Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nâng cao hiệu quả đấu thầu trong xây dựng cơ bản.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.26 KB, 25 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU THẦU Ở TRONG XÂY DỰNG CƠ BẢN
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá hiện nay hoạt động đấu
thầu sẽ giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng tốt nhất những yêu cầu
của mình, nhờ đó họ có được những công trình có chất lượng cao, giá cả hợp lý
Hiện nay,Chính phủ đã ban hành Quy chế đấu thầu (Nghị định số
88/1999/NĐ-CP) và Nghị định 14/2000/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của
Quy chế đấu thầu đã tạo khung pháp lý cho hoạt động đấu thầu.
Tuy nhiên, hoạt động đấu thầu đang còn rất mới mẻ ở nước ta cho nên chưa
thể có được sự hoàn thiện trong hoạt động đấu thầu kể cả quản lý nhà nước về đấu
thầu và hoạt động dự thầu của các doanh nghiệp xây dựng ,
Trong cơ chế thị trường thì sự cạnh tranh là rất khốc liệt và đó là một trong
những động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong hoạt động đấu thầu thì sự
cạnh tranh cũng không kém phần quyết liệt đó là cạnh tranh về giá bỏ thầu, cạnh
tranh về chất lượng công trình, cạnh tranh về tiến độ thi công (thể hiện thông qua
các biện pháp kỹ thuật-thi công) và sự cạnh tranh giúp cho các nhà thầu lớn lên về
mọi mặt. Cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của các chủ đầu tư về chất lượng công
trình tiến độ thi công...đòi hỏi Các nhà thầu phải luôn luôn nổ lực để nâng cao năng
lực của mình. Hoạt động đấu thầu ngày càng trở nên có tính quyết định đến sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp xây dựng, việc nâng cao hiệu quả đấu thầu có ý
nghĩa to lớn.
Trang 1
I-Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả:
Gi ải pháp 1 : Tổ chức một bộ phận chuyên trách Marketing nhằm: mở rộng thị
trường, tăng uy tín của công ty,xây dựng kế hoạch dự báo giá linh hoạt để đáp ứng
kịp thời sự biến động của thị trường .
1-Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Thông qua hoạt động Marketing công ty sẽ gây dựng được uy tín của mình
trên thị trường xây dựng , tạo được lòng tin sự ưa thích nơi khách hàng khi tiêu
dùng sản phẩm (công trình xây dựng )của công ty. Hơn nữa hoạt động Marketing
giúp công ty có được những thông tin quý giá về sự biến động của giá cả vật liệu


xây dựng, về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh và luật pháp....Như vậy công ty mới
xây dựng được chiến lược kinh doanh đúng đắn , đặc biệt trong đấu thầu sẽ xây
dựng nên một chiến lược tranh thầu cơ chất lượng
Hiện nay công ty xây dựng dân dụng Hà Nội đã có phòng tiếp thị nhưng chưa
có bộ phận chuyên trách Marketing theo đúng nghĩa của nó. Lực lượng cán bộ ở
phòng tiếp thị còn mỏng , hầu hết cán bộ của phòng chưa được qua đào tạo chuyên
môn nghiệp vụ về Marketing một cách bài bản. Vì thế phạm vi tiếp thị còn hạn hẹp,
làm giảm đi cơ hội tham gia dự thầu của công ty. Do vậy theo tôi, công ty nên hình
thành một bộ phận Marketing chuyên trách để tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng cơ
hội tham dự đấu thầu và trúng thầu.
2-Phương thức thực hiện :
Để hoạt động tiếp thị của công ty hoạt động có hiệu quả công ty nên hình
thành một bộ phận chuyên trách Marketing, bộ phận này có thể nằm trong phòng
Tiếp thị
Công tác Marketing tiến hành theo các hoạt động chủ yếu sau:
-Nghiên cứu tình hình nguồn máy móc xây dựng , nguồn lao động
-Tìm kiếm thu thập các thông tin về các dự án, các công trình để công ty tham
gia đấu thầu .
-Tìm hiểu và cập nhật các quy định, quy chế của Nhà nước liên quan đến
ngành xây dựng
-Thu thập thông tin về sự biến động của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường
Trang 2
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh (tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của các
đối thủ).
-Thu thập thông tin về khách hàng (chủ đầu tư ) tâm lý sở thích....
Trên cơ sở phân tích nghiên cứu các vấn đề về thị trường bộ phận chuyên
trách Marketing này phối hợp với các bộ phận khác ở phòng tiếp thị và các phòng
ban có liên quan sẽ hoạch định ra chiến lược tranh thầu phù hợp
Một số chiến lược mà công ty có thể lựa chọn là:
*Chiến lược phân đoạn và tìm kiếm thị trường

Công ty phải phân chia ngành xây dựng ra các thị trường nhỏ có tính đồng
nhất cao về mặt nào đó để có biện pháp thâm nhập và từng thị trường phù hợp với
sở trường của công ty.
-Phân loại theo tính chất công trình : thị trường xây dựng dân dụng, thị trường
xây dựng công nghiệp và thị trường xây dựng hạ tầng, giao thông.
-Phân loại theo khu vực địa lý: thị trường nước ngoài, thị trường trong nước và
thị trường địa phương .
-Phân loại theo quy mô : thị trường các công trình có quy mô lớn và thị trường
các công trình có quy mô vừa và nhỏ.
*Chiến lược cạnh tranh:
Để cạnh tranh thắng lợi, nhất là trong việc tranh thầu công ty có thể áp dụng
các chiến lược sau:
-Chiến lược đặt giá tranh thầu thấp: công ty luôn đặt giá tranh thầu thấp, chấp
nhận mức lãi thấp ở mỗi công trình . Nhưng tổng lợi nhuận có thể vẩn cao nhờ nhận
được nhiều công trình.
-Chiến lược liên doanh, liên kết : Để tăng sức cạnh tranh công ty sẽ thực hiện
liên doanh với các doanh nghiệp xây dựng khác trong tranh thầu nhất là trong đấu
thầu quốc tế để tạo thêm sức mạnh đủ để cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài.
-Chiến lược dựa vào lợi thế tương đối: Theo chiến lược này công ty cần khai
thác triệt để lợi thế do khả năng sản xuất đặc thù của mình mang lại. Khả năng đặc
thù này không có ở những đối thủ khác mặc dù họ có các lực lượng mạnh hơn. ở
đây công ty không đứng ra đối đầu với các đối thủ mà chỉ lợi dụng khe hở hay thế
yếu của đối thủ, biến thế yếu của đối thủ thành điểm mạnh của công ty.
Trang 3
*Chiến lược phân phối sản phẩm :
Đặc điểm của ngành xây dựng là loại hình sản xuất đơn chiếc, khâu tiêu thụ
diển ra trước quá trình sản xuất bắt đầu . Chính sách phân phối sản phẩm (công trình
)của công ty được đề cập ở hai giai đoạn sau:
-Giai đoạn trước khi nhận thầu công trình :Công ty xác định khu vực thị
trường mình quan tâm, tăng cường mối quan hệ đối tác với các chủ đầu tư trong khu

vực đó để có nhiều khả năng trúng thầu hơn.
-Giai đoạn thi công và bàn giao công trình đưa vào sử dụng cần làm sao để
công tác ký kết hợp đồng, nghiệm thu bàn giao, bảo hành được thực hiện nhanh nhất
và hiệu quả nhất. Như vậy công ty tăng được chữ tín đối với chủ đầu tư , nâng cao
uy tín của mình tạo cơ hội thuận lợi tham gia đấu thầu ở các công trình sau.
*Chiến lược thông tin , quảng cáo:Theo chiến lược này, công ty phải tích cực
đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu về sản phẩm, về công ty mình trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Tham gia các hội nghị, các buổi giao lưu với các
đơn vị bạn, có kế hoạch tổ chức hội nghị khách hàng để quảng cáo, gây dựng uy tín
cho công ty và qua đó thu thập được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, tăng
cường mối quan hệ với bạn hàng, chủ đầu tư và các cơ quan chính quyền Nhà nước
**Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp này công ty cần có các điều kiện:
-Cần có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên ngành về Marketing , nhiệt tình
và năng động.
-Phải có đủ kinh phí cho hoạt động của bộ phận chuyên trách này : chi phí
nghiên cứu thị trường , quảng cáo, lương , mua sắm phương tiện làm việc....
3-Hiệu quả của giải pháp :
Khi thực hiện giải pháp này công ty sẽ thu được những kết quả là:
-Hạn chế tiếp thị chưa đúng đối tượng và phạm vi tiếp thị trong vùng hạn hẹp
trước đây được khắc phục, do lực lượng tiếp thị được tăng cường và có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ. Nhận biết được cơ hội cũng như nguy cơ đối với hoạt động
sản xuất xây dựng của công ty để có biện pháp ứng phó kịp thời và hiệu quả .
-Nắm bắt được tâm lý, sở trường của khách (biết khách cần mua sản phẩm đó
như thế nào để công ty bán sản phẩm đó...) Hơn nữa thông qua hoạt động của bộ
phận chuyên trách này công ty sẽ nắm bắt được đầy đủ hơn các thông tin về đối thủ
Trang 4
cạnh tranh, giá cả nguyên vật liệu, khách hàng...Đôi khi để có được thông tin phải
trả giá rất đắt. Như vậy công ty sẽ có nhiều hơn cơ sở để xây dựng một chiến lược
tranh thầu có chất lượng và hiệu quả.
Gi ải pháp 2 : Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ

cho cán bộ tham gia dự thầu, nhằm nâng cao chất lượng Hồ sơ dự thầu , tăng khả
năng trúng thầu của công ty.
1-Cơ sở lý luận và thực tiển:
Yếu tố con người là gốc rễ cho mọi sự thành công của các doanh nghiệp.
Trong công tác đấu thầu thì yếu tố con người là rất quan trọng. Điều này thể hiện
thông qua việc lập Hồ sơ dự thầu ;việc tiêu lượng lắp giá chính xác, sát thực tế ;
việc đưa ra một bản thuyết trình tổ chức thi công và đưa ra các biện pháp kỹ thuật
hợp lý... để tạo ra một bộ Hồ sơ dự thầu có chất lượng đề do cán bộ tham gia đấu
thầu lập nên. Có thể nói trình độ năng lực của cán bộ tham gia đấu thầu có ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng của Hồ sơ dự thầu . Do đó nâng cao chất lượng của
Hồ sơ dự thầu và nâng cao khả năng trúng thầu của mình công ty phải tăng cường
đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ tham gia đấu thầu.
Hơn nữa, các kiến thức về kinh tế , tài chính kế toán, pháp luật và các kỹ
năng về ngoại ngữ, tin học của nhiều cán bộ làm công tác đấu thầu còn chưa cao.
Trong khi đó yêu cầu đòi hỏi của những gói thầu ngày càng cao. Muốn trúng thầu
phải có những cán bộ có kiến thức sâu rộng trong lập Hồ sơ dự thầu và những cán
bộ, chuyên viên kỹ thuật giỏi có năng lực, trình độ chuyên môn tham gia vào ban
lập dự án công trình và đảm trách các vị trí quan trọng như thuyết minh giải pháp kỹ
thuật, biện pháp thi công và chỉ huy công trình .
Để làm được điều này công ty nhất thiết phải không ngừng bồi dưỡng nâng
cao trình độ cho đội ngũ cán bộ này.
2-Phương thức thực hiện :
Để nâng cao năng lực trình độ, nâng cao kiến thức về kinh tế , luật pháp, kỹ
năng vi tính ,ngoại ngữ của cán bộ tham gia đấu thầu theo tôi công ty có thể thực
hiện việc bồi dưỡng như sau:
Trang 5
-Gửi một số cán bộ của phòng tiếp thị đi học các lớp bồi dưỡng về kinh tế tài
chính , luật pháp ở các trường đại học hoặc các cơ sở chuyên nghiệp và tao điều
kiện cho họ về thời gian, chi phí học tập.
-Công ty có thể tự đứng ra tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng vi tính và ngoại

ngữ cho các cán bộ, chuyên viên tham gia vào quá trình đấu thầu để nâng cao hiệu
quả thuyết trình các biện pháp thi công và tăng khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng
nhất là tham gia đấu thầu quốc tế hay làm thầu phụ cho các nhà thầu nước ngoài.
Trang 6
Có thể cụ thể hoá kế hoạch này như sau:
Nội
dung đào tạo
Đối tượng đào tạo Số
lượng
Hình
thức
Chi phí
(dự tính)
Kinh tế
tài chính
-Cán bộ làm công
tác bóc tách tiên lượng
-Cán bộ chuẩn bị
Hồ sơ dự thầu

3 Gửi đi
học
3*8tr
Luật -Cán bộ chuẩn bị
Hồ sơ dự thầu
-Cán bộ phòng
ban và chuyên viên có
liên quan
3 Gửi đi
học

3*8tr
Quy
định về đấu
thầu quốc tế
-Cán bộ và
chuyên viên
7 mời
người về dạy
7*0,5tr
Ngoại
ngữ- Tin học
-Cán bộ, chuyên
viên kỹ thuật
15 công ty
mở lớp đào
tạo
15*1tr
Tổng chi
phí
66,5tr
Bên cạnh đó sau mỗi lần tham gia đấu thầu công ty cũng cần tổ chức các
buổi đúc rút kinh nghiệm . Đối với những công trình mà công ty trượt thầu , công ty
cần phân tích tìm các nguyên nhân dẩn đến trượt thầu của mình để khắc phục ở lần
sau. Tìm hiểu các ưu thế của nhà thầu đã trúng thầu để học tập. Đối với những công
trình đã trúng thầu công ty cũng cần tìm hiểu tại sao lại thắng thầu? để có thể khai
thác thế mạnh đó ở các công trình tương tự. Qua đó nâng cao năng lực và kinh
nghiệm của cán bộ đấu thầu .
Hàng năm tổ chức các buổi giao lưu giữa các cán bộ làm công tác đấu thầu
ở các đơn vị xây dựng khác. Định kỳ công ty tổ chức chuyến đi tham quan học hỏi
kinh nghiệm ở các doanh nghiệp tiên tiến hoặc đi nước ngoài cho các cán bộ này.

Trang 7
Như vậy sẽ nâng cao được năng lực, trình độ các cán bộ, chuyên viên tham gia đấu
thầu . Đây là nguồn tài sản quý giá đối với công ty.
Tuy nhiên các hình thức đào tạo này công ty cần vận dụng đan xen nhau là
tốt nhất, để mở rộng được đối tượng đào tạo, đào tạo nhanh và sử dụng kinh phí hợp
lý.
Ngoài việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ tham gia công tác đấu thầu.
Công ty cũng cần phải thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề, bậc
thợ cho các công nhân trong công ty để đảm bảo được chất lượng kỹ thuật của công
trình đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư .
Các chương trình đào tạo của công ty phải tuân theo các nguyên tắc sau:
-Xác định đúng đối tượng cần đào tạo.
-Đào tạo lý luận kết hợp với thực hành.
-Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và đào tạo lại với nâng cao khả năng tự bồi
dưỡng.
-Phải đào tạo liên tục.
3-Hiệu quả của giải pháp :
Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện kịp thời và liên tục sẽ nâng cao
trình độ , tay nghề , bậc thợ cho đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân trong toàn công
ty. Đảm bảo nguồn nhân lực có thể đáp ứng quản lý thi công xây lắp theo yêu cầu
của chủ đầu tư . Đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ tay nghề cao là tài sản quý
giá của công ty.
Năng lực, trình độ của các cán bộ tham gia vào công tác đấu thầu được
nâng cao. Qua đó công tác chuẩn bị đấu thầu , lập Hồ sơ dự thầu sẽ có chất lượng
cao , góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu thầu của công ty.
Gi ải pháp 3 : Đưa ra giá thầu hợp lý, linh hoạt để tạo điều kiện cạnh tranh
trong đấu thầu .
1-Cơ sở lý luận và thực tiển:
Tâm lý người tiêu dùng khi đi mua hàng bao giờ cũng muốn mua những hàng
hoá đạt chất lượng (theo yêu cầu của họ) và với giá thấp nhất có thể. Các chủ đầu tư

khi mua các công trình thông qua đấu thầu cũng đăc biệt quan tâm tới chất lượng ,
Trang 8
tiến độ và giá cả công trình . Do đó khi chấm điểm cho một nhà thầu , thì chỉ tiêu
giá công trình được chấm thầu với số điểm cao.
Một công trình đảm bảo về chất lượng và tiến độ, nhưng có mức giá bỏ thầu
cao (vượt giá trần), nó không mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư . Vì thế nó sẽ
không được chủ đầu tư chấp nhận mua và Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại ngay khi mở
thầu. Bởi vậy nhà thầu nào đưa ra được giá dự thầu thấp mà vẩn đáp ứng được các
yêu cầu của chủ đầu tư thì khả năng trúng thầu cao.
Cạnh tranh về giá dự thầu là phương thức cạnh tranh khá hiệu quả trong tranh
thầu. Hơn nữa việc lựa chọn mức giá bỏ thầu của công ty xây dựng dân dụng còn rất
cứng nhắc thể hiện ở chổ : khi tính toán xong giá dự thầu của mình ít có điều chỉnh
theo tình hình cạnh tranh trên thị trường . Vì thế công ty phải linh hoạt trong việc
định giá dự thầu, để tăng khả năng cạnh tranh , nâng cao khả năng trúng thầu của
công ty khi tham gia đấu thầu .
2-Phương thức thực hiện:
Về nguyên tắc đơn giá dự thầu bao gồm:
-Chi phí vật liệu (VL)
-Chi phí nhân công (NC)
-Chi phí máy xây dựng (M)
-Lãi dự kiến (L)
-Thuế doanh thu hoặc VAT (T)
Giá dự thầu được tính theo công thức:
G
dt
= (VL+NC+M+C+L+T)
Với chi phí chung (C) bao gồm chi phí quản lý công trường (C
ctr
)và chi phí
quản lý doanh nghiệp (C

dn
) hay C=C
ctr
+C
dn

G
dt
= (VL+NC+M+C
ctr
)+C
dn
+L+T
= Z
xlctr
+ C
dn
+ T + L
Z
xlctr
: là giá thành xây lắp công trình
Dựa vào các bộ phận cấu thành trong đơn giá dự thầu theo tôi công ty nên
lựa chọn mức giá bỏ thầu linh hoạt theo các phương án sau để tăng khả năng cạnh
tranh.
a \ Z
xlctr
+ C
dn
+ T < G
bán

<= Z
xlctr
+ C
dn
+ T + L
Trang 9
Theo phương án này , công ty đưa ra mức giá bỏ thầu (G
bán
) cao nhất và sẽ
đạt được mức lãi dự kiến . Phương án này có thể áp dụng khi đối thủ cạnh tranh
không mạnh hoặc công ty đứng đầu về công nghệ kỹ thuật.
b\ Z
xlctr
+ C
dn
+ T < = G
bán
< Z
xlctr
+ C
dn
+ T + L
Ở Phương án này , công ty chấp nhận mức lãi thấp thậm chí là không có lãi để
đảm bảo việc làm cho người lao động . Nhưng vẩn bù đắp đủ giá thành xây lắp của
doanh nghiệp .
c\ Z
xlctr
+ T < G
bán
<= Z

xlctr
+ C
dn
+ T
Theo phương án này công ty sẽ không có lãi và phải chấp nhận cắt bỏ một
phần chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho công trường .Tức là chấp nhận mức
giá bán thấp hơn giá thành xây lắp của công ty. Nhưng vẩn bù đắp được giá thành
xây lắp công trường ( Z
xlctr
+ T)
d\ Z
xlctr
< G
bán
<= Z
xlctr
+ T
Trong phương án này công ty chấp nhận đưa ra mức giá bỏ thầu sau khi đã
loại bỏ hẳn chi phí quản lý doanh nghiệp thậm chí chưa tính đủ thuế phải nộp.
Nhằm giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và khai thác khả năng của
máy móc, thiết bị chờ cơ hội kinh doanh.
Tuy nhiên để nâng cao khả năng cạnh tranh về giá dự thầu và để có lãi cao
công ty phải phấn đấu hạ giá thành xây lắp bằng việc giảm các chi phí trực tiếp (VL,
NC, M) và chi phí chung (C).
-Biện pháp giảm chi phí bằng cách xác định đúng chi phí nguyên vật liệu, hạn
chế đến mức nhỏ nhất mất mát , hao hụt, hư hỏng trong thi công và vận chuyển ,
bảo quản.
-Biện pháp giảm chi phí nhân công : Để giảm chi phí nhân công công ty
không thể cắt giảm tiền lương, thưởng và phụ cấp công nhân mà thực hiện bằng
cách tăng năng suất lao động và nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá trong thi

công.
-Biện pháp giảm chi phí máy bằng việc sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, năng
lượng phục vụ cho các ca máy.
Trang 10

×