Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.19 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sau một năm triển khai dạy học chương trình Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục PHẦN THỨ HAI GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH. . I.Tài liệu cho Học sinh: 1. Bộ tài liệu Tiếng Việt 1- CGD gồm 3 tập: a. Cấu trúc: + Tập 1 gồm 2 bài: Bài 1: Tiếng Bài 2: Âm + Tập 2 gồm 2 bài: Bài 3: Vần Bài 4: Nguyên âm đôi + Tập 3 Tự học gồm 2 bài: Bài Tiếng Bài Vần Trong chương trình có các bài về Luật chính tả. b. Cách sử dụng : - Dùng trên lớp trong từng tiết học - HS có thể mang về nhà để luyện tập thêm. 2. Bộ tài liệu tập viết: a. Cấu trúc : - Gồm 3 tập: Nội dung tương ứng với SGK. - Hướng dẫn cách nhận biết chữ in dựa trên tọa độ. - Dựa trên tọa độ của chữ in thường, in hoa để viết chữ viết thường, chữ viết hoa. b. Cách sử dụng : - Dùng luyện tập thêm về kỹ năng viết. - GV chủ động về thời gian và căn cứ vào tình hình của lớp mình để triển khai vở Tập viết. - Quy trình viết đã được hướng dẫn cụ thể trong thiết kế. II.Tài liệu của Giáo viên: * Sách thiết kế : gồm 3 tập tương ứng với nội dung tài liệu Tiếng Việt 1- CGD của HS. + Phần đầu của thiết kế : Phân phối thời gian dạy học; hướng dẫn mẫu cho GV cách tổ chức và kiểm soát tiết học. + Phần thứ hai là thiết kế các bài học, sau mỗi bài học có phần in nghiêng là những điều lưu ý cho GV. - GV không soạn bài, dựa vào nội dung thiết kế đã định hướng các việc của HS (H) cần làm và người GV (T) tổ chức và kiểm soát tiết học. III. Nội dung chương trình: Công nghệ học ( CnH) cho môn Tiếng Việt 1 có 02 công đoạn: + Công đoạn Lập mẫu + Công đoạn Dùng mẫu Công đoạn Lập mẫu: Thực hiện bước nhảy từ không sang có (Lần đầu tiên có một CÁI MỚI trong trí tuệ) Công đoạn Dùng mẫu: Thực hiện các bước đi từ có ít đến có nhiều (Mỗi tiết chỉ thay một thành phần trong mẫu) Ví dụ : Mẫu “ba”.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> . Lập mẫu để xác định Chất liệu mới (khái niệm) trong một vật liệu (âm vị) . Chất liệu này có 36 âm vị được lập lại trong công đoạn Dùng mẫu. Mẫu “an” cho 150 vần có âm cuối, 150 vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối. * Mỗi Công đoạn thực hiện theo Quy trình 4 việc: Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm (Chiếm lĩnh đối tượng) HS thao tác trên vật thật(Tiếng có âm thanh) để lấy ra (Chiếm lĩnh, lĩnh hội, hình thành) chất liệu của nó - bản chất âm (Khái niệm ngữ âm) Ví dụ: Bài 2: Âm + Đối tượng lĩnh hội là Vật thật(Vật liệu: Tiếng “Ba”) + Chiếm lĩnh đối tượng là phân giải Tiếng (Phân tích, tách..,.) HS tự phát hiện ra khái niệm ngữ âm của tiếng “Ba”: Phụ âm – nguyên âm; Vị trí mỗi âm vị( Phần đầu – vần) Việc 2: Viết Làm theo quy ước cốt là để cố định lại sản phẩm của việc 1(Dùng vật thay thế cho vật thật cuối cùng là Chữ làm vật thay thế cho Tiếng) + Viết bảng con + Viết vào mô hình + Viết vở Tập viết Việc 3: Đọc Là thao tác ngược (Trong tư duy) đối với việc 2(Từ hình thái Chữ trở về hình thái Âm Kiểm tra lại việc 2 xem chữ có ghi đúng âm không (Từ Vật thay thế (Chữ) trở về Vật thật (Tiếng) + Đọc bảng + Đọc sách Lưu ý : +Viết xong chữ nào đọc trơn chữ đó, đọc chữ mình viết ra. Chữ ghi tiếng thanh ngang phải là một khối đúc liền nhìn vào cả chữ và đọc trơn (Bắt đầu bằng tiếng nguyên khối -> Phân tích Tiếng để viết chữ -> Trở về tiếng ban đầu, tức là đọc trơn. +Đọc trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để đọc trơn chữ có các thanh. + Phân tích trên chữ quen gọi là đánh vần. Đánh vần theo cơ chế lưỡng phân (phân hai, tách hai, chia đôi). VD: 1. toàn /toan/ - / huyền/ - /toàn/. 2. toan /tờ/ - /oan/ - / toan/ . 3. oan /o/ - /an/ - / oan/ . 4. an /a/ - //n/ - /an/. Đánh vần là cách trở về theo thứ tự ngược lúc đi, tức là dựa trên sản phẩm đã có ( cũng là cách kiểm tra đánh giá sản phẩm đã có). + Cơ chế tách đôi: *Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) - đọc trơn tiếng thanh ngang *Trả lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “ lắp” thanh vào) + Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm- thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt). Đọc cả 4 mức độ là quá trình chuyển từ ngoài vào trong giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nên cần huấn luyện ngay từ đầu và làm quyết liệt. + Đọc phân tích: Quản lý việc học của học sinh (Bằng miệng và bằng tay) giúp học sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và tiếng có thêm thanh. Việc 4: Viết chính tả (Viết vào vở ghi của học sinh) + Đây là cơ hội để tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh, khẳng định 3 việc đã làm (việc 1, việc 2, việc 3 ) + Quy trình viết: Nhắc lại Tiếng.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> . Phân tích Tiếng Dùng chữ ghi các âm vị Tiếng Đọc lại (Đọc trơn) để kiểm tra viết. Bắt đầu học chữ thì ngay lập tức đã viết chính tả, chứ không phải nhìn trên bảng rồi vẽ lại, chép lại. Tập chép là bắt chước, mắt nhìn – tay vẽ, đầu óc không làm việc. TÓM LẠI Quy trình 4 việc của nghiệp vụ sư phạm hiện đại khác hẳn với 5 bước lên lớp của Nghiệp vụ sư phạm cổ truyền. Quy trình 4 việc là cách triển khai Công nghệ Học trên thực tiễn Sư phạm. Tiết Lập mẫu thể hiện đến thành bại của cả bài nói chung, thể hiện cách làm giúp HS chiếm lĩnh (lĩnh hội, hình thành) Chất liệu mới do vậy phải làm đúng quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng thao tác không được đốt cháy giai đoạn – Dạy đâu chắc đó rồi mới chuyển sang công đoạn dùng mẫu. (Vì lập mẫu là để dùng và dùng nhiều lần). Việc Dùng mẫu sẽ củng cố vững chắc hơn Chất liệu đã có. Trừ việc 0 của Thầy giáo (Công đoạn Dùng mẫu), bốn việc còn lại HS phải tự làm lấy. Mục đích của việc 0 (Mở đầu) ở công đoạn dùng Mẫu: + Nhắc lại mẫu đang dùng. + Tạo tình huống (Cớ) để thay một thành phần của Mẫu tạo cơ hội HS gặp lại những gì đã học trong hoàn cảnh mới (Ôn tập tích cực, không học vẹt). Ví dụ: Chỉ có một tiếng /ba/ với 2 âm vị (Lập mẫu) chuyển sang dùng mẫu được dùng đi, dùng lại thêm 34 lần nữa, mỗi lần học 1 âm mới. Trong tập 3: Tự học, vẫn thực hiện quy trình 4 việc nhưng việc 2 và việc 3 đảo vị trí cho nhau cụ thể: + Việc 1: Ôn tập dành cho ngữ âm – khái niệm ngữ âm và chính tả ( ở trang lẻ sách TV- CGD lớp 1, tập ba) + Việc 2: Đọc ( chú ý hơn đọc bằng mắt – để tăng tốc độ đọc); bài đọc ở trang chẵn sách TVCGD lớp 1, tập ba. + Việc 3: Viết (Vở tập viết) + Việc 4: Viết chính tả (GV đọc mỗi lần 2 - 3 tiếng cho HS viết)- dùng vở chính tả riêng. - Nội dung trong tập 3, HS tự xử lý lấy 2 mối quan hệ cơ bản: + Quan hệ âm - chữ (đọc thông viết thạo) + Quan hệ Chữ - nghĩa (HS biết rõ nghĩa để viết đúng chính tả - nắm luật chính tả) không dính đến nghĩa của từ. Trong cấu trúc nội dung: có các bài Luật chính tả khi dạy GV thường xuyên yêu cầu HS nhắc lại Luật chính tả HS đã học, đồng thời dạy luật chính tả mới, luật chính tả xuất hiện lúc nào thì dạy lúc đó (Gặp đâu dạy đó). Trên đây là những thành tựu và một số vấn đề chung về SGK- Chương trình Tiếng Việt 1CGD. Kính mong đồng nghiệp và quý bạn đọc gần xa góp ý, trao đổi.. BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN ÂM MÔN TIÊNG VIỆT LỚP 1 - CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> A. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà HS luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để. Một điểm khác với phương pháp dạy trước đây, khi áp dụng phương pháp dạy học Tiếng Việt lớp 1- CGD, Giáo viên không phải cầm tay học sinh tập viết, mà mỗi học sinh tự tư duy bài giảng. Quy trình dạy của giáo viên sẽ được tiến hành theo bốn bước đó là: nhận diện ngữ âm, tập viết, đọc và luật chính tả. Chương trình đã phát huy được khả năng tư duy của học sinh, giúp học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng nên đều đọc được và đọc tốt. Qua thời gian nghỉ hè học sinh không quên chữ. Học sinh có thể nắm chắc luật chính tả và kĩ năng nghe để viết chính tả tốt. Từ những lí do trên nên chúng tôi xây dựng chuyên đề “ Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- CGD ”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- CGD người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu , nội dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy, Đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1- CGD. I. Những vấn đề chung 1. Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1-CGD học sinh đạt được các mục đích sau: 1. 1. Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù. 1.2. Các em nắm chắc luật chính tả. 1.3. Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. 2. Đối tượng chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD -. Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp1- CGD chính là cấu trúc ngữ âm của tiếng Việt bao gồm : Tiếng Âm và chữ Vần. 3.Nội dung chương trình chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD ( gồm 4 bài) 3.1. Bài 1: Tiếng 3.2. Bài 2: Âm 3.3. Bài 3: Vần 3.4.Bài 4: Nguyên âm đôi.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 4. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD 4.1. Phương pháp mẫu:. -Lập mẫu, sử dụng mẫu.. -Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có. 4.2. Phương pháp làm việc: - Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. II.Phần cụ thể - phần âm. 1. Mục tiêu phần âm. - HS nắm chắc 38 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này. - Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do. - Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. - Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). - Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút. - Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ nhỡ. Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ một tiếng. - Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần (vần chỉ có âm chính). - Nắm chắc luật chính tả e,ê,i. 2. Quy trình dạy phần âm: Bài âm gồm hai công đoạn: a) Công đoạn 1: Lập mẫu ( Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm, phụ âm) Mục đích, yêu cầu : Làm theo đúng Quy trình 4 việc , thực thi chuẩn xác từng thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài. b) Công đoạn 2: Dùng mẫu( Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm) ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) . Tuy nhiên cần chú ý : + Mục đích của tiết dùng mẫu là: - Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu. - Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu. +Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu: - Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu. - Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao chu phù hợp với học sinh lớp mình. *Bài Âm /e/ là tiết dùng mẫu Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Mục đích: HS phát âm tiếng chứa âm mới, nhận ra âm mới là nguyên âm hay phụ âm, vẽ được mô hình phân tích tiếng có âm mới. 1.1. Giới thiệu âm mới - GV đưa ra tiếng chứa âm mới /đe/ và yêu cầu HS phát âm lại theo 4 mức độ T- N- N- T. 1.2. Phân tích tiếng - GV yêu cầu HS phân tích tiếng /đe/ ( kết hợp vỗ tay) để biết phần đầu là âm /đ/ và phần vần là âm / e/ . - GV cho HS phát âm lại âm /e/, nhận xét luồng hơi đi ra như thế nào? - HS nhận xét luồng hơi đi ra tự do nên /e/ là nguyên âm. - Cho HS nhắc lại: /e/ là nguyên âm theo 4 mức độ T- N- N- T. 1.3. Vẽ mô hình - GV vẽ và yêu cầu HS vẽ mô hình hai phần tiếng /đe/, đọc /đe/. - GV yêu cầu HS viết âm /đ/ vào phần đầu của mô hình và nhắc lại /đ/ là phụ âm. - HS chỉ tay vào phần vần âm /e/ chưa biết chữ còn bỏ trống đọc /e/ là nguyên âm. Việc 2: Học viết chữ ghi âm Mục đích: HS nắm được cấu tạo chữ e in thường và chữ e viết thường. HS nắm được quy trình và viết được chữ e viết thường cỡ nhỡ, viết được các tiếng có âm /e/. 2.1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường; GV giới thiệu chữ e in thường. ( dùng chữ mẫu hoặc viết mẫu lên bảng, mô tả cấu tạo chữ e để HS nhận biết khi đọc bài.) 2.2. Hướng dẫn viết chữ e viết thường: GV đưa ra chữ mẫu hoặc viết mẫu, hướng dẫn điểm chấm điểm tọa độ và quy trình viết. - HS luyện viết vào bảng con chữ e viết thường. 2.3. Viết tiếng có âm vừa học. - GV yêu cầu HS đưa tiếng /đe/ vào mô hình, thay các phụ âm đầu d, ch, c, b để tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay.( HS ghi vào bảng) - GV yêu cầu HS thay dấu thanh vào tiếng /đe/ tạo tiếng mới mỗi lần thay đều phân tích kết hợp với tay. ( HS ghi vào bảng) * Chú ý: GV hương dẫn học sinh các nét nối và vị trí đánh dấu thanh của tiếng. d/Hướng dẫn viết vở Em tập viết. - GV hướng dẫn cách tô chữ e và khoảng cách giữa các chữ theo điểm chấm tọa độ trong vở, nét nối giữa các con chữ b,e, khoảng cách giữa các tiếng trong một từ “ da dẻ”. - GV kiểm soát quá trình viết của học sinh và chấm bài. Việc 3: Đọc Mục đích: HS đọc trôi chảy từ mô hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài. a/ Đọc trên bảng - Phần này giáo viên linh động chọn âm, tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ), rồi đến ( bè, dẻ , chè). b/ Đọc trong sách giáo khoa( Đọc từ trên xuống, từ trái sang phải). * Chú ý: sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ đọc ( T- N- N- T) Việc 4: Viết chính tả: Mục đích: HS viết đúng chính tả các chữ ghi tiếng chè,be bé, e dè… a/ Viết bảng con/ viết nháp. - GV đọc cho HS nghe viết từng tiếng vào bảng con hoặc nháp. - HS phát âm lại, phân tích rồi viết, viết xong lại đọc lại. b/ Viết vào vở chính tả GV thực hiên đúng theo quy trình mẫu: + Bước 1: Phát âm lại (đồng thanh) + Bước 2: Phân tích( bằng thao tác tay).. + Bước 3: Viết.. + Bước 4: Đọc lại.. C. KẾT LUẬN Qua một thời gian ngắn ba tuần thực hiện dạy Tiếng Việt lớp 1- CGD đúng theo quy trình 4 việc đến nay tôi thấy học sinh chúng tôi học đến âm nào các em nắm chắc âm đó, viết đúng chính tả các tiếng đã học, giờ học nhẹ nhàng thỏa mái, giáo viên nói ít hơn còn học sinh được làm việc nhiều hơn không nhàm chán.Trên đây là báo cáo chuyên đề phương pháp dạy học phần âm Tiếng Việt lớp 1CGD rất mong được sự góp ý của các đồng chí CBQL và giáo viên ..
<span class='text_page_counter'>(8)</span>