Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THCK40

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.61 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON. . Ý TƯỞNG VỀ CÁCH TỔ CHỨC LỚP HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC Giáo viên. : TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA. Sinh viên thực hiện. : HOÀNG MINH TÂM. Lớp. : CAO ĐẲNG TIỂU HỌC C – K40. Năm học 2016 – 2017.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN Ý tưởng về cách tổ chức lớp học  1.Nội dung ý tưởng.  Theo cách tổ chức lớp học truyền thống các em HS sẽ ngồi 1 bàn dài, mỗi bàn sẽ có 4 đến 5 em HS và sẽ hướng lên bảng quan sát giáo viên giảng dạy. - Cách tổ chức lớp học này vô tình làm cho các em học sinh trở nên thụ động trong việc nghe giảng và tiếp thu bài học. Cách tổ chức lớp học theo kiểu truyền thống cũng khiến cho khả năng làm việc nhóm, trao đổi, góp ý, bàn luận về bài học bị hạn chế và không đạt hiệu quả cao. Vì khi làm bài tập theo nhóm các em HS mới bắt đầu di chuyển chỗ ngồi làm mất thời gian và lớp bị lộn xộn, trong thời gian làm bài tập thì chỉ có 1 vài HS khá giỏi làm bài là chủ yếu, các em HS khác ít hoặc không có đóng góp trong bài làm của nhóm. Và có nhiều HS có các ý kiến, chủ ý cá nhân nhưng không có cơ hội nêu lên trong lúc thảo luận nhóm. - Cách tổ chức lớp học theo kiểu truyền thống khiến học sinh không chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức vì tất cả đều được giáo viên truyền đạt lại chứ không trực tiếp nắm và hiểu được kiến thức. Theo cách tổ chức truyền thống này thì giáo viên là người làm việc chủ yếu truyền thụ kiến thức. - Theo các tổ chức lớp học truyền thống khiến giáo viên khó hoặc không thể lồng ghép các trò chơi như các trò thi đua giải bài cho tập nhanh, đúng làm cho lớp học không được sôi nổi, không gây được hứng thú HS..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> → Tuy nhiên, tổ chức lớp học theo kiểu truyền thống các HS có thể quan sát được toàn bộ bài dạy của giáo viên. Và như thế chỉ có giáo viên là người làm việc chính truyền đạt kiến thức thì thời gian cho 1 tiết dạy không cần quá nhiều.  Tổ chức lớp học theo kiểu mới : các em HS ngồi theo nhóm quay đầu vào nhau như kiểu ngồi bàn tròn. Ngồi như thế khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm sẽ không mất thời gian di chuyển, không gây lộn xộn lớp. HS có thể dễ dàng di chuyển để tham gia các trò chơi lồng ghép vào bài dạy. - Khi tổ chức làm việc nhóm HS sẽ suy nghĩ làm bài cá nhân trong khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ làm việc nhóm theo phát lệnh của giáo viên đứng lớp. Khi ngồi quay đầu theo bàn tròn như thế các HS có thể lần lượt ghi ý kiến cá nhân của mình để giải quyết 1 bài tập, 1 vấn đề hay 1 tình huống của giáo viên đưa ra vào ô của mình trên 1 tờ giấy thảo luận nhóm lớn. Sau khi đã ghi ý kiến cá nhân xong cả nhóm thảo luận lấy ý kiến đúng nhất và được nhiều người lựa chọn ghi vào ô thảo luận chung của nhóm. Khi làm như thế thì các HS ai cũng phải hoạt động, tự mình suy nghĩ cách giải quyết vấn đề và có thể nêu lên được ý kiến, suy nghĩ của cá nhân chứ không ỷ lại người khác. - Khi HS ngồi theo kiểu bàn tròn thì trong quá trình dạy có thể lồng ghép các trò chơi vào tiết học. Các trò chơi về thi đua giải bài tập nhanh, đúng theo nhóm sau khi đã cho thảo luận nhóm như 1 số trò chơi: đua giải bài tập tiếp sức, chạy nhanh theo số,.. hoặc các trò chơi đọc bài tiếp sức, nối tiếp câu, thi đua đọc hay đọc đúng…Góp phần làm giờ học thêm sôi nổi, tạo hứng thú học tập với HS. - Theo cách tổ chức này sau mỗi bài tập, mỗi vấn đề được giải quyết thì mỗi HS đều nắm được kiến thức mới học được mà chính bản thân học sinh đã vận dụng để giải quyết bài tập, vấn đề mà giáo viên đưa ra. Khi đã.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> tự mình nắm được kiến thức thì mỗi HS sẽ có thể đưa ra các câu hỏi phản biện với các nhóm khác như “tại sao lại…mà không phải là…?” hay “theo mình bài tập đó phải… tại sao bạn làm được như vậy? Bạn có thể giải thích cho mình hiểu không?”. Với cách tổ chức này đòi hỏi HS phải tập trung vào bài học, phải tự suy nghĩ, chủ động trong chiếm lĩnh kiến thức và phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp. - Theo cách tổ chức mới HS là người làm việc chính còn giáo viên là người hướng dẫn chỉ đường cho HS. → Tuy nhiên, khi tổ chức lớp học theo kiểu mới HS là người làm việc chính để tự chiếm lĩnh kiến thức, nếu quá bị gò bó về mặt thời gian của tiết học sẽ khiến tiết học đạt hiệu quả không cao và không mang lại kết quả như mong muốn.. 1. Các lưu ý – chuẩn bị. - Lưu ý: khi dạy theo cách tổ chức lớp học mới cần sắp xếp bàn cho HS ngồi sao cho các HS quay đầu vào với nhau để thực hiện thảo luận nhóm. Sắp xếp chỗ ngồi sao cho các thành viên trong nhóm ngồi nhưng vẫn có thể nhìn bảng thuận lợi. Phân bố thời gian suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm hợp lí không quá nhiều hoặc không quá ít thời gian. Các trò chơi phải phù hợp với các bài tập, vấn đề mà giáo viên đưa ra. - Chuẩn bị: chuẩn bị bài tập và mỗi trò chơi cho các bài tập, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết. + Chuẩn bị các vật dụng dùng cho thảo luận nhóm như giấy thảo luận nhóm có chia ô cho mỗi thành viên và ô lớn để thảo luận chung. Ví dụ: giấy thảo luận nhóm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ý kiến cá nhân. 1. 1 1. 1. ý kiến chung 1. 1.  HẾT .

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×