Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.22 KB, 105 trang )

QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
LỜI NÓIĐẦU
Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu
hoá và khu vực hoá. Hoà nhập với không khí này, Việt nam vừa gia nhập
và là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Khi được trở thành
viên của tổ chức thương mại thế giới thìđồng nghĩa Việt Nam cũng gặp
nhiều khó khăn vàđồng thời cũng gặt hái được nhiều thành công. Để thu
được kết quả tốt từ quá trình hội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định về
cơ hội cũng như là thách thức đang đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế
mạnh mình phải phát huy vàđâu làđiểm yếu cần phải khắc phục. Vàđặc biệt
hơn nữa chúng ta phải nhận định được xu hướng đi chung của Thế giới,
những yếu tố nào các nước đang chú trọng.
Chính vìđiều đó, mà em thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế
giới hiện nay là một trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên. Nó
không chỉ là một kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư
trong nền kinh tế mà còn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn
ra suôn xẻ hơn. Cho nên em chọn đề tài luận văn là “QLNN Về thị trường
chứng khoán”.
Đối tượng của đề tài
Vai trò của Nhà nước trong quản lý các hoạt động của TTCK Việt
Nam. Vai trò này được biều hiện qua các hoạt động cụ thể của Nhà nước
trong quản lý các hoạt động của TTCK
Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm rõ một số một số nội dung cơ bản về TTCK, và
QLNN đối với TTCK.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với TTCK Việt
Nam trong thời gian qua, từđó chỉ ra các kết quảđạt được và hạn chế.
Ngô Văn Thắng
KH5B
1
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam


-Nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường
chứng khoán Việt Nam; đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao vai trò
QLNN đối với TTCK Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về thị trường
chứng khoán, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ
các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm ra những thành công và
những thất bại của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung của đề tài bao gồm :
Chương I: Tổng quan chung về chứng khoán, thị trường chứng
khoán và QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương II:Thực trạng QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt
Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối
vớiTTCKViệt Nam.
Ngô Văn Thắng
KH5B
2
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
CHƯƠNGI:
TỔNGQUANCHUNGVỀCHỨNGKHOÁN,
THỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁNVÀQUẢNLÝNHÀNƯỚCĐỐIVỚITH
ỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN VIỆTNAM
I. Tổng quan về chứngkhoán
1. Khái niệm vàđặc điểm của chứng khoán
Chứng khoán được coi là những giấy tờ có giá và có khả năng
chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư);chứng khoán xác
nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồmcác điều kiện về
thu nhập và tài sản trong một thời hạn nào đó.
Thuật ngữ “giấy tờ có giá” có nghĩa rộng hơn là thuật ngữ “chứng

khoán”. Theo Luật chứng khoán được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm
2007 của Việt Nam, chứng khoán được định nghĩa như sau: “Chứng khoán
là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp
của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát
hành”.
Chứng khoán là một tài sản tài chính và nó có các đặc điểm sau:
• Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của tài sản là khả năng
chuyểntài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ
thuộc vào cung cầu vốn; thời gian, chi phí cần thiết cho việc chuyển
đổi.
• Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu
tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không
có hệ thống.Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác
động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác
động của các điều kiện kinh tế chung của nền kinh tế như: lạm phát,
sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất... Rủi ro không có hệ thống là
loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hay một nhóm nhỏ các tài
Ngô Văn Thắng
KH5B
3
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát
hành.
• Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu
nó, nhàđầu tư có thể nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương
lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng
năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.
2.Phân loạichứng khoán
Tuỳ theo cách chọn tiêu thức, người ta có thể phân loại chứng khoán
thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên ởđây, chứng khoán được chia thành

ba tiêu thức chủ yếu, đó là theo tính chất của chứng khoán, theo khả năng
chuyển nhượng và theo khả năng thu nhập.
2.1.Phân loại chứng khoán theo tính chất
Theo tính chất của chứng khoán, các loại chứng khoán được phân
thành: Chứng khoán vốn; chứng khoán nợ và chứng khoán phái sinh.
a. Chứng khoán vốn:
Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu
phần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành. Đại
diệncho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹđầu tư.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng
chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp
đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụtài chính
có thời hạn thanh toán là vô hạn.
b. Chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quy
định nghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người sở
hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm gốc
và lãi trong thời gian cụ thể.
Là một loại giấy tờ có giá xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát
hành nên về hình thức chứng khoán nợ thường có những đặc điểm như sau:
Ngô Văn Thắng
KH5B
4
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
+ Mệnh giá (giá trị danh nghĩa của chứng khoán)
+ Lãi suất (là mức lãi suất mà tổ chức phát hành phải trả cho người
sở hữu khi chứng khoán đáo hạn)
+Thời gian đáo hạn (là khoảng thời gian mà tổ chức phát hành chứng
khoán phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người sở hữu chứng khoán)
c. Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là cáccông cụ tài chính có nguồn gốc từ
chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc. Các chứng
khoán phái sinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và
người bán và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường
chứng khoán. Có thể phân loại chứng khoán phái sinhthành các loại như
sau:
• Quyền mua trước
Quyền mua trước hay làđặc quyền mua là một quyền ưu đãi được
gắn với một cổ phiếu đang lưu hành, do công ty phát hành ra cổ phiếu đóđể
huy động thêm vốn cổ phần, quyền mua trước cho phép người sở hữu
những cổ phần đang lưu hành được mua một số nhất định cổ phiếu trong
đợt phát hành mới của công ty, tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá
chào bán ra công chúng trong một thời hạn nhất định.
• Chứng kế (bảo chứng phiếu)
Chứng kế hay còn gọi là bảo chứng phiếu (cam kết bán) là một loại
chứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà
người sở hữu nó có quyền được mua một số lượng chứng khoán nhất định
tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
• Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa người mua và người bán
thực hiện một giao dịch hàng hoáở một thời điểmchắc chắn trong tương lai
với mức giá và khối lượng xác định.
Ngô Văn Thắng
KH5B
5
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
• Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lailà một thoả thuận để mua hoặc bán một tài
sảnvào thời điểmchắc chắn trong tương lai với mức giá xác định.
• Quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắmgiữđược
mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một
khối lượng hàng hoá cơ sởnhất định tại một mức giá xác định trong một
thời gian nhất định.
2.2.Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng
Theo cách thức này chứng khoán được phân thành chứng khoán ghi
danh và chứng khoán vô danh
• Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi tên chủ sở
hữu nên việc chuyển nhượng quyền sở hữu các chứng khoán này
đơn giản, dễ dàng và thuận tiện.
• Chứng khoán ghi danh là giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc
quyền đòi nợcó ghi tên chủ sở hữu. Loại chứng khoán này được
phép chuyển nhượng nhưng phải tuân theo những quy định pháp
lý cụ thể.
2.3.Phân loại chứng khoán theo thu nhập
Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhàđầu tư có
thể nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Tuỳ theo thu nhập,
chứng khoán đượcchia thành các loại sau:
a. Chứng khoán có thu nhập cốđịnh.
Chứng khoán cóthu nhập cốđịnh là loại chứng khoán có số thu nhập
cốđịnh không phụ thuộc vàokết quả hoạt động của tổ chức phát hành. Nó
có thể là chứng khoán vô danhhoặc chứng khoán ghi danh, có thể là tín
phiếu, trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi. Thông thường, việc phát hành các
loại chứng khoáncó thu nhập cốđịnh phải kèm theo những quy định pháp lý
cụ thể nhằm bảo vệ lợi ích của nhàđầu tư.
Ngô Văn Thắng
KH5B
6
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
b. Chứng khoán có thu nhập không cốđịnh

Là loại chứng khoán không xác định tỷ lệ lãi được hưởng. Cổ phiếu
thường (cổ phiếu phổ thông) có thểđược coi làđại diện cho loại chứng
khoán có thu nhập biến đổi. Thu nhập do việc sở hữu cổ phiếu mang lại gọi
là cổ tức (hay lợi tức cổ phần), nó biến động theo kết quả kinh doanh của
công ty.
c. Chứng khoán có hình thức hỗn hợp
Các chứng khoán có hình thức này là những chứng khoánvừa mang
tính chất của chứng khoán có thu nhập cốđịnh, vừa mang tính chất của
chứng khoán có thu nhập biến đổi. Ví dụ, có cổ phiếu ưu đãi có quyền
được hưởng một mức lãi suất cốđịnh hàng năm, đồng thời lại được hưởng
thêm lợi tức được chia từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát
hành.Việc phát hành loại chứng khoán này nhằm để thích ứng với nhu cầu
đặc biệtcủa thị trường vốn.
3.Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ
hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành.
Cổ phiếu là loại chứng khoà nó có những tính chất sau:
- Xác nhận việc đầu tư vốn vào tổ chức phát hành ra cổ phiếu
- Không có kỳ hạn, cổ phiếu tồn tại cùng với sự tồn tại của tổ chức
phát hành ra nó
- Có thểđược phát hành khi thành lập tổ chức hoặc khi tăng vốn
- Người sở hữu cổ phiếu sở hữu một phần vốn/tài sản của tổ chức
phát hành và chịu trách nhiệm hữu hạn về tình hình hoạt động
củatổ chức đó
- Cổ phiếu có thểđược chuyển nhượng
Ngô Văn Thắng
KH5B
7
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam

Căn cứ vào quyền lợi của người sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu có
những loại như sau:
- Cổ phiếu phổ thông: lợi tức phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh
doanh của tổ chức phát hành. Người sở hữu cổ phiếu là cổđông và có
quyền bỏ phiếu bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các quyết định lớn
trong hoạt động kinh doanh của công ty theo chếđộĐại hội cổđông.
- Cổ phiếu ưu đãi: cổ phiếu có những đặc quyền nhất định, chẳng
hạn nhưđược hưởng lãi cốđịnh, được ưu tiên chia lãi trước, được ưu tiên
trong bỏ phiếu….Cổ phiếu ưu đãi gồm có: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ; cổ
phiếu ưu đãi không tích luỹ; cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi; cổ phiếu ưu đãi có
quyền chuộc lại.
Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng thì cổ phiếu gồm:
- Cổ phiếu ghi danh: có ghi tên chủ sở hữu
- Cổ phiếu vô danh: không ghi tên chủ sở hữu
4. Trái phiếu
Trái phiếu là loại chứng khoán nợđược phát hành dưới hình thức
chứng chỉ, bút toán ghi sổ xác định nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành
trái phiếu đối với người sở hữ trái phiếu.
Là chứng khoán nợ nên trái phiếu có những tính chất sau:
- Xác nhận việc vay nợ của tổ chức phát hành
- Chủ yếu là có kỳ hạn
- Lãi suất thường cốđịnh
- Có thể chuyển nhượng
Chủ thể phát hành trái phiếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh và cả
Chính phủ. Trái phiếu là công cụ quan trọng của thị trường tài chính. ở các
nước có thị trường chứng khoán phát triển, qui mô giao dịch trái phiếu
thường gấp 3-4 lần qui mô giao dịch cổ phiếu. Trái phiếu có thểđược chia
làm các loại sau:
Ngô Văn Thắng
KH5B

8
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
Trái phiếu công ty: Chủ thể phát hành trái phiếu là các đơn vị sản
xuất kinh doanh. Trái phiếu công ty có các loại như trái phiếu thế chấp; trái
phiếu tín chấp; trái phiếu chuyển đổi; trái phiếu chiết khấu; trái phiếu thả
nổi.
Trái phiếu chính phủ: Chủ thể phát hành trái phiếu là Chính phủ.
Chính vì vậy các loại trái phiếu chính phủđược coi là có hệ số an toàn và
tính thanh khoản cao nhất. Các loại trái phiếu chính phủ thường gặp ở Việt
Nam bao gồm trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái xây
dựng đất nước….
II. Thị trường chứng khoán
1.Bản chất của thị trường chứng khoán.
Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao
dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu
và trái phiếu công ty. Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên
thị trường tiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.
2.Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán
2.1.Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị
trí của thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính được thể
hiện như sau:
Ngô Văn Thắng
KH5B
9
Thị trường tài
chính
Thị trường
tiền tệ
Thị trường

vốn
Thị
trường
hối đoái
Thị
trường
bảo
hiểm
Tín
dụng
ngắn
hạn
Thị
trường
tiền tệ
liên
ngân
hàng
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
-Thị trường tài chính: Là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người
dư thừa vốn tới những người thiếu vốn.
- Thị trường tiền tệ: làthị trường phát hành và mua bán lại các công
cụ tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc,
khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền
gửi, thương phiếu, …
- Thị trường vốn : là thị trường diễn ra mua bán các công cụ tài
chính dài hạn, gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp ( thị
trường tín dụng trung và dài hạn) và thị trường chứng khoán.
- Thị trường hối đoái : là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương
đối ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác

nhau, và ở thị trường hối đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền
khác nhau mới được thực hiện.
- Thị trường bảo hiểm: Bảo hiểmlà hoạt động tài chính dưới hình
thức tổ chức kinh doanh, bằng cách thu phí bảo hiểm của người tham gia
bảo hiềm để bồi thường cho những rủi ro bất ngờ gây ra tổn thất của người
tham gia bảo hiểm nhằm duy trì tái sản xuất vàđời sống cho con người.
Theo em thì thị trường bảo hiểm là nơi diễm ra các giao dịch giữa đối
tượng cần được bảo hiểm và các cơ quan tiến hành bảo hiểm.
- Mối quan hệ : Giữa bốn thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị
trường hối đoái, thị trường bảo hiểm đều nằm trong thị trường tài chính.
Chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.
2.2. Cấu trúc của thị trường chứng khoán
Ngô Văn Thắng
KH5B
10
Thị
trường
tín dụng
trung và
dài hạn,
cho
thuêtài
Thị
trường
Chứng
khoán
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường chứng khoán
có thể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường,
ta có thể xemxét 3 cách thức cơ bản là theo hàng hoá giao dịch trên

thịtrường, theo hình thức tổ chức thị trường và theo quá trình luân chuyển
vốn. Các phân tích sau đây sẽ thể hiện từng cách thức phân loại đó.
a.Theo hàng hoá giao dịch trên thị trường
Theo các loại hàng hoáđược mua bán trên thị trường, người ta có thể
phân chia thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ
phiếu và thị trường dẫn suất (thị trường các công cụ phái sinh).
• Thị trường trái phiếulà thị trường mà hàng hoáđược mua bán tại
đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của
việc phát hành công cụ này là phát hành đứng ra đi vay theo
phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi.
• Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ
có xác nhận cổ phần đóng góp của cổđông. Cổđông là chủ sở hữu
của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của
mình. Cổ phiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận
sau thuế của công ty cũng nhưđối với tài sản của công ty, khi tài
sản này được đem bán. Cổ phiếu có thời gian đáo hạn là không
xác định.
• Thị trường công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh
được mua và bán. Tiêu biểu cho công cụ này là hợp đồng tương
lai, hợp đồng quyền chọn. Thị trường này ngày càng trở nên quan
trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ
phòng vệ hữu hiệu, đồng thời là công cụđầu cơ lý tưởng cho các
nhàđầu tư.
b. Theo hình thức luân chuyển vốn
Ngô Văn Thắng
KH5B
11
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo hình thức này, thị trường chứng khoán được phân thành thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

• Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp I là thị trường phát hành các
chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại
thịtrường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua
bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát
hành.
• Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp II là thị trường giao dịch
mua bán, trao đổi những chứng khoán đãđược phát hành nhằm
mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã
hội.
Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên
các giác độ sau:
-Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản (tính lỏng) của các
chứng khoán đã phát hành. Việc này làm tăng tính ưa chuộng của chứng
khoán và làm giảm rủi ro cho các nhàđầu tư. Các nhàđầu tư sẽ dễ dàng hơn
trong việc sàng lọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ
sởđó làm giảm chi phí cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử
dụng vốn. Việc tăng tính lỏng của tài sảnsẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở
hữu và quản lý, làm cơ sở cho việc tăng hiệu quả quản lý của doanh
nghiệp.
Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc
chuyểnđổi thời hạn của vốn,từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn.
Đồng thời, tạo điều kiện cho việc phân phối một cách có hiệu quả. Sự di
chuyển vốn đầu tư trong nền kinh tếđược thực hiện thông qua cơ chế “bàn
tay vô hình”, cơ chế xác định giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu
tóm, sáp nhập doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp.
- Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đãđược phát hành
trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp được xemlà thị trường định giá
các công ty.
Ngô Văn Thắng
KH5B

12
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
- Thông qua việc định giá, thị trường thứ cấpcung cấp một danh
mục chi phí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng
phương án đầu tư, tạo cơ sở tham chiếu cho nhà phát hành cũng như các
nhàđầu tư trên thị trường sơ cấp. Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn
sẽđược chuyển đến công tynào làm ăn có hiệu quả nhất,qua đó làm tăng
hiệu quả kinh tế xã hội.
Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật
thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng
khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng. Nếu không có
thị trường sơ cấp sẽ không có thị trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ
cấp lại tạo điều kiện phát triển cho thị trường sơ cấp.
c. Theo hình thức tổ chức của thị trường
Thị trường chứng khoán có thểđược tổ chức theo hai cách sau:
• Thị trường giao dịch tập trung, thị trường được tổ chức thành sở
giao dịch, tại đây, người mua và người bán( hoặc đại lý, môi giới
của họ) gặp nhau tại một địa điểmnhất định để tiến hành giao dịch
mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi sở
giao dịch chứng khoán là sở giao dịch tập trung, nơi giao dịch mua
bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn, hoạt động có
hiệu quả.
• Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập
trung (OTC: Over- The- Counter Market) là thị trường giao dịch
của các nhà buôn, những người tạo thị trường( Market Makers).
Ngoàihai thị trường nói trên,người ta còn nói đến thị trường thứ ba,
thị trường dành cho các chứngkhoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên
thị trường tập trung và thị trường OTC. Ngoài ra, người ta còn phân loại thị
trường chứng khoán thành thị trường mởvà thị trường đàm phán,thị trường
giao ngay và thị trường kỳ hạn. Việc phân loại thị trường chứng khoán sẽ

giúp việc phân tích cụ thể hơn vai trò của thị trường chứng khoán.
2.3.Các chủ thể trên thị trường chứng khoán
Ngô Văn Thắng
KH5B
13
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thểđược
chia thành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thểđầu tư và các tổ chức có
liên quan đến chứng khoán.
2.3.1.Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành là người cung cấp các chưng khoán- hàng hóa
của thị trường chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ,
các doanh nghiệp và một số tổ chức khác như: Quỹđầu tư, tổ chức tài chính
trung gian...
• Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể chủ yếu phát hành các
chứng khoán nợ như: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; trái
phiếu công trình; tín phiếu kho bạc.
• Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
• Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như
các trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ... phục vụ cho mục tiêu huy động
vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo luật định.
2.3.2.Nhàđầu tư
Chủ thểđầu tư là những người có tiền,thực hiện việc mua và bán
chứng khoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận. Nhàđầu
tư có thểđược chia thành hai loại: nhàđầu tư cá nhân và nhàđầu tư có tổ
chức.
- Các nhàđầu tư cá nhân
Nhàđầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có
vốn nhàn rỗi tạmthời, thamgia mua bán trên thị trường chứng khoán với
mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

- Các nhàđầu tư có tổ chức
Nhàđầu tư có tổ chức là các định chếđầu tư,thường xuyên mua bán
chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhàđầu tư chuyên
nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại,
công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ,
Ngô Văn Thắng
KH5B
14
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các
tổ chức đầu tư cóưu điểm làđa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định
đầu tưđược thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh
nghiệm.
2.3.3.Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán
a. Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK
Cơ quan quản lý Nhà nướcvề TTCK do chính phủ của các nước
thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư vàđảm bảo cho thị
trường chứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.
Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoáncó thể có
những tên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nóđược thành lập để thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán.
b. Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường chứng
khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp
luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật
pháp và Uỷ ban chứng khoán.
c. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của
các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành
chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành

viên và các nhàđầu tư trên thị trường.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự
quản,thực hiện một số chức năng sau:
- Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán.
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán
Ngô Văn Thắng
KH5B
15
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
- Ban hành và thực hiện các quy tắc tựđiều hành trên cơ sở các quy
định pháp luật về chứng khoán hiện hành.
- Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng
khoán.
- Hợp tác với chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề
có tác động đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.
d. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ
thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương
mại, công ty chứng khoán đápứng đủđiều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ
thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
e. Các tổ chức hỗ trợ
Là các tổ chức được thành lậpvới mục đích khuyến khích mở rộng
và tăng cường của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như:
cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các
giao dịch bảo chứng. Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác
nhau cóđặc điểm khác nhau,có một số nước không cho phép thành lập các
tổ chức này.
f. Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công tychuyên cung cấp dịch

vụđánh giá năng lực thanh toán các khoản vốngốc và lãi đúng thời hạn và
tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoảnđã cam kết
của tổ chức phát hành cụ thể. Hệ số tín nhiệm có thể biểu hiện bằng các
chữ cái hay chữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếp hạng.
2.4.Vai trò của thị trường chứng khoán
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đờicủa tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của các khốithị
trường chung, đòi hỏicác quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc
Ngô Văn Thắng
KH5B
16
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
độ và hiệu quả cao. Thực tế phát triển kinh tếở các quốc gia trên thế giới đã
khẳng định vai trò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển
kinh tế:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ tài
chính có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn,
chuyển thời hạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽđảm bảo cho
việc phân phối vốn một cách có hiệu quả. Thị trường tài chính là nơi tiên
phong áp dụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên
thay đổi. Thực tế trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập
nhậtvàđược chuyển tảitởi tất cả các nhàđầu tư, nhờđó, họ có thể phân tích
vàđịnh giá cho các chứng khoán. Chỉ những công ty có hiệu quả và bền
vững mới có thể nhận được vốn với chi phí rẻ trên thị trường.
Thị trường chứng khoán tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên
thị trường tài chính, điều này buộccác ngân hàng thương mại và các tổ
chức tài chính phải quan tâmtới hoạt động của chính họ và làm giảm chi
phí tài chính.
Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn

tự cócủa các công tyvà giúp họtránh các khoản vay có chi phí cao cũng như
sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại. TTCK khuyếnkhích
sự cạnh tranh của các công ty trên thị trường. Sự tồn tại của thị trường
chứng khoán cũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Đây chính là các yếu tốđảm bảo cho sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực
trong một quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế.
Thứ hai, TTCK góp phầnthực hiện tái phân phối công bằng hơn,
thông qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra
công chúng, giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song
vẫn tập trung vốn cho phát triển kinh tế. Việc tăng cường tầng lớp trung lưu
trong xã hội, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối
đã giúp nhiều nước tiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ. Việc
Ngô Văn Thắng
KH5B
17
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
giải toả tập trung quyền lực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công
bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt
giữa sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Khi quy mô của doanh nghiệp tăng
lên, môi trường kinh doanh trở lên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý
chuyên trách cũng tăng theo. Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho
việc tiết kiệm vốn và chất xám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổphần hóa
doanh nghiệp Nhà nước. Cơ chế thông tin hoàn hảotạo khả năng giám sát
chặt chẽ của thị trường chứng khoán đã làmtác động của các tiêu cực trong
quản lý, tạo điều kiện kết hợp hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản
lý và những người làm công.
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán. Việc mở
cửa của thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị
trường quốc tế. Điều này cho phép các các công tycó thể huy động nguồn

vốn rẻ hơn, tăng cường đầu tư nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng tăng cường
khả năng cạnh tranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các
công ty trong nước.
Hàn Quốc, Singapore, Thailand, Malaysia là những minh chứng
điển hình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xem xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra
như việc tăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu
vốn,hoặc sự thâu tómcủa người nước ngoài trên thị trường chứngkhoán.
Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hộicho chính phủhuy động
các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các
công cụ cho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp mộtdự báo tuyệt vời về
các chu kỳ kinh doanh trong tương lai. Việc thay đổigiá chứng khoán có xu
hướng đi trước chu kỳ kinh doanh cho phép chính phủ cũng như các công
ty đánh giá kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổcác nguồn lực của họ.
Thị trường chứng khoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Ngô Văn Thắng
KH5B
18
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường chứng khoán
cũng có những tác động tiêu cực nhất định. Thị trường chứng khoán hoạt
động trên cơ sở thông tin hoàn hảo. Song ở các thị trường mới nổi, thông
tin được chuyển đổi tới các nhàđầu tư không đầy đủ và khônggiống nhau.
Việc quyết định giá cả, mua bán chứng khoán của các nhàđầu tư không dựa
trên cơ sở thông tin và xử lý thông tin. Như vậy giá cả chứng khoán không
phản ánh giá trị kinh tế cơ bản của công ty và không trở thành cơ sởđể phân
phối một cách có hiệu quả các nguồn lực .
Một số tiêu thức khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng
đầu cơ, hiện tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại quyền lợi của các

cổđông thiểu số, việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng
các nhàđầu tư và như vậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm vàđầu
tư.Nhiệm vụ của nhà quản lý thị trường là giảm thiểu các tiêu cực của thị
trường nhằm bảo vệ quyền lợicủa các nhàđầu tư vàđảm bảo tính hiệu quả
của thị trường.
Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán thể hiện trên nhiều khía
cạnh khác nhau. Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng
khoán có thực sự phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể
tham gia thị trường và sự quản lý của nhà nước.
III. Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán
1. Khái niệm
Khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành.
Trình độ quản lý phát triển theo sự phát triển của xã hội qua các phương
thức sản xuất khác nhau. Trong thời đại ngày nay, trong ba yếu tố cơ bản
quyết định tới sự phát triển của xã hội là sức lao động, tri thức và trình độ
quản lý thì quản lýđược coi là yếu tố quan trọng hàng đầu.
“Quản lý là sự tác động liên tục, cóđịnh hướng, có tổ chức của chủ thể
quản lý ( người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể ( đối tượng bị
Ngô Văn Thắng
KH5B
19
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
quản lý) trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội …thông qua hệ
thống pháp luật, các chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các
biện pháp cụ thể nhằm tạo ra mội trường và tạo điều kiện cho sự phát
triển của đối tượng bị quản lý”.
Quy mô của quản lý có thể khác nhau: toàn cầu, khu vực, quốc gia,
ngành, đơn vị…Quy mô khác nhau thì tính chất của quản lý cũng khác
nhau. Quản lýở phạm vi quốc gia được coi là quản lý Nhà nước, quản lýở
một đơn vị kinh doanh được coi là quản lý kinh doanh ( quản trị kinh

doanh)…
TTCK là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế một quốc gia. Vì
vậy:
“Quản lý Nhà nước đối với TTCK của một quốc gia là sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, vận hành và phát triển của
TTCK”.
Quá trình hình thành và mức độ phát triển phức tạp, đa dạng của TTCK
vàđiều kiện cụ thể của mỗi nước dẫn đến sựđa dạng trong cơ chế và mức
độ quản lý thị trường. Trong khi hầu hết các TTCK ở các nước phát triển
được hình thành từ khu vực tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh
tế, do các cá nhân đứng ra tổ chức, vận hành và tự quản thì ngược lại, ở các
nước đang phát triển TTCK thường do Chính phủđứng ra thành lập với
những mục đích cụ thể như hỗ trợ huy động vốn, tư nhân hoá hay thực hiện
các mục tiêu kinh tế khác của Nhà nước. Do vậy Chính phủđóng vai trò
chính trong việc tổ chức và quản lý thị trường.
2.Mục tiêu quản lý nhà nước đối với TTCK
2.1.Đảm bảo sự trung thực của thị trường
Đặc tính của khu vực chứng khoán là rủi ro hệ thống, một biến cố
nhỏ cũng gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế. Vì vậy, trong quản lý nhà nước,
việc bảo đảm tính trung thực, cạnh tranh lành mạnh của TTCK là mục tiêu
Ngô Văn Thắng
KH5B
20
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
quan trọng. Một số hoạt động cần thiết nhằm giảm tối thiểu rủi ro hệ thống
và khuyến khích tham gia thị trường như:
+ Các biện pháp an toàn đểđảm bảo khả năng thanh toán của một
định chế tài chính, từđó duy trì lòng tin vào hệ thống tài chính nói chung và
bảo vệ những tiết kiệm cá nhân.
+ Khuyến khích các hệ thống thanh toán hiệu quả vàổn định, có thể

giảm việc tích tụ rủi ro cùng loại, tăng cường khả năng quản lý rủi ro của
các chếđịnh chế tài chính riêng lẻ và ngăn chặn các ảnh hưởng dây chuyền
cũng như các vụ khủng hoảng tài chính.
+ Ngăn chặn các hành vi lừa đảo, lũng đoạn, giao dịch nôi gián và
các vi phạm khác có thểđe doạ tính trung thực của thị trường.
2.2. Đảm bảo sự công bằng
Sự công bằng là một phương tiện để bảo vệ sự cạnh tranh vàđảm bảo
tính trung thực, lành mạnh của thị trường. Muốn hoạt động quản lý có hiệu
quả cần phải có biện pháp đảm bảo tính công bằng của TTCK. Các biện
pháp sử dụng là:
+ Hạn chếđộc quyền bằng việc ngăn chặn sự thống trị thị trường của
các thành viên lớn.
+ Tạo điều kiện cho các nhàđầu tư nhỏ và kém tinh thông nghiệp
vụđầu tư vào các loại tài sản chính hợp lý với họ và bảo vệ họ khỏi các vi
phạm của các thành viên khác có thế lực trên thị trường.
2.3. Đảm bảo hiệu quả
Hiệu quả là chìa khoáđể khu vực tài chính có thể thực hiện nhiệm vụ
chính của mình là huy động và phân bổ các nguồn lục tài hcính tới các
ngành kinh doanh có hiệu quả. Khi các quốc gia mở cửa nền kinh tế của họ
và thực hiện phương pháp lấy thị trường làm cơ sở vận hành và phát triển
các doanh nghiệp thị sự phân bổ vốn và tín dụng cho các ngành công
nghiệp cần phải phù hợp tương xứng với các cơ hội chuyển đổi kinh tế
Ngô Văn Thắng
KH5B
21
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
mới, cả hai vai trò “ giữ kỷ luật” và “ thúc đẩy phát triển” của hệ thống
quản lý chứng khoán có thể góp phần cho TTCK được tổ chức chặt chẽ và
hiệu quả hơn.
Một thị trường mà hệ thống quản lýđược xem là có hiệu quả cần phải

được xem xét cả về khía cạnh tiết kiệm chi phí và lợi ích thu được.Tính
hiệu quả tỷ lệ thuận với kết quả và tỷ lệnghịch với chi phí. Kết quảđược
đánh giá chủ yếu thông qua việc thực hiện chức nănghuy động vốn dễ, rẻ,
luân chuyển vốn, phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý…Chi
phíđược tính chủ yếu được tính đến là chi phí cho bộ máy quản lý và những
chi phí thất thoát, mất mát do quản lý kém. Việc quản lý thái quáhoặc
không đầy đủ có thể dẫn đến làm tăng chi phí, làm giảm hiệu quả quản lý
thị trường.
3. Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với TTCK
Quản lý là một hình thức đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản
phẩm của tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc quản lý. ở
hầu hết các nước đang phát triển, các chủ thể quản lý thị trường chứng
khoán có hai chức năng chính: duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường;
tạo điều kiện để phát triển thị trường, làm cho thị trường có thể cạnh tranh
và thích ứng với mọi thay đổi trong xã hội.
Với chức năng ổn định thị trường tức là phải tạo lập một thị trường
có kỷ luật, an toàn, trật tự, ít rủi ro thì các nhà quản lý phải xác định được
nên cho phép đối tượng nào tham gia thị trường, tiêu chuẩn tham gia gồm
những yếu tố gì, xác định phải quản lý cái gì và giám sát cái gì. Với chức
năng phát triển thì các nhà quản lý phải tạo động lực thúc đẩy thị trường.
Các chức năng này được sử dụng vào hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên trong
hoạt động quản lý Nhà nước thì các chức năng này thường được áp dụng
một cách đồng bộ.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với TTCK được cụ thể hoáở một số
nhiệm vụ sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTCK; xây dựng chiến
lược, chính sách, kế hoạch hoạt động và phát triển TTCK với từng bước đi
Ngô Văn Thắng
KH5B
22

QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
cụ thế và thích hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, dân trí
và các điều kiện khác.
- Cấp, gia hạn, đìng chỉ, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc
phát hành, niêm yết, kinh doanh và dịch cụ chứng khoán và thu lện phí cấp
giấy phép theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và quản lý TTGDCK có tổ chức và các tổ chức trung gian, tổ
chức phụ trợ hoạt động trên TTCK.
- Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của TTCK như: cơ quan quản lý
Nhà nước, SGDCK, TTGDCK, TTLKCK, CtyCK, CtyQLQ…
- Xây dựng sự phối hợp giữa các tổ chức, các cá nhân là thành viên
tham gia TTCK để tạo được sự thống nhất trong mọi hoạt động của TTCK.
- Điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên TTCK như mua bán gian
lận, đầu cơ,…Mặt khác, tạo các điều kiện thuận lợi, khuyến khích những
hoạt động tiêu cực trên thị trường.
- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, bất thường nhằm phát hiện các
hành vi vi phạm pháp luật, thực hiện tổng kết thống kê nhằm tổng hợp hoạt
động của thị trường.
4.Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý TTCK
4.1. Nguyên tắc thống nhất quản lý về chính trị và kinh tế
Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong QLNN đối với TTCK. Yếu tố
kinh tế của TTCK được thể hiện ở chỗ nóđược coi như là một thị trường
của các thị trường. Bên cạnh đó, TTCK không chỉ mang lại lợi ích mang
tính kinh tế mà còn có cả các yếu tố chính trị trong đó. Chính vì thế, trong
quản lý TTCK, sự kết hợp giữa kinh tế và chính trị là một yêu cầu bắt buộc
4.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là tập trung điều hành vào một cơ quan quyền lực cao
nhất. Đây là cơ quan vạch ra đường lối, điều lệ, quy chế, phương hướng,
đường lối, mục tiêu tổng quát vàđề ra các biện pháp cơ bản, chủ yếu để
thực hiện. Tính dân chủ trong quản lý thể hiện ở chỗ mọi người có thể tham

Ngô Văn Thắng
KH5B
23
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
gia bànbạc, đóng góp ý kiến để tìm ra các biện pháp khả thi nhất cho quá
trình thực hiện.
Nếu sự tập trung quyền hạn bị lạm dụng trong quản lý TTCK thì sẽ làm
hỏng các chức năng lành mạnh của TTCK. Do đó, người làm công tác quản
lý cần có sựđiều chỉnh mức độ dân chủ tuỳ theo sự phát triển của thị trường
với sự tập trung quyền lực quản lý nhất định.
4.3. Nguyên tắc kết hợp giữa các lợi ích kinh tế
Trên thực tế luôn có lơi ích khác nhau giữa chủ thể và khách thể quản
lý, có sự mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn
xãhội. Vai trò của công tác quản lý lúc này là phải tìm cách kết hợp, thoả
mãn các lợi ích theo đúng nhu cầu, đảm bảo cho các lợi ích không đối lập
nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhau phát triển. Vấn đề này đòi hỏi công tác quản lý
phải chú trọng tới từng loại lợi ích trong từng mặt hoạt động nhưđầu tư,
huy động vốn, phân chia lợi nhuận, ban hành các quy định về thuế,…
4.4. Nguyên tắc hiệu quả
Tiết kiệm là hạn chế chi phíđến mức tối thiểu mà vẫn đem lại hiệu quả
tối đa. Tiết kiệm là nhằm để giảm thiểu chi phí nhưng chỉ cóý nghĩa khi
thực hiện nó mangtính hiệu quả. Hiệu quả là kết quả cuối cùng của hoạt
động được đo bằng giá trị, vật phẩm, thời gian tác động,…Tiết kiệm và
hiệu quả luôn đi với nhau và nó là thước đo đểđánh giá kết quả cuối cùng
của quản lý.
TTCK là mô hình tiêu biểu nhất về tính hiệu quả vì bản thân TTCK đã
mang trong nó tính tiết kiệm chi phí và nhằm tới hiệu quả kinh tế cao nhất
vìđây là môi trường thuận lợi nhất cho các nguồn vốn từ các nhàđầu tưđược
trực tiếp đưa đến nơi cần vốn. Quá trình đầu tư thông qua TTCK được thực
hiện với chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, đảm bảo

nguyên tắc này trong TTCK tức làđảm bảo cho TTCK được hoạt động tự
nhiên và phát huy những chức năng vốn có của nó. Nguyên tắc này được
coi là tiêu chíáp dụng cho bất kì chính sách nào bởi mỗi chính sách đem lại
lợi ích cũng kèm theo đó là chi phí. Nếu chi phí lớn hơn lợi ích đem lại thì
việc áp dụng các chính sách đó là không có tác dụng.
Ngô Văn Thắng
KH5B
24
QLNN về thị trường chứng khoán Việt Nam
5. Các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với TTCK
Hoạt động QLNN đối với TTCK chịu tác động của nhiều yếu tố khác
nhau, bao gồm:
- Các nhân tố kinh tế: quá trình QLNN đối với TTCK chịu ảnh
hưởng chi phối của các yếu tố kinh tế như: quy mô kinh tế, trình độ
phát triển nền kinh tế,…Sựđa dạng về hình thức tồn tại và tính
phức tạp trong hoạt động của các thành phần kinh tế tham gia
TTCK sẽđặt ra yêu cầu đối với công tác QLNN là phải có các
chính sách, biện pháp phù hợp để dung hoà lợi ích của các thành
phần này khi khai thác tối đa thế mạnh của họ.
- Các nhân tố về chính trị và thể chế Nhà nước: thể chế chính trị
vàđường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền của một nước chi phối
đến mục tiêu, phương hướng xây dựng và phát triển TTCK nước
đó. Bên cạnh đó, sựổn định hay bất ổn về mặt chính trị sẽ cóảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát triển của TTCK,
từđó có tác động đến nội dung và biện pháp QLNN đối với TTCK
- Môi trường pháp lý: công tác QLNN đối với TTCK bị chi phối và
phụ thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Bên cạnh đó, vấn đề này còn phụ thuộc cả vào
tính chặt chẽ, đầy đủ, nhất quán của các quy định pháp luật cũng
nhưý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể tham gia vào nền

kinh tế.
- Thực trạng phát triển TTCK: trong mỗi hệ thống quản lý, chủ thể
quản lý sử dụng các công cụ và phương thức quản lý tác động nên đối
tượng quản lý theo mục tiêu đề ra. Ngược lại, đối tượng và khách thể của
quản lý cũng phản ứng trở lại đối với chủ thể quản lý. TTCK làđối tượng
QLNN cho nên thực trạng phát triển của TTCK có tác động đến việc ban
hành và triển khai các chính sách quản lý phát triển thị trường này. Thực
trạng TTCK vừa là cơ sởđể Nhà nước ban hành các chính sách, biện pháp
khắc phục những tồn tại của TTCK, vừa là căn cứđể Nhà nước đề ra các
biện pháp thúc đẩy thị trường phát triển theo định hướng và mục tiêu đề ra.
Ngô Văn Thắng
KH5B
25

×