Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Mot so giai phap nham nangcao hieu qua cua Ban chi huy Lien doi chi doi truong THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.55 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Một số giải pháp nhằm nângcao hiệu quả của Ban chỉ huy Liên đội, chi đội trường THCS Ngư Thủy Bắc 1. Lí do chọn sáng kiến: Tổ chức đội TNTP Hồ Chí Minh là mắt xích quan trọng trong hệ thống mắt xích Đảng – Đoàn – Đội. Đảng và Bác Hồ đã rất chăm lo đến công tác giáo dục đội viên TNTP Hồ Chí Minh, Đảng ta đã nhấn mạnh “Tiền đồ rạng rỡ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang nằm trong tay thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Chính vì vậy công tác giáo dục đội viên TNTP Hồ Chí Minh được coi là công tác đào tạo bồi dưỡng lớp người mới của đất nước. Đội là tổ chức của các em, do các em làm chủ , phấn đấu rèn luyện, giúp đỡ phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động, vui chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em. Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi ở khu vực và thế giới vì những quyền của trẻ em, vì hòa bình, hạnh phúc của các dân tộc. Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục nồng cốt trong các nhà trường phổ thông nói chung và THCS nói riêng. Thông qua các hoạt động giáo dục giúp các đội viên phát triển toàn diện về trí tuệ, phẩm chất, năng lực và có những kỹ năng sống cơ bản, có khả năng ứng xử mọi tình huống trong học tập, rèn luyện và trong cuộc sống. Có thể nói là lực lượng giáo dục và tự giáo dục thông qua các hoạt động tập thể của Đội. Là một tổng phụ trách đội ở trường THCS tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao chất lượng hoạt động các liên đội trường học thì công tác lựa chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ BCH đội là rất quan trọng và cần thiết, bởi “Cán bộ nào phong trào đó”, tổ chức đội muốn ngày càng vững mạnh đòi hỏi đội ngũ ban chỉ huy đôi phải thực sự tâm huyết, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo liên, chi đội và nắm vững những kỹ năng công tác đội cơ bản. Trong những năm qua, một số liên đội trường học, nhất là tại địa bàn vùng sâu, vùng xa như liên đội THCS Ngư Thủy Bắc, hoạt động của đội ngũ BCH đội hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình, chính vì vậy hiệu quả trong công tác giáo dục còn ở mức độ nhất định. Qua thực tế làm tổng phụ trách tại đơn vị, tôi nhận thấy vai trò nồng cốt, quan trọng của đội ngũ BCH liên, chi đội trong mọi phong trào hoạt động, là cánh tay đắc lực cho TPT đội và là lực lượng trực tiếp triển khai các kế hoạch của đội đến từng đội viên, chính vì thế tôi đã nghiên cứu, áp dụng tại đơn vị và có được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ huy Liên, chi đội tại đơn vị tôi công tác..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Thực trạng của vấn đề mà sáng kiến cần giải quyết. Qua thời gian làm tổng phụ trách đội tại đơn vị trường THCS Ngư Thủy Bắc, tôi nhận thấy hoạt động của đội ngũ ban chỉ huy liên, chi đội còn có những hạn chế nhất định, một số chỉ huy chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, chỉ đạo hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa mạnh dạn tham mưu các nội dung, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đội, thậm chí có những chỉ huy chưa mạnh dạn đánh giá những sai phạm của một số đội viên,… Mặc dù hoạt động đội trong những năm qua đã được quan tâm nhưng còn sơ sài, nội dung chưa phong phú, còn mang tính hình thức, chiếu lệ, có khi khoán trắng cho TPT đội hoặc anh (chị) phụ trách chi đội, nhiều anh(chị) phụ trách còn làm thay… vai trò của BCH liên, chi đội chưa được thể hiện rõ nét, vì lẽ đó hoạt động đội chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy tính tự quản, làm chủ hoạt động của mình. Trên thực tế, vai trò của BCH ở liên đội chi đội đã được khai thác hết hay chưa? Các em đã bộc lộ khả năng của mình trong công tác Đội hay chưa? Đó cũng là vấn đề đáng được lưu tâm, trăn trở. Tuy nhiên, về tính năng động, sáng tạo, những kỹ năng của Ban chỉ huy nếu không được bồi dưỡng thì sẽ không phát huy hết được những năng lực, sở trường cũng như tài năng của các em. Qua tổ chức hoạt động đội, tìm hiểu và khảo sát 54 đội viên là ban chỉ huy liên, chi đội thuộc liên đội Trường THCS Ngư Thủy Bắc, kết quả như sau: - Trên 60% đội viên không thích tham gia vào BCH liên, chi đội. - 40% ban chỉ huy chưa phân công nhiệm vụ thực hiện mà mọi hoạt động chủ yếu do liên đội trưởng hoặc chi đội trưởng thực hiện. - Khoảng 60% đội viên còn rụt rè, nhút nhát, kỹ năng nghiệp vụ Công tác đội chưa thành thạo, hoạt động tập thể, tổ chức các trò chơi còn lúng túng. - Trên 60% đội viên chưa chủ động, linh hoạt trong tổ chức các hoạt động, thiếu tính quyết đoán và khả năng ứng xử với các tình huống chưa mềm dẻo, linh hoạt Thực trạng trên đã tạo nên những lỗ hỏng không nhỏ trong xây dựng, quản lý và tổ chức các hoạt động tại liên đội và hiệu quả giáo dục thông qua hoạt động đội phát triển chậm, thiếu bền vững. Thực tiễn công tác tại đơn vị tôi cũng nhận thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình trên là do: - Công tác lựa chọn đội ngũ ban chỉ huy thực hiện còn cảm tính, chưa đánh giá được năng lực thu hút, tập hợp, tổ chức, lãnh đạo và uy tín của mỗi thành viên ban chỉ huy trong tập thể đội. - Tổ chức các đợt tập huấn còn mang tính thời vụ, chưa thường xuyên, công tác kiểm tra, giám sát, uốn nắn thiếu kịp thời. - Nhiều anh(Chị) phụ trách vì thi đua nên có khi làm thay công việc của BCH dẫn đến các em thiếu chủ động, linh hoạt và thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Một số chỉ huy chưa nhận thức được tầm quan trọng của BCH liên, chi đội là “Linh hồn” của tập thể đội, là yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại trong các hoạt động. - Khá nhiều anh(chị) phụ trách chưa thấy được tầm quan trọng của công tác cán bộ đội ngay từ khâu lựa chọn, đến bồi dưỡng, đào tạo dẫn tới chưa khai thác hết tiềm năng và phát huy vai trò tự quản, làm chủ của các em. - Bên cạnh đó, đơn vị đóng trên địa bàn xã miền núi khó khăn, đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn, hoạt động Đội chưa được coi trọng, nhiều phụ huynh không ủng hộ cho con em tham gia BCH vì sợ mất thời gian lao động tại nhà hoặc ảnh hưởng đến học tập của con… 2.2. Các giải pháp: 2.2.1. Lựa chọn đội viên ưu tú, có phẩm chất, năng lực tốt vào ban chỉ huy: Việc lựa chọn đội ngũ chỉ huy Đội xuất phát từ nhiệm vụ của liên đội và phong trào thiếu nhi ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. BCH gồm có: BCH liên đội, chi đội. Mỗi BCH gồm liên đội trưởng, chi đội trưởng, liên đội phó, chi đội phó và các uỷ viên BCH. BCH vừa phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đội viên, vừa phải là “linh hồn” của chi đội, liên đội. Chính vì vậy việc lựa chọn BCH là một việc làm hết sức quan trọng và có sự lựa chọn sáng suốt đúng đối tượng thì mới có được một đội ngũ BCH tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động của liên đội, chi đội. Việc lựa chọn BCH vừa đảm bảo những đặc thù của đơn vị, song cũng cần có những định hướng giúp các em lựa chọn cho chính xác. “Cán bộ là gốc của công việc” có cán bộ tốt là có phong trào tốt, vì vậy công tác lựa chọn ban chỉ huy đội có vai trò hết sức quan trọng và cần thiết, quyết định chất lượng hoạt động đội trong trường học, Ban chỉ huy liên, chi đội là những đội viên được Đại hội tín nhiệm bầu ra, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động đội, thực hiện chương trình, mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Chính vì lẽ đó, phải làm sao lựa chọn được những đội viên được tập thể Đội tín nhiệm, tin tưởng, bản thân đội viên phải có có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động đội và có trách nhiệm cao trong công việc được giao. Muốn có “Thủ lĩnh” tốt, là “Linh hồn” của tập thể đội thì TPT, các anh (chị) phụ trách phải giúp cho tập thể đội viên sáng suốt lựa chọn những đội viên ưu tú, hạt nhân phong trào, là cánh tay đắc lực, tin cậy của mình. Tuy nhiên Đội là tổ chức của các em nên cần phải tôn trọng quyền lựa chọn BCH của các em, tuy nhiên thực tiễn do các em chưa nhận thức đầy đủ, chưa đánh giá và nhìn nhận một con người một cách khách quan và toàn diện nên các anh chị phụ trách phải giúp các em tìm hiểu và hướng dẫn các em lựa chọn những hạt nhân tiêu biểu vào BCH đội, để làm được điều đó cần định hướng một số tiêu chuẩn cơ bản khi lựa chọn chỉ huy đội như sau: Căn cứ Điều lệ Đội và hướng dẫn về công tác tổ chức Đội. Căn cứ yêu cầu, tình hình thực tế tại liên, chi đội..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Căn cứ vào yêu cầu về chất lượng và năng lực cần có của BCH đội: Phẩm chất đạo đức tốt, học lực ít nhất từ loại khá trở lên, luôn vươn lên trong học tập và rèn luyện. Là tấm gương cho các đội viên khác noi theo. BCH phải là những đội viên có uy tín, được tập thể Đội tin tưởng, phục tùng, có khả năng thu phục và tập hợp đội viên, có năng lực chỉ huy, nắm vững những kỹ năng hoạt động đội cơ bản, có lòng đam mê và tinh thần trách nhiệm trong công tác, được Đại hội Đội bầu chọn… Bên cạnh đó việc hình thành đội cờ đỏ sẽ giúp liên đội quản lý tốt nề nếp trường lớp. Thành viên đội cờ đỏ được lựa chọn từ mỗi chi đội và hoạt động chấm thi đua dưới sự quản lý kiểm tra của BCH liên đội. Chính vì thế, ngay trong đại hội Đội, BCH liên đội cần chú trọng và bàn luận thật kỹ về số lượng, cơ cấu BCH ở từng khối, đảm bảo tính kế thừa, năng lực mạnh về phong trào hay mạnh về tổ chức ở từng ứng cử viên. Để lựa chọn những đội viên ưu tú đòi hỏi các anh (chị) phụ trách phải có quá trình quan sát, theo dõi, tìm hiểu qua các anh chị phụ trách trước, qua kết quả các hoạt động đội…để tìm được đội ngũ nồng cốt cho mình góp phần tạo nên sự thành công cho hoạt động ở các liên đội trường học. 2.2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên ban chỉ huy. Để BCH hoạt động có hiệu quả, các anh chị phụ trách cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCH đội theo hướng: - Bao quát hết các mặt công tác, không để sót mặt nào không có cá nhân phụ trách. - Phân công phù hợp với khả năng, sở trường của từng đội viên. - Không nên gò ép và với tinh thần mỗi người ít nhất một việc, mọi người đều có nhiệm vụ riêng và cùng lo nhiệm vụ chung của tập thể đội. - Phân công cố định kết hợp phân công đột xuất, thực hiện kiêm nhiệm và luân phiên trong giao nhiệm vụ. Các anh chị phụ trách cần phải tin tưởng vào khả năng của các em, mạnh dạn giao công việc và không nên có suy nghĩ là các em còn nhỏ chưa làm được việc gì ra việc gì, cũng không nên vì thành tích mà làm thay các em. Muốn các em làm tốt thì lúc đầu giao việc dễ, có kèm cặp, dần dần tăng mức độ khó và các anh chị rút dần vai trò của mình cho các đội viên tự làm. Cố gắng tạo cho các em thói quen tự lập, không ỷ lại phụ trách, cũng không biến các em thành máy móc nói sao nghe vậy… Những ý kiến của các em dù nhỏ cũng phải luôn tôn trọng, có như vậy các em mới cảm nhận các hoạt động Đội là của chính mình. Giao nhiệm vụ không nghĩa là “Khoán trắng” cho các em mà với vai trò là người hướng dẫn, giúp đỡ của các anh (chị) phụ trách. Bên cạnh đó, những lời động viên kịp thời giúp các em có động lực phát huy hết vai trò, trách nhiệm, đoàn kết góp phần tạo nên sự thành công trong hoạt động đội. Trong quá trình BCH thực hiện nhiệm vụ, các anh chị phụ trách cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn uốn nắn kịp thời. Tuy nhiên, chúng ta cần tôn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> trọng nguyên tắc tự quản, tự nguyện của các em. Tạo điều kiện cho các em được bàn bạc, góp ý về các hoạt động của mình. Mặt khác, các anh chị phụ trách cũng cần giúp các em hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trước tập thể đội. Giao nhiệm vụ nhằm lôi cuốn tất cả các em vào hoạt động Đội, kích thích tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân, thông qua đó, giáo dục lòng tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật và tính tự quản của các em. 2.2.3 Bồi dưỡng, đào tạo ban chỉ huy Đội. Đội TNTP Hồ chí Minh hoạt động theo nguyên tắc tự quản, chất lượng đội ngũ chỉ huy đội quyết định quan trọng đến chất lượng hoạt động đội, khẳng định tính tự quản của Đội. Vì vậy sau khi lựa chọn được đội ngũ BCH đội thì công tác bồi dưỡng ban chỉ huy là việc làm thường xuyên, cần thiết và quan trọng hàng đầu, bởi BCH đội là lực lượng đầu tàu, nồng cốt của đội, quyết định sự thành công của phong trào, nhằm phát huy những năng lực sẵn có và khơi dậy những năng lực đang tiềm ẩn của các em. Thực tế trong những năm qua, công tác bồi dưỡng BCH Liên, chi đội thực hiện chưa thương xuyên, các anh (chị) phụ trách chưa theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện của BCH kịp thời nhằm uốn nắn, hướng dẫn các em vì thế hiệu quả hoạt động của BCH còn ở mức độ nhất định. Công tác bồi dưỡng BCH đội phải có những yêu cầu nhất định, nội dung chương trình cụ thể tuỳ vào khả năng, điều kiện thực tế của Liên đội và những đổi mới về hoạt động Đội trong từng giai đoàn thời kỳ, một số vấn đề trọng tâm cần lưu ý khi tiến hành bồi dưỡng: - Phải có kế hoạch bồi dưỡng một cách toàn diện trong năm học, từng học kỳ. Bồi dưỡng theo từng chức danh, nhiệm vụ của các thành viên ban chỉ huy. - Nội dung bồi dưỡng phải đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng. - Kết hợp tốt các hình thức bồi dưỡng, bồi dưỡng phải đa dạng, phong phú, linh hoạt, phù hợp với khả năng thực tế của đơn vị, đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác đội và khắc phục những mặt yếu của ban chỉ huy liên, chi đội. - Kết quả của quá trình bồi dưỡng phải được đánh giá bằng khả năng thực hành công việc của ban chỉ huy trong từng nhiệm vụ được giao. - Bồi dưỡng từng bước vì mọi phẩm chất ban đầu chỉ là điều kiện phát triển mọi năng lực nếu bồi dưỡng một cách bài bản, đúng đắn. Các anh chị phụ trách khi bồi dưỡng ban chỉ huy cần tập trung những nội dung: - Bồi dưỡng phương pháp công tác cho BCH: Cách ghi chép sổ sách, ghi biên bản, báo cáo thi đua, phương pháp tổ chức họp ban chỉ huy, xây dựng kế hoạch (Chủ đề, năm, kỳ, tháng, tuần…); Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt đội, các hoạt động tập thể..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành ban chỉ huy: Cách tập hợp, điều khiển buổi sinh hoạt đội; Tổ chức các hoạt động vui chơi; Các nghi lễ, thủ tục; Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh… - Bồi dưỡng tác phong ban chỉ huy: Bồi dưỡng theo nhiệm vụ được phân công, khả năng ứng xử linh hoạt trong mọi tình huống, cách tổ chức và quản lý đội viên… - Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ đội: Nghi thức và hướng dẫn thực hiện nghi thức, nghi lễ, thủ tục của Đội; Đội hình, đội ngũ, kỹ năng tập hát, tập múa, tổ chức các trò chơi… Hình thức và phương pháp bồi dưỡng phải đa dạng, phong phú, có thể thông qua các buổi tập huấn, huấn luyện, thông qua các hoạt động ngoài giờ, các buổi sinh hoạt đội, thông qua các hội thi, các hoạt động tập thể…giúp đội viên tự khẳng định bản thân, gắn bó với tập thể. Quá trình bồi dưỡng phải luôn phát huy vai trò tự quản của đội viên tạo điều kiện, cơ hội cho các em tập làm, biết cách làm, có thói quen tự lập suy nghĩ và sáng tạo. Trong quá trình bồi dưỡng người phụ trách không nên nóng vội mà phải kiên trì, từng bước một, hướng dẫn các em thực hiện, tạo cho các em thói quen trình bày ý kiến của minh, tìm ra phương pháp giải quyết công việc. Trong quá trình bồi dưỡng luôn có biện pháp động viên, khuyến khích các em, tránh chê bai hay quát mắng làm các em sợ hãi, mất tự tin, thiếu mạnh dạn, chủ động trong công việc. Muốn ban chỉ huy hoạt động hiệu quả, các anh chị phụ trách cần biến các chủ trương, kế hoạch của mình thành công việc vừa sức của các em, các em tự giác chấp nhận và tự giác hoàn thành. Khi bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như: Đầu tiên là tập luyện cho đội nồng cốt sau đó thực hiện tập luyện chung, cuối cùng là tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi, bằng kết quả các hoạt động đội tại liên, chi đội. Nhiệm vụ của ban chỉ huy khá vất vả, nhiều khi ảnh hưởng đến học tập, một số phụ huynh không ủng hộ vì vậy các em dễ chán nản, không muốn tham gia vào Ban chỉ huy, do đó các anh (chị) phụ trách phải luôn gần gũi lắng nghe ý kiến của các em, động viên, an ủi và các em tìm cách khắc phục vượt qua mọi khó khăn, phân tích và chỉ ra cho các em thấy “Quyền lợi” của mình khi tham gia ban chỉ huy đội. Kết quả việc áp dụng các giải pháp trên tại đơn vị công tác trong thời gian qua đã có kết quả tốt. Ban chỉ huy liên, chi đội từ thụ động, thiếu tự tin, chưa nắm vững công tác và những kỹ năng của chỉ huy thì ngày càng chủ động, linh hoạt, tự điều hành, tổ chức các hoạt động tại liên, chi đội. Chất lượng hoạt động đội đã có những chuyển biến sâu sắc. Kết quả xếp chỉ huy đội Xếp loại chi đội giỏi cấp liên đội XS Khá TB Vững Vững Khá TB Năm học.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> mạnh XS mạnh 2014- 2015 10% 40% 45% 12.5% 37.5% 37.5% 12.5% 2015 - 2016 7% 59% 41% 12.5% 50% 37.5% 0% Cũng nhờ vậy mà trong những năm gần đây, nhất là năm học 2013 – 2014 và 2014- 2015 hoạt động đội và phong trào thiếu nhi của liên đội đã có nhiều đổi mới, phát triển, được cấp trên đánh giá là một trong những liên đội vững mạnh xuất sắc của huyện nhà, được UBND huyện và BCH huyện đoàn Lệ Thủy tặng giấy khen. Có được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ ban chỉ huy liên, chi đội. 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến. Hoạt động đội ở trường học nói chung và trường THCS nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là lực lượng nồng cốt trong các phong trào Thiếu nhi, có thể nói là lực lượng giáo dục và tự giáo dục qua các hoạt động tập thể của đội. Đặc biệt là trong công tác xây dựng và tổ chức các họat động Đội TNTP HCM, thì lực lượng cán bộ đội rất là quan trọng. Đó là ban chỉ huy, đây là lực lượng chính điều hành mọi hoạt động liên đội trường học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ và lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Sinh thời Bác Hồ đã nói “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Chính vì lẽ đó công tác cán bộ đội là công tác đặc biệt quan trọng. Thông qua những kinh nghiệm của bản thân giúp tổng phụ trách và phụ trách chi đội thấy rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ Đội, từ đó có những định hướng phù hợp, đúng đắn nhằm giúp đội viên sáng suốt lựa chọn những “Hạt nhân” tiêu biểu vào ban chỉ huy đội, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo giúp các em “Làm chủ” hoạt động của mình đưa phong trào hoạt động của liên, chi đội ngày càng phát triển. Bên cạnh đó cũng giúp các thành viên ban chỉ huy đội nhận thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành hoạt động đội nhằm phát huy hết năng lực, khả năng của mình, qua đó các em sẽ được phấn đấu, rèn luyện, phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách của mình. Các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động ở các liên đôi trường học, nhất là công tác cán bộ đội. Kịp thời phối hợp, giúp đỡ, động viên các liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hoạt động Đội góp phần tạo cho các em đội viên những luồng sinh khí mới bổ trợ học tập, góp thêm màu sắc mới sinh động của tuổi học trò, tác động đến trí tuệ, tình cảm của học sinh, giúp các rèn luyện tính tập thể, kỷ luật, nề nếp, linh hoạt và sáng tạo giúp các em phát triển, hoàn thiện nhân cách của mình. Đóng góp vào quá trình giáo dục thế hệ tương lai của đất nước. 3.2. Kiến nghị, đề xuất. Đối với tổng phụ trách và anh (chị) phụ trách chi đội: Phải nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, luôn tin tưởng và tôn trọng các em, mạnh dạn giao nhiệm vụ, đồng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thời thường xuyên kiểm tra, uốn nắn kịp thời; Luôn lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các em để có biện pháp động viên, khích lệ. Giúp đỡ những đội viên gặp khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất cho các em phấn đấu, rèn luyện thông qua các hoạt động. Tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự quản, phát huy tính dân chủ…tạo cho các em niền tin và quyết tâm thực hiện những mục tiêu đặt ra. Tổng phụ trách phải không ngừng học tập, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đội tạo hứng khởi, sự mới lạ thu hút các em tham gia. Phải đặc biệt coi trọng công tác cán bộ đội ngay từ đầu năm học, đầu cấp học, có kê hoạch lựa chọn, bồi dưỡng chu đáo. Đối với nhà trường mong muốn có sự quan tâm, coi trọng công tác xây dựng đội ngũ ban chỉ huy liên, chi đội. Có những chỉ đạo kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổng phụ trách, các anh (chị) phụ trách chi đội và các đội viên thực hiện kế hoạch lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán sự đội. Có sự phối hợp giáo dục, giúp đỡ và động viên khích lệ của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường sẽ góp phần tạo nên thắng lợi trong công tác này. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong công tác lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Đội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ huy liên, chi đội xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp. Hy vọng sẽ được quý thầy cô ủng hộ và đóng góp ý kiến để sáng kiến ngày càng hoàn thiện và có khả năng áp dụng caao hơn trong quá trình làm công tác đội ở trường học. Xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Như Tỉnh – Phạm văn Thanh – Phạm Bá Khoa “Lý luận và phương pháp công tác đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”. NXB ĐHSP – 2003. 2. Bùi sỹ Tụng “Cẩm nang cho người phụ trách Đội”. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. 3. Trần Như Tỉnh – Ngô Quang Quế - Phạm văn Thanh “Phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh”. NXB ĐHSP - 2005 4. Hội Đồng đội Trung ương “Điều lệ Đội, hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội”. 5. Hội Đồng đội Trung ương “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác Đội”

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×