Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.37 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD& ĐT LONG AN TRƯỜNG THPT KIẾN TƯỜNG _____________ Số: /BC-THPT. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________________ Kiến Tường, ngày 12 tháng 11 năm 2015. BÁO CÁO THAM LUẬN Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật bằng phiên tòa giả định Thị xã Kiến Tường thuộc huyện vùng sâu của tỉnh Long An, dân số ít, đại bàn rộng, có 5 xã giáp biên giới Campuchia, có 02 trường cấp THPT nằm trên địa bàn của Thị xã. Số lượng học sinh, sinh viên : 1602 học sinh, sinh viên, số lượng học sinh, sinh viên là Đoàn viên : 1286 đoàn viên Kết quả tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI 100 % trường học đều có tổ chức các lớp học tập, quán triệt nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI qua hình thức thi viết bài, nghe phổ biến theo câu lạc bộ, phổ biến tuyên truyền dưới cờ. Thực hiện tốt việc triển khai cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”: xây dựng được tủ sách học tập và làm theo lời bác; các chi đoàn có sổ nhật ký làm theo lời Bác, có mô hình CLB Chủ Nghĩa Mác – Lê Nin. Về công tác giáo dục chính trị cho đoàn viên, thanh niên: tổ chức được các lớp giáo dục truyền thống, câu lạc bộ pháp luật, các chi đoàn đều có tài liệu sinh hoạt. Phối hợp đài truyền thanh Kiến Tường-Mộc Hóa tổ chức chuyên mục tiếng nói Đoàn thể, tuổi trẻ học đường với lịch lên sóng mỗi tuần một bài viết, đưa bài về từng Đoàn trường học phát thanh liên tục. Nội dung bài phát thanh chủ yếu giáo dục lịch sử nước nhà, vấn đề biển Đông, gương học sinh tiêu biểu với số lần phát thanh trên sóng đài truyền thanh: 42, số lần phát thanh ở trường học: 152. Ngoài ra cũng tiếp tục củng cố mô hình nhằm thăm dò dư luận học sinh và định hướng dư luận bằng cách tổ chức thăm dò và xây dựng hạt nhân là bí thư đoàn lớp trong việc định hướng dư luận Trong giai đoạn qua nhà trường duy trì CLB Pháp luật, nhằm trang bị những kiến thức cho học sinh sinh viên biết và yêu chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng đất nước. Tổ chức lồng ghép sinh hoạt chi đoàn Khi tôi 18 vào các buổi sinh hoạt chi đoàn từ tháng 1/2015 được 168 lượt chi đoàn tham gia; chương trình phát thanh Khi tôi 18 từ tháng 1/2015 được 16 buổi vào sáng thứ 2 hàng tuần; tổ chức thi dưới cờ khi tôi 18 về trả lời 16 câu hỏi về 4 nội dung trên; ngoài ra còn có Bảng tin Khi tôi 18 và tổ chức Lễ trưởng thành khi tôi 18 vào dịp lớp 12 tốt nghiệp ra trường. Trường thành lập các diễn đàn trên mạng chia sẻ tài nguyên khoa học được đăng tải trên website, tạo thuận lợi cho các học sinh sinh viên chia sẻ tài nguyên học tập, các giáo trình..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tổ chức đối thoại thường xuyên giữa tổ chức Đoàn trường học và Ban giám hiệu nhà trường. Ra quân các chiến dịch Thanh niên với an toàn giao thông, học sinh với văn hóa giao thông (08 lượt), treo băng ron nhân dịp các ngày lễ lớn, những chiến dịch lớn. Đặc biệt trường THPT Kiến Tường xây dựng mô hình tuyên truyền giáo dục, giáo dục và phổ biến pháp luật với “Phiên tòa giả định”. Qua các hoạt động xây dựng kịch bản, tiểu ban pháp chế và tuyên truyền pháp luật nhà trường được trang bị và tìm hiểu nhiều hơn kiến thức pháp luật : Quy trình tố tụng, vai trò Viện Kiểm Sát, vai trò của Công An hình sự, vai trò luật sư bào chữa…. Muốn được như vậy chỉ mỗi tiểu ban pháp chế nhà trường không thể làm được mà cần có sự tham gia của nhiều thành phần có thể kể ra đây: Đoàn trường, Tòa Án, Viện Kiểm Sát, phòng Tư Pháp, Ban đại diện Cha Mẹ học sinh, các cấp ủy nhà trường và ngành Tư Pháp. Nhà trường ký kết liên tịch cùng ngành Tư Pháp địa phương và giao nhiệm vụ, vai trò từng đơn vị: Ngành Tư Pháp: Đảm bảo tính pháp lý cho phiên tòa diễn ra, góp ý về chuyên môn cho kịch bản, cho mượn công cụ đặc thù chuyên ngành (vành móng ngựa, Quốc huy, sắc phục hội thẩm, Kiểm sát viên, sắc phục công an..) Nhà trường: Xây dựng kịch bản vụ án, xây dựng kịch bản phiên tòa, nhận những góp ý về dẫn luật tố tụng hình sự, chuẩn bị đội kịch gồm 8 học sinh, lên kế hoạch tập luyện và cho diễn ra phiên tòa và chuẩn bị các vật dụng khác như công cụ gây án, bàn ghế phiên tòa…) Về phần kịch bản, tùy theo chủ điểm nội dung muốn tuyên truyền mà thay đổi sao cho phù hợp. Ví dụ tuyên truyền ATGT chỉ xử lý hình sự khi chết người hoặc gây thương tích cho người khác trên 30%, đánh nhau gây thương tích, giết người hoặc cố ý giết người, gây rối trật tự, bạo lực học đường thì mới xử lý hình sự được. Như vậy ở đây không phải vụ án nào cũng xử lý hình sự được, có vụ chỉ là tranh chấp dân sự mà thôi. Những cái được qua phiên tòa: Phương pháp tuyên truyền lạ và hay, học sinh được giáo dục và phổ biến pháp luật ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Góp phần vào công tác hướng nghiệp cho các em, đội kịch có 5/8 em đăng ký thi ngành Luật trong kỳ thi đại học Cái khó khăn: Khi muốn thay đổi nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật sẽ khá cực công vì phải bỏ ra nhiều sức để dẫn các điều luật cho đúng. Mỗi kịch bản chỉ tuyên truyền cho một khóa học. Hướng tới: Xây dựng nhiều kịch bản đa dạng hơi trên nhiều lĩnh vực để đi vào từng ngõ ngách của các vấn đề bức xúc trong học sinh cũng như.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> trong xã hội. Sau phiên tòa sẽ là phần phát biểu cảm nghỉ của vài học sinh về nội dung phiên tòa, hướng bào chữa, thái độ của học sinh về hành vi phạm tội. Với những kết quả như trên trường THPT Kiến Tường luôn thực hiện công tác phổ biến công tác giáo dục pháp luật ATGT cho thanh thiếu niên trong trường học một cách hiệu quả./..
<span class='text_page_counter'>(4)</span>