Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.13 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỚP ÔN THI THPT QUỐC GIA Thầy Trần Văn Thanh Hoài. KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 (Lần 2) MÔN THI: Khoa học tự nhiên – Phần thi: HÓA HỌC Thời gia làm bài: 50 phút. Cho: H=1; C=12; N=14; O=16; Mg=24; Al=27; Na=23; S=32; K=39; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ag=108; Ba=137.. Câu 1: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? A. etyl propionat. B. isoamyl axetat. C. benzyl axetat. D. metyl acrylat. Câu 2: Khi điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực graphit thì A. tại điện cực âm xảy ra sự khử ion Cu2+. B. tại điện cực âm xảy ra sự oxi hóa ion Cu2+. C. tại điện cực dương xảy ra sự oxi hóa H2O. D. tại điện cực âm xảy ra sự khử H2O. Câu 3: Chất nào sau đây có lực bazơ mạnh nhất? A. Etylamin. B. Phenylamin. C. Dimetylamin. D. Diphenylamin. Câu 4: Người ta thường áp dụng phương pháp điện hóa để bảo vệ các công trình lớn bằng thép. Khi gắn các thanh kẽm lên bề mặt thép, khi đó A. Zn là anot, tham gia quá trình khử và bị tan ra. B. thép đóng vai trò điện cực âm và không tham gia vào quá trình oxi hóa khử nên được bảo vệ. C. tại điện cực âm xảy ra quá trình oxi hóa Zn. D. tại điện cực dương xảy ra quá trình oxi hóa H2O. Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Phản ứng thủy phân chất béo là phản ứng thuận nghịch. B. Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thì thu được chất béo rắn. C. Tripanmitin, triolein đều làm mất màu nước brom. D. Trong công nghiệp, người ta tổng hợp chất béo bằng cách cho axit béo phản ứng với glixerol có mặt xúc tác H2SO4 đặc. Câu 6: Chất nào sau đây khử Cu(OH)2 trong kiềm khi đun nóng nhẹ? A. Saccarozơ. B. Triolein. C. Gly-Ala-Val. D. Fructozơ. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 10,75 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn vào dung dịch H2SO4 1M dư thì khối lượng dung dịch tăng 9,95 gam. Khối lượng muối khan có trong dung dịch sau phản ứng là A. 49,15. B. 87,55. C. 29,95. D. 34,65. 0 Câu 8: Người ta điều chế rượu 23 từ khoai có chứa 80% tinh bột với hiệu suất cả quá trình là 75%. Để điều chế được 500 lít rượu nói trên thì cần bao nhiêu kg khoai? Biết dC2H5OH = 0,8 g/ml A. 162. B. 270. C. 151,875. D. 202,5. Câu 9: Một -amino axit X phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 0,5M tạo thành dung dịch Y. Để tác dụng hết với dung dịch Y thì cần 200 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau cùng thì thu được 20,375 gam muối khan. % Khối lượng nguyên tố N trong X gần nhất với giá trị A. 18,5. B. 19,5. C. 15,5. D. 9,5. Câu 10: Cho các phát biểu sau: 1/ Frutozơ bị oxi hóa bởi AgNO3/NH3 tạo muối amoni gluconat. 2/ Dung dịch hồ tinh bột phản ứng với I2 tạo phức màu xanh đậm. 3/ Xenlulozơ dễ bị oxi hóa bởi ion Cu(II) trong nước Svay-de. 4/ Glucozơ dễ dàng oxi hóa Br2 trong nước nên làm mất màu nước Br2 ở điều kiện thường. Số phát biễu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11: Dãy polymer nào sau đây đều là polymer nhân tạo? A. xenlulozơ, tơ visco, tơ axetat. B. tơ nilon -6, tơ visco, tơ tằm. C. tơ olon, tơ axetat, tơ visco. D. tơ visco, tơ axetat, cao su lưu hóa. Câu 12: Cho các phát biểu sau: 1/ Kim loại Cr là chất có độ cứng cao nhất. 2/ Cr2O3 là oxit lưỡng tính có thể tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH loãng. 3/ Cu là kim loại dẫn điện và dẫn nhiệt tốt chỉ sau Ag. 4/ Hỗn hợp Ba và Al2O3 có tỳ lệ mol 1:1 có thể tan hoàn toàn trong nước. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 13: Kim loại nào sau đây có trữ lượng lớn nhất trong vỏ trái đất? A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Na. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam một ester no, đơn chức X thì thu được 5,4 gam nước. Mặt khác, để thủy phân hết 10,8 gam X thì cần 150 ml dung dịch NaOH 1M và thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 10,2. B. 12,3. C. 14,1. D. 16,8. Câu 15: Dãy chất nào sau đây đều tan trong dung dịch H2SO4 loãng nguội? A. Al, Fe3O4, Cr, K2CO3. B. NaCl, Fe, CuO, FeCO3. C. Cu, Al2O3, Cr2O3, CaCO3. D. CuS, Na2CO3, FeO, Mg. Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai? A. Anilin là chất rắn không màu tan được trong dung dịch HCl. B. Amino axit là những chất rắn kết tinh dễ tan trong nước. C. Dung dịch glyxin không thể hòa tan các bazơ yếu không tan. D. Dung dịch alanin không làm quỳ tím đổi màu. Câu 17: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cl Cl KOH H SO HCl NaOH KOH Cr (C) (A) (B) (D) (E) (F) Biết các hợp chất trên sơ đồ đều chứa Cr. Trong các khẳng định sau, số khẳng định đúng là 1/ (C) tác dụng được với dung dịch HCl. 2/ (E) có màu da cam, (F) có màu vàng chanh. 3/ (A), (B), (C), (D) đều thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử. 4/ Trong sơ đồ trên có 4 phản ứng oxi hóa khử. 5/ (E) và (C) có phân tử khối lệch nhau 191 đơn vị. A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 18: Hỗn hợp X gồm một amin (A) và một amino axit (B) có cùng số mol và đều có phân tử khối < 120. Biết 1mol X phản ứng tối đa với 1mol HCl và 0,5 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn 16,8 gam X thì cần 22,4 lít O2 (đktc) và thu được 10,8 gam H2O, CO2, N2. Cho các phát biểu sau: 1/ (A) và (B) đều không làm mất màu dung dịch nước Br2. 2/ (A) là amin bậc 1. 3/ (B) chỉ có 1 đồng phân cấu tạo. 4/ (A) và (B) đều không làm đổi màu quỳ tím. Số phát biểu phù hợp với (A) và (B) là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Ứng dụng nào sau đây không phù hợp với chất cho tương ứng? A. Poly metylmetacrylat dùng để sản xuất chất dẽo. B. Poly acylonitrin dùng để sản xuất tơ tổng hợp. C. Xenlulozơ tri axetat dùng đễ sản xuất tơ nhân tạo. D. Poly(phenol-fomadehit) được dùng để sản xuất keo dán hữu cơ và làm nhựa. Câu 20: Cho các phản ứng mô tả ứng dụng như sau: 1/ Thuốc nổ: 4KNO3 + 3C + 2S → 2K2O + N2 + 3CO2 + 2SO2. 2/ Tạo thạch nhũ trong các hang đá vôi: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. t Al2O3 + 2Fe. 3/ Hàn đường ray xe lửa: 2Al + Fe2O3 4/ Phản ứng làm giảm đau dạ dày: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2. Số phản ứng mô tả đúng là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 21: Cho các thí nghiệm sau: 1/ Nung hỗn hợp gồm Cu và Fe(NO3)2 ở nhiệt độ cao. 2/ Cho Cu vào dung dịch Fe(NO3)3. 3/ Để Li ngoài không khí ở nhiệt độ thường. 4/ Dẫn CO qua CuO ở nhiệt độ cao. Số thí nghiệm có sự oxi hóa kim loại là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22: Oxit nào sau đây khác nhất với các oxit còn lại? A. CuO. B. CrO. C. CrO3. D. MgO. Câu 23: Muối nào sau đây khác nhiều nhất với các muối còn lại? A. Cr2(SO4)3. B. Al(NO3)3. C. ZnCl2. D. Na2CO3. 2. 2. 0. 2. 4.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 24: Nếu dùng Cu(OH)2/NaOH có thể nhận biết dãy chất nào sau đây? A. Saccarozơ, glucozơ, abumin, triolein. B. Glucozơ, fructozơ, abumin, tristearin. C. Tinh bột, saccarozơ, abumin, tripanmitin. D. Saccarozơ, abumin, tristearin, triolein. Câu 25: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào V lit dung dịch HCl 0,25M thì thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X đến khi kết thúc thí nghiệm thì thu được a gam kết tủa và đồ thị biểu diễn sự thay đổi của lưỡng kết tủa theo số mol NaOH được cho như sau: n↓ 4x. x 0,1. 0,22. 0,3. nNaOH. Giá trị của (m + V + a) là A. 9,12. B. 6,84. C. 8,52. D. 7,96. Câu 26: Nhận biết các chất NaHSO4, HCl, Na2CO3, BaCl2, chỉ bằng một lượt thí nghiệm với dung dịch X. X là A. quỳ tím. B. Ba(NO3)2. C. Ba(HCO3)2. D. Ba(OH)2. Câu 27: Polyme nào sau đây có cấu trúc khác với các polyme còn lại? A. Poly butadien. B. nilon-6,6. C. rezol. D. rezit. Câu 28: Hiện tượng ở thí nghiệm nào sau đây khác nhiều nhất với các thí nghiệm còn lại? A. Sục CO2 từ từ đến dư vào dung dịch nước vôi trong. B. Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch Ba(OH)2. C. Cho từ từ dung dịch KOH đến dư vào dung dịch ZnSO4. D. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch CrCl3. Câu 29: Cho các phát biểu sau: 1/ Khi để sắt ngoài không khí ẩm thì sắt bị ăn mòn điện hóa và tại cực dương O2 bị khử. 2/ Để điều chế các ki loại mạnh như Mg, Al ta có thể điện phân nóng chảy muối clorua của chúng. 3/ Tất cả các kim loại kiềm đều phản ứng với H2O ở nhiệt độ thường. 4/ Na để trong không khí khô có thể tạo thành Na2O2. Số phát biểu không chính xác là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 30: Thủy phân hoàn toàn 51,48 gam một chất béo (H) trung tính trong KOH thì thu được 56,04 gam muối khan. Cho các phát biểu sau: 1/ (H) có 9 đồng phân cấu tạo phù hợp. 2/ 1 mol (H) làm mất màu tối đa 2 mol Br2. 3/ Đốt cháy hoàn toàn lượng chất béo trên thì cần vừa đủ 4,65 mol O2. 4/ Phản ứng trên sinh ra 5,52 gam glixerol. Số phát biểu phù hợp với H là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Cho hỗn hợp gồm 0,96 gam Mg, 5,04 gam Fe vào 300 ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng muối khan có trong dung dịch là A. 24,6. B. 24. C. 23,7. D. 28,92. Câu 32: Cho 56,32 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 vào V ml dung dịch H2SO4 1 M thu được dung dịch chứa ba muối có tỉ lệ mol là 1:2:3. Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m lần lượt là A. 900 và 128,6. B. 860 và 124,6. C. 820 và 116,8. D. 960 và 133,12. Câu 33: Nung nóng hỗn hợp X gồm Al và 9,12 gam Cr2O3 ở nhiệt độ cao sau một thời gian tạo thành 12,09 gam hỗn hợp rắn Y. Hòa tan hết hỗn hợp Y bằng dung dịch HCl nóng dư thì thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm gần nhất với giá trị A. 72. B. 67. C. 75. D. 80..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 34: Cho hơi nước đi qua C nung đỏ được một hỗn hợp X gồm H2, CO, CO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 7,6875. Dẫn 3,584 lít X (đktc) qua 15,36 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit sắt ở nhiệt độ cao đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được hỗn hợp rắn Z và hỗn hợp khí T. Dẫn T qua nước vôi trong dư thu được 7 gam kết tủa khan. Hoàn tan hoàn toàn Z vào dung dịch HCl 1M thì thu được dung dịch H và 2,016 lít H2 (đktc). Cho một lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch H đến khi phản ứng hoàn toàn thì có 0,62 mol AgNO3 đã phản ứng và thu được m gam kết tủa khan. Giá trị của m gần nhất với A. 91. B. 72. C. 85. D. 82. Câu 35: Hỗn hợp X gồm Al, Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe. Hòa tan hoàn toàn 27,232 gam X vào V lit dung dịch KHSO4 1,5 M thì thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat trung hòa và 2,818 gam hỗn hợp khí Z ( trong Z có chứa 0,025 mol H2). Chia Y thành hai phần bằng nhau: - Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào phần 1 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì cần 698 ml; - Cho dung dịch Ba(OH)2 vào phần 2 đến khi khối lượng kết tủa không đổi, lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì thu được 153,528 gam chất rắn. Cho các phát biểu sau: 1/ Khối lượng muối khan trong Y là 185,864 gam. 2/ Giá trị của V là 0,82. 3/ Phần dung dịch sau khi cho Ba(OH)2 vào phần 2 có thể hòa tan tối đa 14,418 gam Al. 4/ Trong Z Khối lượng nguyên tố N gấp 3,35 lần khối lượng nguyên tố O. Số phát biểu phù hợp với bài toán là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 36: Hỗn hợp X gồm ba peptit có tỉ lệ mol 7:3:1 (trong đó, H chiếm 5,8824 % về khối lượng). Thủy phân hoàn toàn X trong KOH thì thu được hỗn hợp rắn Y chỉ chứa 3 muối của Gly, Ala, Glu. Đốt cháy hoàn toàn Y thì cần 36,288 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 46,92 gam muối trung hòa, dẫn khí thoát ra đi qua nước vôi trong dư thì thoát ra 6,72 lít (đktc) một khí trơ duy nhất. % Khôi lượng của peptit có phân tử khối lớn nhất trong X gần nhất với A. 37,5%. B. 87%. C. 12,5%. D. 27,5%. Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các protein phải tan trong nước mới xảy ra hiện tượng đông tụ khi bị đun nóng. B. Các peptit phải có từ 3 liên kết peptit trở lên mới tham gia phản ứng màu biure. C. Một ezim chỉ xúc tác cho một chuyển hóa nhất định. D. Liên kết peptit là liên kết -HN-CO- giữa hai -amino axit. Câu 38: Cho từ từ V ml dung dịch X gồm KHSO4 0,5M và HCl 1M vào dung dịch Y gồm 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol KHCO3 thì thu được 5,6 lít CO2 (đktc). Nếu cho từ từ dung dịch Y vào Vml dung dịch X thì thu được dung dịch Z và a lít CO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của (m + a) gần nhất với A. 74. B. 90. C. 78. D. 46. Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 ester thuần chức có cùng số liên kết π trong phân tử và tỉ lệ mol là 1:1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X thì cần 22,176 lít O2 (đktc), hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 528 gam dung dịch NaOH 10% thì thu được một dung dịch chứa hai muối với tổng nồng độ là 15,27%. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH thì thu được dung dịch chứa hỗn hợp muối Y và một ancol Z. Cho ancol Z đi qua ống đựng Na dư thấy khối lượng ống tăng 6,18 gam đồng thời thoát ra 2,016 lít H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y thì thu được 15,9 gam Na2CO3, sản phẩm khí và hơi được hấp thụ hoàn toàn vào bình được nước vôi trong thì làm khối lượng bình tăng 31,02 gam. % Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong Y gần nhất với A. 56%. B. 49%. C. 23%. D. 28%. Câu 40: Điện phân V lit dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,6M và AgNO3 0,8M với điện cực trơ, cường độ dòng điện 2,4 A trong thời gian t giờ thì thu được dung dịch Y có khối lượng nhỏ hơn X 5,712 gam. Cho 3,08 gam bột sắt vào dung dịch Y, rồi cho tiếp 180 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch sau phản ứng thì thu được dung dịch Z và kết tủa A. Cô cạn Z rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 14,43 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và NO là sản phẩm khử duy nhất của HNO3. Giả trị của t gần nhất với A. 1,35. B. 1,3. C. 1,25. D. 1,4. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà bằng sự kiên trì!.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>