Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Luyen tu va cau 5 Lien ket cac cau trong bai bang cach thay the tu ngu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.88 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Luyện từ và câu:. Khởi động. GHI NHỚ: -Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. - Để liên kết một câu với câu đứng trước nó,ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ xuất hiện ở câu đứng trước. Chọn từ thích hợp điền vào vị trí của dấu ( . . . ) để hai câu sau liên kết với nhau: “Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở (Bác . . . ), lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt”.. A. ông. B. cụ. C. tôi. D. Bác.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Luyện từ và câu: *NHẬN XÉT: + Đoạn văn a có mấy câu? + Các câu trong đoạn văn nói về ai? + Gạch dưới những từ ngữ cho biết điều đó. (a), Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. - Cố kết : kết lại thành một khối vững chắc - Lai kinh : về kinh đô. Theo LÊ VÂN.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Luyện từ và câu: I. Nhận xét: + Đoạn văn (a) có mấy câu? + Các câu trong đoạn văn nói về ai? + Gạch dưới những từ ngữ cho biết điều đó. (1) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng HưngĐạo Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Vương (2)Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. (3)Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. (4)Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. (5) Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. (6)Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. Theo LÊ VÂN.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hưng Đạo Vương (Tên thật là Trần Quốc Tuấn) là một đại danh tướng của dân tộc .Ông sinh năm 1228 mất năm 1300 . Ông được phong tước Vương, tên Hưng Đạo nên dân ta thường kính cẩn gọi là Hưng Đạo Vương. Năm 1285, quân Mông Cổ tràn qua đánh nước ta lần thứ hai, Hưng Đạo Vương được vua Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết Chế thống lãnh toàn quân chống giặc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Luyện từ và câu: (a), Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng. Theo LÊ VÂN. Kết luận 1: Việc thay thế từ ngữ đã dùng ở câu trước. bằng đại từ hoặc những từ ngữ cùng nghĩa gọi là cách thay thế từ ngữ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Luyện từ và câu:. I. Nhận xét: 2. Vì sao có thể nói cách diễn đạt trong đoạn văn (a) hay hơn cách diễn đạt trong đoạn văn (b) ? (b) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng ĐạoVương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng.Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kết luận 2: Đoạn văn (a) hay hơn đoạn văn (b)từ vì: ngữ có tác dụng liên kết các câu Sử dụng cách thay thế 2.Đoạn Vì sao có dùng thể nói cách diễn đạt trong văn (a) là: hay hơn cách THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI văn (a) nhiều từ ngữ khác nhau cùngđoạn chỉ một người Trần Quốc Tuấn. văn với nhau và tránh được việc lặp từ nhiều lần. diễn đạt văn (b)? Đoạn văntrong (b) lặpđoạn lại quá nhiều từ: Hưng Đạo Vương. a) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rối trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.. b) Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Hưng Đạo Vương luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến Hưng Đạo Vương có thể rối trí. Hưng Đạo Vương không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Hưng Đạo Vương sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Hưng Đạo Vương vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Luyện từ và câu: LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ. II.Ghi nhớ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. Ví dụ:. Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông ông khóc rằng: _ Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Luyện từ và câu: LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ. Luyện tập: 1) Mỗi từ ngữ in đậm dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì ? Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. Hữu Mai.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Thảo luận theo nhóm bốn. Thời gian: 4 phút. PHIẾU THẢO LUẬN * Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào? •Từ ngữ in đậm - anh - người liên lạc - anh - Đó. •Thay thế cho từ ngữ - Hai Long - Người đặt hộp thư - Hai Long. - Những vật gợi ra hình chữ V.  Cách thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng : Liên kết các câu văn với nhau. ………………………………..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Luyện từ và câu:(Tiết 50) LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ. Củng cố:  Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc ta dùng cách nào để tạo mối liên hệ giữa các câu mà không lặp lại từ ngữ nhiều lần?.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Luyện từ và câu:(Tiết 50) LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ. II.Ghi nhớ: Khi các câu trong đoạn văn cùng nói về một người, một vật, một việc, ta có thể dùng đại từ hoặc những từ ngữ đồng nghĩa thay thế cho những từ ngữ đã dùng ở câu đứng trước để tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần..

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

×