Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Soan van hoc ki II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.49 KB, 39 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Hướng dẫn Soạn bài: Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) Câu 1: Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh khá đặc biệt, đó là vào lúc tình hình chính trị trong nước hết sức rối ren. Chủ quyền đất nước hoàn toàn mất vào tay giặc. Phong trào vũ trang chống Pháp theo con đường Cần Vương đã thất bại không có cơ hội cứu vãn, chế độ phong kiến đã cao chung, bao anh hùng, nghĩa sĩ cứu nước đã hi sinh, … Tình hình đó đặt ra trước mắt các nhà yêu nước một câu hỏi lớn, đầy day dứt: cứu nước bằng con đường nào? Ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài đang tràn vào Việt Nam ngày càng mạnh qua con đường Trung Hoa, Nhật Bản và trực tiếp từ Pháp, từ các nước phương Tây. Đang bế tắc, người ta có thể tìm thấy ở đó những gợi ý hấp dẫn về một con đường cứu nước với những viễn cảnh đầy hứa hẹn cho tương lai. Vì thế, các nhà nho ưu tú của thời đại như Phan Bội Châu say sưa dấn bước, bất chấp nguy hiểm, gian lao mong tìm ra ánh bình minh cho Tổ Quốc. Câu 2: - Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ. Đó là một quan niệm đến chí nam nhi, một quan niệm nhân sinh phổ biến dưới thời phong kiến Nam nhi phải làm nên chuyện lớn, phải lập nên kì tích lớn lao, dám mưu đồ việc lớn, quan niệm sống tích cực, khích lệ biết bao, đấng nam nhi lập nên công tích, lưu danh muôn đời. - Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: dưới thời phong kiến người ta quan niệm tạo hóa sinh ra con người chi phối số phận vì vậy thường nảy sinh tư tưởng phó thác số mệnh cho trời định đọat. Điểm táo bạo, mới mẻ trong "chí làm trai" của Phan Bội Châu là chủ động xoay chuyển thời thế.. Há đểể càn khôn tự chuyểển dời - Ngụ ý nói đến mục tiêu hoạt động của nam nhi là phải tìm con đường cách mạng mang tới độc lập cho dân tộc. - Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước vẫn tin điều xưa cũ.. Trong khoảểng trăm năm cầần có tớ Sảu này muôn thuởể há không ải? Không phải nói tự cao tự đại thiếu khiêm tốn mà đó là cách tự khẳng định mình hết sức mới mẻ, đáng kính trọng. Ta đã gặp một cái tôi "ngất ngưởng" giữa cuộc đời của Nguyễn Công Trứ - ở đấy Phan Bội Châu thể hiện ra rõ cái tôi với tinh thần trách nhiệm gánh vác giang sơn.. Non sông đã chểết sôếng thểm nhục Hiểần thánh còn đầu học cũng hoài. - Phan bội châu thể hiện sâu sắc nỗi đau mất nước, ý thức về nỗi đau mất nước của thân phận không cam chịu. Sách thánh hiền răn dạy đạo đức lễ nghĩa nhất là đạo làm tôi phải trung với vua. Phan Bội Châu là một trí thức nho học, cũng từng đọc sách thánh hiền nhưng ông cũng nhận thức được đất nước nay đã thay đổi, vua tài tướng giỏi không còn, chỉ còn ông vua phản dân hại nước. "Thánh hiền" đã vắng trung quân một cách ngu muội. chẳng có ích lợi gì. Câu thơ thức tỉnh ý thức hành động thiết thực, yêu nước là phải cứu nước. - Khát vọng hành động và tư thế lên đường.. Muôến vượt biểển Đông theo cánh gió.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Muôn trùng sóng bạc tiểễn rả khởi Hình ảnh kì vĩ lớn lao "biển Đông", "cánh gió" muôn trùng "sóng bạc" tương ứng với hành động cao cả, tầm vóc phi thường của Phan Bội Châu. - Thể hiện khát vọng lên đường có một sức mạnh, khơi dậy nhiệt huyết của cả một thế hệ. Câu 3: So với nguyên tác, hai câu 6 và 8 dịch có đôi điều khác biệt: - Câu 6: Nguyên tác: "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ" - Mong muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Câu dịch thơ lại là: "Muốn vượt bể Đông theo cánh gió" - đạp bằng gian khó để đạt được ước nguyện giải phóng dân tộc. Nhưng câu thơ dịch chỉ chú ý đến "vượt bể Đông" mà không chú trọng đến ý thơ thể hiện được nhà thơ ý thức được gian khó - ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua "đuổi theo". Do đó làm mất đi đôi chút lớn lao, mạnh mẽ, can trường của nhân vật trữ tình. - Câu 8: Nguyên tác: "Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" - ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên. Câu thơ dịch là: "Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi". Câu thơ dịch làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng của hình ảnh "nhất tề phi" - "cùng bay lên" đầy lãng mạn, hùng tráng. Câu 4: Những yếu tố tạo lên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ là: - Khát vọng sống hào hùng, mãnh liệt của nhân vật trữ tình. - Tư thế con người kì vĩ, đầy lãng mạn, sánh ngang cùng vũ trụ. - Khí phách ngang tàn, dám đương đầu với mọi thử thách. - Giọng thơ tâm huyết, sâu lắng mà sục sôi, hào hùng.. Aaaaaaaaaaaaaaaa. Hướng dẫn Soạn bài: Hầu trời (Tản Đà) Bố cục: 3 phần - Phần 1 (từ "đêm qua ... lạ lùng"): giới thiệu về câu truyện. - Phần 2 ("chủ tiên ... chợ trời"): thi nhân đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe. - Phần 3 ("Trời lại phê cho ... sương tuyết"): thi nhân trò chuyện với trời. Câu 1: - Câu thơ tác giả đặt vấn đề có vẻ khách quan: Câu chuyện tôi sắp kể "chẳng biết có hay không". Chắc chắn người nghe thì cho là bịa đặt nhưng tác giả lại khẳng định mình ở trong trạng thái rất bình thường "Chẳng hoảng hốt, không mơ màng" và câu chuyện có vẻ là thật:. Thật hôần! Thật phách! Thật thần thểể! Thật được lển tiển - sướng lạ lùng. Điệp từ "Thật" kết hợp với hàng loạt dấu cảm khẳng định độ chân thật của câu chuyện của tác giả sắp kể. Cách vào đề gây được mối nghi vấn để gợi trí tò mò ở người đọc, tạo sự hấp dẫn, muốn được nghe câu chuyện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 2: * Thái độ của thi nhân khi đọc thơ: - Thi nhân đọc thơ một cách cao hứng và có phần tự đắc, kể tường tận từng chi tiết về các tác phẩm của mình. - Giọng đọc thơ của thi nhân vừa truyền cảm, vừa hóm hỉnh, vừa sảng khoái, cuốn hút người nghe. => Tản Đà là một người rất "ngông" khi dám lên Trời để khẳng định tài năng thơ văn của mình. Bởi lẽ, Tản Đà là một nhà thơ biết ý thức về tài năng và thơ văn của mình, dám đường hoàng bộc lộ cái "TÔI" cá thể của mình. Tản Đà trong văn chương thường biểu hiện thái độ phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, có tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ. * Thái độ của người nghe thơ: - Thái độ của Trời:. + "Trời nghe, Trời cũng lầếy làm hảy". + "Văn thật tuyệt! ..." + "Nhời văn chuôết đẹp như sảo băng Khí văn hùng mạnh như mầy chuyểển! Êm như gió thoảểng, tinh như sưởng" ... => Trời tỏ thái độ thật tâm đắc khi nghe thơ và cất lời khen rất nhiệt thành. - Thái độ của Chư Tiên:. Tầm như nởể dạ, Cở lè lưỡi Hằng Ngả, Chức Nữ chảu đôi mày Song Thành, Tiểểu Ngọc lăếng tải đứng Đọc xong môễi bài cùng vôễ tảy. => Chư Tiên nghe thơ của thi nhân một cách xúc động, tán thưởng và hâm mộ. Tóm lại, Thái độ của Trời và Chư Tiên khi nghe thơ đã tỏ ra rất thích thú và ngưỡng mộ tài năng thơ ca của thi nhân. Câu 3: Đoạn thơ thể hiện cảm hứng hiện thực:. "Bầểm trời cảểnh con thực nghèo khó ... Biểết làm có được mà dám theo". => Kể cho trời nghe cảnh mình ở hạ giới: một cảnh sống nghèo khó, vất vả đủ điều của kiếp nhà văn. - Ý nghĩa đoạn thơ: + Đoạn thơ là bức tranh hiện thực về chính cuộc đời tác giả, cũng như bao nhà văn khác. + Tiếp sau đoạn thơ là tâm trạng tác giả, càng khiến người đọc ngậm ngùi trước cuộc sống cơ cực của một lớp nhà văn trong chế độ cũ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 4: Những cái mới và hay về nghệ thuật của bài thơ. - Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào. - Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc. - Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng. Dưới ngòi bút của tác giả, Trời và Chư tiên không có một chút gì đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộ lộ cảm xúc rất ngộ nghĩnh, bình dân (lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn, ...). II. Luyện tập Aaaaaaaaaaaaaaaaa. Hướng dẫn Soạn bài: Vội vàng (Xuân Diệu) Câu 1: Bài thơ có thể chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 (13 câu đầu): tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. - Đoạn 2 (câu 14 - 29): băn khoăn trước giới hạn của cuộc đời. Đoạn 3 (đoạn còn lại): hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống. Câu 2: Cảm nhận về thời gian cùa Xuân Diệu được nói đến trong 11 câu thơ (câu 14 - 24) mang ý vị triết lí nhân sinh sâu sắc. Cảm nhận về thời gian của thi nhân ở đây gắn liền với mùa xuân và tuổi trẻ của một con người yêu cuộc sống thiết tha, say đắm, nên mang nét riêng của Xuân Diệu rất rõ. a) Thời gian và mùa xuân. Xuần đưởng tới, nghĩả là xuần đưởng quả, Xuần còn non, nghĩả là xuần đã già, Xuân Diệu viết bài thơ này khi mới ngoài hai mươi tuổi, nghĩa là còn rất trẻ. Người trai trẻ ấy nghĩ về mùa xuân như vậy, mới biết sức tàn phá của thời gian như thế nào, và thi nhân "sợ" thời gian trôi nhanh ra sao! Ở cái tuổi ấy, có lẽ ít người nghĩ thế, và nhất là viết như thế để giãi bày lòng mình trong thơ. Hai câu trên là đối lập (đương tới / đương qua, còn non / sẽ già) để đi đến một kết luận khẳng định về sự đồng nhất giữa mùa xuân và tác giả (con người):. Mà xuần hểết, nghĩả là tôi cũng mầết. Mùa xuân trôi đi thì cuộc đời con người cũng chấm hết. Cảm thức về sự tàn phá của thời gian thật mạnh và sâu, được nâng lên như một triết lí nhân sinh của Xuân Diệu. Một con người bình thường không thể nghĩ về thời gian, không gian "sợ" thời gian trôi nhanh đến mức như thế. Hẳn là trong ông có chứa chất bi kịch của nhà thơ lãng mạn trong thân phận một thi nhân mất nước lúc bấy giờ, hay chính vì ông quá yêu cuộc sống nồng nhiệt và say đắm mà "sợ" thời gian cướp mất mùa xuân của mình. Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu ở đây, thực ra, suy cho cùng, cũng chính là hệ quả tất yếu phải có của lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông. b) Thời gian và tuổi trẻ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Thời gian cướp đi mùa xuân cũng có nghĩa là cướp mất tuổi trẻ của nhà thơ. Đây chính là nỗi xót đau và lo lắng nhất của Xuân Diệu. Bởi chính ông là con người trân trọng tuổi trẻ nhất và lo sợ thời gian trôi nhanh thì tuồi trẻ sẽ không còn nữa. Điều đó được ông bộc lộ thật chân thành, tha thiết:. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời treể cuểả nhần giản, Nói làm chi rằng xuần vầễn tuầần hoàn, Nểếu tuôểi treể chăểng hải lầần thăếm lại! Làm sao cuộc đời con người lại có hai lần "tuổi trẻ"? Và khi thời gian đã trôi nhanh thì liệu tuổi trẻ có còn? Như vậy, "xuân vẫn tuần hoàn" thì cuộc sống còn có ý nghĩa gì khi tuổi trẻ đã hết? Với Xuân Diệu, cái quý nhất cua đời người là tuổi trẻ, tuổi trẻ là đẹp nhất, cuộc sống thời tuổi trẻ là hạnh phúc nhất, đáng sống nhất. Và điều ông lo sợ nhât là mất đi cái thời quý giá ấy của cuộc sống con người. Nếu không còn tuổi trẻ thì cuộc sống con người cùng chẳng còn ý nghĩa:. Còn trời đầết, nhưng chăểng còn tôi mãi, Nển bầng khuầng tôi tiểếc cảể đầết trời; Mùi tháng năm đểầu rớm vị chiả phôi, Khăếp sông núi vầễn thản thầầm tiểễn biệt ... Qua cảm nhận về thời gian - cũng là qua nỗi băn khoăn của Xuân Diệu trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời. Câu 3: Chính vì yêu tha thiết cuộc sống đời thường quanh mình, Xuân Diệu đã phát hiện ra trong cuộc sống đó những nét đẹp thật tinh tế,đáng yêu, giàu chất thơ như đã phân tích trên đây. - Xuân Diệu yêu tuổi trẻ và biết quý tuổi trẻ của mình bởi đây là khoảng thời gian đẹp và đáng sống nhất, có nhiều hạnh phúc nhất của cuộc đời một con người (xem phân tích câu 2). - Xuân Diệu quan niệm hạnh phúc không ở đâu xa (hoặc ở một cõi khác) mà đó chính là hạnh phúc ở quanh ta, là sự sống quen thuộc của trần thế. Hạnh phúc khi được cảm nhận một bức tranh thiên nhiên đẹp của hoa lá đồng nội, của ong bướm, chim chóc; được sống trong một "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"... Vì vậy, phải biết giữ lấy hạnh phúc, giữ lại những vẻ đẹp của cuộc sống cho mình bằng những ý tưởng thật táo bạo:. Tôi muôến tăết năếng di Cho màu đừng nhạt, mầết; Tôi muôến buộc gió lại Cho hưởng dừng bảy đi. Và chính vì thế, nhà thơ đă có một cách sống vội vàng để tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, của mùa xuân như nhan đề bài thơ mà ông đã bày tỏ nỗi lòng. Câu 4: Đoạn cuối bài thơ:. Tả muôến ôm Cảể sự sôếng mới băết đầầu mởn mởển ... Hởểi Xuần Hôầng, tả muôến căến vào ngưởi!.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Xuân Diệu tả cảnh sắc mùa xuân về với thời non tươi của nó để tận hưởng. Hàng loạt hình ảnh tiếp tục làm nổi bật vẻ quyến rũ của sự sống đầy sắc hương nhưng không phải để tả mà chủ yếu để diễn đạt sự cuồng nhiệt, vội vàng tận hưởng của tác giả. - Hàng loạt động từ tăng dần mức độ sự vồ vập, đắm say: ôm, riết, say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn. - Thủ pháp điệp được sử dụng đa dạng: điệp cú pháp; điệp từ, ngữ; điệp cảm xúc theo lối tăng tiến ( Ta muốn ôm, Ta muốn riết ... Ta muốn cắn), trạng thái tăng tiến (cho chếnh choáng, cho đã đầy, cho no nê ...). => Nét độc đáo về nghệ thuật của đoạn thơ đó là những làn sóng ngôn từ đan xen, cộng hưởng theo chiều tăng tiến đã diễn tả rất thành công khao khát mãnh liệt của tác giả.. Aaaaaaaaaaaaaa Câu 1: Lời đề từ "bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài": - Hai chữ bâng khuâng thể hiện được nỗi niềm của nhà thơ: cảm giác bâng khuâng trước Tràng Giang rộng lớn. - Trời rộng được nhân hóa nhớ sông dài hay chính là ẩn dụ cho nỗi nhớ của nhà thơ. Có thể nói Tràng Giang đã triển khai một cách tập trung cảm hứng nêu ở câu đề từ. Câu 2: - Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn lặng lẽ, bâng khuâng, man mác da diết, sầu lặng. Nổi bật trong suốt bài thơ là âm điệu buồn đều đều, dập dềnh như sông nước ở trên sông, vừa lai âm điệu trong lòng thi nhân khi đứng trước cảnh Tràng Giang lúc chiều xuống. - Chủ yếu là nhịp thơ 3 - 4 tạo ra âm điệu đều đều. Âm điệu tựa như dập dềnh trên sông và sóng biển. - Sự luân phiên BB/ TT/ BB - TT/ BB/ TT, nhưng lại có những biến thái với việc sử dụng nhiều từ láy nguyên với sự lặp lại đều đặn tạo âm hưởng trôi chảy triền miên cùng nỗi buồn vô tận trong cảnh vật và hồn người. - Bài thơ tạo dựng được một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ: + Không gian: mênh mông, bao la, rộng lớn (Trời rộng sông dài). + Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn. + Hình ảnh ước lệ thường dùng trong thơ cổ: Tràng Giang; thuyền về, nước lại; nắng xuống, trời lên; sông dài, trời rộng; mây đùng núi bạc; bóng chiều; vời con nước; khói hoàng hôn; ... - Cổ kính, trang nghiêm, đậm chất Đường thi, nhưng Tràng Giang vẫn là một bài thơ rất Việt Nam, rất gần gũi và thân thuộc: dòng sông sóng lượn, con thuyền xuôi mái chèo, cành củi khô, tiếng làng xa vãn chợ chiều, ... . Hình ảnh, âm thanh giản dị, thanh đạm của cuộc sống, con người Việt Nam. - Sự hòa quyện của hai hệ thống hình ảnh vừa cổ điển, vừa gần gũi thân thuộc nêu trên tạo cho bài thơ một vẻ đẹp độc đáo: đơn sơ mà tinh tế, cổ điển mà quen thuộc. Câu 4:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trước Huy Cận đã có không ít các nghệ sĩ bày tỏ lòng yêu nước một cách xa xôi, bóng gió qua thơ văn như Gánh nước đêm của Trần Tuấn Khải, Thề noncủa Tản Đà, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ... . Ở bài thơ này, nỗi buồn khi giang sơn bị mất chủ quyền đã hòa vào nỗi bơ vơ trước tạo vật thiên nhiên hoang vằng và niềm thiết tha với thiên nhiên tạo vật ở đây cũng là niềm thiết tha với quê hương đất nước. Và thực tế, xét ở một phương diện nào đó thì Tràng Giang đúng là một bài thơ "ca hát non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc" (Xuân Diệu). Câu 5: Tràng Giang có nhiều nét đặc sắc nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính, với cách ngắt nhịp quen thuộc tạo nên sự cân đối, hài hòa. Thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để:hữu hạn/ vô hạn; nhỏ bé/ lớn lao; không/ có; ... - Sử dụng thành công các loại từ láy: láy âm (Tràng Giang, đìu hiu, chót vót,...), láy hoàn toàn (điệp điệp, song song, lớp lớp, dợn dợn, ...). Các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, .... Aaaaaaaaaaaaa Câu 1: Tâm trạng tác giả trong khổ thơ đầu (qua hồi tưởng về Cảnh và người thôn Vĩ) - Bao trùm khổ thơ là niềm thích thú, say sưa, lòng yêu mến, tán thưởng vẻ đẹp của cảnh và người thôn Vĩ. Có lẽ tấm thiếp của người thôn Vĩ là một tìn hiệu tình cảm tác động mạnh tới vùng kỉ niệm đẹp trong tâm hồn Hàn Mặc Tử. Vì vậy mà hàng loạt hình ảnh, về thôn Vĩ hiện lên rất rõ và thực, tưởng như thi sĩ đang đứng trước cảnh sắc thôn Vĩ mà nhìn ngắm, nâng niu. + Hình ảnh "nắng hàng cau nắng mới lên" ở thôn Vĩ mang một vẻ đẹp lấp lánh, tinh khiết. Được nhìn nắng mới, trên những lá cau non là khoảnh khắc khó quên. + Cảnh vườn tược "mướt", "xanh như ngọc" cũng là một nét độc đáo của những khu biệt thự nhà vườn thôn Vĩ. Cây cảnh nên được chăm sóc kĩ càng, không chỉ xanh mà còn mỡ màng, óng ả. Lại thêm một vẻ đẹp thanh khiết. Từ cảm thán "mướt quá" bộc lộ trực tiếp sự trầm trồ của thi sĩ. Chứng tỏ Hàn Mặc Tử đang say sưa trong dòng hồi tưởng. Vậy mới biết, xa thôn Vĩ nhưng tình đối với thôn Vĩ vẫn tràn đầy. Đại từ "ai" (vườn ai) phiếm chỉ nhưng vẫn mang ý nghĩa hướng về một "ai" đó xác định trong tâm tưởng của nhà thơ. + Người thôn Vĩ chỉ hiện lên chưa đầy nửa câu thơ, không trực diện, nguyên hình mà chi một nét thấp thoáng lá trúc. Khuôn mặt chữ điền phúc hậu càng có ấn tượng trong sự kín đáo, duyên dáng. => Cảnh và người thôn Vĩ thật đẹp nhưng cũng chỉ là hoài niệm. Câu 2: Khổ 2 - Hình ảnh thơ: + Gió, mây: đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên: chia lìa, phân li. + Dòng nước: buồn thiu. Dòng sông lặng lờ như bất động, không muốn chảy như đánh mất đi sự sống của mình. + Hoa bắp lay: sự lay động khẽ khàng. => Không chỉ cái buồn của cảnh vật mà còn là cái buồn của con người..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Sông trăng, con thuyền: lung linh, kì ảo. + Bút pháp tượng trưng thể hiện sự khát khao hạnh phúc. + Câu hỏi: thể hiện sự mong ngóng, hi vọng và cả nỗi đau thương, tuyệt vọng. => Câu thơ đẹp, gợi cảm. Gợi cảm giác bâng khuâng, xót xa. Câu 3: Tâm trạng của Hàn Mặc Tử ở khổ thơ thứ 3.. Mở khách đường xả, khách đường xả Áo em trăếng quá nhìn không rả Ởể đầy sưởng khói mờ nhần ảểnh Ai biểết tình ải có đậm đà? - Thiết tha hướng về người thôn Vĩ nhưng cảm thấy xa vời, khó tiếp cận. + Điệp ngữ "khách đường xa" (Huế và Quy Nhơn không quá xa về không gian địa lí. Đây là không gian tâm trạng. Đối với Hàn Mặc Tử, Huế và Quy Nhơn là hai thế giới cách biệt). + Các từ: Xa, trắng quá, sương khó, mờ, ảnh ... càng tăng cảm giác khó nắm bắt. - Chỉ còn biết mơ tưởng. - Lòng đầy hoài nghi (Làm sao biết "tình ai có đậm đà"). Câu 4: - Tứ thơ là ý chính, ý lớn bao quát bài thơ, là điểm tựa cho sự vận động cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng toàn bài thơ. Ở bài thơ này, tứ thơ bắt đầu với cảnh đẹp thôn Vĩ bên dòng sông Hương, từ đó là khơi gợi liên tưởng thực - ảo và mở ra bao nhiêu nỗi niềm cảm xúc, suy tư về cảnh và người xứ Huế với phấp phỏng những mặc cảm, uẩn khúc, niềm hi vọng, niềm tin yêu. - Bút pháp của nhà thơ sử dụng trong bài thơ này kết hợp hài hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn và trữ tình. Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao tượng trưng. Sự mơ mộng làm tăng thêm sắc thái lãng mạn. Nét chân thực của cảm xúc làm đậm thêm chất trữ tình.. Aaaaaaaaaaaaaa Bố cục: 2 phần. - Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên chiều tối. - Phần 2 (còn lại): bức tranh sinh hoạt lao động. Câu 1: So sánh bản dịch thơ với bản dịch nghĩa, tìm những chỗ chưa sát với nguyên tác. - Câu thơ 1: dịch khá sát - Câu thơ 2:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Bản dịch chưa dịch chữ "cô" trong "cô vân", dịch thơ là "chòm mây" thì chưa nói được sự lẻ loi, cô đơn. + "Mạn mạn" nghĩa là "trôi lững lờ" dịch thơ là "trôi nhẹ" chưa thể hiện được sự mệt mỏi, không muốn trôi, trôi một cách chậm chạp của chòm mây. - Câu thơ 3: + Dịch thơ chưa phù hợp: "Thiếu nữ" dịch là "Cô em" không hợp với cách nói của Bác. + Dịch thơ dư từ "tối" làm mất đi sự hàm súc của câu thơ (không cần nói tối mà vẫn biết trời đã vào đêm - nhờ hình ảnh lò than rực hồng). - Câu thơ 4 dịch tương đối thoát ý. Câu 2: Bức tranh thiên nhiên trong hai câu đầu: Cảnh núi rừng khi chiều tối và tâm trạng của nhà thơ: - Cảnh: + "Chim mỏi" -> đây chính là cánh chim cổ điển, hình ảnh cánh chim trong thơ xưa đều xuất hiện vào khung cảnh buổi chiều. + Cánh chim nhỏ kia về rừng tìm chốn ngủ, đây là hoạt động kết thúc một ngày. Trong thời gian ấy cánh chim kia đã được bay về nơi trú ngụ của nó còn nhà thơ thì vẫn phải hành xác trên con đường đầy gian khổ để đến nhà lao mới. + Ở câu hai phần dịch không sát với bản chính "cô vân" gợi sự lẻ loi một mình cô độc, còn phần dịch nghĩa lại là "chòm mây" không gợi lên được sự cô độc, đồng điệu với nhà thơ cũng đang cảm thấy khi hành trình gian khổ chỉ có một mình. => cảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, đó là mộ buổi chiều với mây trôi bảng lảng, cánh chim trở buổi chiều về, những hành động đang đi vào trạng thái tĩnh. - Tình + Qua bức tranh thiên nhiên ta thấy được tâm trạng của Bác, tình yêu thiên nhiên luôn tìm đến sự hòa hợp với thiên nhiên. + Cảnh được nhìn bằng tâm trạng nên cũng nhuốm màu tâm trạng: chim thì về nghỉ còn bác thì vẫn phải đi, cô vân kia giống như một mình Bác trên đường chuyển lao cô đơn. + Tâm hồn Bác luôn hướng về sự sống: cánh chim chỉ về ngủ để bắt đầu sáng mai lại hành trình kiếm ăn chứ không bay vào cõi vĩnh hằng "Chim bầy vút bay hết - mây lẻ đi một mình". + Đó còn là một tâm hồn luôn hướng về đất nước, vì đất nước Bác cô gắng đi hết con đường chuyển lao chờ ngày tự do hoạt động cách mạng. Đó chính là tinh thần thép của Bác. Câu 3: Bức tranh đời sống trong hai câu cuối:. "Sởn thôn thiểếu nữ mả bảo túc Bảo túc mả hoàn lô dĩ hôầng" (Cô em xóm núi xay ngô tôố i Xay hếố t lò than đã rực hôồ ng).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thu hút sự chú ý của người tù. Đó là một vẻ đẹp khỏe khoắc của người lao động. Sự xuất hiện của "thiếu nữ xay ngô" khiến cho bài thơ có một bước phát triển mới: + Nếu như ở hai câu đầu, thiên nhiên đã đi vào sự nghỉ ngơi thì con người vẫn gợi lên nhịp sống dẻo dai. + Cảnh ở hai câu đầu rất tĩnh thì đến đây nhờ hoạt động xay ngô của thiếu nữ mà trở nên sinh động hơn. + Đặc biệt là lò than rực hồng được bàn tay thiếu nữ nhen nhóm lên. Một chút sáng trong đêm tối cũng nhen nhóm được niềm vui, niềm lạc quan. Một chút ấm từ màu hồng của lò than, cũng xóa bớt cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người tù, xa xứ. Chữ " hồng" cuối bài thơ có thể gọi là thi nhân. -> Hai câu cuối miêu tả cảnh bằng tinh thần hiện đại: . Hình tượng thơ có sự vận động tích cực.. . Bài thơ kết thúc ở màu hồng.. . Đằng sau cặp mắt quan sát cảnh là tâm hồn của một người chiến sĩ cộng sản luôn hướng tới cuộc sống để tìm niềm vui, tăng niềm lạc quan tin tưởng để bước tiếp trên con đường chuyển lao gian khổ.. Câu 4: Nghệ thuật tả cảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của bài thơ: - Nghệt thuật tả cảnh vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm phá, ước lệ với những thi liệu cũ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã, đời thường). Bài thơ chủ yếu là gợi tả chứ không phải là miêu tả, vì thế mà có thể cảm nhận được tính chất hàm súc của thơ rất cao. - Ngôn ngữ trong bài thơ được sử dụng rất linh hoạt và sáng tạo. Một số từ ngữ vừa gợi tả lại vừa gợi cảm ( quyện điểu, cô vân). Biện pháp láy âm vắt dòng ở câu 3 và câu 4 tạo nhịp thơ khỏe khoắn. Ngoài ra bài thơ có những chữ rất quan trọng, có thể làm " sáng" lên cả bài thơ, ví như chữ "hồng" trong câu thơ cuối chẳng hạn.. Aaaaaaaaaaaaaaaaaa. Hướng dẫn Soạn bài: Từ ấy (Tố Hữu) Câu 1: Tố Hữu đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí lưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng? - Từ ấy được mở đầu câu thơ thể hiện sự đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của nhà thơ. - "nắng hạ" -> ánh nắng chói chang nhất, mạnh mẽ nhất -> lý tưởng cách mạng có sức mạnh soi sáng rất lớn đối với nhà thơ. - Động từ "bừng" -> sáng soi. - "mặt trời chân lý" -> biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng giống như là ánh mặt trời kết hợp với động từ "chói" thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh của lý tưởng cách mạng. - "một vườn hoa lá", "đậm hương", "rộn tiếng chim" -> nhà thơ được kết nạp vào Đảng vui sướng tràn ngập, hồn đầy màu sắc của hoa lá, lại ngan ngát hương thơm và rộn rã âm thanh. -> Khổ thơ đầu nhà thơ thể hiện niềm vui sướng của mình khi được kết nạp vào Đảng. Sự kiện ấy đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ, đó là chặng đường của chiến sĩ cách mạng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 2: Khi có ánh sáng của lí tưởng Cách mạng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức về lẽ sống như thế nào? Suy nghĩ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người biểu hiện cho sự tự nguyện gắn "cái tôi" cá nhân vào "cái ta" chung của mọi người. - Để tình trang trải với trăm nơi biểu hiện cho một tâm hồn trải rộng với cộng đồng, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. - Hồn tôi gắn với bao hồn khổ: tình hữu ái giai cấp, ông đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. - Hình ảnh: "Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời" mang tính ẩn dụ để chỉ đông đảo người cùng chung cảnh ngộ đoàn kết với nhau vì mục tiêu chung. => Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Quan niệm về lẽ sống của ông là sự gắn bó hài hoà giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung của mọi người. Câu 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện như thế nào ở khổ cuối bài thơ? - Nhà thơ tự dùng những từ thân mật như "anh, em, con" thể hiện sự thân thiết gần gũi như một gia đình. - Và quả thật không chỉ có gia đình nhỏ của mình nhà thơ còn nhận ra gia đình Việt Nam to lớn. - Nhà thơ đã là con của vạn nhà, là em của những kiếp phôi pha, những người anh đi trước đã hiến thân cho cách mang, và là anh của những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ. -> Có thể nói nhà thơ thức tỉnh và thật sự đang hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn, lý tưởng lớn, lẽ sống lớn. Câu 4: Một số nét nghệ thuật. - Đây là một bài thơ giàu nhạc điệu (cách ngắt nhịp thay đổi liên tục theo cảm xúc, vẫn có sức ngân vang). - Các biện pháp tu từ gợi cảm: ẩn dụ, so sánh, điệp ngữ. - Hình ảnh tươi sáng, rực rỡ.. Hướng dẫn Soạn bài: Lai tân (Hồ Chí Minh) Bố cục: 2 phần - Phần 1 (3 câu đầu): là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân. - Phần 2 (câu cuối): là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả. Câu 1: Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu:. "Bản trưởểng nhà lảo chuyển đánh bạc Giảểi người cảnh trưởểng kiểếm ăn quảnh Chong đèn, huyện trưởểng làm công việc Trời đầết Lải Tần vầễn thái bình". - Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc làm phạm pháp – Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết). + Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải. + Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2. - Ở câu 1 và câu 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng. Chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi. Câu 2: - Tưởng rằng kết bài sẽ là một lời buộc tội gay gắt nhưng câu thơ cuối buông ra lại quá nhẹ nhàng, mát mẻ. Đại loạn thế, thối nát thế mà "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". – "Thái bình" là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ. Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là "đại loạn bên trong". - Không "đao to búa lớn" mà theo như cách dân gian thường nói là "Mát nước thối cỏ", lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ của HCM đã có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.Qủa là một đòn đã kích độc đáo và bất ngờ. Câu 3: Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tủy của cái xã hội Tưởng Giới Thạch. Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.. Hướng dẫn Soạn bài: Nhớ đồng (Tố Hữu) Bố cục: 3 phần: – Phần 1 (9 khổ thơ đầu): khát khao và nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống tư do bên ngoài. – Phần 2 (2 khổ tiếp): nhớ những ngày còn ở ngoài tự do. Phần 3 (còn lại): thực tại phòng giam ngột ngạt. Câu 1: - Tiếng hò vang lên lẻ loi, đơn độc giữa trưa yên tĩnh, sâu lắng, gợi cảm giác buồn, hiu quạnh, đồng điệu với cảnh ngộ và tâm trạng người tù..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Tiếng hò gợi dậy tất cả những gì của thế giới bên ngoài. Đó là âm thanh của cuộc sống bên ngoài đến được với nhà tù, âm thanh tiêu biểu của xứ Huế, gợi nỗi nhớ đồng quê, nhớ người dân quê da diết. Câu 2: Trong bài thơ Tố Hữu dùng khá nhiều phép điệp, nhất là điệp khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh và điệp từ "đâu". Việc lặp lại như vậy tạo được hiểu quả nghệ thuật cao, tác dụng như một điệp khúc, nhấn mạnh tô đậm cảm xúc của cả bài thơ: - Nỗi hiu quạnh: Hiu quạnh trong âm thanh tiếng hò não nùng, hiu quạnh của trưa vắng, hòa điệu cùng nỗi hiu quạnh của người tù một mình đối diện với bốn bức tường giam hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. - Nỗi thương nhớ: được khơi gợi từ tiếng hò, từ sự quạnh hiu. Thương nhớ đồng quê (từ cảnh sắc đến người dân quê). - Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời. Câu 3: - Hình ảnh đồng quê được hình dung rõ ràng, cụ thể, không chỉ bằng đường nét, màu sắc mà còn có cả hương vị, hơi mát ... . Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ, quen thuộc mà rất đỗi thân thương (màu sắc: ô mạ xanh; không khí yên bình; ruồng tre mát, thở yên vui; hương vị: gió cồn thơm, khoai ngọt sắn bùi; âm thanh: lúa xao xác, tiếng xe lùa nước hòa tiếng hò não nùng – những âm thanh buồn nhưng lại thể hiện được hồn quê). - Bao trùm là âm điệu tiếng than về nỗi quạnh hiu cùng cực của một người tha thiết yêu đời, say mê hoạt động bị cách li khỏi cuộc đời. Câu 4:. Đầu những ngày xưả tôi nhớ tôi ... Ôi ruộng đôầng quể thưởng nhớ ởi! Đoạn thơ tạo hai hình ảnh đối lập: hình ảnh của nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng được tái hiện trong kí ức (những ngày xưa tôi nhớ tôi) và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng: - Trước khi gặp lí tưởng cách mạng: băn khoăn, vẩn vơ, quanh quẩn, tâm hồn bế tắc, chán nản. - Sau khi gặp lí tưởng cách mạng: như cánh chim vui say, bay liệng trong không gian bao la, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với cuộc đời. - Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ quay về với thực tại: cánh chim buồn nhớ gió mây. Hình ảnh con chim tự do ngày nào giờ đây trong cảnh giam cầm, nhớ gió mây gợi niềm say mê lí tưởng, khao khát được hoạt động, được cùng đồng chí, đồng bào chiến đấu. Câu 5: Nhận xét chung về tâm trạng tác giả thể hiện trong bài thơ: Bài thơ không dùng lại nỗi thương nhớ đồng quê mà còn là thương nhớ cuộc sống, thương nhớ đồng bào, kháo khát tự do, bất bình với thực tại tù đày.. Hướng dẫn Soạn bài: Tương tư (Nguyễn Bính).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Bố cục: 3 phần - Phần 1 (4 câu thơ đầu): khởi nguồn cho tâm trạng tương tư - Phần 2 (12 câu tiếp theo): giãi bày tâm sự tương tư - Phần 3 (còn lại): ước mơ muôn đời của tình yêu đôi lứa Câu 1: Nỗi nhớ mong và những lời kể lệ, trách móc, mơ tưởng, ước vọng xa xôi của chàng trai. - Nhớ nhung da diết thành bệnh tương tư:Thành ngữ "chín nhớ mười mong" chỉ sợ nhớ nhung rất nhiều. - Kể lệ, trách móc cũng chỉ là để bộc lộ nỗi tương tư của mình. Những câu hỏi tu từ xoáy vào lòng người nghe: Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này? - Có xa xôi mấy mà tình xa xôi? Âm điệu câu hỏi biến thành lời than. - Tâm trạng chờ đợi mòn mỏi, sốt ruột:. Ngày quả ngày lại quả ngày Lá xảnh nhuộm đã thành cầy lá vàng. + Câu thơ "Ngày qua ngày lại qua ngày" ngắt nhịp 3/3, chữ "lại" trở thành điểm nhấn của ngữ điệu diễn tả nhịp thời gian cứ trôi mà sự trông chờ càng vô vọng, chán ngán. + Lấy sự chuyển đổi màu sắc cây lá "lá xanh" đã thành "lá vàng" để chỉ thời gian chờ đợi. Ở câu trên còn tính từng ngày, câu dưới đã thấy những mùa đi qua. Thời gian chờ đợi dài theo nỗi tương tư nên héo mòn,vô vọng, vô vàng. Cách diễn tả thật tinh tế và giàu ý nghĩa nhưng vẫn dễ cảm nhận. - Mơ tưởng, ước vọng xa xôi:. Bảo giờ bểến mới gặp đò? Hoả khuể các, bướm giảng hôầ gặp nhảu? + Trong ao ước đã có mầm vô vọng: hình ảnh bến, hoa (cố định) - đò, bướm (di chuyển) thật khó mà "gặp" được nhau. + Chàng trai quê sống trong nỗi tương tư nhưng vẫn gửi theo gió nỗi niềm ước vọng xa xôi:. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cảu thôn Đoài nhớ giầầu không thôn nào? Lẽ ra phải nói "cau thôn Đoài" nhớ "trầu thôn Đông" nhưng không dám chắc, đành nói lệch đi. Nhưng nỗi lòng nhớ nhung thì từ đầu đến cuối bài thơ đều không thay đổi. Nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình trải suốt bài thơ nhưng đến tận cuối bài thơ vẫn chưa được đền đáp. Chính vì thế nó tạo nên cái cớ cho dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình được bộc lộ một cách tha thiết và sâu sắc. Câu 2: Cách bày tỏ tình yêu, giọng điệu thơ, cách so sánh ví von ở bài thơ này có những điểm đáng lưu ý. - Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, chân thành. - Hình ảnh ví von, ẩn dụ, chất liệu ngôn từ chân quê đậm màu sắc dân gian: thôn Đoài, thôn Đông, bến, đò, hoa, bướm, trầu - cau..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cách bày tỏ tình yêu tự nhiên kín đáo, ý nhị và có ý vị chân thành mộc mạc của tâm hồn chàng trai quê. Câu 3: Trong thơ Nguyễn Bính "có hồn xưa đất nước" (Hoài Thanh). Điều đó được thể hiện ở cách biểu hiện cảm xúc, cách dùng ngôn ngữ, chất liệu đậm màu sắc dân gian, giàu chất "chân quê".. Hướng dẫn Soạn bài: Chiều xuân (Anh Thơ) Bố cục: 3 phần - Phần 1 (khổ 1): cảnh xuân trên bến vắng. - Phần 2 (khổ 2): cảnh xuân trên đường đê. Phần 3 (khổ 3): cảnh xuân trong ruộng lúa. Câu 1: Bài thơ là một bức tranh mùa xuân vào buổi chiều tà - tiêu biểu cho cảnh xuân nơi đồng quê miền Bắc nước ta. Bài thơ mạnh ở lối tả. Không tả tỉ mỉ chi tiết mà quan sát rộng, mặc dù thế vẫn muốn thâu tóm từ linh hồn của cảnh. Có thể nhận xét chung rằng bức tranh buổi chiều xuân khá yên ả. Thậm chí có phần hơi vằng lặng nữa. Buổi chiều xuân rất đặc trưng trước hết chính là ở cảnh mưa: mưa bụi, mưa xuân thưa thớt bay. Mưa gọi những mầm non thức dậy. Cảnh đầu tiên lọt vào tầm quan sát của tác giả là cảnh bến đò. Nhưng như đã nói, bức tranh không được chụp vào lúc đông vui nhộn nhịp, nên như hòa vào cái yên ả của buổi chiều xuân kia, con đò cũng "biếng lười nằm mặc nước sông trôi". Điểm xuyết liên tục thêm vào bức tranh ấy là quán tranh vắng, là những chùm hoa xoan tím "rụng tơi bời". Cảnh từ gần được mở rộng thêm, ca và xa hơn. Nhưng vẫn là nét đặc trưng của mùa xuân đồng bằng Bắc Bộ: cỏ non tràn biếc cỏ, đàn sáo đen, những cánh bướm rập rờn, … Khổ thứ hai có một hình ảnh thơ thật độc đáo và xuất sắc:. Những trầu bò thong thảể cúi ăn mưả. Ba khổ thơ gần như chỉ là những câu thơ tả cảnh. Có thể nói cả bài thơ hợp thành một bức tranh quê giản dị, mộc mạc, thanh nhã, hơi gợi buồn vì cảnh vắng quá, yên tĩnh quá. Câu 2: Bài thơ tả cảnh nhưng lại gợi ra rất rõ cái không khí và nhịp sống muôn đời ở nông thôn nước ta thời trước, đó là sự bình yên. Con đò nằm biếng lười, quán vắng, những cánh bướm rập rờn, những đàn trâu thong thả, … tất cả đều có dáng khoan thai. Phải chờ đợi đến hai câu cuối của bài thơ, người đọc mới thấy xuất hiện hình ảnh con người. Nhưng con người sao cũng thụ động quá:. Lũ cò con chôếc chôếc vụt bảy rả, Làm giật mình một cô nàng yểếm thăếm Cúi cuôếc cào coể ruộng săếp rả hoả Câu thơ chụp vội đúng cái thời khắc lao động của người thiếu nữ. Một cô thôn nữ chăm chỉ trong một buổi chiều quê tĩnh lặng. Câu thơ tả động nhưng thực ra là để nói cái tĩnh. Và nói cái tĩnh tất nhiên cũng lại để tiếp tục nhấn mạnh vào cái nhịp sống rất bình yên của một vùng quê mà dường như tất cả vẫn còn rất nguyên sơ. Câu 3:.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Trong bài thi sĩ đã dùng rất nhiều từ láy để dựng cảnh, hay nói đúng hơn là để gợi cái trạng thái tinh thần của cảnh: mưa thì êm êm, quán tranh đứngim lìm, hoa xoan rụng tơi bời, đàn sáo mổ vu vơ, mấy cánh bướm rập rờn, những trâu bò thong thả, ... . Trong các từ láy đã nêu, trừ từ tơi bời, các từ láy còn lại đều là những từ láy có tính chất giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả, ... và hoặc thì diễn tả trạng thái thụ động hoặc thì diễn tả trạng thái đều đều của chủ thể. Rõ ràng trong tổng thể bài thơ, chính sự kết hợp của những từ láy này đã giúp thể hiện nổi bật vẻ dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân cũng như của nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của. Hướng dẫn Soạn bài: Tôi yêu em (Pu-Skin) Bố cục: 3 phần - Phần 1 (bốn câu đầu): những tâm trạng dằn xé trong tâm trạng của nhà thơ. - Phần 2 (hai câu tiếp): khổ đau và tuyệt vọng của nhân vật trữ tình. - Phần 3 (còn lại): sự cao thượng chân thành của nhân vật trữ tình. Câu 1: Điệp khúc "tôi yêu em" làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Tám dòng thơ mà có đến ba lần điệp khúc tôi yêu em được láy đi láy lại ở dòng 1, 5, 7 và từng dòng thơ để nhấn mạnh ý. Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ, nó vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, vững bền của tình yêu thi sĩ đối với người yêu. Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Đúng là như vậy, Pu-skin đã yêu một thiếu nữ đẹp tên là A. A. Ô-lê-nhi-a, và mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Và bài thơ tôi yêu em ra đời năm 1829 là lời từ giả cho mối tình vô vọng ấy. Đây là lời từ giã của cả lí trí và tình cảm của nhà thơ. Nếu bốn câu thơ đầu, cảm xúc bị ghìm nén do lí trí chi phối, thì ở bốn câu thơ sau,mạch cảm xúc lại tuôn trào, không tuân theo mệnh lệnh của lí trí để khẳng định mộttình yêu mãnh liệt không che giấu của nhà thơ. Lời từ giã thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng vẫn đầy ắp một tình yêu nồng cháy, đằm thắm vang lên trong điệp khúc tôi yêu em tha thiết, vững bền. Vậy là từ giã mà vẫn yêu, càng yêu mãnh liệt, nhưng phải từ giã để không làm phiền muộn đến người mình yêu, và nhất là để cầu mong cho người yêu được hạnh phúc trong tình yêu. Bởi thế tuy có buồn nhưng đây là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành mãnh liệt, nhân hậu, vị tha. Trong lời từ giã này có cái điềm tĩnh, đúng đắn của lí trí và cả cái cao thượng, đẹp đẽ của tình cảm. Một lời từ giã như vậy, không chỉ cao đẹp cho riêng nhà thơ, mà nó còn vươn tới những giá trị tinh thần cao cả của loài người. Câu 2: Diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế qua sự chuyển biến của giọng điệu trữ tình trong bài thơ: - Từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4:. Tôi yểu em: đểến nảy chừng có thểể Ngọn lưểả tình chưả hăển đã tàn phải; Nhưng, không đểể em bận lòng thểm nữả, Hảy hôần em phảểi gợn bóng u hoài. Chú ý sẽ thấy hai cặp thơ diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây có sự "đấu tranh" giữa tình cảm và lí trí. Hai câu 1-2, giọng thơ có chút gì như cân nhắc, dè dặt (chừng có thể, chưa hẳn) nhưng vẫn là một sự khẳng định trong tình cảm của nhà thơ. Mạch thơ chuyển đột ngột:. Nhưng không đểể em bận lòng thểm nữả,.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hảy hôần em phảểi gợn bóng u hoài. Rõ ràng ở đây đã có sự can thiệp của lí trí khiến cảm xúc phải ghìm nén lại. Nguyên văn ghi rõ: "Nhưng mong sao nó không làm em băn khoăn thêm nữa, tôi chẳng muốnlàm em buồn vì bất cứ lẽ gì" nói lên một điều dứt khoát trong suy nghĩ của nhân vật trữ tình: cần phải dập tắt ngọn lửa tình yêu (dù chỉ là âm thầm, dai dẳng) để tránh cho em phải bận lòng và chẳng muốn làm em buồn. Điều quan trọng không phải là tình yêu của nhà thơ mà là sự yên tĩnh, thanh thản của "hồn em", của người mình yêu: đó mới là cái cao thượng trong tình yêu của tác giả. - Từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8:. Tôi yểu em ầm thầầm, không hi vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yểu em, yểu chần thành, đằm thăếm, Cầầu em được người tình như tôi đã yểu em. Ở khổ thơ này, mạch cảm xúc lại tuôn trào, không bị dồn nén như ở khổ đầu. Điệp khúc tôi yêu em được láy lại ba lần thì khổ này chiếm hết hai chính là vì thế! Hai câu 5-6 bộc lộ rõ mối tình đơn phương của nhà thơ: một tình yêu âm thầm, không hi vọng. Đó là tình yêu "rất con người" với mọi sắc thái muôn thuở: có nỗi đau khổ âm thầm, có niềm tuyệt vọng chua xót, và nhất là cũng rụt rè, ghen tuông như mọi người đàn ông khác. Nhân vật trữ tình không ngại ngần mà chân thành bày tỏ, thú nhận những cái "đời thường" trong tình yêu mà ai cũng có, cũng bị giày vò. Câu thơ dịch khá đạt "khi hậm hực lòng ghen", nhưng ý thơ trong nguyên tác còn rõ hơn. - Dù nó chỉ là mối tình đơn phương của nhà thơ - trong hai chữ: chân thành, đằm thắm. Đó là một nét đẹp cần ghi nhận. Nhưng còn đẹp hơn nừa là lời cầu mong tha thiết, đầy vị tha của thi nhân đối với người mình yêu mà không được đền đáp:. Tôi yểu em, yểu chần thành, đằm thăểm. Cầầu em được người tình như tôi đã yểu em Cái đẹp nằm trong mối liên hệ của hai câu thơ: chính vì yêu em chân thành, đằm thắm nên mới cầu mong em có được một người yêu em cũng chân thành, đằm thắm như mình. Mọi suy nghĩ của nhà thơ đều hướng về người yêu, mong người yêu được hạnh phúc. Điều này không dễ ai cũng có được như Pu-skin trong mối tình vô vọng đó. Câu 3: Hai câu kết bất ngờ hàm chứa nhiều ý vị: Bởi lẽ thông thường khi yêu người ta ích kỉ. Yêu nhau càng thiết tha thì khi chia tay càng hậm hực, nhỏ nhen… hận thù: Pu-skin đã vượt được thói ích kĩ tầm thường trong tình yêu bằng một sự ứng xử rất đẹp: yêu là trân trọng người mình yêu, mong muốn người yêu được hạnh phúc. Câu 4: Tâm hồn Pu-skin qua bài thơ. Bài thơ thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.. Hướng dẫn Soạn bài: Bài thơ số 28 (Ta-go) Bố cục: 3 phần - Phần 1 (từ đầu đến ... không biết gì tất cả về anh): khát vọng hòa hợp trong tình yêu. - Phần 2 (tiếp đến ... em có biết gì về biên giới của nó đâu): khát vọng dâng hiến trong tình yêu..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Phần 3 (còn lại đến hết): sự vô cùng của cuộc đời - trái tim - tình yêu. Cuối mỗi phần đều có câu chuyển ý Em chẳng thể biết tất cả về anh.) Câu 1: Hình tượng so sánh trong câu thơ mở đầu:. Đôi măết em muôến nhìn vào tầm tưởểng ảnh Như trăng kiả muôến vào sầu biểển cảể Thể hiện niềm khát khao hòa hợp, hiểu biết nhau trong tình yêu. (Đôi mắt như ánh sáng lung linh diệu huyền muốn rọi sáng tận đáy sâu trái tim người yêu. Khát khao thấu hiểu người mình yêu là chính đáng nhưng vô vọng bởi chiều sâu tâm tưởng anh là vô cùng như chiều sâu biển cả). Câu 2: Lối cấu trúc đưa ra giả định rồi phủ định để đi đến kết luận, được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm thể hiện triết lí của Tago về trái tim, tình yêu. - Nếu đời anh là viên ngọc (quý giá), đóa hoa (đẹp đẽ) thì anh sẵn sàng dâng tặng tất cả cho em, để em xinh đẹp và đáng yêu hơn. Nghĩa là Ta-go muốn hiến dâng trọng vẹn cho người yêu nếu có thể được. Nhưng nhà thơ đành phải thừa nhận " đời anh là trái tim, nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó". Nó là thế giới bí ẩn, thăm thẳm vô biên, làm sao dâng hiến trọn vẹn một lần. - Nếu trái tim anh chỉ là một trái tim bình thường, đơn điệu ít lạc thú, ít khổ đau thì em sẽ cảm nhận rất dễ dàng nhưng " trái tim anh lại là tình yêu, nỗi vui sướng, khổ đau của nó là vô biên" nên "chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu". Tago muốn cho người yêu biết rằng trái tim tình yêu không đơn giản. Niềm khát khao lạc thú cũng như nỗi đau khổ, buồn bã trong tình yêu là vô biên, những người yêu nhau phải hiểu điều đó để cùng chia sẽ, tận hưởng hoặc cùng chịu đựng, vượt qua. Câu 3: Cách nói nghịch lý:. Anh không giầếu em một điểầu gì Chính vì thểế mà em không biểết gì tầết cảể vểầ ảnh Không chỉ xuất hiện ở đoạn đầu mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Cách nói ấy thể hiện một điều kì diệu trong tình yêu, đó là những cái bề ngoài thì dễ nắm bắt còn sự phong phú, phức tạp của trái tim thì không dễ dâu nắm bắt được. Cái quý giá nhất của cuộc đời chàng trai là một trái tim - một thế giới tinh thần bí ẩn, vô biên, một vương quốc mà em là nữ hoàng, là người làm chủ nó mà cũng không thể biết được biên giới của nó xa gần, rộng hẹp đến đâu. Đây chính là một khoảng cách không bao giờ phá nổi, một đỉnh cao không bao giờ bị chinh phục của tình yêu. Niềm hòa hợp, đồng cảm dù đẹp đẽ đến đâu cũng không bao giờ trọn vẹn bởi đặc tính này của trái tim con người. Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một: Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai: nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài. Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hòa vào tâm hồn người yêu và cái bí ấn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hòa hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể đến, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy.. Hướng dẫn Soạn bài: Người trong bao (Sê-khốp) Câu 1: Hình tượng "Người trong bao" - nhân vật Bê-li-cốp. a. Chân dung Bê-li-cốp.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Cách ăn mặc: đi giày cao su, cầm ô khi trời đẹp, mặc áo bành tô, đeo kính râm, lỗ tai nhét bông ... - Đặc điểm: Tất cả đều đề trong bao => kì quái, khác người, lập dị b. Tính cách Bê-li-cốp - Có khát vọng kì dị, mãnh liệt: Thu mình vào một cái vỏ, tạo ra cho mình một thứ bao để ngăn cách ... - Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi tôn sùng quá khứ: say mê và ca ngợi tiếng Hi lạp. - Máy móc, giáo điều, rập khuôn: phản ứng việc đi xe đạp của 2 chị em Va-ren-ca, thói quen trong quan hệ đồng nghiệp. - Cô độc, luôn lo lắng và sợ hãi - Luôn luôn thoả mãn và hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu, kì quái của mình => Hèn nhác, cô độc, máy móc, giáo điều, thu mình trong bao và cảm thấy an tâm sung sướng, mãn nguyện - Lối sống ảnh hưởng dai dẳng, mạnh mẽ đến lối sống và tinh thần của mọi người - Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người, một hiện tượng xã hội đã và đang tồn tại trong cuộc sống của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX. Hắn không phải là một cá nhân quái đản mà là con đẻ của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ XIX. Câu 2: Cái chết của Bê-li-cốp bất ngờ nhưng tất yếu, hợp với tính cách hắn. Việc hắn bị Kô-va-len-cô đẩy ngã xuống cầu thang đã bị Va-ren-ca nhìn thấy (chẳng ra thể thống gì), Va-ren-ca còn "cười phá lên", "cười âm vang, lảnh lót". Điều kinh khủng nhất đối với hắn là sẽ biến thành trò cười cho thiên hạ mà trước hết là tiếng cười của Va-ren-ca. Hắn chết và hắn được nằm trong quan tài - "Cái bao" bền vững nhất, đó là khát vọng mãnh liệt - kì dị cả đời Bê-li-cốp. - Khi Bê-li-cốp còn sống mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh. Khi hắn chết mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu cuộc sống lại diễn ra như cũ nặng nè, mệt nhọc, vô vị, tù túng. Từ đó nhà văn muốn nói đến tác động dai dẳng, nặng nề, của kiểu người Bê-li-cốp, đã ám ảnh đầu độc bầu không khí trong sạch, làm kìm hãm sự tiến bộ của xã hội nước Nga đương thời. Nhà văn muốn thức tỉnh mọi người "không thể sống như thế mãi được". Câu 3: Ý nghĩa tư tưởng - nghệ thuật của hình ảnh "cái bao". - Nghĩa đen: Vật dùng để đựng có hình túi hoặc hình hộp, là vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp. - Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của nhân vật Bê-li-cốp. - Nghĩa biểu trưng: Lối sống thu mình, hèn nhác, ích kỉ cá nhân, hủ lậu ... đã và đang tồn tại làm ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ ở nước Nga => giá trị phê phán. - Ý nghĩa phổ quát: Cả xã hội Nga thời điểm đó cũng là cái bao khổng lồ trói buộc, ngăn chặn sự tự do của co người => sức mạnh tố cáo. => Cái bao là biểu tượng giàu ý nghĩa là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Câu 4: Những đặc sắc về nghệ thuật. - Ngôi kể: Nhân vật trong truyện đồng thời là người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Pu-rơ-kin). Tác giả giữ ngôi thứ ba kể lại câu chuyện của Pu-rơ-kin. Tăng tính chân thật, khách quan cho câu chuyện. - Giọng kể trầm tĩnh, bình thản, khách quan nhưng bên trong đầy trăng trở, bức xúc. - Xây dựng nhân vật vừa cụ thể vừa khái quát, tính cách nhân vật kì quái mà vẫn chân thực. - Hình ảnh "cái bao", câu nói lặp đi lặp lại của nhân vật "Nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao". Có giá trị nghệ thuật cao. Câu 5: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa thời sự của truyện "Người trong bao". - Lối sống trong bao vẫn tồn tại trong xã hội ngày nay trong học đường (ở một số cá nhân): hèn nhát, ích kỉ, giáo điều, hèn hạ trước quyền lực. - Các bạn cần bày tỏ thái độ, tình cảm: + Phê phán, chỉ trích, không đồng tình với lối sống đó. + Xác định lối sống lành mạnh, chan hòa với mọi người, sống theo chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng hiện đại.. Hướng dẫn Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (V.Huy-Gô) Bố cục của tác phẩm Những người khốn khổ: 5 phần - Phần 1: Phăng-tin - Phần 2: Cô-dét - Phần 3: Mari-uýt - Phần 4: Tình ca phố - Phần 5: Giăng Van-giăng Đoạn trích: "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" thuộc phần cuối của phần 1. Bố cục: 2 phần + Phần 1 (từ đầu đến Phăng tin tắt thở): Gia-ve biết thân phận của ông thị trưởng Ma-đơ-len chính là tên tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông và gây nên cái chết của Phăng-tin + Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng tìm lại uy quyền của mình Nhan đề: thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện, "người cầm quyền" ở đây chính là Giăng Van-giăng và đến cuối cùng chính anh đã " khôi phục uy quyền của mình". Câu 1: Nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Văn-giăng và Gia-ve qua đối thoại, qua hành động..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Ý nghĩa của thủ pháp tương phản nhằm làm nổi bật sự đối lập giữa thiện-ác, tốt-xấu, yêu thương-tàn bạo. Từ những hình ảnh tương phản trên tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp. Trong hoàn cảnh bất công và tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai. Câu 2: Ở Gia-ve tác giả đã sử dụng một loạt chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ: Hình tượng con ác thú Gia-ve. - Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động của hắn như con ác thú đang chuẩn bị vồ mồi (Tiếng thét " Mau lên" nghe như tiếng "thú gầm"; "phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt"; hành động "túm lấy cổ áo..."; "hắn cười phá lên, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng"...) - Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo Phăng-tin khi cô đang bệnh nặng, nói những lời kích động mạnh khiến Phăn-tin đột tử). Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh: Một con người chân chính - con người của tình yêu thương. - Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú. - Khi Phăng-tin chết "trong nét mặt và dáng điệu ông cho thất một nỗi thương xót khôn tả". - Lời thì thầm bên tai người đã chết là những lời hứa (về sau ông đã thực hiện được lời hứa đó)..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Câu 3: Đoạn văn từ câu "Ông nói gì với chị?" đến câu "có thể là những sự thực cao cả" là phát ngôn của nhà văn. Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này là: Bình luận ngoại đề (hay "Trữ tình ngoại đề"). Khái niệm này được giải thích như sau: "Trữ tình ngoại đề chỉ một trong những yếu tố ngoài cốt truyện trong tác phẩm tự sự, là những đoạn văn đoạn thơ mà tác giả hay người kể chuyện trực tiếp bộc lộ những tình cảm, ý nghĩ, quan niệm của mình đối với nhân vật, đối với cuộc sống thể hiện trọng tác phẩm ... ... Trữ tình ngoại đề góp phần bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, làm sáng tỏ thêm hình tượng nhân vật. Nếu xuất phát từ tư tưởng tiển bộ, từ những thể nghiệm sâu sắc về cuộc sống, những đoạn trữ tình ngoại đề có ý nghĩa giáo dục lớn đối với người đọc ... Trong tác phẩm tự sự, tính cách thông qua cốt truyện thể hiện nội dung của tác phẩm. Quá lạm dụng trữ tình ngoại đề sẽ làm cho tác phẩm tản mạn. Những đoạn trữ tình ngoại đề sai lệch về tư tưởng, thiếu kinh nghiệm sống, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tác phẩm". Câu 4: Những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa qua đoạn trích: - Phăng-tin đã chết rồi mà khi nghe những lời thì thầm của Giăng Van-giăng trên đôi môi nhợt nhạt của chị hiện lên " nụ cười không sao tả được". - Khi Giăng Van-giăng sửa sang thi thể Phăng-tin như "một người mẹ sửa sang cho con" thì " gương mặt Phăng-tin như sáng rỡ lên một cách lạ thường". Có thể đó chỉ là ảo tưởng do người khác (bà Xơ Xem-phích và tác giả) quá xúc động trước cử chỉ, hành động của Giăng Van-giăng. Bút pháp lãng mạn giúp nhà văn làm nổi bật vẻ đẹp trong tâm hồn đầy yêu thương của Giăng Van-giăng.. Hướng dẫn Soạn bài: Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh) Câu 1: Cấu trúc đoạn trích gồm có 3 phần: - Phần 1: Khẳng định nước ta chưa có luân lí xã hội. - Phần 2: Sự thua kém về luân lí xã hội của ta so với phương Tây. - Phần 3: Chủ trương truyền bá XHCN cho người Việt nam. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích: Cần truyền bá chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam để gây dựng đoàn thể nhằm hướng tới mục đích giành độc lập, tự do. Câu 2: Phần 1: Tác giả đã chọn cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe. - Phủ định tuyệt đối: Nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến xã hội luân lí. - Tác giả còn phủ nhận sự ngộ nhận, sự xuyên tạc vấn đề của không ít người..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> + Một tiếng bè bạn không thể cho thay xã hội luân lí được. + Những người học ra làm quan thường nhắc câu "Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" nhưng mấy ai hiểu đúng bản chất của vấn đề "bình thiên hạ".. Sự sống động trong tư duy, sự nhảy cảm trong quan hệ giao tiếp của tác giả thể hiện ở phần đầu đã khẳng định uy lực lời nói, tạo ấn tượng mạnh mẽ. Câu 3: Phần 2: Hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên châu Âu, bên Pháp với bên mình về những điều: - Ý thức nghĩa vụ giữa người với người (là giữa người này với người kia, mỗi người với mọi người, cá nhân với cộng đồng): + Xã hội ở Châu Âu: đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn cả thế giới. Dẫn chứng cụ thể: "Bên Pháp, mỗi người khi người có quyền thế, hoặc Chính phỉ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của mỗi người hay một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị sai, vận động kì cho đến được công bình mới nghe". Nguyên nhân vì người ta có đoàn thể, có công đức, ý thức sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng quyền lợi của nhau. + Ở ta thì "Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người", không biết cái nghĩa vụ của mỗi người đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống ai chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác. Dẫn chứng cụ thể là: "Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình". Có hiện tượng ấy là do "người nước mình" thiếu ý thức đoàn thể? Câu 4: Nguyên nhân của việc dân không biết đoàn thể, không trọng công ích: - Hồi cổ sơ ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức. - Lũ vua quan phản động, thối nát, "ham quyền tước, ham bả vinh hoa", "muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi" nên đã tìm cách "phá tan tành đoàn thể của quốc dân". - Tác giả hướng mũi nhọn đả kích vào bản chất phản động, thối nát của bọn vua quan: + Không quan tâm đến cuộc sống của dân. + Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ dàng thống trị, vơ vét. + "rút tỉa của dân" để trở nên giàu sang, phú quí. + Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng hành mà không có ai lên tiếng, tố cáo, đánh đổ. + Quan lại chỉ toàn là bọn người xấu chạy chức, chạy quyền..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén thể hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế. + "bọn học trò", "bọn thượng lưu", "kẻ mang đai đội mũ", "kẻ áo rộng khăn đen", "bọn quan lại", "ngất ngưởng ngồi tin", "lúc nhúc lạy dưới"... => Thể hiện tấm lòng của một người có tình yêu đất nước thiết tha, xót xa trước tình cảnh khốn khổ của người dân, luôn quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua quan chuyên chế thật vô cùng tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để. Câu 5: Cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích: - Yếu tố nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm gắn bó chặt chẽ giữa các phần; lí lẽ; dẫn chứng; tranh luận; bày tỏ chính kiến.... - Yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu hỏi tu từ, hình ảnh ví von... Yếu tố biểu cảm góp phần làm cho lí lẽ của bài diễn thuyết tăng thêm sức thuyết phục. Người nghe cảm thấy tác giả không chỉ nói bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim đầy xót xa trước tình trạng trì trệ thê thảm của xã hội Việt Nam.. II. Luyện tập Câu 1: Phần tiểu dẫn đã nói rõ Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triêu, cải cách đổi mới (duy tân) mọi mặt làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia. Trong bài diễn thuyết này, cùng với việc thúc đẩy gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, Phan Châu Trinh vạch trần sự xấu xa, thối nát của chế dộ vua quan chuyên chế là nhằm mục đích ấy. Có thể hình dung tâm trạng Phan Châu Trinh khi viết đoạn trích này là căm ghét bọn quan lại phong kiến, thương xót đồng bào, lo lắng cho đất nước, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Câu 2: Phan Châu Trinh là một người có tình yêu đất nước thiết tha, quan tâm đến vận mệnh của dân tộc, xót xa thương cảm trước tình cảnh khốn khổ của nhân dân, hết sức căm ghét bọn quan lại xấu xa, thối nát. Đoạn trích cũng cho thấy tầm nhìn xa rộng, sắc sảo của ông. Ông thấy được mối quan hệ mật thiết giữa truyền bá xã hội chủ nghĩa, gây dựng tinh thần đoàn thể với sự nghiệp dành tự do, độc lập. Tất nhiên, cái đích cuối cùng là giành độc lập, tự do nhưng lựa chọn bước đi phải tỉnh táo. Phan Châu Trinh nhận thấy dân trí nước ta quá thấp, ý thức đoàn thể quá kém, cho nên ông kêu gọi gây dựng đoàn thể. Nhưng muốn thế phải có tư tưởng mới, tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vì thế phải "truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này". Câu 3: Chủ trương gây dựng nền luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay vẫn còn có ý nghĩa thời sự: - Cảnh báo nguy cơ tiêu vong các quan hệ xã hội tốt đẹp do lũ người "ham quyền tước, ham bả vinh hoa" (Thời nào cũng có) gây nên..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Khơi dậy niềm lo âu vì sự chậm tiến của đất nước do ý thức dân chủ chưa được phát huy cao. - Nhắc nhở tầm quan trọng của đoàn thể trong đời sống cộng đồng.. Hướng dẫn Soạn bài: Tiếng mẹ đẻ nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh) Câu 1: Ông phê phán những kiểu học đòi "Tây hoá": - Bập bẹ xem vài ba tiếng Tây trong lời nói: làm tổn thương tiếng mẹ đẻ và tự bộc lộ là người kém văn hoá. - Lối sống lai căng từ kiến trúc đến lời ăn tiếng nói. Đó là biểu hiện từ bỏ văn hoá dấu hiệu mất gốc => mất nước. - Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới trí thức học tiếng nước ngoài. Câu 2: - Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc. "tiếng nói ... thống trị" "tiếng nói là tinh thần của dân tộc ... từ chối quyền tự do" => Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí. - Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn: + Ngôn ngữ của Nguyễn Du giàu hay nghèo. + Tại sao dịch những tác phẩm Trung Quốc mà không viết tác phẩm tương tự. => Ngôn ngữ nghèo hay người dùng bất tài. Câu 3: Tác giả đưa ra 3 dẫn chứng để khẳng định rằng tiếng nước mình không nghèo nàn: - "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?". Tác giả đặt ra một câu hỏi mang tính khẳng định. Ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều một kiệt tác văn chương được đánh giá là đã thể hiện được một cách sâu sắc và phong phú nhiều mặt của đời sống con người nhất là đời sống nội tâm. - Tác giả tiếp tục đưa ra câu hỏi mang tính khẳng định: "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?". Một sự suy luận rất logic và hoàn toàn có lí. - Dẫn chứng thứ 3: "Ở An Nam cũng như mọi nơi khacsm đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra". Câu 4:.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Nguyễn An Ninh không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài, thậm chí còn khuyến khích việc "để cho đồng bào họ cũng phải được thông phần nữa". Việc biết thêm ngôn ngữ nước ngoài là sự cần thiết nhưng không kéo theo việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Việc học ngôn ngữ nước ngoài phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình. Câu 5: Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói "Nếu người An Nam hãnh diện ... vấn đề thời gian" có lí, nhưng không hoàn toàn đúng. Bởi vì nói như vậy là đặt tiếng nói lên một vị trí quá cao, tách rời khỏi nhiều yếu tố quan trọng khác trong sự kiện cách mạng giải phóng dân tộc như đường lối cách mạng, sức mạnh tự cường, vai trò lãnh đạo của Đảng.. Hướng dẫn Soạn bài: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ph.Ăng-ghen) Câu 1: Bài điếu văn có thể chia làm 3 phần: - Phần 1 (đoạn 1 và 2): Thông báo sự qua đời của Các Mác, một sự tổn thất lớn của nhân loại. - Phần 2 (đoạn 3, 4, 5, 6): Đánh giá những cống hiến vĩ đại của Các Mác - Phần 3 (đoạn 7 và câu kết): Bày tỏ sự tiếc thương - khẳng định sự bất tử của Các Mác. Câu 2: - Các Mác là người tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người qua các thời kì lịch sử, mà bản chất của quy luật đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng của xã hội. - Các Mác đã tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó để ra. Đó là quy luật về giá trị thặng dư. - Các Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng khoa học thành hành động cách mạng. Với những cống hiến đó, Các Mác đã trở thành một nhà khoa học, một nhà cách mạng lỗi lạc và là người tiên phong trong sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra hội Liên hiệp công nhân quốc tế. Tất cả những cống hiến và đóng góp đó, Các Mác đã trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong các nhà tư tưởng hiện đại”. Câu 3: Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp kết cấu tầng bậc (tăng tiến): So sánh vượt trội: So sánh tương đồng: + Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ. + Các Mác tìm ra quy luật phát triển lịch sử loài người. - Tăng tiến: + Nhưng không chỉ có thế thôi (Các Mác còn phát hiện ra giá trị thặng dư...) + Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Các Mác (trước hết Các Mác là một nhà cách mạng...).

<span class='text_page_counter'>(27)</span> -> Hiệu quả biểu đạt: Các Mác được so sánh với các đỉnh cao cùng thời (so sánh với các vĩ nhân, so sánh với những phát minh nổi tiếng không phải ai cũng làm được) không những thế, Các Mác còn vượt qua những đỉnh cao ấy. Cách lập luận đó đã làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Các Mác và sự kính trọng, tiếc thương của Ăng-ghen và nhân loại trước sự ra đi của ông (Các Mác là đỉnh cao của mọi đỉnh cao). Câu 4: Niềm tiếc thương và kính trọng đối với Các mác: - Thái độ: đề cao, ca ngợi. - Tình cảm: tiếc thương xuất phát tự đáy lòng. Trong việc trình bày công lao: trình bày các phát hiện của Các Mác đã có sự kết hợp ca ngợi công lao. Đồng thời ca ngợi và khẳng định thể hiện sự thương tiếc của Ăng-ghen đối với Các Mác.. Hướng dẫn Soạn bài: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) Câu 1: - Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi dễ nhận ra. - Các nhận diện: + Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời nào chả có mà phải so sánh bài hay với bài hay. + Vả chăng cái mới và cái cũ vẫn tiếp nối qua lại cho nên phải so sánh trên đại thể. Câu 2: Điều cốt lõi mà nhà thơ mới đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc giờ là "chữ tôi" với một quan niệm trước đó chưa từng có: quan niệm cá nhân (sự tự ý thức về bản thân, khát vọng được thành thực). Đồng thời "chữ tôi" cũng nói lên bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên lúc bấy giờ. Câu 3: Vì "cái tôi" đã đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh, bơ vơ, muốn thoát nhưng không được. Họ là những thi nhân đang sống trong cuộc đời mong mỏi, tù túng của thân phận mất nước, mang trong mình "cái tôi" cô đơn, bé nhỏ nên họ thật đáng thương. - Tương phản giữa khát vọng thoát thân và thực tế tù túng, bế tắc để thấy bi kịch của thi sĩ lãng mạn. - Thoát lên trên - Đồng tiền đã khép. - Phiêu lưu trong trường tình - Tình yêu không bền. - Điên cuồng - Điên cuồng rồi tỉnh. - Đắm say - Say đắm vẫn bơ vơ. Câu 4:.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Các nhà thơ lãng mạn cũng như "người thanh niên" bấy giờ đã giải tỏa bi kịch đời mình bằng cách gửi bi kịch ấy vào trong tiếng Việt, dồn tình yêu quê hương trong tình yêu Tiếng Việt, lấy tinh thần nòi giống, tìm về dĩ vãng để làm chỗ dựa tinh thần (chú ý điệp cấu trúc ở đoạn cuối "chưa bao giờ như bây giờ..." thể hiện giọng điệu thiết tha và hi vọng giải thoát khỏi bi kịch của thu sĩ lãng mạn. Câu 5: Nghệ thuật của bài tiểu luận thể hiện qua đoạn trích: - Đặt vấn đề rõ, gọn. - Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo sự liền mạch trong hệ thống luận điểm, luận cứ, sự liên kết, chuyển tiếp giữa các ý, các đoạn trong bài một cách thống nhất. - Câu văn nghị luận giàu chất thơ có sức gợi cảm xúc và gây hứng thú cho người đọc. - Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo, khoa học. - Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích "cái tôi" trong nhiều quan hệ với ta "cái ta" để tìm chỗ giống nhau và khác nhau. + Khi tìm cái mới của thơ mới và các nhà thơ mới tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại với tâm lí người thi nhân đương thời là thấu đáo, sâu sắc. + Lí luận gắn bó chặt chẽ giữa những nhân định, luận điểm có tính khái quát những ví vụ cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục. + Có cái nhìn thấu đáo về "cái tôi", "cái ta", có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử.. Hướng dẫn Soạn bài: Một số thể loại văn học: kịch, văn nghị luận Câu 1: Hãy nêu đặc trung của kịch, các kiểu loại kịch và yêu cầu về đọc kịch bản văn học. - Đặc trưng của kịch: tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch, qua lời thoại và hành động của các nhân vật kịch. - Các kiểu loại kịch: + Xét theo nội dung và ý nghĩa của xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch. + Xét theo hình thức ngôn ngữ: kịch thơ, kịch nói, ca kịch. - Yêu cầu về đọc kịch văn bản văn học: + Đọc kĩ phần giới thiệu, tiểu dẫn để hiểu biết về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích. + Chú ý lời thoại của các nhân vật (xác định quan hệ của các nhân vật, tính cách nhân vật). + Phân tích hành động kịch (làm nổi bật xung đột, diễn biến cốt truyện). + Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Câu 2: Tóm lược đặc trưng của văn nghị luận, các kiểu loại văn nghị luận và yêu cầu về đọc văn nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Đặc trưng của văn nghị luận: trình bày trực tiếp tư tưởng, quan điểm, tình cảm về những vấn đề mà xã hội quan tâm bằng lí lẽ, chứng cứ có sức thuyết phục. - Có thể phân loại văn nghị luận như sau: + Căn cứ vào nội dung: nghị luận xã hội-chính trị (chính luận), nghị luận văn học. Ví dụ: Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen) + Căn cứ vào thời đại: nghị luận dân gian (tục ngữ), nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo...), nghị luận hiện đại (bình giảng, phân tích, phê bình...) Ví dụ: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) - Yêu cầu khi đọc văn nghị luận. + Tìm hiểu về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm nghị luận. + Phát hiện đúng các luận điểm, luận cứ và lập luận của tác giả. + Đánh giá giá trị của hệ thống luận điểm. + Tìm hiểu phương pháp luận chứng làm sáng tỏ luận điểm. + Nêu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của tác phẩm, rút ra bài học và ảnh hưởng của tác phẩm đối với thực tiễn.. II. Luyện tập Câu 1: Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (Trích kịch Rô-mê-ô Giu-li-ét của Sếch-xpia). - Xung đột kịch là sự va chạm gay gắt giữa những lực lượng đối địch, những quan điểm, thái độ khác nhau trước một vấn đề... xung đột có thể diễn ran gay trong lòng người. - Trong vở kịch Rô-mê-ô Giu-li-ét có xung đột giữa tình yêu của đôi nam nữ thanh niên với mối hận thù giữa hai dòng họ, xung đột ấy căng thẳng, khốc liệt dẫn tới kết cục bi thảm (hai người yêu nhau phải chết). Ở đoạn trích Tình yêu và thù hận xung đột này không gay gắt bằng những cảnh ở phần sau nhưng mối thù hận giữa hai dòng họ vẫn là sự cản trở lớn đối với tình yêu mới bắt đầu nhưng vô cùng mãnh liệt, thiết tha của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Câu 2: Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác. - Trong tác phẩm này Ăng-ghen đã sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sáng tầng bậc nhằm làm nổi bật ba cống hiến vĩ đại của Các-mác với xã hội loài người. - Trong bài hệ thống luận điểm rõ ràng và quan hệ chặt chẽ với nhau.Thông báo về sự qua đời của Các-mác,đánh giá sự nghiệp của ông và bày tỏ sự tiếc thương đối với người đã khuất.. Hướng dẫn Soạn bài: Ôn tập phần văn học (Kì 2) I. Gợi ý ôn tập Câu 1: Các em hãy lập bảng thống kê tác phẩm đã học ở học kì II, Ngữ văn lớp 11 theo hai thể loại: thơ ca và nghị luận..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Văn học Việt Nam:. - Văn học nước ngoài:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Câu 2: So sánh sự khác nhau cơ bản giữa thơ ca và văn nghị luận. II. Ôn tập cụ thể các kiến thức Câu 1: Thơ mới khác với thơ trung đại về cả nội dung và hình thức: - Về nội dung: Thơ trung đại chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, chí khí đối với vua, với nước (Thi dĩ ngôn chí), nặng tính chất giáo huấn. Thơ mới chủ yếu thể hiện "cái tôi" cá nhân trước con người và thế giới: một cái tôi thiết tha, say đắm trước thiên nhiên và con người nhưng có lúc không tránh được nỗi buồn cô đơn, bơ vơ giữa cuộc đời và không gian vô tận. - Về hình thức: Thơ trung đại mang tính quy phạm, thể thơ gò bó vào niêm luật, hình ảnh mang nặng tính ước lệ, công thức. Thơ mới thoát khỏi cách diễn đạt theo quy tắc cứng nhắc, thể thơ tự do (số tiếng, số dòng, vần, nhịp...) ngôn ngữ thơ cần với lời nói cá nhân, hình ảnh sinh động gân với đời sống. Câu 2: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của Phan Bội Châu và bài Hầu trờicủa Tản Đà. - Nội dung cơ bản và đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của từng bài các em xem lại ở các bài đọc văn..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Tính chất giao thời (giữa văn học trung đại và hiện đại) thể hiện qua hai bài thơ trên. + Bài Xuất dương lưu biệt: Về thi pháp cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại (thể thơ Đường luật, hình ảnh ước lệ...). Nét mới ở bài thơ là chất lãng mạn hào hùng toát ra từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu. + Bài Hầu trời: Hình thức vẫn theo lối thơ cổ, cách dùng từ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại nhưng sự cách tân tương đối rõ: thể thơ trường thiên khá tự do; đặc biệt là bài thơ đã thể hiện một "cái tôi" cá nhân phóng túng, ý thức được tài năng và khát khao khẳng định mình giữa cuộc đời. Câu 3: Quá trình hiện đại hóa của thơ ca thời kì đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 được thể hiện khá rõ qua các bài thơ như Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu, Hầu trời của Tản Đà, Vội vàng của Xuân Diệu. - Giai đoạn thứ nhất (từ đầu TK XX đến khoảng năm 1920), thành tựu chủ yếu của văn học là thơ của các chiến sĩ cách mạng, tiêu biểu là Phan Bội Châu. Trong sáng tác của Phan Bội Châu cũng như nhiều cây bút Hán học yêu nước và cách mạng khác, nội dung tư tưởng đã khác với thơ ca thế kỉ XIX, nhưng về nghệ thuật vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, các ông vẫn viết theo thi pháp của thơ trung đại. Điều này thể hiện rõ nhất trongXuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu. - Giai đoạn thứ hai (từ 1920 đến 1930), công cuộc hiện đại hóa văn học đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Văn học giai đoạn này đã đổi mới, có tính hiện đại, nhưng những yếu tố của thi pháp văn học trung đại vẫn tồn tại khá phổ biến, nhất là trong sáng tác thơ. Bài Hầu trời của Tản Đà thể hiện rõ tính chất trên. - Giai đoạn thứ 3 (từ khoảng 1930 đến 1945), nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại. Phong trào Thơ mới được xem là "một cuộc cách mạng thơ ca" (Hoài Thanh). Bài Vội vàng của Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tương tư của Nguyễn Bính, ... là những bài thơ rất tiêu biểu, thể hiện rất rõ những đặc trưng của Thơ mới. Câu 4: Nêu nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: Vội vàngcủa Xuân Diệu, Tràng Giang của Huy Cận, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử,Tương tư của Nguyễn Bính... a. Đặc sắc nghệ thuật bài Vội Vàng: - Bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của "cái tôi" Thơ mới, vừa mang đậm bản sắc riêng của hồn thơ Xuân Diệu, Vội vàng là lời giục giã hãy sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của đời mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ của một tâm hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt. - Vội vàng là một bài thơ rất Xuân Diệu. Xuân Diệu ở trái tim sôi sục, ở cặp mắt xanh non háo hức, ở sự khẳng định cái Tôi, trong quan hệ gắn bó với đời, ở nhịp thơ hăm hở, cuống quýt, ở hình ảnh rất tạo bạo đầy rẫy cảm giác và có tính sắc dục, ở cú pháp rất Tây và lối qua hàng hết sức thoải mái ... b. Đặc sắc nghệ thuật bài Tràng Giang: Mời bạn xem lại câu 5 bài Tràng Giang c. Đặc sắc nghệ thuật bài Đây thôn Vĩ Dạ: Mời bạn xem lại câu 4 và phần ghi nhớ SGK của bài Đây thôn Vĩ Dạ d. Đặc sắc nghệ thuật bài Tương Tư:.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương đơn phương da diết của một tình nhân. Từ đó, bài thơ gợi sự đáng yêu, đáng quý của tình yêu, đồng thời cũng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người. - Thơ Nguyễn Bính có một điệu riêng. Bài thơ này cũng vậy. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bình đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và một tình người đằm thắm, thiết tha. e. Chiều xuân của Anh Thơ: Mời bạn xem lại câu 2, câu 3 bài Chiều xuân. Câu 5: Tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của các bài Chiều tối, Lai tân của Hồ Chí Minh, Từ ấy, Nhớ đồng của Tố Hữu. - Bài Chiều tối của Hồ Chí Minh: + Qua bức tranh Chiều tối ở vùng rừng núi nơi Bác bị giải đi qua ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn cua nhà thơ - chiến sĩ. Đó là lòng yêu mến thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị khỏe khoắn của người lao động, phong thái ung dung nghị lực kiên cường cùng vượt lên hoàn cảnh. + Nghệ thuật đặc sắc: kết hợp hài hòa màu sắc cổ điện với tinh thần hiện đại; ngôn ngữ hàm súc. - Bài Lai tân của Hồ Chí Minh: + Bài thơ vạch trần thực trạng thối nát của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch. + Nghệ thuật đặc sắc: Thể hiện ở kết cấu bài thơ. Ba câu đầu nghiêng về kể, điểm nút là câu thứ tư. Sự nghịch lí được tạo bởi mối quan hệ giữa ba câu đầu với ý nghĩa câu cuối làm nổi bật ý châm biếm, mỉa mai. - Bài Từ ấy của Tố Hữu: + Bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc, say mê của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng, ý thức tự nguyện gắn bó, đấu tranh vì những người lao độn nghèo khổ. + Nét nghệ thuật đặc sắc: bài thơ giàu nhạc điệu, biện pháp tu từ gợi cảm, hình ảnh tươi sáng, rực rỡ. - Bài Nhớ đồng của Tố Hữu: + Bài thơ thể hiện niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào, niềm say mê lí tưởng, khát khao tự do, khát khao hành động của nhà thơ. + Nét nghệ thuật đặc sắc: Thủ pháp điệu được sử dụng linh hoạt, hình ảnh gợi cảm, giọng nói thiết tha. Câu 6: Cái đẹp, cái hay, sức hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin: Lời bộc bạch tình yêu đơn phương nhưng thiết tha, mãnh liệt, đặc biệt là quan niệm tình yêu cao thượng, giàu vị tha, nhân hậu - sự chân thành thể hiện ở ngôn ngữ thơ giản dị, ít dùng từ. Câu 7: Phân tích hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn Người trong bao của Sê-khốp. Mời bạn xem lại bài soạn Người trong bao Câu 8: Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn tríchNgười cầm quyền khôi phục uy quyền của Huy-gô..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Hướng dẫn Soạn bài: Ôn tập phần tiếng Việt lớp 11 học kì 2 Câu 1: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng muốn giao tiếp với nhau, xã hội phải có phương tiện chung. Trong đó, phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ. Phương tiện đó vừa giúp cho các cá nhân nói lên những điều mình muốn nói đồng thời giúp họ lĩnh hội được những lời nói của người khác. Phương tiện đó không phải là sở hữu của mỗi cá nhân mà là tài sản của xã hội. Lời nói là tài sản phẩm riêng của mỗi cá nhân. Vì khi giao tiếp mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Nhưng lời nói mà cá nhân tạo ra tuy dựa trên phương thức, quy tắc chung nhưng vẫn mang dấu ấn, sắc thái thể hiện qua sắc thái giọng nói, vốn từ ngữ cá nhâ, sự sáng tạo khi nói. Câu 2: Phân tích mối quan hệ hai chiều giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tại nên hình tượng bà Tú trong bài Thương Vợ của Tú Xương. - Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung - Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương: + "Lặn lội thân cò" lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ. + "Eo sèo mặt nước" (tương tự) + "Năm nắng mười mưa" (vận dụng thành ngữ) Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú. Câu 3: Đáp án đúng: 3b. Câu 4: Bối cảnh của bài Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc: Bài văn tế được Nguyễn Đình Chiểu viết để tế những nghĩa sĩ hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm ngày 16 - 12 - 1861. Nghĩa quân giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công thất bại. Nghĩa quân hi sinh 20 người. Sự hi sinh vĩ đại này có sức cổ vũ và khích lệ to lớn. Trong bài tế có những chi tiết do sự chi phối của ngữ cảnh đem lại: - Gươm đeo dùng bằng lười dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. - Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt đồng súng nổ. Câu 5: Ghi những nội dung cần thiết (khái niệm, biểu hiện thường gặp...) về hai thành phần nghĩa trong câu theo bảng sau:.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Câu 6: Câu thứ hai trong lời bác Siêu có hai thành phần nghĩa: - Nghĩa sự việc: họ không phải đi gọi. - Nghĩa tình thái: + Dễ: Từ hình thái thể hiện sự phỏng đoán chưa chắc chắn. + Đâu: Từ hình thái thể hiện sự bác bỏ phủ nhận. Câu 7: Tìm ví dụ minh họa cho những đặc điểm loại hình của Tiếng Việt và ghi nhớ theo bảng mẫu:. Câu 8: Lập bảng đối chiếu những đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ chính luận theo mẫu sau:.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Hướng dẫn Soạn bài: Ôn tập phần làm văn lớp 11 học kì 2 I. Những nội dung kiến thức cần ôn tập Câu 1: Lập bảng thống kê, phân loại các bài học phần làm văn trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 11. (Các em tự làm bài học này học sinh tự làm) Câu 2 + 3 + 4:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

<span class='text_page_counter'>(38)</span> II. Luyện tập Câu 1: Trong văn bản Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận: - Thao tác lập luận bác bỏ - Thao tác lập luận phân tích - Thao tác lập luận bình luận Câu 2: Khi phân tích nội dung câu danh ngôn "Thất bại là mẹ thành công" các em có thể tiến hành theo trình tự: - Phân tích những lí do để người ta có câu nói đó: + Mỗi lần thất bại người ta rút ra được những bài hoc kinh nghiệm quý giá. + Thất bại mà không nản chí cũng là một cách rèn luyện bản lĩnh cho con người. + Từ thất bại mà người ta có thể nảy sinh những ý tưởng, cách thức hoàn thành công việc tốt hơn dự định ban đầu. - Dựa vào dẫn chứng trong đời sống thực tế để chứng minh những lí do đã nêu ở trên. - Trong quá trình phân tích có thể lồng vào thao tác bác bỏ quan niệm sai lầm (sợ thất bại nên không dám làm hoặc bi quan chán nản khi thất bại, không biết rút ra bài học sau mỗi lần thất bại ...) Câu 3: Phân tích tác dụng của việc vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn trích (Trích ở phần luyện tập trong bài học). - Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có. - Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: "loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất"..

<span class='text_page_counter'>(39)</span>

<span class='text_page_counter'>(40)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×