Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 25 Ban luan ve phep hoc Luan hoc phap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.54 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Bài: 25- Tiết: 101 Tuần dạy: 27. BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC (Luận học pháp) - La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp I .MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về thể tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức của văn bản. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu. - Nhận biết, phân tích trình bày luận điểm trong văn bản diễn dịch, quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. 3. Thái độ: Nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Khái niệm thể tấu. - Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước. - Đặc điểm hình thức của văn bản. - Đọc hiểu một văn bản viết theo thể tấu. - Nhận biết, phân tích trình bày luận điểm trong văn bản diễn dịch, quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của gv. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2. Kiểm tra miệng: ? Đọc thuộc lòng và diễn cảm văn bản “Nước Đại Việt ta”? - Hs đọc diễn cảm (4đ) ?Quan niệm về độc lập dân tộc và lãnh thổ của Nguyễn Trãi trong bài “Nước Đại Việt ta”được thể hiện ở các yếu tố nào? (4đ) - Nền văn hiến riêng - Lãnh thổ riêng - Phong tục riêng - Lịch sử, chế độ riêng => Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs (2đ) 3. Tiến trình bài học: (35p) Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * HĐ 1: Vào bài ( 1p), Gv giới thiệu bài. * HĐ 2: (7p) Gv hướng dẫn HS đọc và tìm I. ĐỌC- TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> hiểu chú thích. - Đọc với giọng khúc chiết, rõ ràng, chậm rãi, chân tình. - Gv đọc mẫu 1 đoạn, hs đọc -> GV nhận xét. ? Hãy cho biết đôi nét về Nguyễn Thiếp? ? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Văn bản này là một phần của tác phẩm nào? Nó nằm ở vị trí nào trong tác? - Hs trả lời, gv chốt ý. ? Tác phẩm được viết bằng thể loại nào? Thể loại này có đặc điểm gì? - Kiểm tra một số chú thích, lưu ý nhấn mạnh 2,3,6,7. ? Văn bản này có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung? - Từ đầu đến “ … tệ hại ấy”: Bàn về mục đích của việc học. - Tiếp đến “... chớ bỏ qua”: Bàn về cách học. - Đoạn cuối: Tác dụng của việc học chân chính. * HĐ2: (22 phút) Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu văn bản ? Đọc câu đầu và giải thích ý nghĩa của câu này? - Ngọc không mài thì không thể thành đồ vật cũng giống như người mà không học thì không biết rõ đạo. ? Luận điểm “Mục đích của việc học” được trình bày bằng mấy luận cứ? - Bằng 2 luận cứ: + Luận cứ 1: nêu ra mục đích chân chính của việc học. + Luận cứ 2: phê phán thực trạng tiêu cực của việc học. ? Theo tác giả, học là để biết rõ đạo. Vậy đạo là gì? Từ đó cho biết mục đích của việc học chân chính là gì? - Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Vậy học để biết đạo nghĩa là học cách làm người. ? Theo tác giả, thế nào là việc học sai trái lệch lạc? - Học hình thức hòng cầu danh lợi .... 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: Nguyễn Thiếp (17231804) quê Hà Tĩnh, là người học rộng, hiểu sâu, được người đời rất kính trọng. b. Tác phẩm: Đoạn trích là một phần của bản tấu gửi vua Quang Trung năm 1791. c. Thể tấu: Là loại văn thư của bề tôi trình lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. 3. Bố cục: 3 phần. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Mục đích của việc học:. - Mục đích chân chính của việc học: Học để làm người, học để biết đối nhân xử thế. - Phê phán những quan niệm không đúng về việc học:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Thế nào là học hình thức, cầu danh lợi? hãy nêu những biểu hiện của lối học hình thức, học cầu danh mà em thấy? + Học hình thức: học thuộc từng chữ, câu, đoạn, bài mà không hiểu nội dung (học vẹt có danh mà không có chất). - Học cầu danh lợi: là học chỉ nhằm có danh tiếng, được nhàn hạ, có nhiều lợi lộc. ? Phê phán lối học hình thức, cầu danh xong tác giả còn chỉ ra hậu quả của nó. Đó là hậu quả gì? - Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan. - HS đọc diễn cảm đoạn 2. ? Khi bàn về cách học tác giả đã đề xuất quan điểm nào? - Luận cứ 1: hình thức học - Luận cứ 2: phương pháp học. ? Tác giả nêu ra hình thức học như thế nào? - Mở trường dạy học ở khắp các phủ, huyện, mở trường tư cho con cháu các nhà tiện đâu học đó. ? Từ đó tác giả trình bày phương pháp học như thế nào? - Học từ thấp đến cao. - Học cho rộng rồi tóm lược cho gọn. - Học kết hợp với hành. ? Em có suy nghĩ gì về các phương pháp học mà tác giả đưa ra? - Phương pháp học tích cực (còn nguyên giá trị đến ngày nay). * GV: Dưới thời Nguyễn Thiếp tuy nho học là gốc rễ, việc học phải theo tứ thư, ngũ kinh, chu sử (hạn chế thời đại) nhưng ông đã đề cao tính chất đúng đắn của việc học: học phải có phương pháp, học phải kết hợp với thực tiễn. ? Em nêu nhận xét về đặc điểm lời văn trong đoạn này? - Cấu tạo bằng các câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. * Hs đọc đoạn cuối. ? Mục đích học chân chính và cách học. + Học để cầu danh lợi + Lối học hình thức. => Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất, nhà tan. 2. Bàn về cách học:. - Hình thức học: việc học phải phổ biến rộng khắp. - Phương pháp học: + Học từ thấp đến cao. + Học cho rộng rồi tóm lược cho gọn. + Học kết hợp với hành. => Phương pháp học tích.. 3. Tác dụng của việc học chân chính:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đúng đắn được tác giả gọi là “đạo học”. Theo tác giả “đạo học thành” sẽ có tác dụng như thế nào? - Tạo được nhiều người tốt. - Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị. => Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh. * Gv: Lời khuyên không những có giá trị giáo huấn người đương thời mà còn có ý nghĩa đến ngày nay. Trước tình hình học vẹt, học tủ, học để đối phó như hiện nay cần được phê phán mạnh mẽ, cần hướng người học với việc học như niềm đam mê thực sự, học để vươn lên cùng bạn bè, học để xây dựng đất nước. * HĐ4: (5p) Tổng kết ? Em nhận xét gì về cách lập luận, nêu luận điểm của tác giả trong văn bản? - Tạo sự đối lập giữa hai quan niệm về việc học rồi hướng đến lựa chọn đúng đắn. ? Nêu ý nghĩa của văn bản? - Hs trả lời. - HS đọc ghi nhớ/79. - Tạo được nhiều người tốt. - Triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị. => Đất nước nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật - Lập luận: đối lập hai quan điểm về việc học, bao hàm sự lựa chọn. - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết. 2. Ý nghĩa văn bản Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, tác giả nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học. * Ghi nhớ: Sgk/79. 4. Tổng kết: ? Mục đích của việc học chân chính là gì? - Học để làm ngưới, biết đối nhân xử thế. ? Nêu quan điểm và phương pháp học đúng đắn mà tác giả đã đề cập đến ở đoạn trích? - Học từ thấp đến cao. - Học cho rộng rồi tóm lược cho gọn. - Học kết hợp với hành. ? Theo em phương pháp học tập nào đúng nhất? Vì sao? 5.Hướng dẫn học tập: * Đối với bài học ở tiết học này: - Tìm hiểu về con người và cuộc đời của Nguyễn Thiếp. - Liên hệ với mục đích, phương pháp học tập của bản thân. - Nhớ được 10 yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản. - Học thuộc nội dung bài. * Đối vối bài học ở tiết học tiếp theo: - Soạn bài: Thuế máu: + Đọc văn bản, chú thích..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi phần: Đọc- hiểu văn bản. - Chuẩn bị tiết liền kề: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm. V. PHỤ LỤC.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×