Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

khao sat HSG Ngu van 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.2 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Tây Giang. ĐỀ KHẢO SÁT HSG LẦN 2 NGỮ VĂN 7 Hè 2015 Thời gian 150 phút, không kể phát đề. Câu 1: (6 điểm) Nhân vật Lão Hạc ( trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao) là hình ảnh tiêu biểu về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất. Hãy cho biết những phẩm chất sáng ngời của lão Hạc được thể hiện trong đoạn trích là gì? Câu 2: (14 điểm) Trong một lần đi bắt cá cùng các bạn ngoài cánh đồng làng, nhà thơ Trần Đăng Khoa(lúc đó mười tuổi) có viết các câu thơ sau: …Bên ruộng lúa xanh non Những chị lúa phất phơ bím tóc Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông Cô gió chăn mây trên đồng Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi Có vẻ vui tươi Nhìn chúng em nhăn nhó cười… (Em kể chuyện này) a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. b. Cảnh cánh đồng quê hương được nhà thơ miêu tả theo trình tự không gian nào? c. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó. d. Cảm nhận của em về đoạn thơ trên..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HSG LẦN 2 NGỮ VĂN 7 Hè 2015. Câu 1: HS trình bày thành đoạn văn bản ngắn đảm bảo các ý cơ bản sau: + Giới thiệu tác phẩm và tác giả, giới thiệu vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc: Ẩn sau cái vẻ ngoài già nua, lẩm cẩm, gàn dở , là một lão Hạc ngời sáng những phẩm chất đáng quý: (1 điểm) + Phân tích ngắn gọn và chứng minh những phẩm chất đáng quí đó: - Đó là người cha hết lòng yêu thương con, hi sinh vì con: dù sống đói nghèo vẫn không tiêu tiền của con, kiên quyết giữ lại mảnh vườn cho con. (1 điểm) - Tình thương con, tấm lòng hi sinh gắn liền với lòng tự trọng : Vì không muốn làm phiền, liên lụy đến hàng xóm nên gửi ông giáo tiền lo ma chay cho lão, từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo. (1 điểm) - Lão còn là một con người lương thiện, có tấm lòng nhân hậu: Lão yêu thương, chăm sóc cậu Vàng như với con người( cho ăn trong bát, ăn gì cũng chia cho nó, xưng hô bằng lời âu yếm …), khi bán cậu Vàng lão vô cùng đau đớn, dằn vặt vì trót lừa một con chó. Lão chọn cái chết đầy đau đớn, thê thảm bằng bả chó như một sự trừng phạt. (2 điểm) + Kết luận: lão Hạc là hình ảnh của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám chịu nhiều bất hạnh những vẫn ngời sáng phẩm chất. Đồng thời, tác phẩm còn cho thấy tấm lòng nhân đạo cũng như niềm tin sâu sắc vào con người của tác giả. (1 điểm) Câu 2: a. Phương thức biểu đạt chính: miêu tả b. Trình tự miêu tả: Từ dưới lên trên c. Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa. Tác dụng: Hình ảnh được miêu tả sinh động, gợi hình ảnh , giàu giá trị biểu cảm, khiến sự vật miêu tả trở nên gần gũi với con người. Đoạn thwo còn giúp người đọc thể hiện tình yêu thiên nhiên vô bờ, cảm nhận tinh tế, hồn nhiên trước những sự vật vốn gần gũi. d. Yêu cầu: Hình thức: HS viết được bài văn biểu cảm có cấu tạo 3 phần, lời văn mạch lạc. Nội dung: 1. Giới thiệu nhà thơ Trần Đăng Khoa là nhà thơ có những trang viết về lứa tuổi thiếu nhi hồn nhiên, ngộ nghĩnh đáng yêu. Bài thơ “Em kể chuyện này” là một trong những sáng tác của tác giả về làng quê đồng bằng Bắc bộ. Đoạn thơ….đã thể hiện tâm hồn trong sáng đáng yêu của cậu bé 10 tuổi về làng quê Việt Nam và những sự vật gần gũi, thân thương. 2. Đi bắt cá cùng các bạn bên những ruộng lúa xanh non, thiên nhiên đồng quê như mở ra một thế giới tưởng tượng trong tâm hồn thi sĩ. - Sáng hôm ấy là buổi sáng có gió vì hai bím tóc của chị lúa phất phơ, còn các cậu tre “bá vai nhau thì thầm đứng học”. Ai cũng thấy lúa và tre trong gió nhưng chưa ai diễn tả độc đáo như nhà thơ. Chưa ai nhân hóa biến lúa và tre thành người chị, người bạn gần gũi với tuổi thơ như nhà thơ. - Bức tranh đồng quê không chỉ có gió thổi mà còn có nắng đẹp. Nắng chiếu trên lưng đàn cò trắng lại được tác giả diễn tả:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đàn cò trắng Khiêng nắng Qua sông Khi viết về đàn cò, nhà thơ tách câu thơ thành ba câu nhỏ, xuống dòng liên tiếp ba lần khiến nhịp câu thơ thành 3/2/2 rõ rệt nhằm diễn tả đàn cò khiêng nắng rất nặng, không thể bay lả bay la như mọi lần được, nhịp bay chậm đi, cách ngắt nhịp có tác dụng hỗ trợ cho động từ khiêng một cách đắc lực. - Gió được gọi là “cô” (không thể là “cậu”) vì gió mềm mại, uyển chuyển . Còn mặt trời thì được gọi là “bác” như một người cao tuổi làm được bao nhiều điều có ích. Ba dòng thơ cuối đoạn giúp chúng ta nhận ra thời gian nhà thơ ở cánh đồng là quá 12 giờ trưa vì “Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi” là đã vào đầu giờ chiều. Thái độ của Bác “có vẻ vui tươi” (hình ảnh ánh mặt trời rực rỡ). Đây là chi tiết hết sức thú vị, ngộ nghĩnh bởi bọn trẻ khi nhìn bác mặt trời phải nhăn nhó vì chói mắt . Thật là hồn nhiên vì chẳng ai đưa một nét xấu xí “nhăn nhó” vào cả trong thơ. - Yêu mến tâm hồn thơ trẻ của nhà thơ, yêu mến trẻ em Việt Nam trong chiến tranh, khâm phục nhà thơ vì đã cho người đọc thấy được hình ảnh thế hệ thiếu nhi Việt Nam một thời. Hình ảnh quen thuộc thậm chí bình thường đã nên thơ, đáng yêu trong mắt người đọc. 3. Đoạn thơ là một bức tranh làng quê miền Bắc Việt Nam thật sống động. Đoạn thơ này thể hiện một tình yêu thiên nhiên vô bờ, một tình cảm gắn bó sâu sắc về làng quê ở mỗi con người Việt Nam. BIỂU ĐIỂM: - * Bieåu ñieåm: - Điểm 10,11 : HS viết đầy đủ các ý, văn viết mạch lạc, trôi chảy, biết thể hiện cảm xúc, không mắc lỗi các loại. - Điểm 8, 9 : HS viết thiếu khoảng 2 ý, diễn đạt được, biết cách thể hiện cảm xúc. mắc lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu nhưng không nhiều. -Điểm 7: HS viết tương đối đủ ý. Văn viết ít cảm xúc. Đôi chỗ diễn đạt lúng túng, vuïng veà. Coøn maéc loãi chính taû. - Điểm 5, 6: Viết tương đối có cảm xúc, chủ yếu là phân tích bài ca dao, diễn đạt cịn lủng củng, vụng về, thiếu liên kết. - Điểm 3,4: Thiếu nhiều ý. Văn viết chưa cĩ cảm xúc Diễn đạt còn lúng túng, vụng về. Maéc nhiều lỗi các loại. - Điểm 1, 2 : Viết sơ sài, thiếu nhiều ý, diễn đạt lúng túng, vụng về. Lỗi chính tả nhieàu. - Ñieåm 0: HS khoâng laøm baøi cho caâu naøy hoặc viết một vài câu không có ý nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×