Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.13 KB, 1 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>UBND HUYỆN LONG PHÚ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC. KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2012-2013 Khoá ngày 12/01/2013. (Đề thi chỉ có 01 trang). ĐỀ THI MÔN: HOÁ HỌC LỚP 9 (Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 4 điểm) 1/ Cho cùng một khối lượng các kim loại là Mg, Ca, Zn, Fe lần lượt vào dung dịch HCl dư thì thể tích khí H2 thoát ra từ kim loại nào là lớn nhất. 2/ Cho 4,6 gam Na vào trong nước, phản ứng xong cho thêm 500 ml dung dịch H2SO4 0,5M và một mẫu giấy quỳ vào dung dịch. Giấy quỳ đổi sang màu gì? Vì sao? Câu 2: ( 4 điểm) 1. Tìm công thức hóa học của một oxit của sắt biết phân tử khối là 160, tỉ số khối lượng: mFe 7 = mO 3 2/ Từ những hóa chất cho sẵn: KMnO4, Fe, dung dịch HCl và dung dịch CuSO4. Hãy viết các phương trình hóa học để điều chế các chất theo sơ đồ chuyển hóa sau: Cu CuOCu Câu 3: (4 điểm) Cho hỗn hợp PbO và Fe2O3 tác dụng với H2 ở nhiệt độ cao. Hỏi nếu thu được 52,6 gam hỗn hợp Pb và Fe, trong đó khối lượng Pb gấp 3,696 lần khối lượng Fe thì cần dùng tất cả là bao nhiêu lít khí H2 ( ở ĐKTC) Câu 4: ( 4 điểm) Chia hỗn hợp Cu và Al làm hai phần bằng nhau. Một phần cho vào HNO3 đặc, nguội thì có 8,96 lít khí màu nâu đỏ bay ra. Một phần cho vào dung dịch HCl thì có 6,72 lít khí không màu bay ra. Xác định thành phần % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ( thể tích các khí đo ở đktc). Câu 5: ( 4 điểm) 1. Cho 5 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaNO3, Na2CO3, AlCl3, HCl, NaOH. Chỉ được dùng thêm giấy quỳ hãy nhận biết từng dung dịch trên ( viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có). 2. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: B D A C E Biết rằng E là chất rắn không tan màu nâu đỏ Ghi chú : Thí sinh được sử dụng máy tính cá nhân và bảng HTTH các nguyên tố hóa học. Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm..
<span class='text_page_counter'>(2)</span>