Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Đã đến lúc tôi mua lại công ty của mình! (Phần 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.88 KB, 2 trang )

Đã đến lúc tôi mua lại công ty của mình! (Phần 2)

Khi công ty đã từng sáp nhập hay lấy mất công ty của bạn làm ăn thất bại
và bạn muốn mua lại công ty của mình thì chẳng phải lo thiếu cách đâu.
Sự phiền toái
Rất dễ xác định xem doanh nghiệp có thể chịu được khoản nợ là bao nhiêu.
Khoản nợ vay từ quỹ trung gian trực tiếp liên quan đến lưu chuyển tiền tệ của
công ty. Nguồn vay bảo lãnh còn phụ thuộc vào giá trị tài sản, bao gồm số dư trên
tài khoản phải thu và hàng tồn kho. Tất nhiên, dòng tiền mặt là cơ sở để thanh toán
mọi loại vay nợ.
"Nguyên tắc của nguồn vay bảo lãnh là có thể cho phép vay ở mức gấp hai
hoặc ba lần EBITDA [thu nhập trước khi trả lãi suất, thuế, chiết khấu và khấu
hao], trong khi quỹ trung gian thì có thể cho ta vay thêm hai lần EBITDA nữa,"
ông Bonenfant nói.
Theo SEC, mua lại công ty là một giao dịch chứng khoán và có thể bị thất
bại. Điều này đặc biệt đúng khi bên bán là một công ty được niêm yết hay đang
chuẩn bị phá sản— cả hai điều kiện đều tác động đến ông Warner khi ông này
mua lại Whats Up Interactive.
Một giao dịch đúng luật bao giờ cũng yêu cầu bạn lưu trữ các mẫu tờ khai
chuyên dụng để đảm bảo giao dịch là đúng đắn. Nếu người mua là nhân viên hay
là giám đốc của công ty, anh ta phải nộp phí uỷ thác cho các cổ đông khác. Trường
hợp này sẽ xảy ra xung đột về lợi ích, mà có thể làm hỏng toàn bộ giao dịch.
Thật may mắn cho Warner là khi ông cứu Whats Up nhờ hành động nhanh
nhẹn và những tính toán chính xác, ông đồng thời tạo được mối quan hệ thân thiết
với các quản đốc và quan chức điều hành công ty— họ đều muốn thấy ông thành
công.
Năm ngoái, Whats Up kiếm được 1.1 triệu USD, và dự kiến năm 2004 tăng
trưởng 50%. Ông Warner không còn gì để vui hơn. "Khi mà công ty đã về tay
bạn”, ông nói, "thì bạn sẽ thấy nó quý giá hơn bất cứ lúc nào khác."
Người mua, hãy cảnh giác
Nếu bạn đang xem xét việc mua lại công ty mà trước đây bạn đã bán nó đi,


hãy cẩn trọng với ba cạm bẫy sau:
1. Quá tin tưởng:
Vì bạn đã xây dựng công ty một lần, chắc hẳn bạn có thể làm lại lần nữa,
đúng không? Song đừng vội vàng – xây dựng lại công ty có thể gặp rất nhiều khó
khăn. Hãy cẩn thận tính toán lại giá trị dựa trên các điều kiện hiện tại và đừng
“tính cua trong lỗ”.
Ông Ben Emmons ở công ty Sun Capital Partners Inc., một công ty cổ phần
tư nhân ở Boca Raton, Florida, nói: “Nhà doanh nghiệp thường chi nhiều hơn số
họ có vì họ tin rằng khả năng tăng trưởng có thể lớn hơn nhiều.” Nhưng nếu bạn
đã sẵn sàng tham gia vào cuộc đàm phán mua công ty thì cơ hội là khi người bán
thực sự muốn ra đi. Bạn sẽ có được nhiều đòn bẩy hơn bạn nghĩ để chèo lái cuộc
đàm phán căng thẳng này.
2. Hội chứng anh hùng:
Bạn có thể cho rằng mình như một tia nắng chiếu xuống để giữ ánh sáng
ban ngày cho trái đất. Nhưng đừng hy vọng các nhân viên sẽ cùng bạn làm việc để
đạt được viễn cảnh đó. Trong thực tế, họ coi là cuộc giao dịch này như một dấu
hiệu tan vỡ và họ lo lắng cho tương lai. Theo ông Emmons: “Người mua có thể lấy
lại được sự tôn trọng là lòng trung thành của nhân viên. Song việc mua lại công ty
của bạn có thể nhen nhóm nỗi lo của nhân viên giống như khi bạn bán công ty lúc
trước.”
3. Sự hồ hởi thái quá:
Say mê công việc là điều hoàn toàn bình thường khi công ty lại là của bạn.
Nếu có ai khác sở hữu công ty, hãy cẩn thận đừng để tình cảm chi phối hành vi
của bạn. Nếu bạn mua lại công ty vì các lý do mang tính tình cảm hơn là kinh tế
thì tốt hơn là bạn đừng bắt tay vào giải quyết tình hình hỗn độn của công ty. Theo
Emmons: “Người mua cần một chuyên gia tư vấn – một người trung gian không bị
tình cảm tác động. Bạn cần một người có thể tập trung để giải quyết công việc
hiệu quả.”


×