường, không có đèn tín hiệu, nơi ngã ba, ...) + Nhận thức được những hành vi đi bộ qua đường không an toàn (đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy, qua đường ở gần phía trước hoặc sau xe ô tô đang đỗ ...).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> + Nguyên tắc đi bộ an toàn vào ban đêm (tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ đối với người đi bộ nêu tại Điều 32 Luật Giao thông đường bộ năm 2008; nên mặc đồ phát sáng. Dừng lại bên đường, quan sát hai bên đường, lắng nghe tiếng động cơ ô tô, xe máy cẩn thận. + Giơ tay ra hiệu xin qua đường và chọn thời điểm thích hợp ( có ít xe qua lại), nhìn bên trái tránh phương tiện cơ giới từ chiều bên trái tới, đi thẳng, đến giữa đường quay sang nhìn bên phải tránh phương tiện cơ giới từ bên phải tới. Không được qua đường nơi tầm nhìn bị che khuất. Không được qua đường ở gần phía trước và phía sau ô tô đang đỗ. + Điều khiển xe đạp tránh va chạm đối đầu: Cách phòng tránh: Khi phía trước có phương tiện đi ngược chiều lấn đường thì nhanh chóng giảm tốc độ, đi sát vào lề đường bên phải. Khi phía trước có phương tiện đi ngược chiều với tốc độ cao và lấn đường thì phải nhanh chóng dừng xe và đỗ sát vào lề đường bên phải. Đợi đến khi an toàn thì đi tiếp. + Điều khiển xe đạp tránh va chạm cùng chiều: Cách phòng tránh: Khi phía trước có phương tiện cùng chiều đi chậm, học sinh bấm chuông xin vượt, khi thấy an toàn thì nhanh chóng vượt về bên trái phương tiện đó. Khi vượt qua phương tiện này với khoảng cách an toàn ( ít nhất là 10m) học sinh điều khiển xe về bên phải và tiếp tục đi đúng làn đường quy định cho xe thô sơ. Nhưng học sinh cần phải thận trọng khi điều khiển xe đạp vượt qua các phương tiện khác như xe đạp, xe gắn máy, xe thô sơ. Khi phía sau có phương tiện đi cùng chiều xin vượt, qua tiếng động cơ, tiếng còi hoặc ánh đèn pha thì học sinh bình tĩnh đi đúng làn đường quy định, có thể đi chậm lại và ra hiệu lệnh bằng tay yêu cầu vượt ở bên trái xe đạp của mình. Khi phía trước có phương tiện đi cùng chiều với tốc độ cao và lấn đường thì học sinh phỉa đi chậm lại hoặc dừng xe lại và đỗ sát vào lề đường bên phải. Đợi đến khi an toàn rồi hãy đi tiếp..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Điều khiển xe đạp khi chuyển hướng Cách phòng tránh: Trước khi chuyển hướng ( rẽ phải, rẽ trái), học sinh phải đi chậm, giơ tay báo hiệu xin đường và chú ý quan sát các phương tiện đang đi. Chỉ chuyển hướng khi thấy an toàn. c) Tuyên truyển bảo vệ và vệ sinh đường làng ngõ xóm Việc bảo vệ và vệ sinh đường làng ngõ xóm cũng chính thực hiện văn hóa của người Việt Nam; Không làm hỏng biển báo trên đường, không phá gương cầu, không đổ rác ra đường, không làm đổ cọc tiêu, Chính các em cũng tuyên truyền đến người thân của mình cùng thực hiện. Ngoài ra cho các em đề xuất ý kiến về bảo vệ giữ gìn đường quê mình. Từ những việc là tưởng như nhỏ bé những giao viên đã giúp cho học sinh mình những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông an toàn. Làm tốt công tác tuyên truyền trong trường học là xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xá hội. (4) Tổ chức thi An toàn giao thông: Trong năm học được sụ đồng thuận của ban giám hiệu nhà trường của tổ chuyên môn tôi đã tổ chức thành công hội thi : An toàn giao thông cho học sinh trong trường. Hội thi được thực hiện ở cả 5 khối lớp. Dưới hình thức trắc nghiệm. Sau nội dung giáo dục ATGT học sinh được tham gia thi các em rất hào hứng tham gia. Câu hỏi khảo sát ở khối 1 1. Khi đi bộ ở đường làng em phải đi ở đâu : a) lề đường. b) vỉa hè. c) lòng đường. 2. Trong truyện pokemon muốn qua đường em phải nắm tay người lớn và … a) đi trên vạch trắng dành cho người đi bộ b) đi trên vỉa hè. c) đúng lại. d) đi trên vạch phân cách. 3. Chơi đá bóng ở gần đường dể gây ra : a) rất vui. b) rất thích c) tai nạn cho mình và người khác. d) rất sợ. 4. Dải phân cách là nơi để: a) ngăn hai dòng xe b)trèo lên chơi. c) để ngồi chơi d) để cho đẹp.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 5. Tại sao em không được chơi gần ao hồ ? a) Có nguy cơ bị ngã và say ra tai nạn đuối nước b) rất nguy hiểm. c) cả hai ý trên. Một số câu hỏi khảo sát ở khối 2 1. Đường không có vỉa hè người và xe đi lại không có trật tự là: a) đường không an toàn. b) đường sạch đẹp. c) đường hai chiều. d) đường một chiều. 2. Muốn đảm bảo an toàn em không được : a) Đi tắm sông một mình.. b) Rủ bạn khác cùng đi tập bơi. c) Mặc áo phao rồi tự đi tập bơi. d) Nhờ bố mẹ đưa đi tập bơi. 3. Các biển báo giao thông thường đặt ở đâu ? a) lòng đường. b) trên vỉa hè. c)bên trái đường. d) bên phải đường. 4. Ở đường không có vỉa hè em cần phải đi ở đâu? a) đi sát mép đường bên lề phải b) đi sát mép đường bên lề trái c) đi không sát mép đường. d) đi dưới lòng đường. 5. Xe cứu thương, xe cứu hỏa ,xe cảnh sát … là xe được: a) xe chạy tốc độ nhiệm vụ. b) xe chở khách c. được quyền ưu tiên trong khi làm. d) không được quyền ưu tiên trong khi làm nhiệm vụ Một số câu hỏi dùng để khảo sát khối 3 1. Biển báo sự nguy hiểm thường có hình: a. hình tam giác viền màu đỏ,nền vàng, hình vẽ màu đen b. hình vuông viền màu đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen c. hình tam giác viền màu trắng, nền vàng, hình vẽ màu đen d. hình tam giác viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen 2. Thực hiện luật giao thông đường bộ là bảo đảm an toàn cho : a. bản thân. b. gia đình. 3. Khi đi thuyền,ta phải :. c xã hội. d.ý a và b đều đúng.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> a. mặc áo phao;. b. Đội mũ bảo hiểm. 4. Khi đi ô tô, xe buýt phải thực hiện an toàn ra sao ? a. chờ xe dừng hẳn mới lên. b. lên xe từng người khôngchen lấn xô đẩy. c. bám chắc chắn, không đùa nghịch. d. tất cả ý trên đều đúng. 5. Những hành vi sai của trẻ em khi đi gắn máy : a. Lên xe phía bên trái. b. Ngồi trên xe bám chắc vào người lái xe. c. Đội mũ bảo hiểm đúng, di dép giày có cài khóa d. Ngồi không yên, vung vẩy tay chân Một số câu hỏi dùng để khảo sát khối 4 và 5 : Câu 1: Chiếc xe đạp có kích cỡ vành phù hợp với học sinh tiểu học là: a. 650 mm b.. Lớn hơn 650 mm. c. Bé hơn 650 mm. Câu 2: Tín hiệu đèn điều khiển người đi bộ có màu gì thì người đi bộ được sang đường ? a. Màu xanh. b. Màu vàng. c. Màu đỏ. Câu 3:Các xe sau đây xe nào được ưu tiên khi đi trên đường? a) xe chữa cháy. b/ xe cứu thương. c/ Cả 2 phương án trên. Câu 4: Biển báo nguy hiểm có dạng hình gì? a/ hình tròn. b/ hình tam giác. c/ Hình chữ nhật. Câu 5: Các biển báo hiệu giao thông đường thủy dưới đây, biển nào là biển chỉ dẫn được phép đậu? (đưa ra mô hình) Câu 6: Những ai phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, an toàn giao thông ? a.Những người từ 18 tuổi trở lên.b.Tất cả mọi người trừ người già. c.Tất cả mọi người tham gia giao thông Câu 7: Người tham gia giao thông phải đi như thế nào để đảm bảo đúng luật giao thông ? a. Đi bên phải đường, đi đúng phần đường của mình b.Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. *c.Cả 2 phương án trên.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 8:Khi đi bộ trên đường không có vỉa hè em phải đi như thế nào để đúng luật giao thông? a. Sát lề bên trái.. b.Giữa lòng đường. *c.Sát lề bên phải. Câu 9: Khi Cảnh sát giao thông giơ tay như trong ảnh thì người và xe đi phía trước mặt và sau lưng cảnh sát giao thông phải làm gì? a. dừng lại. b.được đi. c.rẽ phải. Câu 10: Có mấy nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ? a. 5. b.6. c.7. ( Đáp án là những câu đúng được gạch dưới ) Ngoài những câu hỏi trắc nghiệm giáo viên nêu những câu hỏi tình huống để các em trình bày quan điểm của mình như: 1. Khi đi xe đạp trên đường, muốn rẽ trái, người đi xe đạp phải đi như thế nào ? Đáp án: Cho xe chạy chậm lại, quan sát xe, giơ tay xin đường. 2: Đội mũ bảo hiểm an toàn khi nào? Đáp án: Mũ vừa cân đối trên đầu, cài khóa an toàn 3:Vật được sơn màu trắng, đầu trên màu đỏ, cắm ở mép các đoạn đường nguy hiểm, để người lái xe biết phạm vi an toàn của đường. Vật đó gọi là gì ? Đáp án: Cọc tiêu 4: Nơi không có tín hiệu đèn giao thông. Khi qua đường cần chú ý điều gì? Đáp án: Quan sát kĩ hai đầu đường , nếu không có xe lưu thông mới được qua. 5:Vạch kẻ đường dùng để làm gì ? Đáp án: Phân chia làn đường, làn xe, hướng đi, vị trí dừng lại. 6: Khi đi xe đạp trên đường, đi thế nào là an toàn? Đáp án: Đi vào làn đường dành riêng cho xe thô sơ, không đi hàng hai hàng ba, không trêu đùa khi đi. Tổng kết hội thi có trao giải, khen thưởng. Ngoài ra các em còn thi vẽ tranh chủ đề An toàn giao thông. Thông qua hội thi nhằm giúp các em học sinh nâng cao hơn nữa kiến thức về ATGT, qua đó để các em áp dụng vào thực tế cuộc sống khi tham gia giao thông; khuyến khích các thầy.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> cô giáo phát huy tính sáng tạo trong các bài giảng về ATGT nhằm mang lại sự hứng thú trong học tập cho các em cũng như mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác giáo dục ATGT tại nhà trường. 2.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến trên đã được áp dụng và triển khai trong đơn vị trường Tiểu học Vĩnh Kiên. Năm học 2014 – 2015 tôi được phân công làm tổng phụ trách đội. Bên cạnh đó tôi được chuyên môn nhà trường sắp xếp cho dạy một số tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp và chuyên đề giáo dục An toàn giao thông cho học sinh. Dựa vào nội dung môn học và đặc thù của trường tôi đã bán sát chương trình lên kế hoạch. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu kế hoạch giáo dục của tôi đã được áp dụng vào thực tế. Sáng kiến được bạn bè đồng nghiệm trong nhà trường ủng hộ hưởng ứng và nhất trí cùng nhau thực hiện trong toàn trường. 2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến Phạm vi áp dụng sáng kiến trong các nhà trường tiểu học trong huyện. Đặc biệt là học sinh nông thôn. Đối tượng áp dụng cho một số trường tiểu học ở hạ huyện Yên Bình Khu vụ Thác Bà. 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: Ngoài nội dung học theo chường trình, sáng kiến của tôi đưa ra là thuyên truyền, đánh giá thi đua của các lớp, tổ chức ngoại khóa như tuyên truyền, thi tìm hiểu kiến thức, thi vẽ tranh, ... sau một năm áp dụng sáng kiến vào thực tế. Học sinh có nhận thức vượt trội hơn về kiến thức ATGT. Đặc biệt qua hội thi học sinh tự tìm hiểu để mơ rộng hiểu biết về những quy định của luật Giao thông lên rất nhiều. Các em biết những kĩ năng cần thiết cho minh không chỉ gói gọn là những kiến thức trong sách vở nữa. Kết quả cụ thể: Trong năm học 2014 – 2015 toàn trường không có học sinh vi phạm nề nếp và luật giao thông. Không có học sinh bị tai nạn giao thông về cả đường thủy và đường bộ. Kết quả thi kiến thức về ATGT đã có giải thưởng trao cho học sinh của cả 5 khối lớp..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Kết quả đánh giá trước khi áp dung sáng kiến: 30% học sinh biết được các biển báo giao thông trong nhóm biển báo thông dụng.. 50% học sinh biết những luật lệ cơ bản về an toàn giao thông. 40% học sinh tự tin khi tham gia giao thông đến trường. 70% học sinh không vi phạm luật ATGT. 80% học sinh biết phân loại các phương tiện giao thông. Kết quả đành giá sau khi áp dụng sáng kiến: 100% học sinh biết được các biển báo giao thông trong nhóm biển báo thông dụng. 100% học sinh đạt mức hoàn thành trở lên theo mục tiêu đề ra.. 100% học sinh biết những luật lệ cơ bản về an toàn giao thông. 100% học sinh tự tin khi tham gia giao thông đến trường. 100% học sinh không vi phạm luật ATGT. 100% học sinh biết phân loại các phương tiện giao thông.. Ảnh minh họa: Vui đến trường.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Ảnh minh họa Phụ huynh đón con đi học về. Ảnh minh họa phụ huynh dạy con tập bơi trên bãi tăm sông Chảy. 2.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. Sáng kiến được áp dụng trong nhà trường tiểu học Vĩnh Kiên đã được sự nhất trí và phối hợp của ban giám hiệu. Sự hợp tác thực hiện của toàn thể giáo viên. Như vậy sáng kiến được áp dụng và giảng dạy trên đối tượng học sinh trong trường.. CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. Công tác tuyên truyền, giáo dục về ATGT và về Văn hóa trong giao thông được nhà trường tổ chức thực hiện nghiêm túc và có chất lượng. Các bậc cha mẹ học sinh cũng đã được nhà trường phổ biến, tuyên truyền về Luật Giao thông đường bộ, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc đảm bảo TTATGT như tham gia đưa đón con em có trật tự, cho con em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, lựa chọn mũ bảo hiểm có chất lượng … Nhà trường tích cực tham gia các hoạt động phong trào, hội thi về ATGT xây dựng “Góc tuyên truyền về an toàn giao thông” đa dạng, phong phú. Tình hình TTATGT trong năm học 2014 - 2015 đặc biệt trong tuần lễ trước và sau khai giảng được đảm bảo tốt. Không có trường hợp giáo viên, học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông. Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” và các hoạt động giáo dục ATGT trong trường học tuy bước đầu phát huy tác dụng, nhưng để mô hình thực sự có ý nghĩa và việc chấp hành các quy định về ATGT trở thành thói quen trong mỗi.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> người thì ngoài những hoạt động tích cực của đội cờ đỏ, mỗi thầy cô và các em học sinh cần tự giác nâng cao ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông. Học sinh có điều kiện hiểu thêm về các qui định bảo đảm ATGT, tổ chức cho học sinh xem những hình ảnh về các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao thông sẽ có sức tác động mạnh mẽ hơn tới nhận thức của các em. Từ đó hình thành ý thức chấp hành tốt luật giao thông cho học sinh ngay từ khi cắp sách tới trường. Giáo dục ngay từ nhỏ cho các em sẽ giúp thế hệ trẻ trong tương lai biết sống và làm việc theo pháp luật, vì lợi ích chung cả cộng đồng. 1. Kết luận: - Để thực hiện tốt được công tác giáo giục ATGT cho học sinh cần thực hiện tốt công tác giảng dạy các kiến thức cơ bản về luật giao thông. - Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như tập thể sư phạm. Phụ huynh học sinh, công an xã, công an giao thông,... - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đặc biệt là chường trình phát thanh của liên đội, thông điệp về ATGT, băngzôn, khẩu hiệu. - Tổ chức các hội thi nhằm củng cố, nâng cao và bổ sung kiến thức cho trẻ. - Sáng kiến của tôi được bạn bè ban giám hiệu và đồng nghiệp nhiệt tình hưởng ứng và đánh gia cao. 2. Kiến nghị: - Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ cho cán bộ, giáo viên. - Cung cấp đủ các tài liệu, đồ dùng dạy học, hổ trợ các thiết bị thông tin công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất để đủ phục vụ việc dạy và học - Tổ chức các phong trào thi đua và triển lãm tranh về ATGT Thác Bà, ngày 10 tháng 9 năm 2015 Người viết sáng kiến. Phạm Thị Hương Thơm.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> MỤC LỤC PHẦN 1: THÔNG TIN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN......................................................1 PHẦN 2: NỘI DUNG SÁNG KIẾN.........................................................................2 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG............................................................2 1. Khái quát đặc điểm tình hình cơ quan, đơn vị...............................................2 2. Lý do chọn sáng kiến.....................................................................................2 3. Nêu mục đích của sáng kiến...........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu viết sáng kiến........................................................5 5. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý liên quan đến sáng kiến......................5 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG.....................................................................................6 1. Thực trạng của sáng kiến...............................................................................6 1.1. Thực trạng giao thông ở địa phương:..........................................................6 1.2. Thực trạng của học sinh:.............................................................................6 1.3. Thực trạng của giáo viên:............................................................................8 1.4. Quan điểm của bản thân trước thực trang:..................................................8 2. Nội dung sáng kiến........................................................................................9 2.1. Giải quyết vấn đề..........................................................................................9 (1) Lồng ghép nội dung bài học theo quy định:...................................................9 (2) Kết hợp với đoàn thể trong và ngoài nhà trường..........................................15.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> (3) Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến học sinh:........................................16 (4) Tổ chức thi An toàn giao thông:...................................................................19 2.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến:..............................................................23 2.3. Phạm vi, đối tượng áp dụng của sáng kiến...............................................24 2.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:.....................................24 2.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.......................25 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................26 1. Kết luận:.......................................................................................................26 2. Kiến nghị:.....................................................................................................27. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Thứ tự. Nội dung viết tắt. Chữ viết tắt. 1. Giáo viên. GV. 2. Học sinh. HS. 3. An toàn giao thông. ATGT. 4. Cảnh sát giao thông. CSGT. 5. Tai nạn giao thông. TNGT. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Thứ tự. Tài liệu tham khảo. 1. Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học ( Tài liêu dành cho học sinh) Tác giả Lê Thanh Nghị Nhà xuất bản giao thông vận tải. 2. Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng an toàn giao thông cho học sinh Tiểu học ( Tài liêu dành cho giáo viên) Tác giả Lê Thanh Nghị Nhà xuất bản giao thông vận tải. 3. Truyện tranh Rùa và Thỏ. Cùng em học An toàn giao thông của ủy.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> ban an toàn giao thông quốc gia bộ giáo dục và Đào tạo quỹ Toyota Việt Nam Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 4. Đĩa Toyota cùng em học an toàn giao thông. 5. Báo giao thông XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG. ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HĐSK HUYỆN YÊN BÌNH ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...............................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

×