Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Lễ hội "Xến Xó Phốn" của người Thái vùng Tây Bắc doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.32 KB, 2 trang )

Lễ hội "Xến Xó Phốn" của người Thái
vùng Tây Bắc

Lễ hội cầu mưa (hay còn gọi là lễ hội Xến Xó Phốn)
vùng Tây Bắc được ra đời và hình thành cùng kho
tàng văn hóa phi vật thể của người Thái. Qua bao đời
chắt lọc, gạn đục khơi trong để có được tinh hoa,
những giá trị về phong tục tập quán, tín ngưỡng. Lễ
hội cầu mưa ngày nay mang đủ bản sắc văn hóa của
người Thái Tây Bắc.

Lễ hội gồm 2 phần lễ và hội, phần lễ để cúng thần linh
cai quản mưa nắng không mang yếu tố dị đoan mà chỉ
mượn yếu tố tâm linh để dạy bảo con người, phần hội tạo nên những tiếng cười thoải mái
nhằm giáo dục nhân cách, phẩm hạnh để con người vươn tới cái đẹp, của đạo đức truyền
thống mà người Thái đã có.

Người Thái ở vùng Tây Bắc quan niệm rằng thần linh cai quản mưa gió thương những
đứa trẻ sinh ra không có cha để làm nhà cho nên đã không làm mưa khiến cho trời hạn
hán, vì vậy trời không mưa là lỗi của những người phụ nữ chửa hoang. Vì vậy dân bản
phải làm lễ cầu mưa, cúng lễ các vị chủ nước, chủ sông suối (thuồng luồng, tiếng Thái
gọi là Tô Ngược) để mời các thần linh về nghe nguyện vọng của con người đồng thời
trách phạt những người phụ nữ đó đã không biết giữ mình. Những lời cầu xin, trách móc
được truyền tụng và đúc kết thành các bài cúng và các trò chơi trong lễ hội cầu mưa.

Người đóng vai trò chính trong lễ hội là bà Mè mải. Mở đầu lễ cầu mưa, đoàn người đi
đến các nhà xin lễ vật.

- Đến nhà thứ nhất, mè mải nói

Ở nhà đấy bà thím ơi


Chúng tôi đến xin cơm đấy nhé
Rau chua xiểm cũng xin
Canh khoai nhạt cũng xin

- Chủ nhà thứ nhất trả lời

Ngày cúng chủ nước sông tôi có chút lễ bằng rau, bằng cỏ để cùng xin cầu mưa

Mè mải đáp lời



Cảm ơn chủ nhà nhé

Lời cảm ơn vừa dứt chủ nhà té nước gạo lên người hoặc dùng hạt bông tung vào đoàn
người giả làm mưa.

Đoàn người luôn miệng hô to

Có mưa rào, mưa ra gạo ra lúa

Sau đó đoàn người tiếp tục đến nhà thứ 2, thứ 3… và lặp lại bài cúng trên. Đến khi đã có
đủ lễ vật, đoàn người rước Tô Ngược đến địa điểm cúng lễ và bà mè mải bắt đầu cúng bài
cúng cầu mưa với nội dung mời chủ nước chủ sông về ăn lễ vật và lắng nghe nguyện
vọng của dân bản cầu xin trời làm mưa cho đến khi sấm sét nổi lên và trời mưa xuống thì
chuyển sang phần hội.

Ở phần hội, cả bản làng cùng chơi ném còn, uống rượu cần và hát các bài hát về tình yêu
đôi lứa…


Cùng với Lễ hội cầu an bản Mường, Lễ hội cầu mưa của người dân tộc Thái miền Tây
Bắc là một sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng người dân tộc
ở nơi đây. Lễ hội thường được tổ chức vào đầu mùa mưa (khoảng cuối tháng 10, đầu
tháng 11 âm lịch hàng năm (gần tết Nguyên Đán) được biểu hiện qua tiếng sấm, tức là lời
phán quyết của vua trời, qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng Lễ hội có liên quan đến
đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của cả bản mường, đến mùa màng, sức khỏe và sự
làm ăn của cộng đồng năm ấy, nên được tổ chức rất trọng thể, vui vẻ, thu hút sự tham gia
của đông đảo bà con dân tộc ở bản, mường.
Nguồn tin: danangpt

×