Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

200 cau trac nghiem nguyen ly thong ke hutech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.74 KB, 20 trang )


1) Trong các câu sau, câu nào đúng:
a. Số bình quân phản ánh mức độ đại diện cho tổng thể nghiên cứu.
b. Số bình quân là một lượng biến đại diện theo một tiêu thức nào đó của các lượng
biến khác nhau của các đơn vị trong tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại.
c. Số bình quân mang tính chất tổng hợp và khái quát cao.
d. b và c
2) Phân tích thống kê là:
a. Dựa vào mức độ của hiện tượng trong quá khứ nêu lên được bản chất cụ thể và
tính quy luật của hiện tượng.
b. Xử lý tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
c. Tập trung và hệ thống hóa nguồn tài liệu thu thập được qua điều tra.
d. Không có câu nào đúng.
3) Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào đặc trưng cho tổng thể?
a. Số bình quân. b. Phương sai.
c. Độ lệch chuẩn. d. Cả a, b và c.
4) Nghiên cứu các chỉ tiêu đo độ biến thiên cho thấy:
a. Độ phân tán của các lượng biến với số bình quân của chúng.
b. Đo độ đồng đều của tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu.
c. Đặc điểm phân phối của tổng thể theo tiêu thức nghiên cứu.
d. Cả a, b và c.
5) Câu nào dưới đây không đúng: Cần vận dụng kết hợp số bình quân chung và số bình
quân tổ vì:
a. Cho phép nghiên cứu cái chung và riêng một cách kết hợp.
b. Cho phép thấy được đặc trưng của từng tổ và của tổng thể.
c. Số bình quân chung phản ánh mức độ đại diện theo một tiêu thức nào đó của tổng
thể, số bình quân tổ phản ánh mức độ đại diện theo tiêu thức đó cho từng bộ phận
trong tổng thể, do vậy cần phải nghiên cứu kết hợp.
d. a, b và c.
6) Số bình quân nhân được dùng để tính:
a. Số bình quân của những lượng biến có quan hệ tổng.


b. Số bình quân của các số bình quân tổ.
c. Không điều nào ở trên là đúng.
d. a và b.
7) Nếu tính chỉ số không gian cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên hai thị trường A &
B, quyền số có thể là:
a. Giá bình quân của từng mặt hàng tính chung cho 2 thị trường.
b. Giá cố định, giá so sánh của từng mặt hàng do nhà nước quy định
c. Giá bình quân cho từng thị trường.
d. Cả b và c đều đúng.
8) Từ tháng 3/08 do nhu cầu công việc, công ty kí hợp đồng với một số công nhân. Tổng
số công nhân được kí hợp đồng tăng thêm 30% so với số công nhân trước đó. Cuối
năm, do khó khăn có một số công nhân phải tạm nghỉ việc. Số công nhân bây giờ
giảm 30% so với trước khi công ty gặp khó khăn. Anh (chị) có kết luận gì
a. Số công nhân có việc làm trong công ty bây giờ bằng đúng số người trong hợp
đồng trước 3/08.
b. Số công nhân trong công ty bây giờ nhiều hơn số công nhân trước 3/08.
c. Số công nhân trong công ty bây giờ ít hơn số công nhân trước 3/08.
d. Chưa thể kết luận được.

9) S
ố công nhân trong hợp đồng của một công ty ngày 01/02/05 là 300 công nhân. Do
yêu cầu công việc, ngày 1/3 có thêm 30 người nữa được kí hợp đồng. Cho đến hết
ngày 31/03/05 tình hình về công nhân không có gì thay đổi. Tổng số công nhân trong
3 tháng (1, 2 và 3) của công ty là (người):
a. 330 b. 630
c. Không tính được d. 615
10) Chiều cao bình quân của thanh niên VN là 170cm, độ lệch chuẩn là 10 cm, trong khi
trọng lượng bình quân là 60kg, độ lệch chuẩn là 5kg. Anh/ chị có kết luận gì:
a. Biến thiên về chiều cao và cân nặng của thanh niên VN là như nhau.
b. Chiều cao của nam biến thiên nhiều hơn biến thiên về cân nặng.

c. Biến thiên về chiều cao của thanh niên VN ít hơn biến thiên về cân nặng.
d. Chưa kết luận được gì.
11) Giá bán bình thường của 1 kg bột giặt là 10.000đ. Trong 1 đợt khuyến mãi, giá bán
được giảm 10%. Giá bán này vẫn cao hơn so với giá thành sản xuất 1 kg bột giặt là
20%. Hỏi giá thành sản xuất 1 kg bột giặt là bao nhiêu?
a. 9.000 đ b. 8.000 đ
c. 7.500 đ d. 6.000 đ
12) So với kích thước của bản gốc, kích thước của hình vẽ trên tờ giấy khi photocopy
giảm còn 60%. Bản photocopy này lại được photo lại với kích thước giảm tiếp 20%.
Hỏi kích thước của bản photo cuối cùng này bằng bao nhiêu % so với bản gốc?
a. 40 b. 20
c. 48 d. 52
13) Trong một công ty có 15% số nhân viên nữ và 25% số nhân viên nam đang làm việc
trong cùng một dự án. Biết rằng 60% nhân viên trong công ty là nữ. Hỏi có bao
nhiêu % công nhân của công ty đang làm việc trong dự án đó?
a. 46 b. 19
c. 40 d. Không đủ dữ liệu để trả lời
14) Có số liệu về năng suất lao động (kg) của nhóm công nhân như sau:
7,8,14,28,16,14,25,15,18,15,21,14,13
Năng suất lao động (kg) trung bình một CN là:
a. 14 b. 15
c. 16 d. 17
15) Với số liệu của câu 14, Mốt (Mo) về NSLĐ
a. 14 b. 15
c. 16 d. 17
16) Số liệu câu 14, số trung vị (Me) về NSLĐ
a. 14 b. 15
c. 16 d. 17
17) Biết thời gian sản xuất để hoàn thành một sản phẩm cho một tổ công nhân như sau:
Công nhân


Thời gian hoàn thành

A
B
C
14
9
12
Nếu số sản phẩm sản xuất của các công nhân nói trên lần lượt là 20, 40, 30 thì thời
gian trung bình để sản xuất hoàn thành một sản phẩm cả tổ là: (lấy 2 thập phân)
a. 11,28 b. 11,67
c. 10,95 d. 11,11
18) Với số liệu của câu 17: Nếu thời gian sản xuất của các công nhân nói trên lần lượt là
240, 420 và 440 phút thì thời giant trung bình để sản xuất hoàn thành một sản phẩm
cho cả tổ là:
a. 11,28 b. 11,67
c. 10,95 d. 11,11
19) V
ới số liệu của câu 17: nếu số sản phẩm sx của công nhân nói trên bằng nhau thì thời
gian trung bình để sx hoàn thành một sp cho cả tổ là:
a. 11,28 b. 11,67
c. 10,95 d. 11,11
20) Với số liệu của câu 17: Nếu ba công nhân nói trên sx trong thời gian bằng nhau thì
thời gian trung bình để sx hoàn thành 2 sản phẩm cho cả tổ là:
a. 11,28 b. 11,67
c. 10,95 d. 11,11
21) Có tài liệu tại một công ty như sau:
Tên sản
phẩm

Chi phí SX
năm (triệu
đồng)
Giá thành đơn vị sản phẩm
(triệu đồng)
Năm gốc Năm báo cáo
A
75

6

6,30

B
48

5

4,75

C
500

7,5

6,00

D
200


4

3,60

Tổng chi phí sản xuất chung cho cả 4 sản phẩm năm gốc là 800 triệu đồng, CPSX kỳ báo
cáo tăng 2,8% so với năm gốc hay tương ứng với 23 triệu đồng do ảnh hưởng của:
a. Biến động giá thành làm xho CPSX năm báo cáo tăng 15,1% so với năm gốc hay tăng
146,17% và biếnđọng của sản lượng làm cho CPSX năm báo cáo giảm 21,08% so với
năm gốc hay làm giảm 169,17 triệu đồng.
b. Biến động giá thành làm cho CPSX năm báo cáo tăng 19,8% so với năm gốc hay tăng
150 triệu đồng và biến động của sản lượng làm cho CPSX năm báo cáo giảm 17% hay
giảm 160,7 triệu đồng so với năm gốc.
c. Biến động giá thànhlàm cho CPSX năm báo cáo giảm 19,8% so với năm gốc hay
giảm 150 triệu đồng và biến động làm cho CPSX nq8m báo cáo tăng 17% hay tăng
169,7 triệu đồng so với năm gốc.
d. Giá thành năm báo cáo giảm 15,1% so với năm gốc làm cho CPSX năm báo cáo giảm
146,17% và sản lượng năm báo cáo tăng 21,08% so với năm gốc làm cho CPSX năm
báo cáo tăng 169,17 triệu đồng.
22) Có tài liệu về tình hình tiêu thụ tại một thị trường như sau:
Tên hàng
Tỷ trọng tiêu thụ
hang hóa năm 02 (%)
Tỉ lệ tăng lượng
hàng hóa tiêu thụ
năm 3 so với năm 1
E
25 10.0
F
25 8.0
G

40 7.5
H
10 15.5
Chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ là (%):
a. 108,20
b. 109,05
c. 102,40
d. 103,27
e. 103,40
23) Với số liệu của câu 22: biết rằng mức tiêu thụ hàng hóa năm 03 tăng 10% so với
năm 02. Chỉ số chung về giá cả là (%):
a. 100,87
b. 107,42
c. 101,66
d. 102,30
e. 106,62
24) 3 công nhân ti
ến hành SX cùng 1 loại SP trong thời gian như nhau. Người thứ nhất
làm ra 1 sản phẩm hết 12 phút, người thứ 2 hết 15 phút vàn gười thứ 3 hết 20 phút.
Vậy thời gian bình quân để làm ra 1 SP của cả 3 công nhân này là (phút):
a. 15,67
b. 16,00
c. 15,00
d. 15,60
25) Thực hiện một nghiên cứu về thu nhập của các hộ gia đình ở 8 khu vực ngoại thành
thành phố X. Chọn ngẫu nhiên các hộ trong từng khu vực. Khu vực thứ 4 có 3 hộ
được chọn, tất cả các khu vực còn lại đều chọn 19 hộ/ khu vực. Nếu biết tổng các độ
lệch bình phương giữa các nhóm (SSG) là 187,27 và tổng các độ lệch toàn bộ (SST) là
1269,69. Tỉ số F tính được là: (lấy 2 số lẻ)
a. 3,16

b. 3,61
c. 3,41
d. 7,41
26) Với số liệu của câu 25: Ở mức ý nghĩa 0,01, có thể kết luận rằng thu nhập trung bình
của các hộ gia đình ở các địa bàn dân cư khác nhau là như nhau được không?
a. Chấp nhận H
o

b. Bác bỏ H
1

c. Chưa đủ dữ kiện
d. Bác bỏ H
o

27) Có số liệu về tình hình gởi tiền tiết kiệm của CB – CNV tại xí nghiệp cơ khí trong quí
I/05 như sau:
Chi tiêu Tháng 1 2 3 4
Số tiền gửi tiết kiệm (1.000) 3.000 3.500 4.500 5.000
Tỉ lệ % so với tiền lương 3% 4% 5% 5,2%
Số công nhân ngày đầu tháng 150 160 160 170
Tỉ lệ % bình quân tiền lương được gửi tiết kiệm trong quí I/05 là (%):
a. 3,50%
b. 3,96%
c. 4,00%
d. 3,70%
28) Với số liệu của câ 27: Tiền gởi tiết kiệm bình quân 1 tháng trong quí của mỗi CB –
CNV (ngàn đồng):
a. 22,50
b. 22,80

c. 23,00
d. 24,90
e. 22,00
29) Để đánh giá sự khác biệt về chất lượng sản phẩm giữa 3 ca sản xuất ở một nhà máy
sản xuất vỏ xe hơi, chọn ngẫu nhiên l một số SP để kiểm tra, hết quả kiểm tra như
sau:
Ca SX Số SP Độ bền TB Tổng bình phương các sai lệch
Sáng 10 25,95 6,26
Chiều 12 25,50 6,60
Tối 11 23,75 7,56
Độ bền trung bình của một vỏ xe tính chung cho 3 ca sản xuất (1000 km)
a. 25,07
b. 24,91
c. 25,50
d. Không đủ dữ kiện
30) Có s
ố liệu doanh số bán hàng (tỉ đồng) ở một cửa hàng X như sau:
Năm

2000 2001 2002

2003

2004

Quý
I
76

196


256

403

484

II
93

175

190

282

384

III
108

141

227

288

330

IV

128

236

299

387

497

Chỉ số thời vụ của quý II là:
a. 90,26
b. 90,45
c. 100,96
d. 89,94
31) Sử dụng số liệu câu 30: Doanh số thực tế của quí II năm 1999 đã loại bỏ yếu tố thời
vụ (tỉ đồng)
a. 103,40
b. 101,11
c. 92,21
d. 102,82
32) Sử dụng số liệu câu 30: Nếu chỉ số thời vụ TB của các quý I, II, III và IV lần lượt là
124,4%; 90,26/5; 83,62% và 103,15% thì chỉ số thời vụ điều chỉnh của quý II sẽ là:
a. 123,95
b. 102,78
c. 83,32
d. 89,93
33) Sử dụng số liệu câu 30: hãy dùng mô hình nhân để dự báo doanh số có thể dạt được
vào quí II năm 2005 (tỉ đồng), nếu hàm xu hướng của doanh số bán là: và xem nhu
các biến động của các yếu tố chu kỳ và ngẫu nhiên bằng 1

a. 457,36
b. 442,88
c. 496,66
d. 445,39
34) Có tài liệu về tình hình tiêu thụ 2 mặt hàng ỏ 2 chợ trong tháng 4/2005 như sau:
Mặt
hàng
Chợ X Chợ Y
Giá bán
(ng.đ/ đvsp)
Lượng hàng
hóa tiêu thụ
Giá bán
(ng.đ/ đvsp)
Lượng hàng
hóa tiêu thụ
A(kg)
B(m)
5
40
450
2200
52
38
410
3500
Với tài liệu trên, chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ của chợ Y so với chợ X là:
(%), (lấ 2 số thập phân)
a. 130,25
b. 170,26

c. 167,35
d. 157,31
35) Trong một công ty, kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc sản lượng tăng 30%, năng suất lao
động tăng 20%, tổng mức lương tăng 25%. Như vậy tiền lương trung bình một công
nhân tăng: (%)
a. 25,67
b. 15,39
c. 20,07
d. 18,35
36) Chỉ tiêu nào trong các chỉ tiêu sau dùng để đo độ biến thiên của tiêu thức:
a. Độ lệch tuyệt đối trung bình
b. L
ượng tăng (igảm) tuyệt đối trung bình
c. Tốc độ phát triển trung bình
d. Không có chỉ tiêu nào
37) Có tình hình SX tại hai nhà máy SX bóng đèn trong tháng 3 và 4 năm 2005 như sau:
Nhà máy Tháng 3 Tháng 4
Số sản phẩm sx
(1000 bóng)
Tỷ lệ % đạt chất
lượng (%)
Số sản phẩm sx
(1000 bóng)
Tỷ lệ % đạt chất
lượng (%)
A 720 93 720 95
B 480 91 512 93
Tỷ lệ số bóngg đèn đạt chất lượng tính chung cho 2 nhà máy trong tháng 3/2005 là: (%)
a. 92,6
b. 92,2

c. 92,4
d. 92,5
38) Từ số liệu câu 37, tỷ lệ bóng đèn đạt chất lượng tính chung cho 2 nhà máy trong
tháng 4/2005 là: (%)
a. 94,16
b. 95,25
c. 92,25
d. 97,16
39) Có tài liệu phân tổ về thu nhập của công nhân viên trong nghành bưu chính viễn
thong của tỉnh Y trong năm 2004 như sau:
Thu nhâp hàng tháng
(triệu đồng/ tháng)
Số công nhân
viên (người)
<1 10
1 – 1,5 25
1,5 – 2 54
2 – 2,5 66
2,5 – 3 15
≥3 10
Mốt về thu nhập hàng tháng của một công nhân viên là:
a. 2,1
b. 2,4
c. 2,3
d. 2,6
40) Từ số liệu câu 39, hệ số biến thiên (tính theo σ) về thu nhập một CNV: (%)
a. 27,63
b. 29,92
c. 29,51
d. 28,56

41) Tại xí nghiệp chế biến đồ hộp Y, đã SX 10.000 SP. Xí nghiệp muốn tiến hành chọn
mẫu để ước lượng tỷ lệ SP kém chất lượng. Trong các lần điều tra trước đây, tỷ lệ SP
kém chất lượng là 3%, 5%, 6%, 8%. Với phạm vi sai số chọn mẫu cho phép là 0,02
và độ tin cậy 95% thì số SP cần chọn ra để điều tra theo phương pháp chọn không
hoàn lại là:
a. 590
b. 660
c. 690
d. 720
42) Số liệu câu 41, trên thực tế xí nghiệp chọn 800 SP theo phương pháp chọn ngẫu
nhiên giản đơn hoàn lại để kiểm tra. Kết quả cho thấy có 40 SP kém chất lượng. Với
độ tin cậy 95 % thì tỷ lệ SP kém chất lượng của 10.000 SP là: (%)
a. 3,72 – 6,90
b. 3,84 – 7,21
c. 3,74 – 6,82
d. 3,49 – 6,51
43) Năng suất lúa vụ hè thu trung bình ở từng xã A,B và C lần lượt là 50 tạ/ha, 41 tạ/ha,
và 60 tạ/ha. Để tính năng suất lúa trung bình cả 3 xã bằng công thức số trung bình số
học giản đơn phải có điều kiện là:
a. Sản lượng sản xuất của 3 xả bằng nhau.
b. Chi phí sản xuất của 3 xã bằng nhau.
c. Diện tích gieo cấy của 3 xã bằng nhau.
d. Tất cả đều sai.
44) Một đại lý bán sữa đã nhận được một vài ý kiến than phiền về trọng lượng của một
loại sữa được nhà máy X sản xuất. Theo sự công bố của nhà máy trọng lượng trung
bình của sp là 1 kg, với độ lệch tiêu chuẩn là 0,09kg. Đại lý đã chọn ngẫu nhiên 40
hộp sữa theo quy cách chọn không hoàn lại. Kết quả cho thấy trọng lượng trung
bình là 0,975kg. Với độ tin cậy 95% trọng lượng trung bình của loại sữa trên do nhà
máy X sản xuất nằm trong khoảng: (lấy 3 số thập phân)
a. 0,962 –1015 (kg)

b. 0,947 – 1,003 (kg)
c. 0,947 – 1,005 (kg)
d. 0,974 – 1,112 (kg)
45) Có số liệu về sản lượng chế biến hạt ca cao của nhà máy Y qua các năm như sau:
(đvt:tấn)
Quý

1999 2000 2001 2002 2003 2004
I

100

104

98

106

110

116

II

116

120

128


130

134

140

III

80

84

86

90

100

110

IV

76

80

82

86


90

94

Giả sử có thể môt tả xu hướng biến động về sản lượng chế biến hạt ca cao trong thời kì
(1999-2004) bằng phương pháp trình đường thẳng với cách đánh số thứ tự thời gian
(theo năm) sao cho ∑t = 0 thì phươgn trình đường thẳng sẽ là:
a. y = 410 + 18,52t
b. y = 410 + 8,51t
c. y = 396 + 8,5t
d. y = 400 + 8,5t
46) Từ tài liệu câu 45, dự đoán sản lượng chế biến hạt ca cao của nhà máy Y năm 2005
sẽ là: (tấn)
a. 469,57
b. 492,68
c. 475,56
d. 523,15
47) Từ câu 45, chỉ số htời vụ về sản lượng chế biến hạt ca cao của quý III là: (%)
a. 82,6
b. 124,88
c. 103,09
d. 89,43
48) Một nhóm các nhà nghiên cứu thị trường muốn biết vềthị phần của hãng sản xuất kem
đánh răng P đã tiến hành chọn ngẫu nhiên giản đơn 200 hộ gia đình, kết quả nghiên cứu
cho thấy có 160 hộ gia đình dung loại kem mang nhãn hiệu P. với độ tin cậy 95 %, tỷ lệ số
hộ gia đình đang dung loại kem đánh răng, mang nhãn hiệu P trong khoảng: (%)
a. 79,26 – 85,25
b. 79,25 – 82,26
c. 74,46 – 85,54
d. 76,35 – 84,58

49) Công ty văn phòng phẩm B thực hiện khuyến mãi mặt hàng X bằng cách giảm giá 5% so
với giá bán thông thường. Trường K mua mặt hàng X với khối lượng lớn nên được giảm
0,5% giá so với giá khuyến mãi. Nhưng do trường K thanh toán chậm nên bị phạt 2% so
với giá thực mua. Như vậy giá của trường K thann toán so với giá thông thường cao hơn
(+) thấp hơn (-): (%)
a. -3,5
b. -3,58
c. +0,16
d. +3,41
50) Trong các số liệu sau, sốliệu nào là số tương đối động thái:
a. Giá vàng tháng 4 tăng 10% so với tháng 3
b. Giá vàng tháng 4 ở thành phố HCM bằng 110% so với HN
c. Giá vàng tháng 4 bằng 110% so với tháng 3
d. Giá vàng tháng 4 ở thánh phố HCM cao hơn 110% so với HN
51) Nhà máy A chuyên sản xuất loại sản phẩm X. Năm 2000 nah2 máy đạt sản lượng sp là
60.000 sp. Theo kế hoạch nạm 2005 nhà máy phấn đấu đạt sản lượng gấp 1,5 lần so với
năm 2000. năm 2002 nhà máy đạt sản lượng 70000 sản phẩm. Để năm 2005 nah2 máy đạt
100% về kếhoạch thì tốc độ tăng trung bình năm trong các năm còn lại của kế hoạch phải
là: (%)
a. 8,74
b. 9,52
c. 7,13
d. 13,39
52) Năm 2002 doanh nghiệp Y phấn đấu hạ giá thành đơn vị sp X 1,2 % so với năm 2001.
thực tế năm 2002 doanh nghiệp hoàn thành vượt kế hoạch chỉ tiêu 0,5%. Như vậy, giá
thành đơn vị sp của năm 2002 so với năm 2001 bằng: (%)
a. 99,29
b. 98,30
c. 99,40
d. 98,31

53) Yêu cầu cơ bản khi cây dựng một dãy số thời gian là:
a. Sắp xếp các số liệu tho thứ tự tăng (giảm) dần
b. Đảm bảo tính chất so sánh được giữa các mức độ trong dãy số
c. Laoị bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên
d. Khogn6 có điêù nào ở trên là đúng
54) Sản lượng điện tiêu thụ tại athành phố Xccó biến động thời vụ. từ tài liệu thu thập hàng
tháng trong thời ký 1998-2002 tính được các chỉ số thời vụ như sau:tháng 1: 104, tháng
2:101, tháng 3: 103, tháng 4:104, tháng 5:105, tháng 6: 97, tháng 7: 95, tháng 9: 96,
thagn1 10: 95, tháng 11: 101, tháng 12: 102. Như vậy chỉ số thời vụ của tháng 8 là:
a. 90
b. 93
c. 94
d. 97
55) Có ba tổ côngnhân cùng sản xuất lmột loại sản phẩm tron gthời hạn như nhau:
Tổ 1 có 18 công nhân, thời gian để một công nhân làm ra một san phẩm là 29 phút
Tổ 2 có 20 công nhân, thời gian để một công nhân làm ra một san phẩm là 25 phút
Tổ 3 có 17 công nhân, thời gian để một công nhân làm ra một san phẩm là 26 phút
thời gian hao phí trung bình cho 1 sp chung cho cả 3 tổ (phút)
a. 26,62
b. 26,51
c. 27,35
d. 26,22

56) Lấy số liệu từ câu 58, độ lệch chuẩn về thời gian hao phái để làm ra một sp chung cho cả
3 tổ: (phút)

a. 3,26
b. 2,52
c. 4,32
d. 1,68

57) Thu nhập một tháng (1000đ) của cong nhân viên công ty Y được thể hiện ở bảng sau:
Thu nhập <1600 1600-1700 1700-1800 1800-1900 1900-2000 ≥2000
Số CNV 16 99 14 200 155 86
Với thu nhập trung bình một tháng
58) Với tài liệu câu 60, hệ số biến thiên (dung σ) bằng: (%)
a. 7,04
b. 6,99
c. 7,85
d. 7,02
59) Giá 1 kg phân bón XX tháng 2 là 10.000đ. Tháng 4 gái phân thấp hơn tháng 2 là 15%. Giá
phân tháng 6 cao hơn thagn1 4 là 8%. Như vậy giá 1 kg phân bón XX tháng 6 là
a. 12.420đ
b. 9.300đ
c. 12.300đ
d. 9.180đ
60) Tổng điều tra d6n số là loai điều tra:
a. Toàn bộ
b. Thường xuyên
c. Không thường xuyên
d. AvàC đúng
61) Để có thong tin rút ra kết luận chung về hiện tượng nghiên cứu, ta dung laoị điều tra nào
trong các loại điều tra sau:
a. Trọng diểm
b. Chuyên đề
c. Chọn mẫu
d. A, B và C đúng
62) Tất cả các chỉ tiêu sau đều là chỉ tiêu đo lường độ biến thiên ngoại trừ
a. Phương sai
b. Số bình quân
c. Khoảng biến thiên

d. Độ lệch tuyệt đối bình quân
63) Theo khái niệm số tương đối và khài niệm chỉ số, trong các loại số tương đối sau, số nào
được xem là chỉ số:

a. Số tương đối không gian
b. Số tương đối kết cấu
c. Số tươong đối cường độ
d. Cả 3 loại trên
64) Năm 2002 sản lượng sx của công ty Tân Thành Công là 12 triệu mét vài chuẩn. Năm 2003
sản lượng công ty tăng 15% so với năm 2002. Năm 2004 sản lượng sx của công ty tiếp tục
tăng 8% so với năm 2003. như vạy so với năm 2002 thì sản lượng sx năm 2004 của công
ty t
ăng bao nhiêu %
a. 23
b. 24,2
c. 11,5
d. Tất cả đều sai

65) Với số liệu câu 53, tốc độ tăng sản lượng trung bình năm trong giai đoạn 2002-2004 là:
a. 11,45%
b. 12,10%
c. 111,45%
d. Tất cả sai
66) Số tương đối trong thống kê dùng để
a. Biểu hiện kết cấu tổng thể
b. Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch
c. Biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian, không gian
d. Cả 3 đều đúng
67) Phát biểu nào đúng về độ lệch chuẩn
a. Là căn bậc hai của phương sai

b. Luôn luôn lớn hơn độ lệch tuyệt đối bình quân
c. Có cùng đơn vị tính vời số liệu dung để tính độ lệch chuẩn của tiêu thức số lượng
d. A và B đúng
68) Trong phân tích sâu phương sai, giả sử các mẫu ngẫu nhiên được chọn từ 4 tổng thể. Nếu
giả sử H
o
bị bác bỏ, thì sẻ thei6n1 hành so sánh bao nhiêu cặp trng kiểm định Turkey
a. 4
b. 5
c. 6
d. 7
69) Khoảng tin cậy 95% so với khoảng tin cậy 90%
a. Hẹp hơn
b. Chính xác hơn
c. Rộng hơn
d. A và C đúng
70) Giả sử dữ liệu có phân phối đối xứng, mốt chỉ có một trị số, khi đó có thể phát biểu: mốt,
trung bình và trung vị
a. ở bên phải của phân phối
b. ở bên trái của phân phối
c. trùng nhau
d. tất cả đều sai
71) Trong bài toán kiểm định một phía H
o
: P
1
≥P
2
, H
1

: P
1
<P
2
, vùng bác bỏ giả thuyết H
o
sẽ:
a. ở cà 2 phía
b. ở phía bên phải
c. ở phía bên trái
d. tất cả đều sai
72) Các đặc trưn sau rất nhạy với các giá trị quá lớn hoặc quá nhỏ (đột biến)
a. Trung bình
b. Trung vị
c. Mốt
d. Các trị số tứ phân vị
73) Khoảng tin cậy có thể rộng hơn nếu:
a. Tăng kích thước mẫu
b. Độ tin cậy cao hơn
c. Giảm kích thước mẫu
d.
Độ tin cậy thấp hơn
74) Trong phân tích phương sai, khi giả thuyết H
o
bị bác bỏ, ta có thể kết luận
a. Có ít nhất trung bình của một tổng thể kahc1 với trung bình của những tổng thể còn lại
b. Trung bình của các tổng thể bằng nhau
c. Trung bình của các tổng thể khác nhau
d. Tất cả đều sai
75) Các chỉ tiêu dưới đây có thể dùng để khảo sát độ đồng đều của tổng thể, ngoại trừ:

a. Độ lệch tiêu chuẩn
b. Phương sai
c. Độ lệch tuyệt đối bình quân
d. Trung vị
76) Các chỉ tiêu dưới đây có thể dung để đo lường khuynh hướng trung tâm, ngoại trừ:
a. Trung vị
b. Trung bình
c. Độ lệch tuyệt đối trung bình
d. Moat
77) Khi tính phương sai và độ lệch tiêu chuẩn từ tài liệu có phân tổ, kết quả là:
a. Chính xác như khi tính với dữ liệu gốc
b. Là giá trị xấp xĩ đúng nếu trị số khoảng cách tổ đủ lớn
c. Không chính xác vì các thông tin cá biệt đã bị triệt tiêu khi phân tổ
78) Nếu tăng kích thước mẫu, khoảng tin cậy khi đó sẽ:
a. Hẹp hơn
b. Rộng hơn
c. Độ tin cậy lớn hơn
d. B và C đúng
79) Khoảng tin cậy có thể hẹp hơn nếu:
a. Tăng kích thước mẫu
b. Tổng thể đồng đêù hơn
c. Chấp nhận độ tin cậy thấp hơn
d. Tất cả đều đúng
80) Nếu phát biểu của giả thiết thay thế H
i
là nhỏ hơn giá trị cho trước, khi đó vugn2 bác bỏ
giả thuyết H
o
:
a. ở phía bên phải

b. ở phía bên trái
c. ở một phía
d. không xác định
81) Trong phân tích phương sai, SSG bằng 0, nếu:
a. Các giá trị quan sát trong từng nhóm bằng nhau
b. Tất cả các gía trị trung bình nhóm bằng nhau
c. Các mẫu có kích thước bằng nhau
d. Tất cả đều sai
82) Trong phân tích phương sai, giả định nào sau đây không cần
a. Các tổng thể có trung bình bằng nhau
b. Các tổng thể có phương sai bằng nhau
c. Mẫu được chọn ra từ các tổng thể có phân phối chuẩn
d. Mẫu được chọn một cách độc lập
83) Trong phân tích phươong sai, SSW bằng 0, nếu
a. Các gí trị quan sát trong từng nhóm bằng nhau
b. Tất cả các giá trị trung bình nhóm bằng nhau
c. Các mẫu có kích thước bằng nhau
d. Tất cả đều sai
84) Nếu phát biểu của giả thuyết thay thế H
i
là lớn hơn giá trị cho trước, khi đó vùng bác bỏ
gi
ả thuyết H
o
:
a. ở phía bên phải
b. ở phía bên trái
c. ở một phía
d. không xác định
85) Trong phân tích phương sai, giả thuyết H

o
được phát biểu như sau
a. µ
1
= µ
2
= µ
3
= …= µ
n
=0
b. µ
1
= µ
2
= µ
3
=…= µ
n
= µ
o

c. µ
1
= µ
2
= µ
3
=…= µ
n


d. tất cả đều sai
86) Trong phân tích phương sai với mức ý nghĩa ,giả thuyết H
o
bị bác bỏ khi giá trị kiểm định
F>
87) Để khảo sát độ biến thiên có thể dung:
a. Phương sai
b. Độ lệch tiêu chuẩn
c. Hệ số biến thiên
d. Phương sai
88) Thang đo tỉ lệ là thang đo khoảng nhưng có thêm đặc điểm
a. Giá trị 0 là ngẫu nhiên
b. Khoảng cách không bằng nhau
c. Giá trị 0 có ý nghĩa
d. Thứ bậc khác nhau
89) Trong các câu sau câu nào đúng
a. Mốt là giá trị xảy ra nhiều nhất trong một tập dữ liệu
b. Mốt là một đại lượng dùng để đo lường khuynh hướng phân tán cảu dữ liệu
c. Mốt dùng để nghiên cứu sự biến thiên của dữ liệu
d. Tất cả đều đúng
90) Có thể nói phân tích phương sai là phương pháp mở rộng từ kiểm định của 2 tổng thể độc
lập thành nhiều tong63 thể
a. Trung bình
b. Phương sai
c. Tỷ lệ
d. Tất cả đều đúng
91) Trong một dãy số nếu gọi Q
1
là tứ phân vị thứ nhất thì Q

3 là
tứ phân vị thứ 3, thì tứ phân vị
thứ 2 sẽ là:
a. Trung vị
b. Sai biệt giữa Q
1
và Q
3

c. Trung bình của Q
1
và Q
3

d. 1,5(Q
1
- Q
3
)

92) Trong bài toán kiểm định với H
o
: µ
1
≥ µ
2
, khi đó vùng bác bỏ giả thuyết H
o

a. ở phia bên phải

b. ở phía bên trái
c. ở cả hai phía
d. tất cả đều sai
93) khi kiểm định giả thuyết về sự bằng nahu giữa hai tỉ lệ tổng thể X và Y, giả thuyết H
o

thể là:
a. P
x
– P
y
= 0
b. P
x
= P
y

c. P
x
≈ P
y

d. A và B đúng
94) Trong bài toán phân tịch phương sai với k mẫu, khi MSG = 0
a. T
ất cả mẫu đều có cùng qui mô
b. Tất cả các trung bình mẫu đều bằng nhau
c. Tất cả các giá trị trong mẫu đều bằng nhau
d. Tất cả các giá trị trong tất cả các mẫu đều bằng nhau
95) Một loại đèn đặc biệt được nah2 sản xuất cho biết có tưởi thọ trung bình tháp nhất là 65

giờ. Lấy mẫu ngẫu nhiên 21 đèn cho thấy tuổi thọ trung bình là 62,5 giờ, với độ lệch
chuẩn là 3. ta có thể kết luận:
a. Với mức ý nghĩa 1%, lời tuyên bố của nhà sản xuất là sai
b. Với mức ý nghĩa 5%, lời tuyên bố của nhà sản xuất là sai
c. A và B đúng
d. A, B sai
96) Khi kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai tỷ lệ tổng thể X và Y, giả thuyết đối H
1

có thể là:
a. P
x
– P
y
= 0
b. P
x
= P
y

c. P
x
- P
y
≈ 0
d. A và B đúng
97) Trong bài toán kiểm định với H
1
: µ
1

< µ
2
, khi đó cúng bác bỏ giả thuyết đối H
1
có thể là:
a. ở phia bên phải
b. ở phía bên trái
c. ở cả hai phía
d. tất cả đều sai
98) Trong phân tích phương sai , giả thuyết đối H
1
của giả thuyết cần kiểm định H
o
là:
a. Có ít nhất trung bình của tổng thể khác so với trung bình của những tổng thể còn lại
b. Trung bình của các tổng thể bằng nhau
c. Trung bình của các tổng thể khác nhau
d. Tất cả đều sai
99) Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa σ
2
và s
2
là:
a. Trong công thức của σ
2
mẫu số là N, còn mẫu số trong công thức tính s
2
là n – 1
b. σ
2

là tham số của tổng thể, s
2
là tham số của mẫu
c. σ
2
thể hiện độ biến thiên của cả tổng thể trong khi s
2
được tính từ mẫu và được dùng
để ước lượng cho σ
2

d. Tất cả câu trên đều đúng
100) Chọn từ các tổng thể có phân phối chuẩn, bốn mẫu ngẫu nhiên có qui mô lần lượt là 8,
7, 6 và 5. với mức ý nghĩa 5%, ta có thể bác bỏ giả thuyết khi giá trị kiểm định F ≥:
a. 2,74
b. 2,82
c. 3,05
d. 2,98
101) Câu nào dưới đây là đúng:
a. Độ lệch tiêu chuẩn là căn bậc 2 của phương sai
b. Đơn vị của độ lệch tiêu chuẩn giống như đơn vị dữ liệu gốc
c. Tất cả đều sai
d. A và B đúng
102) Trong bài toán được ước lượng trung bình của tổng thể, giả sử các yếu tố không đổi,
nếu:
a. Độ tin cậy càng thấp thì khoảng ước lượng càng rộng, độ chình xác càng cao
b. Độ tin cậy càng cao thì khoảng ước lượng càng rộng, độ chính xác càng thấp
c. Độ tin cậy càng cao thì khoảng ước lượng càng rộng, độ chính xác càng cao
d. Độ tin cậy càng thấp thì khoảng ước lượng càng hẹp, độ chính xác càng cao
103) Phân tích phương sai với kiểm dịnh F có thể sử dụng khi:

a. Các tổng thể so sánh có trung bình bằng nhau
b. Các t
ổng thể so sánh có phương sai bằng nhau
c. Các tổng thể so sánh có phân phối chuẩn và có phương sai bằng nhau
d. Mẫu được chọn một cách độc lập
104) Trong một dãy số lượng biến, chênh lệch giữa lượng biến lớn nhất và nhỏ nhất được
gọi là:
a. Độ lệch tuyệt đối
b. Độ trải giữa
c. Khoảng biến thiên
d. Tất cả đều sai
105) Có dãy số liệu sau: 4, 7, 8, 17, 12, 16, 18, 10, 14 khoảng biến thiên được là:
a. 4,86
b. 23,65
c. 15
d. 12,5
106) Sử dụng số liệu câu 108, phương sai tính được là:
a. 4,86
b. 23,65
c. 15
d. 12,5
107) Sử dụng số liệu cau 108, độ lệch tiêu chuẩn tính được là:
a. 4,86
b. 23,65
c. 15
d. 12,5
108) Trung bình mẫu là một ước lượng _______ của trung bình tổng thể
a. Chệch
b. Không chệch
c. Đúng

d. Tất cả đều sai
109) Một qui mô được coi là đủ lón khi số quan sát bao gồm trong mẫu phải ít nhất là:
a. 10
b. 30
c. 25
d. 100

110) Phân biệt trường hợp mẫu độc lập và mẫu phụ thuộc trong bài toán ước lượng sự khác
biệt giữa 2 số trung bình của tổng thể:
a. Kích thước cảu 2 tổng thể là bằng nhau đối với mẫu phụ thuộc
b. Kích thước của hai mẫu là bằng nhau đối với mẫu phụ thuộc
c. Kích thước của 2 tổng thể là khác nhau đối với mẫu độc lập
d. B và C đúng
111) Trong bài toán xác định kích thước mẫu cần thiết, để xác định tý lệ trẻ em ở cấp I bỏ
học, nếu chưa biết đại lượng pq (p:tỷ lệtre3 em cấp I bỏ học trong mẫu (lần), q = 1 – p)
a. pq = 0,5
b. p = 0,5
c. pq = 0,25
d. B và C đúng
112) Trong bài toán kiểm định, với mức ý nghĩa α cho trước, ta có thể dựa vào các kết quả
xử lý bằng các phần mềm thống kê để kết luận:
a. Nếu p – value < α thì chấp nhận H
o
, bác bỏ H
l

b. Nếu p – value < α thì chưa có cơ sở để bác bỏ H
o

c. Nếu p – value > α thì bác bỏ H

o
, chấp nhận H
l

d. N
ếu p – value < α thì bác bỏ H
o
, chấp nhận H
l

113) Phân tích phương sai một yếu tố là:

a. Phân tích ảnh hưởng cảu một yếu tố nguyên nhân (tiêu thức định lượng) ảnh hưởng
đến 1 tiêu thực kết quả (tiêu thức định tính)
b. Phân tích ảnh hưởng cảu một yếu tố nguyên nhân (tiêu thức định tính) ảnh hưởng đến
1 tiêu thực kết quả (tiêu thức định lượng)
c. A và B đúng
d. A, B sai
114) Trong bài toán kiểm định, sai lầm loại I tức là giả thuyết H
o

a. Đúng nhưng qua giám định ta kết luận H
o
sai và bác bỏ nó
b. Sai nhưng squa kiểm định ta kết luận giả thiết H
o
đúng và chấp nhận nó
c. A và B đúng
d. A, B sai
115) Khi xây dựng công thức tính chỉ số lien hợp cho giá cả của nhiều mặt hàng, người ta

sử dụng quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ vì:
a. Giúp cho việc chuyển từ tổng thể bao gồm các phần tử cộng được với nhau thành tổng
thể bao gồm các phần tử không cộng được với nhau
b. Biểu hiện tầm quan trọng của việc tiêu thụ từng mặt hàng
c. Giúp cho việc chuyển giá cả từng mặt hàng vốn không trực tiếp cộng lại được với
nhau thành dạng tổng giá cả có thể trực tiếp cộng được với nhau
d. Cả B và C
116) Chỉ nên tính số bình quân trong tổng thể đồng chất vì:
a. Trong tổng thể đổng chất không còn sự khác biệt về loại hình giữa các đơn vị trong
tổng thể
b. Các đơn vị trong tổng thể đồng chất giống nhau về loại hình theo tiêu thức nghiên cứu
c. Mặt lượng trong của các đơn vị trong tổng thể đồng chất giống nhau
d. A và B đúng
117) Số bính quân cộng đươc dùng đề tính
a. Số bình quân của những lượng biến có quan hệ tổng
b. Số bình quân từ dãy số phân phối
c. Số bình quân của các số bình quân tổ
d. Cả 3 câu trên
118) Khi nghiên cứu biến động của các hiện tượng phức tạp, cần tiến hành phân tổ thống kê
vì:
a. Phân tổ cho phép thấy được biến động của toàn bộ hei65n tượng qu athoi72 gian
b. Phân tổ chính là một phương pháp nghiên cứu mối liên hệ
c. Phân tổ cho thấy mối quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể
d. B và C
119) Sau khi phân tổ thống kê:
a. Các đơn vị cá biệt có đạc điểm giống nhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào một tổ
b. Các đơn vị có đặc điểm khácnhau theo tiêu thức phân tổ được đưa vào các tổ khác
nhau
c. Giữa các tổ có tính chất khác nhau
d. Cả 3 đều đúng

120) Kết cấu tổn thể cho thấy:
a. Tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể
b. Tỉ trọng của từng bộ phận trong tổng thể
c. Tầm quan trọng của toàn bộ trong nghiên cứu thống kê
d. A và B đúng
121) Có số liệu về một số ngành tại 1 quốc gia qua thời kì 5 năm như sau
Ngành Giá trị sản xuất của mỗi ngành
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
Giao thông
vận tải
22 26 26 28 51
(GTVT)
Thủy sản
(TS)
14 17 18 20 21
Xây
dựng(XD)
36 43 47 52 57
Nông nghiệp
(NN)
78 90 100 108 118
Công nghiệp
(CN)
213 218 221 253 287
Thương
nghiệp (TN)
27 30 33 36 40
Ngành nào có giá trị sản xuất tăng nhiều nhất trong khoảng thời gian 5 năm trên:
a. NN
b. CN

c. XD
d. GTVT
e. TN
122) Với số liệu câu 124, ngành nào có giá trị SX tăng ít nhất trong khoảng thời gian 5
năm:
a. NN
b. CN
c. XD
d. GTVT
e. TN
123) Với số liệu câu 124, ngành nào có giá trị SX tăng lớn nhất tính theo tỷ lệ % trong
khoảng thời gian từ năm 3 đến năm 5:
a. NN
b. CN
c. XD
d. GTVT
e. TN
124) Với số liệu câu 124, ngành nào có giá trị SX tăng ít nhất tính theo tỷ lệ % trong
khoảng thời gian từ năm 1 đến năm 4:
a. NN
b. CN
c. XD
d. GTVT
e. TN
125) Với số liệu câu 124, ngành nào có sự tăng của giá trị SX từ năm này qua năm khác
không đồng đều nhất trong khoảng thời gian từ năm 1 đến năm 5
a. NN
b. CN
c. XD
d. GTVT

e. TN
126) Có tài liệu về một doanh số của một cửa hàng qua các năm (triệu đồng)
năm 99 00 01 02 03 04
Doanh số 400 460 520 560 600 650
Doanh số dự đoán của cửa hàng năm 2005 và 2007 theo phương pháp ngoại suy hàm xu
h
ướng thế là: (triệu đồng)
a. 800 & 898
b. 806 & 900
c. 800 & 906
d. 806 & 906
e. 806 & 898
127) Với dãy số như trên có thể áp dụng phươg pháp dự đoán:
a. Dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân
b. Ngoại suy hàm xu thế
c. Dựa vào tốc độ phát triển bình quân
d. A & B
e. A & C
f. Cả A, B và C
128) Trong một xí nghiệp dệt lưới xuất khẩu có 1000 công nhân, người ta muốn tiến hành
chọn mẫu để ước lượng năng suất bình quân năm. Trong 3 lần điều tra chọn mẫu trước
đây, độ lệch tiêu chuẩn tính được là 9,2 m; 9,5m và 9,8m.
Với phạm vi sai số chọn mẫu là 2m và độ tin cậy của ước lượng là 0,954, số công nhân cần
chọn ra để điều tra chọn một lần là:
a. 88
b. 95
c. 93
d. 91
e. 90
129) Cùng số liệu câu 131, trên thực tế, người ta chọn 100 người theo phương pháp chọn

ngẫu nhiên đơn thuần (không trả lại). kết quả điều tra năng suất lao động tren tổng thể
mẫu như sau:
Năng suất lao động (mét) Số công nhân (người)
30 – 40 20
40 – 50 30
50 – 60 35
60 – 70 15
Với độ tin cậy 0,954 năng suất lao động bình quân của 1000 công nhân là:
a. 49,5 m
b. 46,74 – 50,42
c. 47,64 – 51,36
d. 47,5 – 51,5
130) Có mối quan hệ giữa chi phí lưu thông và doanh thu của một nhà máy:
Doanh thu
(triệu đồng)
200 250 300 350 400
Chi phí lưu
thông (triệu
đồng)
20 23 22 27 33
Giả sử phương trình tuyến tính biểu hiện mối liện hệ giữa doanh thu và chi phí lưu thông là: y
= a + bx, giá trị tham số a và b tính được lần lượt là:
a. 7,0 & 0,06
b. 7,2 & 0,05
c. 7,0 & 0,05
d. 7,2 & 0,06
e. 7,3 &0,05
131) Số liệu câu 133, mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí lưu thôg là:
a. Rất chặt chẽ và tương quan thuận
b. Tương đối chặt chẽ và là quan hệ nghịch

c. L
ỏng lẻo và quan hệ nghịch
d. Lỏng lẻo và là quan hệ thuận
132) Trong mô hình phân tích phương sai một yếu tố và hai yếu tố, yếu tố ở đây là:
a. Số lượng tiêu thức định tính trong bài toán
b. Số lượng yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng đến yếu tố kết quả đang nghiên cứu
c. A & B đúng
d. A & B sai
133) Khi tóm tắt và trình bày dữ liệu định lượng nhành và là, con số 125 có phần lá là:
a. 12
b. 120
c. 125
d. 5
134) Khi tóm tắt và trình bày dữ liệu định lượng nhành và là, con số 125 có phần nhánh là:
a. 12
b. 120
c. 125
d. 5
135) Biểu đồ hình tròn có thể dung cho dữ liệu:
a. Số liệu doanh số hàng tháng qua 12 tháng năm 2004
b. Doanh số bán hàng X theo các nhà sản xuất
c. Dãy số phân phối số công nhân theo thu nhập
d. Doanh số theo chi phí quảng cáo
136) Đồ thị phân tán có thể dùng cho dữ liệu:
a. Số liệu doanh số hàng tháng qua 12 tháng năm 2004
b. Doanh số bán hàng X theo các nhà sản xuất
c. Dãy số phân phối số công nhân theo thu nhập
d. Doanh số theo chi phí quảng cáo
137) Biểu đồ phân phối tần số có thể được dùng cho dữ liệu
a. Số liệu doanh số hàng tháng qua 12 tháng năm 2004

b. Doanh số bán hàng X theo các nhà sản xuất
c. Dãy số phân phối số công nhân theo thu nhập
d. Doanh số theo chi phí quảng cáo
138) Biểu đồ đường gấp khúc có thể được dùng cho dữ liệu:
a. Số liệu doanh số hàng tháng qua 12 tháng năm 2004
b. Doanh số bán hàng X theo các nhà sản xuất
c. Dãy số phân phối số công nhân theo thu nhập
d. Doanh số theo chi phí quảng cáo
139) Một công ty kinh doanh gaz thực hiện một nghiên cứu để ước lượng tỉ lệ hộ gia đình
có sử dụng gaz làm chất đốt. kết quả điều tra mẫu ngẫu nhiên 50 hộ gia đình cho thấy có
35 hộ sử dụng gaz làm chất đốt. từ những thông tin này, có thể phát biểu như sau:
a. Với độ tin cậy 95%, tỉ lệ hộ có sử dụng gaz nằm trong khoảng từ 55,3% - 85,7%
b. Với độ tin cậy 95%, tỉ lệ hộ có sử dụng gaz nằm trong khoảng từ 57,3% - 82,7%
c. Với độ tin cậy 90%, tỉ lệ hộ có sử dụng gaz nằm trong khoảng từ 57,3% - 82,7%
d. Với độ tin cậy 90%, tỉ lệ hộ có sử dụng gaz nằm trong khoảng từ 55,3% - 85,7%
140) Để giảm bớt hoặc triệt tiêu các ảnh hưởng ngẫu nhiên, vạch rõ xu thế phát triển của
hiện tượng, ta có thể dùng:
a. Phương pháp hàm xu thế
b. Phương pháp số trung bình di động
c. Phương pháp hồi qui và tương quan
d. Cả 3 đều đúng
141) Các phương pháp thống kê như: ước lượng, kiểm đih, phân tích mối liên hệ, dự
đoán… trên cơ sở các thông tin thu nhập từ mẫu thuộc lãnh vực thống kê
a. Mô t

b. Suy diễn
c. A & B đúng
d. A, B sai
142) Thang đo khoảng là thang đo ____________ có các khoảng cách bằng nhau
a. Tỷ lệ

b. Định danh
c. Thứ bậc
d. A, B đúng
143) Khi nghiên cứu nhiệt đô ta có thể dùng thang đo:
a. Tỉ lệ
b. Khoảng
c. Thứ bậc
d. A và B đúng
144) Những dữ liệu được thu thập trực tiếp, thu thập ban đầu từ đối tượng nghiên cứu đươc
gọi là:
a. Dữ liệu sơ cấp
b. Dữ liệu thứ cấp
c. A và B đúng
d. A , B sai
145) Trong trường hợp tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ không đều, thì việc xác định mốt
không căn cứ vào tần số mà căn cứ vào:
a. Tần suất
b. Tỷ số giữa các tần số với các khoảng cách tổ tương ứng
c. Mật đô phân phối
d. B và C đúng
146) Các chỉ tiêu tứ phân vị được dùng để:
a. Đo lường độ phân tán
b. Đo lường khuynh hướng tập trung
c. Đo lường độ đồng đều
d. A và C đúng
147) Với một tài liệu phân tổ có khoảng cách tổ thì số trung bình chình là:
a. Số trung vị
b. Tứ phân vị thứ 2
c. Thập phân vị thứ 5
d. Cả 3 đều đúng

148) Người ta chọn mẫu ngẫu nhiên từ một dây chuyền đóng gói tự động ra 50 sp. Trọng
lượng được ghi nhận như sau:
Trọng lượng
(gam)
<690 690 - 700 700 - 710 710 - 720 ≥720
Số sản phẩm 3 7 26 9 5
Giả sử trọng lượng có phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95%, torng5 lượng trung bình của sp
nằm trong khoảng (gram)

a. 752,25 – 821,16
b. 703,48 – 708,92
c. 637,25 – 711,49
d. 717,52 – 744,48
149) Số liệu câu 1, theo thiết kế kỹ thuật của nhà máy quy định trọng lượng trung bình của
sp là 703 gr. Với mức ý nghĩa α = 0,05, tình hình sx diễn ra là:
a. Bình thường
b. Không xác định
c. Không bình th
ường
d. Tất cả đều sai
150) Từ kết quả tính toán được của câu 2, giá trị P – valua vẫn tính được là (%) (giá trị
kiểm định z lấy 2 số thập phân):
a. 7,97
b. 8,25
c. 9,70
d. 2,14

×