SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
HỌC SINH LỚP 4 ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
HỌ VÀ TÊN: LÊ THỊ XUÂN HUỆ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng vơi sự phát triển của đất nước đó sự là tăng trưởng kinh tế
và những mục tiêu phát triển xã hội mà chính phủ đặt ra, nhu cầu về
giao thông cũng đang đựơc gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các
loại phương tiện giao thông ở đường bộ, đường không, đường thuỷ. . .
phát triển không ngừng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Chính vì
vậy mà vào thời điểm này tai nạn giao thông và những bức xúc về
giao thông lại đang gây những sức ép nặng nề lên xã hội. Thống kê
cho thấy hơn 90% số vụ tai nạn có nguyên nhân là người điều khiển
phương tiện vi phạm luật giao thông. Vì vậy nhiệm vụ cấp thiết đặt ra
đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến
thức và ý thức tuân thủ luật giao thông, có cách xử sự văn minh khi
tham gia giao thông. Đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về giáo dục an
toàn giao thông cũng nằm trong những mục tiêu chung ở trên. Thực
hiện chỉ thò củaThủ tướng Chính phủ, uỷ ban an toàn giao thông quốc
gia đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung giáo dục về
trật tự an toàn giao thông vào dạy ở các trường tiểu học từ năm học
1998 - 1999. Hiện nay trường tiểu học Kiên lương 1 đã thực hiện dạy
an toàn giao thông trong năm học này (2004-2005). Cùng với những
thông tin về an toàn giao thông thì việc giáo dục an toàn giao thông
cho các em học sinh tiểu học là một việc thiết thực và có thể thực hiện
được. Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học là một nội
dung giáo dục tuy có vẻ đơn giản nhưng lại rất khó vì không chỉ dạy
cho học sinh thuộc lòng những điều luật quy đònh mà phải làm cho các
em hiểu, nhớ và quan trọng hơn cả là có hành vi đúng khi tham gia
giao thông. Theo như tình hình cụ thể hiện nay học sinh tiểu học nói
chung, học sinh lớp 4 nói riêng được cha mẹ cho đi học bằng xe đạp
đến trường rất nhiều, nhưng hầu hết các em còn chưa nắm được trước
khi ra đường cần một chiếc xe như thế nào là an toàn và khi đi ngoài
đường cần thực hiện những quy đònh nào, cụ thể là luật giao thông
đường bộ đối với người đi xe đạp, như thế sẽ rất dễ xảy ra tai nạn.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài : “HỌC SINH LỚP 4 ĐI XE
ĐẠP AN TOÀN”.
II. NHỮNG THUẬN LI VÀ KHÓ KHĂN
1. THUẬN LI
• Các con đường từ nhà các em đến trường không quá xa và
cũng tương đối dễ đi, không quá đông người đi lại, không
phải qua các ngã tư nhiều.
• Nhiều học sinh được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường
• Bản thân tôi đã đựơc đi tập huấn về giáo dục an toàn giao
thông cho học sinh tiểu học.
2. KHÓ KHĂN
• Phụ huynh học sinh cho các em đi xe đạp chưa đúng quy
đònh và phù hợp với lứa tuổi các em lớp 4 ( 9-10 tuổi)
• Các em học sinh khi đi xe đạp chưa nắm được những quy
đònh dành cho người đi xe đạp
• Là một môn học còn mới và tài liệu về giảng dạy an toàn
giao thông còn hạn chế nên không ít giáo viên còn lúng
túng khi tổ chức các hình thức hoạt động dạy an toàn giao
thông cho học sinh tiểu học.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
1. NHẬN XÉT VỀ CHƯƠNG TRÌNH, MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG GIÁO
DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH LỚP 4
1.1.Nhận xét về chương trình dạy an toàn giao thông cho học sinh
lớp 4 ở trường tiểu học Kiên Lương 1
Cả năm có 6 bài, học kì I có 3 bài, học kì II có 3 bài, cụ thể ở
các tuần:
• TUẦN 6: Bài 1- Biển báo hiệu giao thông đường bộ.
• TUẦN 10: Bài 2 - Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn.
• TUẦN 14: Bài 3 - Đi xe đạp an toàn.
• TUẦN 18: Bài 4 - Lựa chọn đường đi an toàn.
• TUẦN 22: Bài 5 - Giao thông đường thuỷ và phương tiện giao
thông đường thuỷ.
• TUẦN 26: Bài 6 - An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông
công cộng.
1.2.Mục đích của giáo dục an toàn giao thông:
Muốn dạy tốt về an toàn giao thông cho các em học sinh lớp
4, người giáo viên phải nắm được mục đích của giáo dục an toàn
giao thông là:
• Làm cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những quy
đònh cơ bản trong luật giao thông đường bộ, cụ thể là đi xe
đạp an toàn để phòng, tránh tai nạn giao thông, bảo đảm an
toàn tính mạng và giữ gìn trật tự xã hội.
• Dạy cho các em biết đi xe đạp đúng quy đònh, phù hợp với
lứa tuổi và có một số kó năng cơ bản khi đi xe đạp, hình thành
thói quen chấp hành luật giao thông.
• Hướng dẫn học sinh biết phòng tránh tai nạn giao thông khi đi
xe đạp có những tình huống phức tạp.
1.3.Nội dung của giáo dục an toàn giao thông:
• Bám sát vào luật giao thông đường bộ. Truyền thụ cho học
sinh những hiểu biết có tính phổ biến, một cách dễ hiểu, dễ
nhớ phù hợp với nhận thức của trẻ.
• Lấy việc hình thành kó năng, hành vi đúng làm cơ bản.
• Dạy từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.
2. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN
2.1.Giải pháp 1:
2.1.1. Đối với phụ huynh học sinh:
Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì
xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương
tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi học sinh lớp 4 một số
các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được
cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn
chưa đúng quy đònh và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy
rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được
xuống đất khi xe quá cao. Tôi đã thống kê các trường hợp này
ngay từ đầu năm học cụ thể như sau:
• Tổng số học sinh trong lớp 4/6: 42 em
• Tổng số các em đi xe đạp: 15 em
• Tổng số các em đi xe đạp đúng quy đònh (vành cỡ nhỏ
hơn 650 mm), phù hợp với lứa tuổi: 5 em chiếm 33%.
• Tổng số các em nắm được những quy đònh đối với
người đi xe đạp( còn chưa đầy đủ) là 4 em trong tổng
số 15 em đi xe đạp, chiếm 26 %.
• Số còn lại các em đi xe đạp chưa đúng quy đònh dành
cho trẻ em và chưa nắm được những quy đònh dành cho
người đi xe đạp.
Với tình hình này tôi đã chủ trương lên kế hoạch thông tin
đến cho phụ huynh học sinh các thông số tiêu chuẩn về một
chiếc xe đạp an toàn và phù hợp với lứa tuổi của các em học
sinh lớp 4 ngay từ đầu năm để triển khai cho tất cả phụ huynh
học sinh trong lớp ở lần họp phụ huynh lần thứ nhất vào giữa
tháng 9 năm 2004, để cho phụ huynh hiểu được sự an toàn khi
cho các em đi xe đạp đến trường là một chiếc xe đạp phải còn
tốt, phù hợp với học sinh tiểu học. Những thông số này là do Uỷ
Ban An Toàn Giao Thông quy đònh, cụ thể như sau:
• Là xe của trẻ em: có vành(niềng) nhỏ (dưới 250 mm).
• Xe phải tốt: các ốc vít phải chặt, lắc xe không lung lay.
• Có đủ các bộ phận: phanh (thắng), đèn chiếu sáng, đèn
phản quang và phải còn tốt.
• Có đủ chắn bùn, chắn xích (trừ loại xe đòa hình).
• Lốp (vỏ) xe không mòn tránh trơn trượt.
• Khi ngồi lên xe phải chống chân được xuống đất.
Qua trao đổi nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng vì hoàn
cảnh gia đình nên các em vẫn có thể đi xe đượcủa người lớn như
các em vẫn thường đi đến trường. Vấn đề này được đặt ra tôi đã
giải thích để phụ huynh hiểu được nếu các em đi xe như vậy thì
thật không an toàn vì xe quá cao mà chân các em không chống
được xuống đất rất dễ xảy ra tai nạn và tôi có đề nghò như sau
để phụ huynh tự khắc phục: Các em vẫn có thể đi xe đạp của
người lớn nhưng phụ huynh cần:
• Nên sử dụng xe đạp là nữ.
• Hạ yên thấp xuống để các em khi ngồi lên xe có thể
chống chân xuống đất được.
• Hạ tay lái xuống thấp và phải là tay lái cong để các em
không phải nhoài người mới với được tay lái.
Với yêu cầu này được đa số phụ huynh tán thành nhất trí
nhất là với những gia đình phụ huynh còn khó khăn vì đảm bảo
an toàn tính mạng cho các em là quan trọng nhất. Vấn đề này tôi
còn trực tiếp nhờ ban chấp hành cha mẹ học sinh của lớp tuyên
truyền, vận động, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn khi cho
các em đi xe đạp chưa đúng quy đònh đến trường như em Kiệt,
em Giang, em Hoàng Anh, tiếp sau đó tôi liên lạc thường xuyên
với chi hội trưởng của lớp để nắm bắt tình hình.
2.1.2. Đối với học sinh:
Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua
bài học: Đi xe đạp an toàn. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi
đi xe đạp không đúng quy đònh nên các em chỉ được đi ra đường
với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi
đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở
đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em
đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn
cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Cụ thể khi dạy bài này ở phần thứ nhất (trước khi ra
đường) tôi cho các em ra ngoài sân trường ở phần thực hành về
chiếc xe đạp an toàn tôi chọn hai chiếc xe, một chiếc có đủ điều
kiện an toàn như đã nêu ở trên, một chiếc đã hỏng thắng (phanh)
các ốc lỏng lẻo, xe cao của người lớn cho các em lần lượt đi từng
chiếc một ở sân trường cho các em nhận xét. Tất cả các em đều
nhất trí rằng chiếc xe đã hỏng thắng (phanh), ốc lỏng lẻo cao thì
không thể dừng ngay được không thể chống chân xuống khi cần
thiết, như vậy các em không thể làm chủ được khi có tình huống
xảy ra trên đường đi.