Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

EM YEU LICH SU XU THANH Nguyet 9Adoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.45 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: MỞ ĐẦU Nhắc đến vùng đất xứ Thanh “địa linh nhân kiệt” là đến địa danh: Hàm Rồng Sông Mã. Ai đã từng vào Nam ra Bắc, qua niềm “đất lửa” năm xưa, nơi sơn thủy hữu tình, khí thiêng hội tụ, phát tích nền văn hóa Đông Sơn hẳn còn lưu giữa hình ảnh cầu Hàm Rồng nối đôi bờ Sông Mã, gối đầu lên núi Ngọc, núi Rồng; dòng sông xanh lặng lờ uốn khúc chở nặng phù sa, mang theo điệu hò neo đậu lòng người ngược xuôi của những chàng trai cô gái xứ Thanh… Cây Cầu Hàm Rồng bất tử nối liền hạt ngọc với miệng thần long, sông Mã. ở điểm này nước chảy rất xiết đổ thông qua họng, lưỡi, răng của thần long và cũng là nơi thủy táng rất nhiều máy bay Mỹ, tạo sắc huyền bí cho một bức tranh bộc lộ long mạch. Nơi đây từng là trọng điểm của cuộc chiến tranh, hàng trăm máy bay Mỹ bỏ mạng, hàng chục giặc Mỹ bị bắt sống, đặc biệt là trong 2 ngày 3,4/4/1965 quân và dân Hàm Rồng đã bắn rơi 47 máy bay Mỹ. Sau bao lần bị đánh phá ác liệt, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, đứng vững tựa vào sườn núi bên bờ sông Mã, trở thành biểu tượng của sức mạnh ý chí, quật cường dân tộc “Hàm Rồng – tức là miệng Rồng, nó đã chiến đấu như một thần thoại phi thường”. Tôi yêu quê tôi bằng niềm tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng. Đó là mảnh đất thiêng liêng, anh hùng, quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, người đã cùng nghĩa quân Lam Sơn làm nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc trước quân Minh xâm lược. Đất nước bị xâm lăng, toàn thể dân tộc Việt Nam, hàng triệu trái tim như một, cháy lên tình yêu mãnh liệt dành cho tổ quốc và lòng căm thù giặc sâu sắc. Ở đó cũng có triệu triệu trái tim của những người con mang tên Thanh Hóa. Đó cũng là mảnh đất của tình yêu thương: là căn cứ cách mạng, là quê hương của những người mẹ nuôi bộ đội tiếp sức cho các anh để các anh tham gia chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Năm học 2016 – 2017 tỉnh Thanh Hóa có tổ chức cuội thi “Em yêu lịch sử xứ Thanh” lần thứ nhất , em rất vinh dự được tham gia cuộc thi và cũng từ cuộc thi đã giúp em hiểu thêm về kiến thức lịch sử của quê Thanh..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHẦN II NỘI DUNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI Câu 1: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) được xem là cái nôi sản sinh ra vua chúa Việt. Bằng những kiến thức lịch sử đã học, em hãy trình bày hiểu biết của mình về một trong các vị vua, chúa xứ Thanh mà em yêu thích nhất. Trả lời: Người xưa có câu: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”. Vùng Ái Châu (tức Thanh Hóa được xem là nơi phát tích của hầu hết các dòng họ vua, chúa Việt xưa. Nếu tính từ khi nước Nam ta có Nhà nước đầu tiên cho đến khi kết thúc triều đại phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn, thì điểm lại hầu hết các dòng họ vua, chúa đa phần đều phát tích từ đất Thanh Hóa (Ái Châu) mà ra. Đây được xem là vùng đất có nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Hình thế và con người. Năm 1428 Lê Lợi lập ra nhà Hậu Lê. Ông là người Thanh Hóa. Đất Thanh Hóa, trải qua các đời có nhiều tên gọi khác nhau. Xưa thuộc bộ Cửu Chân, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Triệu là quận Cửu Chân… Tên gọi Ái Châu quen thuộc được biết đến vào thời Lương Vũ Đế nhà Lương. Đến thời nhà Lý được đổi làm phủ Thanh Hóa, tên gọi Thanh Hóa từ đó mà được biết đến. Về hình thể, sách Đại Nam nhất thống chí, quyển VI, phần Thanh Hóa tỉnh chí cho biết: “Mặt đông trông ra biển lớn, mặt tây khống chế rừng dài. Bảo Sơn Châu (hoặc Sơn Thù) chăm hiểm ở phía Nam, (tục gọi là Eo Ống), giáp huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, núi Tam Điệp giăng ngang phía Bắc. Ở trong thì sông Mã, sông Lương, sông Ngọc Giáp hợp nhau; ở ngoài thì núi Chiếc Đũa, núi Biện Sơn che chở. Thực là một trọng trấn có hình thế tốt”. Lại xét, Ái Châu là vùng đất mà như ngày.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nay nói là “khu IV đẩy ra, khu III đẩy vào”, tức là nơi giao nhau giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, có thể xem như là yết hầu của nước Nam nơi cõi Bắc vậy. Nhờ có địa thế tự nhiên với biển, núi, sông che chở, nên vùng đất này có được cái thế hiểm yếu hiếm có trong quân sự. Chẳng thế mà sau này quân Tây Sơn lại chọn lui về Tam Điệp (còn gọi là đèo Ba Dội giao nhau giữa Ninh Bình, Thanh Hóa) và Biện Sơn để ngăn bước tiến quân Thanh. Hình thế đắc địa như một vương quốc riêng như vậy, cũng từ đó mà hình thành nên tính cách, phong tục của người dân nơi đây được An Nam chí lược của Lê Tắc trong phần Phong tục khen là: “Người sinh ra ở Giao Châu và Ái Châu thì rộng rãi, có mưu trí”. Còn trong Đại Nam nhất thống chí thì bình rằng: “Sĩ tử thích văn học, giữ khí tiết, nông dân chăm cày cấy, thợ thì có người đẽo đá là sở trường hơn cả, ít người buôn bán”. Chính từ địa lợi, nhân hòa ấy, góp phần cho vùng đất Ái châu trở thành nơi thiên thời cho việc xưng vương, dựng nước. Cũng vì là đất đế vương, cho nên không phải ngẫu nhiên mà nhà Trần đã từng phải cho người đục núi, lấp sông ở nơi đây để trấn yểm các huyệt mạch đế vương. Điều này được chứng thực bởi Việt sử địa dưcủa Phan Đình Phùng, nguyên văn như sau: “Trần Thái Tông niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 17 (1248), sai người giỏi về phong thủy đi trấn áp vượng khí trong khắp núi sông, như núi Chiêu Bạc, sông Bà, sông Lễ ở Thanh Hóa, đều đào và đục đi. Lấp các khe kênh, mở đường ngang lối dọc không kể xiết”. Núi Chiêu Bạc chính là núi Chiếu Sơn thuộc huyện Nga Sơn. Sông Bà thuộc địa giới huyện Đông Sơn, còn sông Lễ chính là sông Mã. Nhưng việc làm ấy cũng chỉ như muối bỏ biển, bởi ngay sau nhà Trần thì nhà Hồ đã phát ra từ xứ Thanh rồi. Thế nên lời của sử thần Ngô Sĩ Liên quả chẳng sai chút nào: “Từ khi có trời đất này, thì đã có núi sông này, mà khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời, đều có số cả. Khí trời từ Bắc chuyển xuống Nam, hết Nam rồi lại quay về Bắc. Thánh nhân trăm năm mới sinh, đủ số lại trở lại từ đầu. Thời vận có lúc chậm lúc chóng, có khi thưa khi mau mà không đều, đại lược là thế, có can gì đến núi sông? Nếu bảo núi sông có thể lấy pháp thuật mà trấn áp, thì khí trời chuyển vận, thánh nhân ra đời có pháp thuật gì trấn áp được không? Ví như Tần Thủy Hoàng biết là phương Đông Nam có vượng khí thiên tử, đã mấy lần xuống phương ấy để trấn áp, mà rút cuộc Hán Cao vẫn nổi dậy, có trấn áp được đâu”. Liên tiếp các triều đại vua, chúa phát tích từ đất Ái Châu mà ra, nên trong dân gian đời xưa có câu ngạn ngữ truyền đời: “Vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”, ý nói Thanh Hóa là nơi phát tích của các triều đại đế vương. Còn xứ Nghệ An là nơi có các tôi thần giỏi giang giúp vua trị nước. Theo thống kê của tác giả, kể từ khi nước ta có vua thời Văn Lang cho đến khi kết thúc chế độ phong kiến cuối cùng là nhà Nguyễn vào năm 1945 với vua Bảo Đại, thì Thanh Hóa chính là nơi khởi nguồn của nhiều dòng vua, chúa nhất nước. Vậy nên, nói Thanh Hóa là vùng đất địa linh, nhân kiệt từ ngàn xưa đến nay quả chẳng ngoa chút nào..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đất của vua. Nguyễn Hoàng và họ hàng vào Thuận Hóa. Năm Mậu Thìn (248), Lệ Hải bà vương Triệu Thị Trinh đánh quân Ngô tại núi Nưa, Triệu Sơn, Thanh Hóa làm quân giặc khiếp đảm tôn phục với câu cửa miệng “Hoành qua đương hổ dị. Đối diện bà Vương nan” (Múa giáo chống hổ dễ. Đối mặt vua bà khó). Dù chưa lập triều nghi, nhưng ngay quân Ngô đã tôn xưng người con gái của chiến tuyến bên kia làm vua rồi. Tháng 12 năm Tân Mão (931), Dương Đình Nghệ quê làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã đánh đuổi quan đô hộ Lý Khắc Chính, Lý Tiến của nhà Đường, chiếm thành Đại La, tự xưng làm Tiết Độ sứ, nhưng thực ra đã là một “vua không ngai” khi tiếp nối được nền độc lập, tự chủ do dòng họ Khúc dựng nên từ năm Ất Sửu (905). Tháng 7 năm Canh Thìn (980), Thái hậu Dương Vân Nga khoác áo mời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi để thống nhất lòng dân chống quân xâm lược Tống, từ đó mở ra nhà Tiền Lê (980 - 1009). Lê Hoàn, tức vua Lê Đại Hành vốn quê xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Nhà Tiền Lê trải ba đời gồm Lê Đại Hành (980 - 1005), Lê Trung Tông (1005), Lê Ngọa Triều (1005 - 1009). Vào 520 năm sau, cũng năm Canh Thìn (1400), ngoại thích Hồ Quý Ly thoán đoạt ngôi vị nhà Trần lập nhà Hồ với tên nước là Đại Ngu, kinh đô ở thành Tây Giai, tức Tây Đô của Thanh Hóa. Tổ tiên ông vốn ở Chiết Giang, Trung Quốc, sau di cư sang sống ở Diễn Châu, Nghệ An rồi chuyển ra hương Đại Lại, Thanh Hóa lập nghiệp. Nhà Hồ truyền qua hai đời vua trong 7 năm (1400 - 1407). Thời gian 1428 – 1789 là thời kỳ tồn tại của nhà Hậu Lê gồm giai đoạn Lê sơ (1428 - 1527) và Lê Trung hưng (1533 - 1789). Người sáng nghiệp nhà Hậu Lê là Lê.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thái Tổ (Lê Lợi) sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh (1416 - 1428). Ông quê ở xã Xuân Lam, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Giai đoạn Lê sơ trải qua 10 vị vua từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng, được xem là thời thịnh trị của chế độ phong kiến Đại Việt với đỉnh cao là đời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460 - 1497). Giai đoạn Lê Trung hưng đánh dấu sự phục hồi của nhà Lê sau khi bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi với vị vua đầu tiên Lê Trang Tông (1533 - 1548), và kết thúc với vua thứ 16 Lê Chiêu Thống (1786 - 1789). Triều đại cuối cùng của Việt Nam là nhà Nguyễn (1802 - 1945) do Nguyễn Ánh Gia Long hưng khởi, tổ tiên của ông là chúa Nguyễn Hoàng vốn bản quán ở Gia Miêu ngoại trang thuộc huyện Tống Sơn (xã Hà Long, huyện Hà Trung nay), đất Thanh Hóa. Nhà Nguyễn truyền được 13 đời vua, bắt đầu từ vua Gia Long (1802 1820) cho đến vua Bảo Đại (1926 - 1945). “Nhà” của chúa Trong lịch sử nước Nam ta, ghi nhận chính thức có hai dòng chúa là chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Cả hai dòng chúa đều phát tích từ xứ Thanh. Chúa Trịnh thời vua Lê – chúa Trịnh thế kỷ XVI - XVIII do Trịnh Kiểm lập nên. Ông vốn xuất thân nghèo nàn từ làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Tuy tiếng là phò giúp nhà Lê, nhưng quyền lực thực tế của các chúa Trịnh lại át cả vua Lê, có cung vua thì có phủ chúa. Vua Lê có Lục Bộ thì chúa Trịnh có Lục phiên. Vua Lê dạo Trung hưng chỉ có hư vị mà thôi. Thế nên dân gian mới có câu: “Phi đế phi bá, quyền nghiêng thiên hạ” để chỉ thế lực của chúa Trịnh. Dòng dõi chúa Trịnh bắt đầu từ chúa Trịnh Kiểm (1545 - 1570) cho đến thời chúa Trịnh Bồng (1786 1787) bị Bắc Bình vương Nguyễn Huệ dẹp thì dứt hẳn. Chín đời chúa Nguyễn được lập nên sau thời chúa Trịnh. Vào năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng nghe theo lời Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên “Hoành Sơn nhất đại, khả dĩ dung thân” đã vào trấn trị đất Thuận Hóa. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính là con trai thứ của An Thành hầu Nguyễn Kim người Gia Miêu ngoại trang được nói tới ở trên. Dòng dõi chúa Nguyễn trải qua 9 đời từ Nguyễn Hoàng (1558 - 1613) cho tới Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777), có công lập nên và khai phá đất Đàng Trong, mở rộng dần về phía Nam đất nước cho tới tận Mũi Đất, Cà Mau. Không chỉ là nơi phát vua, phát chúa, Ái Châu – Thanh Hóa còn nhiều lần đóng vai trò trung tâm của đất nước khi từng giữ vị trí là đất Thần Kinh. Cụ thể là Tây Đô thời Hồ với thành An Tôn, hay Tây Giai (1400 - 1407).. Câu 2:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Học giả người Pháp L.Bơdatxie nhận xét: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam” (Phan Đại Doãn: Những bàn tay tài hoa của cha ông - NXB Giáo dục 1988). Ngày 27 - 06 - 2011, Tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận công trình này là Di sản văn hóa thế giới. Đó là công trình nào? Em hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giúp cộng đồng hiểu biết về công trình này. Trả lời: “Thành nhà Hồ” một công trình kiến trúc mang giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 27/6/2011.Chính học giả người Pháp L.Bơdatxie đã phải công nhận rằng: “Công trình này là một trong những tác phẩm đẹp nhất của nền kiến trúc Việt Nam”. Thành Nhà Hồ thuộc địa phận các xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang, Vĩnh Thành và thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Vĩnh Lộc), tỉnh Thanh Hóa. Đây là kinh thành của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly - lúc bấy giờ là tể tướng dưới triều đại nhà Trần - cho xây dựng vào năm 1397. Thành xây xong, Hồ Quý Ly ép Vua Trần Thuận Tông rời đô từ kinh thành Thăng Long (Hà Nội) về Thanh Hóa. Tháng 2 năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay nhà Trần và đặt tên nước là Đại Ngu (14001407), thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô. Thành Nhà Hồ trong lịch sử còn có các tên gọi khác là thành An Tôn, Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai.. Hoàng đế Hồ Quý Ly - tranh sơn dầu của Hoàng Hoa Mai Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thành Nhà Hồ đã đáp ứng hai tiêu chí được quy định trong Công ước Di sản Thế giới năm 2008. Đó là tiêu chí 2 “bày tỏ sự trao đổi quan trọng của các giá trị nhân văn, qua một thời kỳ hay bên trong một khu vực văn hóa của thế giới, về những phát triển trong kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, quy hoạch thành phố hay thiết kế phong cảnh” và tiêu chí 4 “là ví dụ nổi bật về một loại hình công trình xây dựng, một quần thể kiến trúc hoặc kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”. Trong hồ sơ di sản thế giới, thành Nhà Hồ được mô tả là một công trình kỳ vĩ bởi kỹ thuật và nghệ thuật xây dựng đá lớn và sự kết hợp các truyền thống xây dựng độc đáo có một không hai ở Việt Nam, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15. Nhờ kỹ thuật xây dựng độc đáo, sử dụng các vật liệu bền vững, đặc biệt là các khối đá lớn, thành Nhà Hồ được bảo tồn rất tốt trong cảnh quan thiên nhiên hầu như còn nguyên vẹn. Đây là một trong số ít các di tích kinh thành chưa chịu nhiều tác động của quá trình đô thị hóa, cảnh quan và quy mô kiến trúc còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn cả trên mặt đất và trong lòng đất ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Theo các tài liệu và thư tịch cổ, cùng với việc khảo cổ, nghiên cứu hiện trạng thì phức hợp di sản thành Nhà Hồ ngoài Thành nội, Hào thành, La thành còn có Đàn tế Nam Giao. Thành Nhà Hồ cách Hà Nội 150 km về phía nam. Do giặc phương Bắc lăm le xâm chiếm nên thành được xây dựng bởi Hồ Quý Ly từ tháng giêng đến tháng ba năm 1397, rộng 5.234 ha với rất nhiều khối kiến trúc. Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi. Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành. Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc - Nam dài 870,5 m, chiều Đông - Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng Tiền - Hậu - Tả - Hữu. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> HÀNH NHÀ HỒ. Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng... rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long. Bức tòa thành đá 600 năm tuổi này đã khiến bất kỳ ai một lần đến thăm cũng đều xuýt xoa khen ngợi bởi kiến trúc độc đáo và bền vững của nó.Mỗi mặt của bức tường thành dù đã qua 600 năm vẫn giữ được sự nguyên vẹn với bốn cổng thành đứng sừng sững. Một số phần đã mọc kín cỏ, cây bụi rậm. Xung quanh là cảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam với đồng lúa, ao hồ... càng khiến khung cảnh thêm nên thơ. Đây còn được xem là một công trình vô cùng kỳ lạ ở 2 điểm. Điểm đầu tiên, nhà Hồ chỉ tồn tại vỏn vẹn trong 7 năm (1400-1407) trong chiều dài lịch sử Việt Nam. Điều thứ hai, Thành nhà Hồ hoàn toàn trống rỗng, chỉ gồm 4 bức tường bao quanh một khu đất. Ngoài ra không hề có tòa lâu đài, ngôi miếu... nào bên trong. Vẻ đẹp của Thành nhà Hồ đã gây ấn tượng với rất nhiều tờ báo nước ngoài. Họ từng ca ngợi “Công trình được xây dựng trong 3 tháng, ghép các viên đá lại với nhau mà không hề dùng vữa này là một thành tích ấn tượng của kỹ thuật thế kỷ XV”. Thành nhà Hồ là tòa thành bằng đá còn nguyên vẹn nhất không chỉ trong nước mà còn ở khu vực Đông Nam Á. Thành nhà Hồ được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia lần đầu tiên vào năm 1962. Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận với nhũng giá trị nổi bật sau: khu di sản thành nhà Hồ là trung tâm kinh thành Việt Nam ở cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV, là trung tâm kinh tế- chính trị-văn hóa của Bắc Trung Bộ ở từ thế kỉ XVI đến XVIII. Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản bao gồm tòa thành đá đươc xây dựng bằng kĩ thuật đá lớn La Thành, Nam Giao, các tầng văn hóa nối tiếp nhau trong lòng đất lưu giữ các dấu tích cung điện, đền đài, đường xá, các làng cổ và toàn bộ cảnh quan đồi núi sông hồ mang đậm chất phong thủy.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> điển hình phản ánh rõ nét về thời kì lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam với các đặc trưng mang tầm vóc khu vực và quốc tế. Thành nhà Hồ là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất nước ta ở tỉnh Thanh Hóa, nó là di sản đại diện cho nước Việt Nam đứng trên nền kiến trúc của thế giới. Thành đã tô thêm vẻ đẹp văn hóa và truyền thống giữ nước của dân tộc ta qua nhiều thế kỉ.. Tự hào biết bao nhiêu! Chúng ta nên tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn nó để nền kiến trúc Việt Nam không bị hao mòn, mà phải trở thành công trình kiến trúc lâu đời nhất được vinh danh trên thế giới qua nhiều thế kỉ tiếp theo. Câu 3: Triệu Thị Trinh có một câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy làm rõ truyền thống anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm của con người xứ Thanh. Trả lời : Việt Nam chúng ta không phải chỉ có nam nhân xưng đế anh hùng, không ít những nữ nhân đã không tiếc tuổi xuân đứng lên dựng cờ khởi nghĩa cứu nước. Bà Triệu từng nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Đó cũng chính là truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc ta được truyền qua ngàn đời, lưu giữ và truyền lại qua mọi thế hệ người xưa và nay.. Chân dung Triệu Thị Trinh đang cỡi voi ra trận Từ khi vua Hùng dựng nước Văn Lang, nhân dân ta đã có một truyền thống yêu nước nồng nàn và da diết. Chúng ta tự hào rằng mình là con rồng cháu tiên, là.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> dòng dõi của trời. Đồng bào ta đoàn kết và có tình yêu thương gắn kết, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Đồng bào ta nói chung và nhân dân xứ Thanh nói riêng luôn tự gây dựng cho mình một tình yêu nước nồng nàn bền vững qua năm tháng. Xứ Thanh là nơi bắt nguồn của nhiều vị vua trong thời kỳ lịch sử Việt Nam. Là nơi khởi đầu của những cuộc khởi nghĩa in danh Lịch Sử hào hùng dân tộc. Nhân dân Thanh Hóa ta tự hào vì điều đó. Vốn từ xưa, khi có áp bức nhân dân Thanh Hóa ta luôn làm tiên phong khởi nghĩa chống lại quân giặc, những đời vua bị suy thoái cả về đạo đức lẫn trí tuệ. Con giun xéo lắm cũng phải quằn, đó là điều dĩ nhiên. Bắt nguồn từ Bà triệu chống quân Ngô đô hộ, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa mang khí thế yêu nước hào hùng đòi tự do đã nổ ra mang âm hưởng yêu nước vô cùng sâu sắc nối tiếp truyền thống qua ngàn đời nay. Điển hình là cá cuộc khởi nghĩa của Dương Đình Nghệ, Dương Tam Kha, các vị vua Lê Đại Hành, Hồ Quý Ly, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, vua Gia Long,… Tiếp đến cho thời kì của Hồ chủ tịch đã xuất hiện nhiều những chiến sĩ quả cảm yêu nước họ đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng là tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Quả đúng như vậy! Tinh thần yêu nước tồn tại qua năm tháng, bền vững với thời gian, trở thành một truyền thống đoàn kết bền vững. Đất Thanh Hóa là mảnh đất của vua, chúa, nơi đất lành chim đậu, nơi xây dựng nền tảng quân sự mạnh mẽ. Thanh Hóa đã đóng góp một phần công lao vô cùng to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Là cái nôi của các vị anh hùng dân tộc. Trải qua bao thời kì lịch sử, Thanh Hóa vẫn âm vang tinh thần yêu nước và tinh thần hào hùng dân tộc. Chúng ta không thể phủ nhận điều đó. Vẫn hiên ngang như cây tre mọc thẳng, tiếp nối truyền thống tre già măng mọc, “không chịu khom lưng cúi đầu” trước gian nguy thử thách. Thanh Hóa vẫn còn đó, vẫn là một tỉnh kiểu mẫu với lòng yêu nước và tinh thần hiếu học để cho những nơi khác nhìn vào, đi đầu trong việc tiếp nối truyền thống “tre già mang mọc” tiếp nối các thế hệ của cha ông ta từ thế hệ này đến thế hệ khác. Câu 4: Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập như thế nào? Hãy nêu những hiểu biết của em về một người Cộng sản Thanh Hóa mà em ấn tượng nhất? Trả lời : Năm 1858, Thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, chính thức xâm lược Việt Nam. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hóa, liên tục vùng lên khởi nghĩa đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Các cuộc đấu tranh yêu nước do các sỹ phu phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục diễn ra rộng khắp, thế nhưng đều lần lượt bị địch khủng bố đẫm máu và thất bại, do thiếu một đường lối lãnh đạo đúng đắn của một chính Đảng. Trong bối cảnh đó, ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hương Cảng), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập một Đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập,.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> tạo ra bước ngoặt quan trọng đối với phong trào cách mạng trong cả nước và các địa phương. Cũng từ đây phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa phát triển mạnh mẽ rộng khắp. Các chi bộ Cộng Sản: Hàm Hạ - Đông Sơn ; Phúc Lộc - Thiệu Hóa, Yên Trường, Thọ Xuân lần lượt ra đời. Trước tình hình phong trào đấu tranh cách mạng ở Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang rất cần sự lãnh đạo của Đảng, xuất phát từ yêu cầu cấp bách, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, ngày 29/7/1930, Hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã được tổ chức tại Làng Yên Trường, Xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân trên cơ sở hợp nhất 3 chi bộ Cộng sản gồm Chi bộ Hàm Hạ, Chi bộ Thiệu Hóa và Chi bộ Thọ Xuân. Đồng chí Lê Thế Long được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy và là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ Thanh Hóa. Người thanh niên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa đó là Lê Hữu Lập. Ông sinh năm 1897 ở thôn Hữu Nghĩa, tổng Xuân Trường, huyện Hậu Lộc (nay là xã Xuân Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa), là con một gia đình nho học có khí tiết. Lúc còn nhỏ tuổi, Lê Hữu Lập được cha, chú mang theo trọ học ở nhiều nơi trong tỉnh. Anh có điều kiện tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân từ thành thị đến nông thôn. Tầm hiểu biết ở một thiếu niên ham hiểu biết ngày được mở rộng. Sau khi khởi nghĩa Ba Đình thất bại, phong trào cách mạng trong nước bị bọn thực dân, phong kiến đàn áp dã man. Hàng trăm, ngàn gia đình có người thân tham gia nghĩa quân đã từng chịu cảnh đầu rơi máu chảy. Khắp đó đây nỗi uất hận tràn ngập trong lòng quần chúng. Ngay tại Làng Hữu Nghĩa, nơi chôn rau cắt rốn của đồng chí Lê Hữu Lập, đã có hàng chục gia đình bị tàn sát dã man, hàng trăm nóc nhà bị triệt hạ. Thực tế lịch sử ấy càng hun đúc thêm lòng yêu nước, căm thù giặc trong tâm khảm người thanh niên trẻ tuổi Lê Hữu Lập. Một ngày hè năm 1922, Lê Hữu Lập đã trực tiếp gặp đồng chí Đinh Chương Dương, một thanh niên lớn tuổi đương thời đã từng nhiều phen bị thực dân Pháp kết tội vì có lòng yêu nước. Đồng chí Đinh Chương Dương đã đem những hiểu biết của mình truyền lại cho Lê Hữu Lập, kể cho anh nghe về các tổ chức cách mạng trong nước, ngoài nước; về các nhà ái quốc Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, về chính sách áp bức bóc lột của bọn thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Những ngày tiếp xúc với Đinh Chương Dương tình cảm và lý trí của Lê Hữu lập càng lớn lên. Anh nhận ra một hướng đi mới và luôn suy nghĩ đến điều căn dặn của Đinh Chương Dương: “Muốn làm cách mạng phải đi học cách mạng và muốn đi học cách mạng phải thoát ly gia đình. Tuổi trẻ lúc này phải vươn cánh tay đập mạnh vào đầu giặc, đền nợ nước, trả thù nhà”.Đầu năm 1923, Lê Hữu Lập tạm biệt mẹ già, người vợ hiền và đứa con thơ mới ba tháng tuổi, Trong lúc Tâm Tâm xã đang mò mẫm đi tìm đường lối cách mạng thì tháng 12 năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Trung Quốc.Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã liên hệ được với nhóm Tâm Tâm xã và nhóm cách mạng của cụ Phan Bội Châu. Các đồng chí Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Hữu Lập… trong Tâm Tâm xã và một số người khác từ trong nước ra đã được đồng chí Nguyễn Ái Quốc huấn luyện chính trị để đào tạo thành những cán bộ cách mạng.bước vào con đường thoát ly hoạt động..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Chân dung Lê Hữu Lập Đầu năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra “Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội”, tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.Tháng 6 năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.Đồng chí Lê Hữu Lập có vinh dự được sống gần gũi bên cạnh đồng chí Nguyễn Ái Quốc, một người thầy lỗi lạc, một nhà cách mạng thiên tài, trực tiếp được Người bồi dưỡng về lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng, chính điều này đã đưa Lê Hữu Lập đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa cộng sản, con đường đi đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước ta. Cuối năm 1925, đồng chí Lê Hữu Lập cùng một số anh em khác trực tiếp được đồng chí Nguyễn Ái Quốc giao nhiệm vụ rời Quảng Châu về nước tuyên truyền giác ngộ cách mạng và lựa chọn những thanh niên yêu nước ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Trị đưa sang Quảng Châu huấn luyện. Đầu năm 1927, trên cơ sở Hội đọc sách báo cách mạng phát triển, đồng chí Lê Hữu Lập kịp thời chỉ đạo việc thành lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa.Tháng 4 năm 1927, Ban chấp hành Tỉnh bộ lâm thời Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập gồm ba ủy viên: Lê Hữu Lập, Lê Văn Thanh, Nguyễn Chí Hiền. Đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư Tỉnh bộ lâm thời..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Một ngày đầu tháng 4 năm 1928, dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Hữu Lập, hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội tỉnh Thanh Hóa đã làm việc trong ba buổi và bầu ra Ban chấp hành Tỉnh bộ chính thức gồm bảy ủy viên. Đồng chí Lê Hữu Lập được cử làm Bí thư và sau đó được bầu vào Ban Chấp hành Kỳ bộ Thanh niên Trung Kỳ.Năm 1929, đồng chí được cử sang Thái Lan hoạt động.Tháng 11 năm 1929, đồng chí Lê Hữu Lập bị tòa án Nam Triều Thanh Hóa kết án tử hình vắng mặt.Tháng 3 năm 1930, tại Hội nghị đại biểu Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở U-Đôn (Thái Lan) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã quyết định chuyển tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội thành tổ chức cộng sản. Do công lao đóng góp tích cực cho việc thành lập Đảng cộng sản, đồng chí Lê Hữu Lập đã trở thành đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa. Cuối tháng 8 năm 1930, đồng chí lê Hữu Lập bí mật về nước. Cuối tháng 9 năm 1930, đồng chí thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoằng Hóa tại thôn Cự Đà (nay là xã Hoằng Minh huyện Hoằng Hóa). Cuối năm 1930, đồng chí quay lại Thái Lan hoạt động. Từ năm 1932 đến năm 1933, đồng chí công tác ban viện trợ cách mạng Đông Dương ở vùng Đông Bắc Thái Lan. Đầu năm 1934, đồng chí lại được ban viện trợ cách mạng Đông Dương cử về hoạt động tại Nghệ An và được tổ chức bố trí hoạt động tại một cơ sở tại huyện Nghi Lộc. Tại đây đồng chí lâm bệnh nặng. Hoàn thành được hai lớp huấn luyện ở Nghi Lộc, tạo được cơ sở tư tưởng và tổ chức cho việc khôi phục phong trào thì bệnh tình của đồng chí Lê Hữu Lập đã quá trầm trọng. Các đồng chí ở Nghệ An và quần chúng nhân dân hết lòng chạy chữa nhưng vì điều kiện hoạt động bí mật, thuốc thang khó khăn nên bệnh của anh cứ ngày một nặng. Vào một ngày cuối tháng 6 năm 1934, Lê Hữu Lập đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương Vinh. Vô vàn thương thương tiếc người đồng chí kiên cường, tận tụy vì nghĩa lớn, các đồng chí ở Nghệ An đã đem mai táng anh ở nghĩa địa Tập Phúc, làm mộ chí mang tên Nguyễn Thụ. Lê Hữu Lập, người chiến sỹ cộng sản lớp trước, người con thân yêu của nhân dân Thanh Hóa đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp của Đảng, của nhân dân. Từ buổi mở đầu, tuổi trẻ Lê Hữu Lập đã chọn được con đường đi đúng đắn do Bác Hồ vạch ra cho thanh niên nước ta. Bằng sự nỗ lực của bản thân, của tổ chức, Lê Hữu Lập đã vận dụng một cách nghiêm túc, sáng tạo và hoạt động ngoan cường với tinh thần xung kích cách mạng theo con đường cứu nước của Bác Hồ. Ba mươi bảy tuổi đời, độ tuổi tràn đầy nghị lực, Lê Hữu Lập là một trong những người chiến sỹ cộng sản lớp trước của tỉnh nhà đã cống hiến xuất sắc cuộc đời của tuổi trẻ cho sự nghiệp vinh quang của Đảng và đã hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động và sự cống hiến của đồng chí Lê Hữu Lập đã góp phần viết nên những trang sử.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> mở đầu rực rỡ trong lịch sử đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa.. Bia tưởng niệm đồng chí Lê Hữu Lập tại xã Xuân Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa Câu 5: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến”. Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Em hãy nêu một thành tựu nổi bật nhất góp phần đưa Thanh Hóa từng bước trở thành tỉnh kiểu mẫu. Liên hệ trách nhiệm bản thân? Trả lời: Ngày 20/2/1947, Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa đã căn dặn: “Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu... phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là là tỉnh kiểu mẫu, làm hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến” Thực hiện lời căn dặn của Bác, sau 30 năm đổi mới (1986-2016) Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong thời khắc gian khó, ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với tình cảm đặc biệt và với tầm nhìn chiến lược, trong lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa, Bác đã ân cần căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu...Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Đáp lại tình cảm sâu nặng, nghĩa tình của Người; Đảng bộ, quân và dân tỉnh Thanh hóa luôn ghi lòng, tạc dạ, quyết tâm phấn đấu thực hiện lời căn dặn của Người bằng những hành động cách mạng thiết thực, cụ thể đến nhân dân..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đảng bộ đã lãnh đạo quân, dân trong tỉnh vừa sản xuất, vừa chiến đấu, tham gia tiếp lương, tải đạn chi viện cho tiền tuyến, góp phần cùng toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ghi nhận đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, là một trong những địa phương của miền Bắc XHCN, chịu sự đánh phá ác liệt nhất của đế quốc Mỹ. Song, với lòng yêu nước nồng nàn, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, quân và dân Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị bộ đội chủ lực chiến đấu bảo vệ vững chắc hậu phương, chi viện kịp thời sức người, sức của cho tiền tuyến “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Ghi nhận những công lao to lớn của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa, Đảng và Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương cao quý nhất của Đảng và Nhà nước ta; lực lượng vũ trang tỉnh ta được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; đã có 1.980 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; 131 tập thể, 82 cá nhân được Nhà nước tuyên dương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Phát huy lời Bác dạy, 65 năm qua Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã đoàn kết nhất trí, chung sức chung lòng, nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn lập những chiến công hết sức quan trọng và góp phần vào thắng lợi to lớn của dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, thống nhất Tổ quốc, Thanh Hóa đã làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn, huy động sức người, sức của cho kháng chiến. Quân và dân Thanh hóa từ trẻ tới già đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn. Hòa bình, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã tiếp tục đoàn kết, phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, năng động sáng tạo, thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đời sống của nhân dân về mọi mặt được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, về kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được hoàn thiện. Từ một địa phương thường xuyên thiếu lương thực, những năm gần đây, chúng ta không những đã bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, mà còn có một phần lương thực hàng hóa; các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến như: mía, cao su, sắn, luồng được hình thành vững chắc. Chương trình xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng và đạt kết quả tích cực, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao, là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng xi - măng và mía đường. Các khu công nghiệp, Khu Kinh tế Nghi Sơn được thành lập, một số ngành công nghiệp then chốt của tỉnh, như: sản xuất vật liệu, nhiệt điện, lọc hóa dầu,... đã được hình thành. Các ngành dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ. Huy động vốn cho đầu tư phát triển vượt kế hoạch đề ra. Nhiều dự án lớn, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được khởi công xây dựng, điển hình là Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng mức đầu tư 9,3 tỷ USD, lớn nhất ở.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> nước ta từ trước đến nay đang được xây dựng đúng tiến độ và sẽ đi vào vận hành thương mại trong năm 2017. Thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán và năm sau cao hơn năm trước. Về các hoạt động văn hóa - xã hội chuyển biến tích cực, theo hướng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa. Kết quả thi đại học, thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; thể thao thành tích cao đạt nhiều thành tích vượt bậc và duy trì vị trí tốp đầu cả nước. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Về quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội ngày một đi lên nâng cao đời sống của nhân dân. Về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; công tác tổ chức và cán bộ có chuyển biến khá toàn diện; công tác chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng có nhiều đổi mới; tình hình tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng. Có thể nói 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đứng ở thời điểm này nhìn lại, dẫu còn khó khăn, thách thức nhưng mỗi chúng ta có quyền tự hào về những thành tựu mà đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã nỗ lực đạt được trong những năm qua. Những thành tựu đó đã và đang tạo ra thời cơ, vận hội mới; mở ra tương lai tốt đẹp cho tỉnh ta trong những năm tới trên con đường CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.. Đồng chí Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh báo công với Bác Với sức mạnh của truyền thống, với những thành tựu to lớn đã đạt được và những kinh nghiệm quý báu đã có; chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa sẽ đoàn kết một lòng, ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện; phấn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> đấu xây dựng Thanh Hóa sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu” như sinh thời Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Là một công dân ở xứ Thanh, em luôn biết phấn đấu học tập, luôn tiếp thu những khoa học - kĩ thuật, luôn quan tâm tới nhưng thành tựu mà tỉnh đạt được để sau này lớn lên sẽ góp một phần nho nhỏ để củng cố, phát triển tỉnh Thanh Hóa trở nên giàu đẹp, tiếp tục trên con đường tỉnh kiểu mẫu. PHẦN III: KẾT LUẬN Thanh Hoá là vùng đất có từ lâu đời, một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam. Một Thanh Hóa có lịch sử lâu đời và phát triển bền vững. Một Thanh Hoá tự tin, năng động, hoà nhịp cùng sự chuyển mình của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Em vô cùng tự hào được là một người con của xứ Thanh. Bẩn thân sẽ cố gắng thi đua học tập thật tốt để trở thành người công dân có ích cho quê hương Thanh Hóa nói riêng và đất nước nói chung.. Người tham gia dự thi Học sinh. Nguyễn Minh Nguyệt.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×